Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Cửa hàng kinh doanh xăng dầu

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Mục đích của Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu là cung cấp cho các nhân viên và lãnh đạo Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo có trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu những thông tin cần thiết để đảm bảo công tác ứng cứu diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra.

Ngày đăng: 26-07-2024

214 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................... i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................ iv

DANH MỤC HÌNH................................................................................ v

DANH MỤC BẢNG......................................................................... vi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU............................................................................. 4

1.1. Mục đích............................................................................................ 4

1.2. Yêu cầu................................................................................................... 5

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH................................................................. 6

2.1.  Đặc điểm điều kiện tự nhiên.............................................................. 6

2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý của Cơ sở.................................................. 6

2.1.1.1. Vị trí địa lý của cơ sở................................................................. 6

2.1.1.2.  Điều kiện địa hình....................................................................... 7

2.1.1.3. Mối tương quan của cơ sở với các đối tượng xung quanh...................... 7

2.1.1.4. Về khoảng cách an toàn trong phạm vi cửa hàng và các đối tượng xung quanh 8

2.1.1.5. Khoảng cách giữa các hạng mục công trình xây dựng bên trong cửa hàng xăng dầu     9

2.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn................................................................................... 10

2.1.2.1. Điều kiện khí tượng................................................................................................. 10

2.1.2.2. Điều kiện về thủy văn/hải văn................................................................................ 14

2.2. Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở........................................................................ 15

2.2.1. Thông tin chung về chủ cơ sở.................................................................................... 15

2.2.2. Thông tin về hoạt động của cơ sở............................................................................. 15

2.2.3. Loại hình hoạt động của cơ sở................................................................................... 15

2.2.4.Quy mô công suất tại cơ sở......................................................................................... 17

2.2.4.1. Quy mô các hạng mục tại Cơ sở............................................................................ 17

2.2.4.2. Công suất hoạt động của dự án.............................................................................. 19

2.2.5. Công trình bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động tại Cơ sở...................... 28

2.2.6. Công nghệ sản xuất, vận hành................................................................................... 29

2.2.6.1. Hệ thống công nghệ................................................................................................. 29

2.2.6.2. Quy trình vận hành.................................................................................................. 29

2.3. Lực lượng và phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở..... 31

2.3.1. Nhân lực ứng phó sự cố tại cơ sở.............................................................................. 31

2.3.1.1. Nguồn lực tại cơ sở.................................................................................................. 31

2.3.1.2. Lực lượng phương tiện tham gia hỗ trợ ứng cứu................................................. 31

2.4. Dự kiến các khu vực có nguy cơ cao gây ra sự cố tràn dầu...................................... 36

2.4.1. Các khu vực có khả năng xảy ra sự cố..................................................................... 36

2.4.1.1. Khu vực bể ngầm chứa xăng.................................................................................. 36

2.4.1.2. Khu vực bể nổi chứa dầu Do ( có 2 khu vực bể nổi chứa dầu).......................... 37

2.4.1.3. Khu vực cột bơm...................................................................................................... 37

2.4.1.4. Hệ thống đường ống công nghệ............................................................................. 38

2.4.1.5. Khu vực xe xitec nhập hàng vào bể chứa ngầm................................................... 38

2.5. Sự ảnh hưởng của sự cố tràn xăng dầu........................................................................ 42

2.5.1. Ảnh hưởng của sự cố tràn xăng, dầu tới môi trường.............................................. 43

2.5.2 Ảnh hưởng của sự cố tràn vào tới sức khỏe con người........................................... 43

2.5.3. Nguy cơ cháy nổ gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng tới môi trường.............. 43

2.5.4. Ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trong khu vực............................................. 44

2.5.5. Ảnh hưởng đến các đối tượng nhạy cảm.................................................................. 44

2.6. Kết luận............................................................................................................................ 44

III. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ........................................... 44

3.1. Tư tưởng chỉ đạo............................................................................................................ 44

3.1.1. Chủ động phòng ngừa................................................................................................ 44

3.1.2. Ứng phó kịp thời......................................................................................................... 46

3.1.3. Hiệu quả....................................................................................................................... 47

3.2. Nguyên tắc ứng phó....................................................................................................... 47

3.3. Biện pháp ứng phó......................................................................................................... 47

3.3.1. Thông báo, báo động.................................................................................................. 47

3.3.2. Tổ chức ngăn chặn...................................................................................................... 50

3.3.3.Tổ chức khắc phục hậu quả........................................................................................ 53

3.3.3.1. Công tác thu dọn hiện trường sau sự cố................................................................ 56

4.Biện pháp làm sạch các trang thiết bị bám dính xăng dầu có thể tái sử dụng............. 58

3.3.2.2. Tổ chức quan trắc đánh giá môi trường sau sự cố............................................... 59

3.3.3.3. Chi phí chi trả cho hoạt động ứng cứu sự cố và bồi thường cho các đối tượng chịu tác động của sự cố......................................................................................................................................... 59

3.3. Tổ chức sử dụng lực lượng........................................................................................... 59

3.3.1. Lực lượng thông báo, báo động................................................................................ 59

3.3.2. Nguồn lực lượng tại chỗ............................................................................................. 60

3.3.3. Nguồn lực tăng cường................................................................................................ 61

3.3.4. Lực lượng khắc phục hậu quả................................................................................... 63

IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ............................... 64

4.1.Sự cố tràn dầu xảy ra do tai nạn tại cửa hàng xăng dầu............................................. 64

4.2. Khu vực cột bơm............................................................................................................ 66

4.3. Đường ống công nghệ từ bể đến cột bơm................................................................... 68

4.4. Khu vực bể chứa xăng dầu............................................................................................ 69

4.5. Sự cố cháy nổ gây ra tràn dầu....................................................................................... 71

V. NHIỆM VỤ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC QUYỀN............................................................. 72

5.1. Lãnh đạo chỉ huy cơ sở.................................................................................................. 72

5.1.1. Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu tại cơ sở- Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Hoàng Hiếu.................................................................................................................................................. 72

5.1.2. Cấp ứng phó trực tiếp................................................................................................. 72

5.1.2.1. Chỉ huy hiện trường – Đội trưởng đội ứng phó sự cố......................................... 72

5.1.2.2. Lực lượng ứng phó tại chỗ...................................................................................... 73

5.2. Lực lượng tiếp nhận cấp phát....................................................................................... 73

5.3. Lực lượng tuần tra canh gác , bảo vệ........................................................................... 73

5.4. Các ban ngành của cơ sở............................................................................................... 74

5.5. Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban ngành của địa phương............................ 74

5.6.1. Công tác đào tạo.......................................................................................................... 74

5.6.2. Diễn tập........................................................................................................................ 76

5.7. Triển khai thực hiện và cập nhật kế hoạch.................................................................. 76

VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM................................................................................................ 77

6.1. Đảm bảo thông tin liên lạc............................................................................................ 77

6.2. Đảm bảo trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu........................................................... 77

6.3.Đảm bảo vật chất cho các lực lượng tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả........... 78

6.4. Tổ chức y tế, cấp cứu người bị nạn.............................................................................. 78

VII. TỔ CHỨC CHỈ HUY.................................................................................................... 78

VIII. CAM KẾT..................................................................................................................... 78

HÌNH ẢNH MINH HỌA..................................................................................................... 80

LỜI NÓI ĐẦU

Cửa hàng kinh doanh xăng dầu .... (gọi tắt là cơ sở) trực thuộc Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch ....... hoạt động tại ..........., khu phố 6, huyện Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu đã đáp ứng được nhu cầu về nhiên liệu của người tiêu dùng trong khu vực, phục vụ các hoạt động sản xuất và kinh doanh của người dân trên địa bàn. Sự tồn tại và phát triển của cơ sở đã tạo được công việc làm và thu nhập cho người lao động trong đó đa số là lao động tại địa bàn, tạo nguồn thu cho Ngân sách, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Do trong hoạt động kinh doanh xăng dầu nên rất nhạy cảm đối với sự cố môi trường, nhất là ô nhiễm do dầu tràn. Vì vậy việc đảm bảo an toàn môi trường là điều quan trọng, do đó cần thiết phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu nhằm ngăn ngừa và khắc phục khi xảy ra sự cố tràn dầu.

Căn cứ vào Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động Ứng phó sự cố tràn dầu và Thông tư số 15/2020/TT-BCT ngày 30/06/2020 của Bộ Công thương về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu, cửa hàng kinh doanh xăng dầu ...... thuộc đối tượng phải lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Do đó Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch ........ đã xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo là cơ sở thực hiện, triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện tại chỗ khi có sự cố tràn dầu xảy ra và việc phối hợp giữa các đơn vị liên quan. Kế hoạch được soạn thảo, xây dựng dựa trên tình hình hiện thực, khả năng các tình huống giả định bám sát với thực tế có thể xảy ra. Từ đó có biện pháp phòng ngừa và đề ra phương án một cách cụ thể, sẵn sàng ứng phó nhanh, hiệu quả đối với sự cố tràn dầu và giảm thiểu tối đa tác hại ô nhiễm môi trường. Đồng thời Kế hoạch cũng xác định nhiệm vụ và trách nhiệm của các Bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu và xử lý các tình huống. Quy định của các công việc cần thiết, các thủ tục cần được thực hiện (báo cáo, thông tin liên lạc, các thức xử lý tình huống …) khi sự cố tràn dầu xảy ra.

Căn cứ vào tình hình hoạt động, khối lượng nhiên liệu lưu chứa tại cơ sở; đối chiếu theo Điều 7 tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng chính phủ cho thấy hoạt động của cơ sở thuộc đối tượng phải lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu gửi cơ quan Thường trực ƯPSCTD của tỉnh BR-VT ( Bộ chỉ huy quân sự tỉnh BR-VT) xem xét, thẩm định và trình UBND tỉnh BR-VT phê duyệt.

Nội dung và các bước thực hiện được tuân thủ theo đề cương hướng dẫn quy định tại phụ lục II của Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

v  Cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch

  • Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020 hiệu lực thi hành 01/01/2022.
  • Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH13 ngày 29/06/2001.
  • Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
  • Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015.
  • Nghị định 03/2015/NĐ-CP 6/1/2015 của chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường.
  • Nghị định 155/2016/NĐ-CP 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  • Nghị định 55/2021/NĐ-CP ngày 24/05/2021 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 155/2016/NĐ-CP 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
  • Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy chữa cháy và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.
  • Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
  • Thông tư 15/2020/TT-BCT ngày 30/06/2020 của Bộ Công thương về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về yêu cầu thiết kế Cửa hàng xăng dầu.
  • Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 về quản lý chất thải nguy hại.
  • Thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 thông tư quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của chính phủ quy định chi tiết mốt số điều và thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.
  • Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
  • Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu.
  • Quyết định số 133/QĐ-TTg ngày 17/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch Quốc gia ƯPSCTD.
  • Căn cứ Công văn số 158/UB ngày 09/04/2021 của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về việc triển khai thực hiện Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu.
  • Căn cứ Công văn số 3543/UBND-VP ngày 07/04/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu.
  • Văn bản số 8524/HD-UBND tỉnh ngày 16/07/2021 của UBND tỉnh BRVT thực hiện Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động ƯPSCTD.
  • Văn bản số 6144/UBND-VP ngày 17/06/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 133/QĐ-TTg ngày 17/01/2020.

v  Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của cơ sở

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3502251651 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh BRVT cấp thay đổi lần thứ 1 ngày 18/04/2014. Đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 17/05/2022
  • Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
  • Giấy thông báo chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường số 228/TB-UBND do UBND Huyện Côn Đảo cấp ngày 21/11/2014.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện bán kẻ xăng dầu số 62/GCNĐĐK-SCT.
  • Quyết định về việc cho thuê cây xăng BCH quân sự Huyện số 720/QĐ-CHT ngày 29/07/2014.
  • Quyết định thành lập Ban chỉ huy và Đội ƯPSCTD.
  • Biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC.
  • Hợp đồng nguyên tắc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải Số: 221/2022/HĐNTXLCT-SV) giữa Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Hoàng Hiếu và Công ty Cổ phần Môi trường Sao Việt.
  • Cam kết tài chính

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Cửa hàng kinh doanh xăng dầu

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.1. Mục đích

Mục đích của Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu là cung cấp cho các nhân viên và lãnh đạo Cửa hàng kinh doanh xăng dầu .... có trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu những thông tin cần thiết để đảm bảo công tác ứng cứu diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Kế hoạch được xây dựng theo hướng giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động phát sinh từ sự cố tràn dầu đến môi trường tiếp nhận. Từ đó, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại về con người, môi trường sinh thái, kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân do tác động của sự cố tràn dầu gây ra.

Mục đích chính của Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu là giúp bố trí nhân lực, phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên dụng. Thiết lập một quy trình phản ứng kịp thời, hiệu quả, phối hợp tốt giữa các bên có liên quan đối với bất kỳ sự cố tràn dầu có thể xảy ra do hoạt động tràn dầu.

Xây dựng các tình huống sự cố dựa trên tình hình hoạt động của cơ sở.

Kế hoạch này xây dựng cho các đối tượng là cán bộ công nhân viên Cửa hàng kinh doanh xăng dầu ..... thuộc Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch ...., nhận sự chủ chốt và nhân sự thi công tại hiện trường, đơn vị cung ứng dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu, các lực lượng bên ngoài, các cơ quan chức năng tại địa phương để hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu.

     Phạm vi của Kế hoạch này là toàn bộ các sự cố tràn dầu có thể xảy ra trong phạm vi khu vực Cửa hàng kinh doanh xăng dầu ..... tại địa chỉ ......., khu phố 6, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.  

Mục tiêu cụ thể:

  •    Tuân thủ Quyết định 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
  •    Xác định, đánh giá các nguồn tiềm ẩn sự cố tràn dầu cũng như quy trình, cơ cấu tổ chức ứng phó của cơ sở.
  •    Đánh giá và hoàn thiện về năng lực trong hoạt động ứng phó sự cố, chỉ đạo/chỉ huy ứng phó và huy động nguồn lực của các cơ sở cũng như cơ quan quản lý;
  •    Đảm bảo khả năng ứng phó kịp thời và có hiệu quả của BCH ƯPSCTD của cơ sở đối với mọi trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu nhằm ngăn chặn, hạn chế và giảm thiệt hại về môi trường và kinh tế đến mức tối thiểu.   
  •    Trang bị và hoàn thiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố.
  •    Đảm bảo công tác hướng dẫn đào tạo, tập huấn diễn tập cho lực lượng ứng phó của cơ sở, sẵn sàng thực hiện ứng phó sự cố theo phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

 1.2. Yêu cầu

a. Về nội dung chính của kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

Nội dung của báo cáo phải đảm bảo các yêu cầu, quy định chung tại phụ lục II của đề cương bố cục, nội dung của kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở tại Quyết định 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động ƯPSCTD.

Kế hoạch được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Đánh giá được hiện trạng điều kiện tự nhiên, thực trạng nguồn lực ứng phó tràn dầu của cơ sở.
  • Nhận diện được các đối tượng, khu vực có khả năng cao gây ra sự cố tràn dầu.
  • Nhận diện được tổ chức, lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó khi có sự cố tràn dầu.
  • Dự kiến được các tình huống tràn dầu xảy ra tại cơ sở và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp.
  • Phân công hợp lý nhiệm vụ cho các thành viên, phòng ban liên quan trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu.
  • Thành lập và tổ chức hoạt động cho BCH ƯPSCTD của cơ sở .
  • Đảm bảo các công tác về thông tin liên lạc, trang thiết bị ứng phó, công tác hậu cần, y tế,… cho các lực lượng tham gia ứng phó.

b. Về phạm vi áp dụng của kế hoạch

v Phạm vi về không gian bao gồm:

  • Khu vực nhập nhiên liệu (xăng, dầu …) từ xe bồn chuyên dụng.
  • Tuyến ống ngầm dẫn nhiên liệu từ khu vực chứa đến khu vực bơm xăng để bán cho khách hàng.
  • Khu vực bồn chứa ngầm.
  • Khu vực trạm bơm điện tử.

v Phạm vi về thời gian áp dụng: Ngay sau khi kế hoạch được cơ quan có chức năng phê duyệt.

v Phạm vi về mức độ ứng cứu:

Nội dung quy trình thông báo và quy trình ứng cứu sự cố thuộc phạm vi mức độ cơ sở tức sự cố xảy ra thuộc cấp cơ sở (dưới 20 tấn dầu tràn).

v Đối tượng áp dụng:

  • Chủ cơ sở: Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch........
  • Áp dụng cho tất cả cán bộ, nhân viên của Cơ sở

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

2.1.  Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý của cơ sở

2.1.1.1. Vị trí địa lý của cơ sở

Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo  trực thuộc Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch...... được xây dựng tại số ......., khu phố 6, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng diện tích mặt bằng của cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo là 1.254 m2 , khu đất xây dựng dự án nằm trong khuôn viên Ban chỉ huy quân sự huyện Côn Đảo. Với vị trí giáp giới như sau:

  • Phía Đông Nam giáp Ban chỉ huy quân sự huyện Côn Đảo.
  • Phía Tây Nam giáp Ban chỉ huy quân sự huyện Côn Đảo.
  • Phía Tây Bắc giáp đường Nguyễn Huệ.
  • Phía Đông Bắc giáp trại giam Phú Hải.

Khu vực lập hồ sơ được giới hạn bởi các điểm góc có vị trí, tọa độ sau:

Bảng 1: Bảng hệ tọa độ điểm góc vị trí hoạt động của cơ sở

Điểm góc

Tọa độ

Khu vực Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo S=1.254m2

1

8.684570

106.609052

2

8.684674

106.609345

3

8.684468

106.609442

4

8.684354

106.609158

 

Hình 1: Vị trí hoạt động của cơ sở trên bản đồ định vị Google Maps

2.1.1.2.  Điều kiện địa hình

Vị trí xây dựng của Cửa hàng kinh doanh xăng dầu ...... nằm hoàn toàn trên đất liền, địa hình bằng phẳng xung quanh tiếp giáp với đất của ban chỉ huy quân sự huyện đội, các cơ sở kinh doanh và điểm công trình công cộng đáng chú ý như: Cầu tàu lịch sử 914, Dinh Chúa đảo, Trại Phú Sơn, Trại Phú Hải, Nhà tù Côn Đảo, Nghĩa trang Hàng Dương,…

(1)Hiện trạng của Khu dự án

  • Hiện trạng dân cư
  • Hiện trạng khu vực là nhà tạm mà Ban chỉ huy quân sự huyện Côn Đảo cho các hộ dân thuê mặt bằng để kinh doanh buôn bán.
  • Hiện trạng cơ sở hạ tầng
  • Cấp nước: Trong khu vực quy hoạch đã có hệ thống cấp nước hoàn chỉnh.
  • Thoát nước mưa: Đã có hệ thống thoát nước dọc trục đường Nguyễn Huệ.
  • Cấp điện: Trong khu vực quy hoạch đã có hệ thống cấp điện hoàn chỉnh.
  • Ưu điểm: Khu đất ở vị trí trung tâm thị trấn Côn Đảo, trên trục đường Nguyễn Huệ nên rất thuận lợi cho việc dừng chân của khách hàng trong việc giao dịch mua bán xuất nhập xăng dầu.

(2) Nguồn tiếp nhận chất thải

 Nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn, đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, sau đó thoát ra hệ thống thoát nước của khu vực.

So với các nguồn nước thải, thì nước mưa chảy tràn được đánh giá là nước sạch. Tuy nhiên khi chảy tràn qua các khu vực hoạt động của dự án, nước mưa sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm, nhất là các đợt mưa đầu mùa, gây ô nhiễm bẩn các nguồn nước mặt. Vì vậy, chúng tôi sẽ thu gom nước mưa chảy tràn vào hệ thống thoát nước mưa riêng qua hố ga, lắng lọc sau đó chảy vào hệ thống thoát nước của thị trấn Côn Đảo.

Chất thải rắn: Chất thải rắn trong khu vực dự án chủ yếu là rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp. Lượng rác thải này sẽ được thu gom theo đúng quy định, Ban quản lý công trình công cộng huyện thu gom rác hàng ngày của thị trấn Côn Đảo, tình trạng môi trường trong khu vực dự án sẽ đảm bảo tốt.

2.1.1.3. Mối tương quan của cơ sở với các đối tượng xung quanh

(1) Đặc điểm giao thông tại khu vực cơ sở

  • Hệ thống giao thông đối ngoại
  • Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo nằm trên trục đường Nguyễn Huệ, là trục đường trung tâm Côn Sơn, thuận lợi về giao thông và vận chuyển xuất nhập xăng dầu. Về hạ tầng giao thông tuyến đường này đã hoàn thiện nên rất thuận tiện cho các phương tiện giao thông ra vào trong quá trình xuất nhập nhiên liệu và các phương tiện ra vào hỗ trợ ứng cứu khi có sự cố xảy ra.
  • Hệ thống giao thông nội bộ

Toàn bộ hệ thống đường nội bộ trong khuôn viên hoạt động tại cơ sở đã được bê tông hóa. Phần mặt tiền của cơ sở rộng rãi, thông thoáng nên rất thuận tiện và phù hợp với loại hình kinh doanh mua bán xăng dầu.

(2) Các đối tượng ưu tiên cần được bảo vệ

Theo khảo sát thực tế Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo nằm hoàn toàn trên đất liền xung quanh cơ sở chủ yếu là đất trống do đó đối tượng chịu ảnh hưởng khi xảy ra sự cố chủ yếu là nằm trong phạm vi cơ sở.

2.1.1.4. Về khoảng cách an toàn trong phạm vi cửa hàng và các đối tượng xung quanh

Căn cứ theo QCVN01:2020/BCT quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về yêu cầu thiết kế CHXD ban hành kèm theo thông tư số 15/2020/TT-BCT ngày 03/06/2020 của Bộ Công thương về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về yêu cầu thiết kế CHXD thì Cơ sở hoạt động với tổng dung tích là 300 m3 sức chứa thực tế là 288 m3 do đó thuộc loại hình cửa hàng xăng dầu cấp 1, như vậy khoảng cách an toàn từ khu vực bể chứa và cột bơm đến công trình bên ngoài cửa hàng được cập nhật và đánh giá như sau:

Bảng 2. Khoảng cách an toàn đến các công trình công cộng

Đối tượng

Khoảng cách thực tế (m)

Khoảng cách theo quy định (m)

1. Nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa điện:

Trong phạm vi 100m chưa có loại hình này hoạt động

-

18

2. Nơi tập trung đông người

 

 

- Nghĩa trang Hàng Dương

1100

50

- Trường THCS Lê Hồng Phong

565

- Ủy ban nhân dân huyện

346

- Chợ Côn Đảo

172

3. Công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác ngoài cửa hàng

15

5-14

Hình 2: Khoảng cách của cơ sở đối với các đối tượng xung quanh

Qua bảng cập nhật trên cho thấy khoảng cách an toàn từ khu vực bể chứa và cột bơm đến công trình bên ngoài cửa hàng nằm trong phạm vi cho phép theo quy định về quy chuẩn kỹ thuật thiết kế CHXD do đó hoạt động của cơ sở không gây tác động lớn đến các đối tượng xung quanh.

2.1.1.5. Khoảng cách giữa các hạng mục công trình xây dựng bên trong cửa hàng xăng dầu

Căn cứ vào hiện trạng công trình xây dựng thực tế tại Cửa hàng kinh doanh xăng dầu ......... khoảng cách của các hạng mục công trình nằm trong cửa hàng được khảo sát đo đạc như sau:

Bảng 3: Khoảng cách giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng

Hạng mục

Bể chứa đặt ngầm

Cột bơm

Gian bán hàng

 

Thực tế

Quy dịnh

Thực tế

Quy định

Thực tế

Quy định

1.Bể chứa đặt ngầm

0,5

0,5

Không quy định

11

2

2.Họng nhập kín

Không quy định

Không quy định

11,5

3

3.Cột bơm

Không quy định

Không quy định

Không quy định

4.Các hạng mục khác có thể phát sinh tia lửa (Không có)

-

2

-

2

-

2

 

Qua bảng trên cho thấy khoảng cách giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng đều đạt tiêu chuẩn theo quy đinh tại Điều 6, QCVN01:2020/BCT ban hành kèm theo thông tư số 15/2020/TT-BCT ngày 30/06/2020 của Bộ Công thương.

2.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn

2.1.2.1. Điều kiện khí tượng

Cửa hàng kinh doanh xăng dầu ...... nằm tại ......., khu phố 06, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nên chịu ảnh hưởng khí hậu chung cùa huyện Côn Đảo mang đặc trưng khí hậu đại dương.

Khí hậu Côn Đảo là loại khí hậu đại dương. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,9°C. Lượng mưa trung bình là 2.200 mm. Côn Đảo có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Tháng một là tháng khô nhất trong năm. Mùa khô thời tiết mát mẻ hơn, nhiệt độ trung bình là 24°C, tháng 2 là tháng mát nhất, nhiệt độ trung bình là 22°C. Oi bức nhất là tháng 5, có lúc tới 34°C. Độ ẩm trung bình hàng năm trên đảo là 80%.

Gió mùa Đông – Đông Bắc ở Côn Đảo thường rất mạnh, từ cấp 6 đến cấp 7, nhân dân ta gọi là gió chướng, gây nhiều trở ngại cho sinh hoạt. Thời gian bắt đầu từ tháng 11 dương đến hết tháng 2. Vào thời điểm này, sóng biển rất to, gió mạnh và thường ít nắng, các phương tiện ra Côn Đảo bị hạn chế khá nhiều do biển động mạnh, nhưng đổi lại lúc này Côn Đảo rất vắng vẻ, hoang sơ như đúng những gì nguyên bản của nó.

Nhìn chung, khí hậu Côn Đảo trong lành, thuận lợi cho sức khỏe con người. Nhưng điều này còn tùy thuộc rất nhiều ở vị trí cụ thể, nơi ở cao hay thấp, có chướng ngại che chắn gió nhiều hay ít. Nước ngầm là nguồn nước ngọt chủ yếu ở đảo để dùng trong sinh hoạt cũng như trong mọi hoạt động kinh tế.

Ngoài khí hậu Côn Đảo mang tính nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, ở các vùng núi của Côn Đảo có khí hậu mát mẻ như cao nguyên Đà Lạt, Rừng Quốc gia Côn Đảo là bức tranh thu nhỏ của thảm thực vật rừng Việt Nam. Cũng ở đây nhiều di tích khảo cổ học giá trị được phát hiện, hé mở một triển vọng lớn trong việc tìm hiểu các nền văn hóa tiền sử từng tồn tại trên đất nước ta. Chỉ tính riêng Côn Lôn đã có 24 bãi biển lớn nhỏ. Tất cả những tiềm năng đó khiến Côn Đảo có khả năng hiện thực trở thành một trong những hòn đảo du lịch nổi tiếng, không thua kém các hòn đảo du lịch nổi tiếng khác trên thế giới.

Căn cứ vào kết quả quan trắc hằng năm của Trạm Khí tượng Thủy văn Vũng Tàu và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2021, điều kiện khí hậu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được xác định như sau: Khu vực dự án chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với chế độ nhiệt tương đối ổn định, khí hậu trong năm được chia thành 02 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau có các đặc điểm chung như sau:

a) Nhiệt độ không khí trung bình

Nhiệt độ không khí tại khu vực này có biên độ chênh lệch không lớn. Nhiệt độ cao nhất bình quân tháng là 30,300 C, nhiệt độ thấp nhất bình quân tháng là 25,100C . Nhiệt độ không khí cao sẽ thúc đẩy quá trình bốc hơi của dầu mạnh hơn. Dầu bốc hơi nhanh sẽ giảm lượng tồn lưu trong nước nhưng đồng thời cũng gây ra khả năng cháy nổ cao hơn, đặc biệt với các loại dầu nhẹ.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Nhà máy chế biến thực phẩm sạch

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha