Đề xuất thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái nông nghiệp xanh green tech farm
Ngày đăng: 22-07-2020
722 lượt xem
TỜ TRÌNH
Đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái nông nghiệp Green Tech Farm Lập Thạch tại xã Hợp Lý và Bắc Bình, huyện Lập Thạch,tỉnh Vĩnh Phúc
Kính gửi: - UBND huyện Lập Thạch.
Chủ đầu tư - HTX Thương mại dịch vụ & Sản xuất Thanh Long Lập Thạch đề nghị UBND huyện Lập Thạch có văn bản chấp thuận đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái nông nghiệp Green Tech Farm Lập Thạch với các nội dung chính sau đây:
1. Tên dự án: Khu du lịch sinh thái nông nghiệp Green Tech Farm Lập Thạch.
2. Chủ đầu tư: HTX Thương mại dịch vụ & Sản xuất Thanh Long Lập Thạch ;
3. Hình thức đầu tư: đầu tư xây dựng mới
4. Mục tiêu đầu tư: Xây dựng khu du lịch sinh thái hiện đại phục vụ nhu cầu của người dân tại địa phương và du khách.
5. Địa điểm xây dựng: xã Hợp Lý và Bắc Bình, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
6. Diện tích sử dụng đất: 11 ha.
7. Quy mô dân số: 1.000 - 2.500 người.
8. Mật độ xây dựng: 20%
9. Hệ số sử dụng đất: 0.2
10. Các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, trong đó nêu rõ công trình hạ tầng xã hội do chính quyền đầu tư:
11. Tỷ lệ và số lượng quy mô kiến trúc xây dựng, sản phẩm, dịch vụ dự án cung cấp:
STT |
LOẠI ĐẤT |
DIỆN TÍCH (m2) |
TỶ LỆ (%) |
|
KHU DỊCH VỤ DU LỊCH |
|
|
1 |
Nhà tiếp đón - lễ tân |
|
|
2 |
Nhà hàng, câu lạc bộ |
|
|
3 |
Khu ăn uống sân vườn ngoài trời |
|
|
4 |
Khu nhà Bugalow, nhà sàn |
|
|
5 |
Đường giao thông nội bộ |
|
|
6 |
Khu hồ bơi, hồ câu cá |
|
|
7 |
Khu nuôi trồng thủy sàn |
|
|
8 |
Đất trồng cây ăn trái |
|
|
9 |
Đất trồng lúa và làng nghề |
|
|
10 |
Đất vườn hoa cảnh quan |
|
|
11 |
Đất xây dựng công trình phụ |
|
|
TỔNG CỘNG |
110,000 |
100% |
12. Phương án kinh doanh: Xây dựng kinh doanh
13. Tổng mức đầu tư của dự án: 50.000.000.000 đồng,
Bằng Chữ: Năm mươi tỷ đồng.
14. Thời gian và tiến độ thực hiện (phân theo giai đoạn):
TT Hang mục |
Thời gian thi công (năm) |
|||
|
|
1 |
2 |
|
I |
Chuẩn bị đầu tư |
|
|
|
1 |
Khảo sát thiết kế, lập hồ sơ |
► |
|
|
II |
Thực hiện đầu tư |
|
|
|
1 |
Lập TK, KT tổng dự toán |
------- |
|
|
2 |
Lập hồ sơ mời thầu |
- ► |
|
|
3 |
Đấu thầu xây lắp hạ tầng |
- ► |
|
|
|
Đấu thầu xây lắp khu nhà ở thấp tầng |
----------------- |
---------- |
|
4 |
Đấu thầu xây lắp khu nhà dưỡng lão, nhà khám bệnh |
-----------------* |
|
|
|
Xây lắp hạ tầng |
|
|
|
|
||||
|
Xây lắp Khu nhà ở thấp tầng + lắp đặt thiết bị |
|
|
|
|
||||
III |
Kết thúc đầu tư |
|
|
|
2 |
Nghiệm thu công trình: - Hạ tầng - Khu nhà thấp tầng - Khu thương mại dịch vụ |
|
------ |
|
3 |
Chính thức giao công trình sau khi nghiệm thu |
|
------------ |
15. Các đề xuất ưu đãi của Nhà nước (nếu có):
Liên quan đến kinh phí chi trả tiền sử dụng đất: Để hoạch định nguồn lực thực hiện một trong hai hình thức nộp tiền sử dụng đất giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền hàng năm theo điều 108 Luật Đất đai quy định. Kính đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND xã Hợp Lý và Bắc Bình và các phòng, ban ngành chức năng giúp doanh nghiệp về các nội dung:
+ Mức giá tiền giao đất có thu tiền sử dụng đất dự án.
+ Mức giá và tỷ trọng % giá tiền thuê đất hàng năm.
+ Chính sách miển giảm chi tiết, cụ thể về tiền thuê đất dự án.
- Xin được hỗ trợ các thủ tục hành chính thuê đất, thủ tục đầu tư để sớm triển khai dự án. Xin được miễn, giảm nộp tiền SDĐ khu vực đất; có chính sách giảm nộp tiền sử dụng đất đối với dự án;
- Xây dựng hệ thống điện, miễn giảm thuế nhập các trang thiết bị phục vụ cho xây dựng cũng như hoạt động kinh doanh.
- Được ưu đãi trong vay vốn đầu tư, miễn giảm thuế doanh thu, lợi tức trong thời gian đầu kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư cho nhà đầu tư tiến hành đầu tư xây dựng.
Đề nghị các cơ quan có chức năng hỗ trợ cho ý kiến về các chính sách ưu đãi đầu tư, cụ thể về các lĩnh vực:
+ Đất giao thông, sân bãi, HTKT, giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất. Giá và chính sách miễm giảm tiền thuê đất, mặt nước...
16. Trách nhiệm chủ yếu của chủ đầu tư:
Thực hiện đầu tư dự án theo đúng quy hoạch được phê duyệt.
17. Trách nhiệm của chính quyền địa phương:
Hỗ trợ nhà đầu tư trong công việc phê duyệt dự án đầu tư và các thủ tục hành chính để dự án sớm được triền khai.
18. Kết luận:
Với lợi thế về năng lực đầu tư, chủ đầu tư thực hiện đầu tư Dự án Khu du lịch sinh thái nông nghiệp Green Tech Farm Lập Thạch phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc, Dự án hoàn thành sẽ tạo ra khu du lịch nghỉ dưỡng, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương, tăng thu nhập cho ngân sách thông qua hoạt động đầu tư và kinh doanh dự án, Nhà đầu tư có nhiều ý tưởng để hướng đến xây dựng một dự án có tầm vóc hiện đại và điểm nhấn góp phần tạo nên nét mới cho địa phương, và tạo ra một giá trị vô hình thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội đồng thời là địa chỉ, thương hiệu và niềm tự hào của tỉnh Vĩnh Phúc.
Chủ đầu tư HTX Thương mại dịch vụ & Sản xuất Thanh Long Lập Thạch trình UBND huyện Lập Thạch xem xét, chấp thuận đầu tư dự án nêu trên./.
Nơi nhận: - Như trên, - Lưu: |
HTX TMDV&SX THANH LONG LẬP THẠCH GIÁM ĐỐC |
Từ năm 1997 (tái lập tỉnh Vĩnh Phúc), GDP toàn tỉnh tăng trưởng rất nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn1998-2000 rất cao đạt 18,12%, mặc dù có tác động của khủng hoảng tài chính khu vực vào năm 1997. Sau tác động của khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, kinh tế tỉnh tăng trở lại vào đầu những năm 2000 và tăng với nhịp độ cao trước khi chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới trong những năm gần đây.
Bảng Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001– 2010
TT |
Chỉ tiêu |
2000 |
2005 |
2009 |
2010 |
Tăng bình quân |
||
‘01-‘05 |
‘06-‘10 |
‘01-‘10 |
||||||
1 |
GO, tỷ đồng (giá ss1994) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
7.928 |
19.335 |
42.462 |
51.730 |
19,52 |
21,8 |
20,6 |
1.1 |
NLN, thuỷ sản |
1.294 |
1.816 |
2.275 |
2.632 |
7,01 |
7,7 |
7,4 |
1.2 |
CN, XD |
5.552 |
15.443 |
35.886 |
43.817 |
22,70 |
23,2 |
22,9 |
1.3 |
Dịch vụ |
1.082 |
2.076 |
4.301 |
5.281
|
13,92 |
20,5
|
17,2
|
2 |
GDP, tỷ đồng (giá ss1994) |
|
|
|
|
|
||
|
Tổng số |
2.791 |
5.618 |
10.549 |
12.837 |
15,02 |
18,0 |
16,5 |
1.1 |
NLN, thuỷ sản |
868 |
1.183 |
1.352 |
1.559 |
6,40 |
5,7 |
6,0 |
1.2 |
CN, XD |
1.127 |
2.904 |
6.109 |
7.410 |
20,84 |
20,6 |
20,7 |
1.3 |
Dịch vụ |
796 |
1.531 |
3.087 |
3.868 |
13,96 |
20,4 |
17,1 |
3 |
GDP bình quân/người |
|
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Giá ss (Tr.đ/ng) |
2,98 |
5,69 |
10,5 |
12,7 |
|
|
|
3.2 |
Giá hh (Tr.đ/ng) |
3,83 |
8,99 |
24,6
|
33,6
|
|
|
|
Nguồn: Niên giám Thống kê; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc 2010
Năm 2009, khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế của cả nước, trong đó có Vĩnh Phúc. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn khoảng 8,3%, sau đó tăng trở lại với tốc độ tăng 21,7% vào năm 2010.
Tính chung cả giai đoạn 2001-2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân 16,5% /năm, trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 6,0%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 20,7%/năm; dịch vụ tăng 17,1%/năm. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nước.
Quá trình tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc trong những năm qua có thể nói gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp mà đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời có sự đột biến trong một số năm do một số dự án công nghiệp có quy mô khá lớn đi vào hoạt động. Đây là những thời điểm mà các dự án công nghiệp đầu tư nước ngoài và các khu công nghiệp đi vào hoạt động làm gia tăng sản lượng công nghiệp. Điều này có thể thấy rõ trên Biểu đồ 1.
Biểu đồ 1. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2009; Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, 2010
Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2000 GDP/người của tỉnh (giá thực tế) mới chỉ đạt 3,83 triệu đồng, bằng 78,2% GDP vùng Đồng bằng sông Hồng và 67,2% so với cả nước. Nhưng đến năm 2007, GDP/người của tỉnh đã đạt 15,74 triệu đồng, cao hơn so mức trung bình đồng bằng Sông Hồng (14,5 triệu đồng) và cao hơn nhiều so với mức bình quân cả nước (13,421 triệu đồng). Năm 2008 GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) đạt 22,2 triệu đồng (tương đương khoảng 1.300 USD), cao gấp 1,29 lần so với mức bình quân chung cả nước (17,2 triệu đồng). Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 33,6 triệu đồng, cao hơn nhiều so với dự kiến bình quân cả nước là 22,5 triệu đồng và mức bình quân các tỉnh ĐBSH là 25,5 triệu đồng (Xem Biểu đồ 2).
Biểu đồ 2. GDP/người tỉnh Vĩnh Phúc so với cả nước và vùng ĐBSH
Đơn vị: Triệu đồng, giá hiện hành
Nguồn: Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ - Bộ KH & ĐT, 2009
Như vậy xét về GDP/người Vĩnh Phúc có điểm xuất phát khá thuận lợi so với nhiều tỉnh trong cả nước, GDP bình quân đầu người của tỉnh năm 2007 xếp thứ 11 và năm 2008 xếp thứ 6 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nước (chỉ thấp hơn các tỉnh, thành phố: HCM, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa – Vùng Tàu và Cần Thơ).
Bảng Một số chỉ tiêu so sánh tỉnh Vĩnh Phúc so với
các tỉnh vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2008
Tỉnh, thành phố |
GDP/người (Tr.đ, giá hh) |
Tỷ lệ đô thị hóa (%) |
Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) |
Tỷ lệ hộ nghèo (%) |
Vĩnh Phúc |
22,2 |
21,0 |
42,9 |
10,4 |
Hà Nội |
28,1 |
42,0 |
45,0 |
5,2 |
Hải Phòng |
23,3 |
40,8 |
50,0 |
5,7 |
Bắc Ninh |
19,7 |
17,9 |
37,8 |
7,7 |
Hải Dương |
13,5 |
16,4 |
34,3 |
8,1 |
Hưng Yên |
12,9 |
11,2 |
35,0 |
8,0 |
Quảng Ninh |
19,9 |
44,6 |
42,5 |
22,2 |
Cả nước |
17,2 |
28,1 |
37,5 |
12,8 |
Vùng KTTĐ Bắc Bộ |
20,7 |
33,2 |
42,0 |
6,4 |
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Viện Chiến lược phát triển
Trong thời kỳ 2001-2005 cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch khá nhanh: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng tăng 12,01 điểm (%) từ 40,68% năm 2000 lên 52,69% vào năm 2005. Tỷ trọng này còn tiếp tục tăng lên và đạt cao nhất 59,93% vào năm 2007 (tăng 7,24 điểm (%) so với năm 2005) và năm 2008 giảm đôi chút xuống 57,50% và tiếp tục giảm còn khoảng 56,2%năm 2010; khu vực dịch vụ có xu hướng giảm tỷ trọng trong GDP từ 27,86% năm 2005 xuống 24,48% năm 2008 sau đó tăng lên 28,9% vào năm 2010; trong khi tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản giảm liên tục rất nhanh từ 28,94% năm 2000 xuống còn 19,45% vào năm 2005 và 14,9% năm 2010. Như vậy có thể thấy cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tuy nhiên, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng còn chậm.
Bảng Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001- 2010
TT |
Ngành kinh tế |
2000 |
2005 |
2010 |
1 |
GDP giá thực tế (tỷ đồng) |
|
||
|
Tổng số |
3.592 |
8.872 |
33.903 |
|
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản |
1.040 |
1.726 |
5.054 |
|
Công nghiệp – xây dựng |
1.461 |
4.675 |
19.041 |
|
Dịch vụ |
1.091 |
2.472 |
9.808 |
2 |
Cơ cấu GDP, giá thực tế (%) |
|
||
|
Tổng số |
100,00 |
100 ,00 |
100,00 |
|
Nông lâm nghiệp thuỷ sản |
28,94 |
19,45 |
14,9 |
|
Công nghiệp – xây dựng |
40,68 |
52,69 |
56,2 |
|
Dịch vụ |
30,38 |
27,86 |
28,9 |
Biểu đồ 3. Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2010 (%)Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2008; Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, 2010
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2008; Sở KHĐT tỉnh Vĩnh Phúc, 2010
Có thể nói, cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc là tương đối đặc thù so với các tỉnh trong vùng và cả nước, ngay từ khi tái thành lập tỉnh, công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng thấp song sau hơn 10 năm phát triển, công nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu GDP, tới gần 60%.
Biểu đồ 4. So sánh cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc với một số tỉnh năm 2008 (%)
Nguồn: Vụ Kinh tế địa phương và Lãnh thổ, Bộ KH & ĐT, 2009
Khu vực dịch vụ là khu vực có tiềm năng nhưng chiếm tỷ trọng còn thấp, cần có sự phát triển nhanh hơn, mạnh hơn tạo điều kiện hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, trong điều kiện công nghiệp và xây dựng đã và sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng trong triển vọng sắp tới.
Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc cũng đặc trưng bởi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang gia tăng tỷ trọng nhanh chóng. Tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào GDP toàn tỉnh đã tăng đáng kể từ 8,6% năm 1997 lên đến 39,9% năm 2009 và tiếp tục đóng góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Điều này chứng minh cho sự thành công của Vĩnh Phúc trong việc chuẩn bị các điều kiện thuận lợi về hạ tầng, về môi trường kinh doanh nói chung và đó cũng là thành công trong công tác xúc tiến vận động đầu tư nước ngoài.
Từ khi tái lập tỉnh đến nay, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cũng liên tục tăng, đặc biệt là trong 3 năm trở lại đây. Giai đoạn 2001-2010 thu ngân sách vẫn tăng ở mức cao, đạt 3.182,9 tỷ đồng vào năm 2005 (trong đó, thu nội địa đạt 2.294,5 tỷ) và 14.505 tỷ đồng vào năm 2010 (trong đó thu nội địa đạt khoảng 10.300 tỷ, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu; thu xuất nhập khẩu và thuế GTGT hàng xuất nhập khẩu đạt khoảng 4.004 tỷ đồng).
Tỷ lệ huy động vào ngân sách so với GDP tăng mạnh từ 5,75% năm 1997 lên 35,9% % năm 2005 và 40,9% % năm 2008 sau đó tăng lên 42,8% năm 2010.
Bảng Thu ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001- 2010
TT |
Chỉ tiêu |
ĐVT |
2000 |
2005 |
2010 |
1 |
Tổng thu ngân sách |
Tỷ đ |
669,1 |
3.182,9 |
14.505 |
1.1 |
Thu nội địa |
“ |
319,6 |
2.294,5 |
10.300 |
1.2 |
Thu thuế XNK và GTGT hàng nhập khẩu |
“ |
349,5 |
711,9 |
4.005 |
1.3 |
Các khoản thu để lại |
|
|
|
200 |
2 |
Tỷ lệ huy động tài chính vào ngân sách trên GDP |
% |
186,3 |
359 |
428 |
Trong cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn tỉnh có một số điểm đáng lưu ý:Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008 và số liệu do Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc cung cấp
Thu thuế xuất - nhập khẩu từ năm 2006 có xu thế giảm, điều này hợp với quy luật do sự gia tăng của sản xuất công nghiệp nguồn hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là đầu vào cho sản xuất công nghiệp được miễn trừ và đây cũng là kết quả của việc thực hiện các cam kết quốc tế về cắt giảm thuế quan. Thu thuế xuất – nhập khẩu năm 1998 khi mới bắt đầu có thu thuế XNK mới chỉ đạt 170 tỷ đồng thì đến năm 2002 đã đạt 1.220 tỷ đồng, nhưng đến năm 2006 thu từ thuế XNK và GTGT chỉ còn 957,8 tỷ đồng, giảm bình quân hàng năm trong giai đoạn này là (-) 4,9%. Tuy nhiên, từ năm 2007 thu thuế XNK có xu hướng gia tăng trở lại, năm 2007 đạt 1.123 tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm 2006 và năm 2008 đạt 1.700 tỷ đồng, tăng 51,3% so với năm 2007; năm 2010 đạt 4.005, tăng 26% so với năm 2009.
Thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng nhanh. Năm 1997 mức thu từ khu vực này mới chỉ đạt 24,3 tỷ đồng, bằng 22% tổng thu ngân sách thì đến năm 2000 đã đạt 163,3 tỷ đồng, bằng 24% tổng thu ngân sách. Đến năm 2010 thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 8.980 tỷ đồng, bằng 61,9% tổng thu ngân sách trên địa bàn, tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2001- 2010 là 49%/năm. Nếu tính cả thu thuế XNK và VAT hàng nhập khẩu vào khu vực này thì thu của khu vực này chiếm 85,7% tổng thu Ngân sách trên địa bàn.
Một điểm đáng lưu ý khác là tỷ lệ thu từ sử dụng đất cũng gia tăng nhanh chóng từ 4,6 tỷ đồng năm 1997 tăng lên đến 165 tỷ năm 2005 (chiếm khoảng 12% tổng số thu trên địa bàn) và 895 tỷ đồng năm 2008, tăng bình quân cả thời kỳ 1997 – 2008 đến 61,5%/năm. Điều này chứng minh cho quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa trên địa bàn gắn liền với việc chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất cho sử dụng phi nông nghiệp đang tăng nhanh.
Do nguồn thu ngân sách trong tỉnh tăng với tốc độ cao nên chi ngân sách được bố trí ngày càng tăng và hợp lý hơn. Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2010 đạt 29.046 tỷ đồng bằng 4,7 lần so với cả giai đoạn 2001-2005 là 6.118 tỷ đồng. Tính chung cả giai đoạn 2001-2010, tổng chi ngân sách nhà nước đạt 35.164 tỷ đồng. Năm 2010 chi ngân sách đạt 10.353,7 tỷ đồng, bằng 17,5 lần so với năm 2000 là 590,3 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2010 đạt 33,2%/năm.
Chi đầu tư phát triển giai đoạn 2006-2010 đạt 11.679 tỷ đồng, bằng 4,63 lần so với thực hiện giai đoạn 2001-2005. Chi đầu tư phát triển chiếm 40,2% tổng chi ngân sách địa phương của cả giai đoạn 2001-2010.
Chi thường xuyên giai đoạn 2006-2010 đạt 9.071 tỷ đồng, bằng 2,87 lần so với thực hiện giai đoạn 2001-2005, chiếm 33,8% tổng chi ngân sách địa phương của cả giai đoạn.
Chi ngân sách gia tăng nhanh, trong đó đặc biệt là chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo... tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh chóng hệ thống kết cấu hạ tầng cũng như phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các nhu cầu phát triển trong tương lai.
Do những điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế - xã hội, cũng như khả năng lớn về ngân sách nhà nước. Tổng mức đầu tư xã hội trong 10 năm 2001-2010 (tính chung theo giá thực tế hàng năm) đạt 58.342 tỷ đồng, tăng bình quân 30,2%/năm, trong đó:
– Vốn ngân sách nhà nước: 14.570 tỷ đồng, tăng bình quân 35,6%/năm;
– Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước: 180 tỷ đồng, tăng bình quân 12,8%/năm;
– Vốn đầu tư của DNNN: 170 tỷ đồng, giảm bình quân 6,4%/năm;
– Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 13.992 tỷ đồng, tăng bình quân 34,9%/năm;
– Vốn đầu tư của TW trên địa bàn: 13.056 tỷ đồng; tăng bình quân 24,6%/năm;
– Vốn dân cư và doanh nghiệp dân doanh: 16.375 tỷ đồng; tăng bình quân 33,2%/năm.
– Về xuất khẩu:
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Phúc thời kỳ 2001 – 2010 đạt trên 2 tỷ USD, trong đó giai đoạn 2006 – 2010 đạt 1.790 triệu USD. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đã tăng gần 21,6 lần từ 22,9 USD/người năm 2000 lên khoảng 539 USD/người năm 2010, nhưng vẫn còn thấp hơn so với mức bình quân chung cả nước (xuất khẩu/người bình quân cả nước năm 2009 là 1.028 USD/người, Xem Biểu đồ5).
Biểu đồ 5. Xuất khẩu bình quân đầu người: Vĩnh Phúc so cả nước
Đóng góp chính cho xuất khẩu của tỉnh trong thời kỳ này là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Giai đoạn 2006 – 2010 xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 87,4% % trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh làm cho tỷ trọng đóng góp của khu vực trong nước có xu hướng giảm, năm 2002 tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước bằng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng đến năm 2010 chỉ còn 14,1%.
Các mặt hàng xuất khẩu chính là hàng dệt may, xe máy, giày dép, sản phẩm gỗ, chè… Trong đó các sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn năm 2010 là: dệt may 218,7 triệu USD (chiếm tỷ trọng 40,2%), xe máy và linh kiện 187,7 triệu USD (chiếm tỷ trọng 34,5%). Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông ÂU, EU…
– Về nhập khẩu
Tổng giá trị nhập khẩu trên địa bàn năm 2010 đạt 1.609 triệu USD, tăng bình quân 22,7%/năm trong giai đoạn 2001-2010 khi nhu cầu nhập khẩu các linh kiện và nguyên liệu phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp FDI gia tăng.
Nhập khẩu của tỉnh trong thời gian qua chủ yếu phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Các mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ không đáng kể. Phần nhập khẩu củacác doanh nghiệp trong nước địa phương chỉ chiếm 8-10% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của tỉnh là thiết bị, nguyên vật liệu dành cho sản xuất như: linh kiện ô tô, xe máy, vải may mặc, phụ liệu giày dép/máy móc, thức ăn gia súc... Trong đó, các mặt hàng linh kiện ô tô, xe máy của các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ 75-80% tổng kim ngạch nhập khẩu;
Nhìn chung, kết quả xuất nhập khẩu trên địa bàn đã thực hiện phù hợp với định hướng quy hoạch đề ra và có phần cao hơn. Tuy vậy, mức chênh lệch giữa xuất nhập khẩu hiện nay rất lớn, đòi hỏi tỉnh phải có biện pháp tăng mạnh xuất khẩu. Hiện nay, trừ các mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, trên địa bàn Vĩnh Phúc chưa có mặt hàng xuất khẩu mang tính cạnh tranh cao, đặc trưng cho tỉnh. Giá trị xuất khẩu khiêm tốn hiện nay chưa tương xứng với quy mô nền kinh tế và tiềm năng của tỉnh.
2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
Giai đoạn 2001-2010 ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả khá cao: Giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân cả thời kỳ 2001 – 2010 đạt 6,0%/năm, cao hơn so với mức bình quân cả nước (3,97%) và của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (2,1%).
Giá trị sản xuất toàn ngành (theo giá CĐ 94) giai đoạn 2001-2010 tăng bình quân 7,4%/năm, trong đó ngành trồng trọt tăng bình quân 2,5%/năm, chăn nuôi tăng 15,1%/năm và thuỷ sản tăng 14,5%/năm.
Tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm từ 28,94% năm 2000 xuống còn 14,9% năm 2010.
Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng trồng trọt (giá thực tế) đã giảm dần từ 73,8% năm 2000 còn 45,3% năm 2010, ngành chăn nuôi tăng từ 22,8% năm 2000 lên 51,0% năm 2010, tỷ trọng ngành thuỷ sản trong cơ cấu toàn ngành tăng từ 2,7% năm 2000 lên 4,9% năm 2010.
a). Ngành trồng trọt:
Ngành trồng trọt đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Diện tích gieo trồng cây hàng năm trung bình đạt 102,8 ngàn ha/năm và có xu hướng giảm dần, với mức giảm bình quân 1,23%/năm, do chuyển đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, đô thị và đường giao thông,.. trong đó: lúa giảm 0,5%/năm, ngô giảm 0,87%/năm, khoai giảm 8,29%/năm, đậu các loại giảm 5,81%/năm,...
Năng suất hầu hết các loại cây trồng đều tăng lên do tích cực áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới về giống, về kỹ thuật thâm canh: lúa tăng 2%/năm, ngô tăng 3,26%/năm, rau các loại tăng 2,16%/năm, lạc tăng 3,52%/năm, đậu tương tăng 2,38%/năm...
Sản lượng lương thực có hạt vẫn giữ ổn định, đạt bình quân 35 vạn tấn/năm, năm 2010 đạt 38,9 vạn tấn, tăng bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt 1,62%/năm, trong đó sản lượng thóc tăng bình quân 1,49%/năm; Sản lượng các loại cây như rau đậu, lạc cơ bản ổn định,... đáp ứng nhu cầu về lương thực và thức ăn cho chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Cây trồng lâu năm tập trung vào một số cây trồng chủ yếu như: cây ăn quả (nhãn, vải, chuối, dứa, cam, chanh, quýt...), cây chè, cây dâu tằm, mía. Diện tích cây lâu năm có xu hướng giảm dần, tuy nhiên diện tích cây ăn quả tăng lên ; năm 2000, diện tích cây ăn quả đạt 4.467 ha, đến năm 2010 dù kiÕn ®¹t 7.700 ha. Năng suất bình quân đạt từ 105-110 tạ/ha. Tuy nhiên do đất đồi nghèo dinh dưỡng, chất lượng giống chưa cao nên hiệu quả kinh tế còn thấp, chưa đủ khả năng cạnh tranh và xuất khẩu.
Cơ cấu mùa vụ được chuyển dịch khá mạnh theo hướng tăng diện tích lúa xuân muộn, mùa sớm, giảm diện tích lúa xuân chính vụ, mùa chính vụ nhằm dành thời gian cho sản xuất vụ đông, mặt khác tránh được những thiệt hại do thời tiết gây ra như rét đậm vào đầu vụ xuân hoặc úng vào đầu vụ mùa. Ước tính đến nay diện tích trà lúa xuân muộn tăng lên trên 80% diện tích vụ xuân, trà mùa sớm chiếm 85-87% diện tích lúa mùa.
Thực hiện nghị quyết 03/NQ-TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp nông thôn và nông dân, mỗi năm ngân sách tỉnh đã chi hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng các vùng sản xuất trồng trọt tập trung, trong đó hỗ trợ 50-70% giá giống lúa, cà chua, bí,... cho năng suất, chất lượng cao. Đến nay, các giống cây trồng mới có năng suất chất lượng cao đã cơ bản thay thế các giống cũ có năng suất chất lượng thấp, từng bước chọn tạo được những bộ giống phù hợp với thời tiết, khí hậu và từng loại đất của tỉnh.
a). Về chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi phát triển khá, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương thức tổ chức chăn nuôi mới được áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao chất lượng giống gia súc, gia cầm. Đến nay nhiều giống gia súc, gia cầm có chất lượng cao được đưa vào chăn nuôi như bò lai sind, lợn lai (Landrace, yorshire, Doorok,..), gà Tam Hoàng, Lương Phượng; ngan Pháp, Vịt Bắc Kinh... Tỷ lệ đàn bò lai đạt khoảng 60% tổng đàn; đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo phương thức công nghiệp, có khối lượng hàng hoá lớn. Giá trị sản xuất tăng bình quân 14,11%/năm.
Về quy mô tổng đàn: trừ đàn trâu có xu hướng giảm do nhu cầu sức kéo giảm; còn lại các đàn gia súc, gia cầm khác đều có xu hướng tăng, như đàn bò tăng bình quân 5,48%/năm, quy mô đến 2010 đạt 150 nghìn con; đàn lợn tăng bình quân 5,02%/năm, quy mô đến 2010 đạt 560 nghìn con; Đàn gia cầm phát triển nhanh, tăng bình quân 5,58%/năm, quy mô đến 2010 đạt gần 8 triệu con tăng gần 2 lần so với quy mô năm 2000.
Chất lượng đàn bò thịt được cải thiện, trọng lượng trung bình 1 con tăng từ 150-180 kg lên trên 200 kg/con. Đàn bò sữa phát triển ổn định, hiện nay có xấp xỉ 1000 con tập trung ở Vĩnh Tường, Yên Lạc, Vĩnh Yên và tại các hộ có kinh nghiệm, có kiến thức và có khả năng vốn đầu tư.
Do nhu cầu tiêu thụ của người dân trong giai đoạn này lớn, nên sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng nhanh, bình quân tăng 13,02%/năm, trong đó thịt bò hơi tăng trên 17%/năm, thịt trâu hơi tăng bình quân 12,54%/năm, sản lượng thịt gia cầm tăng 10,8%/năm.
a). Dịch vụ nông nghiệp:
Giai đoạn 2001-2010 ngành dịch vụ nông nghiệp đã phát triển khá, giá trị sản xuất (giá CĐ 94) năm 2010 dự kiến đạt 159 tỷ đồng, tăng bình quân 12,69%/năm. Công tác thú y, bảo vệ thực vật, cung cấp giống, phân bón, vật tư nông nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
Công tác trồng và chăm sóc rừng tiếp tục được thực hiện, diện tích rừng trồng tập trung đạt trung bình 821 ha/năm, diện tích trồng cây phân tán đạt 149 ha/năm. Đến năm 2010, diện tích đất có rừng ước đạt 32,9 ngàn ha, trong đó rừng sản xuất 10,8 ngàn ha, rừng đặc dụng và phòng hộ đạt trên 22 ngàn ha. Công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng được thực hiện tốt... Tuy nhiên giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp có xu hướng giảm dần, bình quân mỗi năm giảm 0,49%/năm do tỉnh đã thực hiện đóng cửa rừng theo chủ trương chung của nhà nước, đồng thời phát triển lâm nghiệp địa phương theo quan điểm ổn định và phát triển quỹ rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. Công tác phòng chống cháy rừng được tăng cường, nguy cơ cháy rừng được cảnh báo thường xuyên, diện tích rừng bị cháy được hạn chế. Vì vậy, nhưng năm gần đây trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ cháy rừng nghiêm trọng nào, đã duy trì được nguồn lợi tài nguyên rừng vốn có của tỉnh.
Ngành thuỷ sản những năm qua nhìn chung phát triển kh¸, giá trị sản xuất (gi¸ C§ 94) n¨m 2010 dù kiÕn ®¹t 139,2 tû ®ång, tăng bình quân 14,5%/năm. Với lợi thế có hệ thống sông, hồ phong phú, ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh ngày càng phát triển. Diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh trong những năm gần đây, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng trung bình trên 300 ha/năm, nhiều dự án cải tạo vùng trũng có hiệu quả đã được thực hiện, đã cải tạo trên 1 ngàn ha ruộng chiêm trũng 1 vụ lúa bấp bênh thành vùng chuyên cá hoặc 1 lúa ăn chắc + 1 cá. Sản lượng cá nuôi trồng tăng 13,49%/năm, cơ cấu giống cá được thay thế bằng các giống cá cho năng suất và giá trị cao như: chép lai, chim trắng, cá rô phi đơn tính,... đã làm tăng năng suất nuôi trồng từ 1,05 tấn/ha n¨m 2000 lên xấp xỉ 2 tấn/ha n¨m 2010. Bước đầu hình thành một số mô hình nuôi theo phương thức công nghiệp.
Bảng Cơ cấu GTSX ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
giai đoạn 2000 – 2010
TT |
Chỉ tiêu |
2000 |
2005 |
2010 |
I |
GO NLN, TS (giá hiện hành, Tỷ.đ) |
|
|
|
|
Tổng số |
1.594,51 |
2.674,04 |
8.249,2 |
1. |
Nông nghiệp |
1.500,9 |
2.469,2 |
7.783,3 |
|
+ Trồng trọt |
1.108,32 |
1.382,0 |
3.527,6 |
|
+ Chăn nuôi |
342,56 |
964,6 |
3.973,0 |
|
+ Dịch vụ SXNN |
50,06 |
122,5 |
282,8 |
2. |
Lâm nghiệp |
49,9 |
43,2 |
65,3 |
3. |
Thuỷ sản |
43,6 |
161,7 |
400,6 |
II |
Cơ cấu GO NLN, TS (%) |
|
|
|
|
Tổng số |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
1. |
Nông nghiệp |
94,1 |
92,3 |
94,3 |
|
+ Trồng trọt |
73,8 |
56,0 |
45,3 |
|
+ Chăn nuôi |
22,8 |
39,1 |
51,0 |
|
+ Dịch vụ SXNN |
3,3 |
5,0 |
3,6 |
2. |
Lâm nghiệp |
3,1 |
1,6 |
0,8 |
3. |
Thuỷ sản |
2,7 |
6,0 |
4,9 |
Nguồn: Cục Thống kê Vĩnh Phúc; Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2009
2.2. Công nghiệp, TTCN
Trong giai ®o¹n 2001-2010 ngành công nghiệp - x©y dùngph¸t triÓn rÊt m¹nh, ®Æc biÖt lµ c«ng nghiÖp ®ãng vai trò là nền tảng của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh, tạo vị thế mới cho công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đối với vùng đồng bằng sông Hồng và với cả nước. Giá trị tăng thêm ngành CN-XD (giá SS 94) năm 2010 đạt 7.410,3 tỷ đồng, tăng bình quân 20,6%/năm.
Biểu đồ 6. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GO ngành công nghiệp
giai đoạn 2001-2010
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2008; Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, 2010
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng (giá CĐ 94) tăng từ 5.552,2 tỷ đồng năm 2000 lên 43.817 tỷ đồng năm 2010, đạt tốc độ tăng bình quân 22,9%/năm (vượt mục tiêu kế hoạch 2006-2010 đề ra là 18,5-20%/năm).
Riêng giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá CĐ 1994) đạt tốc độ tăng bình quân 23,1%/năm, trong đó: công nghiệp nhà nước t¨ng 12,2%/năm, công nghiệp ngoài nhà nước tăng 37,6%/năm, công nghiệp có vốn FDI tăng 21,5%/năm.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng cao do thu hút được nhiều dự án từ khu vực FDI và DDI, các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất, sản lượng các sản phẩm chủ yếu đều tăng cao, năm 2010 sản lượng một số sản phẩm chính đạt được: ô tô 34.426 chiếc, tăng 21,7%/năm; xe máy các loại 1,9 triệu chiếc, tăng 25%/năm; gạch ốp lát 39 triệu m2, tăng bình quân 51,1%/năm, quần áo các loại 45,4 triệu chiếc, tăng bình quân 47,3%/năm, gạch xây dựng 700 triệu viên, tăng bình quân 9,5%/năm… Bên cạnh đó, nhiều dự án mới đi vào hoạt động đã góp phần tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp.
Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn được quan tâm đầu tư phát triển, giai đoạn 2006-2010 đã hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho 5 làng nghề (Thanh Lãng, TT Yên Lạc, Tề Lỗ, Vĩnh Sơn và TT Lập Thạch), hỗ trợ đào tạo nghề cho hàng ngàn lao động thuộc các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ: mây tre đan, mộc mỹ nghệ, điêu khắc đá và khảm trai… Một số làng nghề truyền thống đã và đang dần được khôi phục, phát triển như: đá Hải Lựu, rèn Lý Nhân, mộc Bích Chu, Thanh Lãng, đan lát Triệu Đề, gốm Hương Canh. Nhiều làng nghề mới đang dần được hình thành như: mộc Lũng Hạ - Minh Tân, ươm tơ, dệt lụa, mây tre đan xuất khẩu như: Nguyệt Đức, Trung Kiên, An Tường, Bắc Bình, Liễn Sơn…
a). Cơ cấu công nghiệp theo ngành:
1). Cơ cấu giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp
Công nghiệp chế biến (chế tác) ngày càng chiếm tỷ trọng cao chiếm khoảng trên 97% và đạt tỷ trọng cao nhất vào năm 2006 là 98,13%, năm 2010 giảm chút ít còn 97,9%; công nghiệp khai thác mỏ chủ yếu là khai thác vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng không đáng kể, dưới 1% và đang có xu hướng giảm dần. Công nghiệp điện, nước có tỷ trọng xấp xỉ khoảng 1,6-1,7%.
2). Cơ cấu giá trị sản xuất (GO) công nghiệp
Từ năm 2000 đến nay, công nghiệp chế biến (chế tác) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GO ngành công nghiệp. Năm 2000, tỷ trọng công nghiệp chế tác chiếm 99,7% GO công nghiệp và năm 2010 là 99,8%. Trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng giảm từ 0,2% năm 2000 xuống còn 0,1% năm 2010, tương tự công nghiệp cung cấp điện nước chiếm tỷ trọng ổn định khoảng 0,07-0,1%.
Bảng Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc theo ngành
Đơn vị: %
Ngành công nghiệp |
Năm 2000 |
Năm 2005 |
Năm 2010 |
Tổng số |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
Công nghiệp khai thác |
0,2 |
0,2 |
0,1 |
Công nghiệp chế biến |
99,7 |
99,7 |
99,8 |
SX, phân phối điện, nước |
0,1 |
0,1 |
0,1 |
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, 2010
b). Cơ cấu GO theo thành phần kinh tế
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu là công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, từ năm 2000 đến nay, tỷ trọng công nghiệp FDI chiếm khoảng 83-84%, cao nhất là năm 2000 chiếm 92,7% (Biểu đồ 7). Công nghiệp nhà nước chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng giảm dần, năm 2008 chỉ còn 1% trong GO công nghiệp toàn tỉnh. Từ năm 2001, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh có sự phát triển vượt bậc với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt tới 58,0% làm cho tỷ trọng của khu vực này trong GO toàn ngành công nghiệp tăng nhanh chóng từ 6,0% năm 2001 lên 14,6% năm 2008. Sự gia tăng của công nghiệp ngoài quốc doanh (trong nước) làm cho tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong nước tăng nhanh góp phần nâng cao tiềm lực công nghiệp trong nước, hướng tới một cơ cấu công nghiệp bền vững hơn.
Biểu đồ 7. Cơ cấu GTSX công nghiệp theo thành phần kinh tế
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2008; Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, 2009
c). Về cơ cấu thu hút và sử dụng lao động sản xuất công nghiệp
Cùng với sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp một cách nhanh chóng, có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu sử dụng lao động trong nền kinh tế cũng như cơ cấu lao động công nghiệp.
Năm 2003, lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc là 59,9 ngàn người (chiếm 9,44% lực lượng lao động làm việc trong nền kinh tế tỉnh) thì đến năm 2008, lực lượng lao động công nghiệp và xây dựng là 127,5 ngàn người (chiếm 18,12% lực lượng lao động làm việc trong nền kinh tế tỉnh). Bình quân mỗi năm khu vực công nghiệp và xây dựng thu hút khoảng 2,1 vạn lao động. Riêng đối với ngành công nghiệp, năm 2003, tổng số lao động sử dụng là 50,04 ngàn người (bằng khoảng 90% lực lượng lao động công nghiệp và xây dựng), năm 2008 con số này tăng lên tới 68,4 ngàn người bằng khoảng 54,9% lực lượng lao động công nghiệp và xây dựng).
Tương tự như cơ cấu GO công nghiệp, lao động trong lĩnh vực công nghiệp chế tác (chế biến) chiếm tỷ trọng cơ bản trong cơ cấu lao động công nghiệp (96,9% năm 2002 và tăng lên 98,07% năm 2008). Sau 4 năm 2005-2008, ngành công nghiệp sử dụng thêm 14,7 ngàn lao động, bình quân mỗi năm tạo ra 4,7 ngàn chỗ làm việc mới.
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động nói trên là kết quả của chuyển dịch cơ cấu đầu tư phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng đầu tư phát triển kinh tế –xã hội nói chung (đặc biệt là đầu tư phát triển hạ tầng) và đầu tư phát triển công nghiệp nói riêng, hoạt động xây dựng cơ bản phát triển nhanh chóng và thu hút một số lượng lớn lao động. Điều này làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Bảng Cơ cấu lao động công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc theo ngành
(Không tính cơ sở an ninh, quốc phòng, điện lực và chi nhánh doanh nghiệp)
Ngành công nghiệp |
ĐVT |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
1. Tổng số lao động CN |
Người |
53.751 |
55.110 |
64.162 |
68.412 |
Công nghiệp khai thác |
“ |
875 |
788 |
1.046 |
1.056 |
Công nghiệp chế biến |
“ |
52.713 |
54.105 |
62.882 |
67.090 |
SX, phân phối điện, nước |
“ |
163 |
217 |
234 |
266 |
2. Cơ cấu lao động CN |
% |
100,00 |
100,00 |
100,00 |
100,00 |
Công nghiệp khai thác |
“ |
1,63 |
1,43 |
1,63 |
1,54 |
Công nghiệp chế biến |
“ |
98,07 |
98,18 |
98,01 |
98,07 |
SX, phân phối điện, nước |
“ |
0,30 |
0,39 |
0,36 |
0,39 |
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008
Công nghiệp Vĩnh Phúc hiện đã và đang được sắp xếp, bố trí, tổ chức sản xuất ngày càng trở lên hợp lý và hiện đại. Sau khi tái lập tỉnh, với những cải cách tích cực, có thể nói có một “làn sóng” đầu tư vào Vĩnh Phúc đặc biệt là công nghiệp và kéo theo nó là mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp mới hiện đại hơn.
Có thể thấy, công nghiệp Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu ở vùng phía Đông Nam tỉnh, bao gồm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên. Thị xã Phúc Yên chiếm tới 77,7% GO công nghiệp trên địa bàn tỉnh, tiếp theo là Thành phố Vĩnh Yên 9,6%, huyện Bình Xuyên 9,2%, các địa bàn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Về không gian, sự phát triển công nghiệp như những năm qua về cơ bản đã khai thác tốt về lợi thế vị trí cũng như những điều kiện về phát triển hạ tầng cũng như về đất đai cho phát triển công nghiệp. Công nghiệp được bố trí phát triển chủ yếu tập trung gần các đô thị lớn trong tỉnh như Phúc Yên, Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên có vị trí tiếp giáp với hai trung tâm đô thị trên và đặc biệt là gần với Thủ đô Hà Nội, thị trường lớn và có các điều kiện về hạ tầng tốt hơn.
Phúc Yên đã và đang là trung tâm công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và tương lai trong sự gắn kết với Bình Xuyên tạo thành vùng động lực phát triển công nghiệp của tỉnh.
Biểu đồ 8. Cơ cấu công nghiệp Vĩnh Phúc theo lãnh thổ năm 2009
(giá so sánh)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh phúc 2009
Công nghiệp Vĩnh Phúc trong những năm qua đặc trưng bởi một số dự án công nghiệp độc lập quy mô lớn với mô hình tổ chức giống như những tổ hợp công nghiệp lớn, hiệu quả như: Toyota, Honda... và gần đây là Compal.
Song song với những dự án công nghiệp lớn là sự hình thành một số khu công nghiệp tập trung tạo điều kiện thu hút và đảm bảo hạ tầng tập trung cho các dự án công nghiệp quy mô nhỏ hơn. Gần đây, Vĩnh Phúc đã và đang hình thành những khu công nghiệp có quy mô lớn (quy mô từ 300 – 700ha) nhằm thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn hơn.
Giá trị gia tăng ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhanh dần trong những gần đây. Từ năm 2001 đến nay VA dịch vụ luôn tăng trưởng ở mức 2 con số, đặc biệt là giai đoạn 2006 – 2010. Năm 2006 giá trị gia tăng dịch vụ đạt 1.856 tỷ đồng(giá CĐ 94), đạt mức tăng trưởng cao nhất (21,22%) trong cả thời kỳ. Năm 2010 giá trị tăng thêm (VA) ngành dịch vụ (giá CĐ 1994) đạt 3.867,6 tỷ đồng (tăng bình quân 20,4% giai đoạn 2006-2010). Tính chung giai đoạn 2001 – 2010 giá trị gia tăng dịch vụ tăng trưởng bình quân 17,1%.
Mặc dù vậy, tăng trưởng ngành dịch vụ vẫn chưa tương xứng với sự phát triển của công nghiệp trên địa bàn, quan sát Sơ đồ 1 có thể thấy giá trị gia tăng dịch vụ vẫn còn thấp so với giá trị gia tăng công nghiệp, vì vậy đóng góp của khu vực dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh vẫn còn hạn chế và ít thay đổi, cụ thể năm 2001 đóng góp của khu vực dịch vụ vào GDP của tỉnh (theo giá thực tế) đạt 31,3%, sau khi giảm xuống còn 27,8% năm 2005 và 24,5% vào năm 2008 thì đến năm năm 2010 lại tiếp tục tăng lên đạt 28,9%.
Biểu đồ 9. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP ngành dịch vụ, 2001-2010
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2008; Sở KH và ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, 2010
a). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ:
Giai đoạn 2001- 2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn tăng bình quân hàng năm là 23,8%/năm, trong đó giai đoạn 2001 – 2005 là 12,2%/năm, giai đoạn 2006-2010 là 36,5%/năm
Mức bán lẻ bình quân đầu người tăng từ 2,1 triệu đồng/người năm 2001 lên 16,1 triệu đồng/người năm 2010. Mặc dù vậy mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ bình quân đầu người của Vĩnh Phúc vẫn còn thấp, chỉ bằng 60% - 75% so với mức bình quân chung của cả nước.
Bảng Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 – 2010
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
2001 |
2005 |
2010 |
1 |
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội |
Tỷ đ |
1.987,19 |
3.416 |
14.533 |
2 |
Bình quân đầu người |
Trđ/ng |
2,089 |
3,46 |
14,39 |
Nguồn: Cục thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, 2009
b). Kinh doanh du lịch
Hoạt động du lịch, khách sạn nhà hàng nhìn chung đã phát triển khá trong các năm gần đây. Hệ thống nhà hàng, khách sạn được đầu tư đáng kể, được nâng cấp ngày càng hiện đại và tiện nghi, đáp ứng nhu cầu của khách trong và ngoài nước. Năm 2001 toàn tỉnh có 81 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 974 phòng thì đến nay toàn tỉnh đã có 128 cơ sở lưu trú với 2.238 phòng. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 6,76% về cơ sở lưu trú và 12,62% về số phòng. Nhiều dự án đầu tư về lĩnh vực du lịch trên địa bàn Vĩnh Phúc đã và đang được triển khai tích cực (dự án khu du lịch Trại Ổi; dự án khu du lịch Bắc Đầm Vạc, dự án khu du lịch Đại Lải, Dự án Sân Golf Tam Đảo,v,v….)
Số lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 – 2010 tăng trưởng trung bình hàng năm 11,1%, đạt 1.445 nghìn lượt khách vào năm 2010, trong đó khách quốc tế khoảng 45 nghìn lượt (chiếm 3,22%). Tổng doanh thu du lịch đã tăng mạnh trong những năm gần đây, năm 2001 đạt 195 tỷ đồng, năm 2010 ước đạt 740 tỷ đồng(chủ yếu là kinh doanh khách sạn, dịch vụ ăn uống). Bình quân thời kỳ 2001 – 2010 doanh thu ngành du lịch tăng 15,8%/năm.
Tuy nhiên du lịch, dịch vụ du lịch của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương cũng như vai trò của một ngành kinh tế động lực và còn thấp so với một số địa phương được xem là đô thị du lịch trong nước; tuy lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc tăng cao qua các năm và một số sản phẩm du lịch chất lượng cao có bước phát triển, song so với các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… thì lượng khách đến Vĩnh Phúc còn thấp, khách quốc tế chỉ chiếm chỉ chiếm 3,22% lượng khách du lịch của tỉnh và 0,8% lượng khách du lịch quốc tế của Vùng KTTĐ phía Bắc, các sản phẩm lưu trú, dịch vụ du lịch chất lượng cao còn ít, hạ tầng du lịch bất cập, chưa có sức hấp dẫn mạnh đối với các nhà đầu tư, nguồn nhân lực về du lịch thiếu và tỷ lệ qua đào tạo còn thấp. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc lại nằm kề Thủ đô Hà Nội nên chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ, đòi hỏi sản phẩm du lịch của Vĩnh Phúc phải đạt được tính độc đáo và hấp dẫn hơn.
c). Vận tải và thông tin
– Dịch vụ vận tải
Dịch vụ vận tải những năm gần đây phát triển nhanh chóng cả về khối lượng hàng hóa, hành khách và số phương tiện vận tải. Vận tải hàng hóa trên địa bàn gồm có: đường bộ, đường sắt và đường thủy trong đó vận chuyển bằng đường bộ là chủ yếu. Năm 2010 khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 15.490 nghìn tấn, bình quân cả giai đoạn 2001 – 2010 tăng 13,9%/năm, khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 984.688 nghìn Tấn.km (năm 2010), tăng bình quân 26,1%/năm cả giai đoạn. Vận chuyển hành khách thực hiện chủ yếu bằng đường bộ, tăng bình quân 2001-2010 là 35,0%, khối lượng vận chuyển năm 2010 đạt 17.312 nghìn người; khối lượng luân chuyển năm 2010 đạt 1.528.656 nghìn người.km tăng 33,8% cho cả giai đoạn. Nhìn chung dịch vụ vận tải đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là phương tiện vận tải công cộng (xe buýt, xe taxi) ngày càng phát triển và hoạt động có hiệu quả hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân.
– Dịch vụ thông tin
Trong 10 năm qua dịch vụ thông tin liên lạc trong tỉnh phát triển khá nhanh, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc trong quản lý, kinh doanh và đời sống xã hội. Các dịch vụ bưu chính cơ bản được triển khai đến tận thôn, bản, 100% xã, phường có điểm phục vụ bưu chính. Dịch vụ điện thoại cố định và di động đã được phổ cập trong toàn tỉnh, 100% số xã và 95% số thôn có máy điện thoại. Dịch vụ điện thoại di động được phủ sóng toàn tỉnh. Tính đến năm 2010 mật độ thuê bao trên địa bàn (bao gồm cả cố định và di động) đạt 92 máy/100 dân (trong đó thuê bao cố định là 19,69 máy/100 dân), thấp hơn so với mật độ chung của cả nước (94,35 máy/100 dân) và mật độ trung bình của vùng Đồng bằng sông Hồng (112,49 máy/100 dân). Số thuê bao Internet tính đến hết năm 2010 ước đạt 17.200 thuê bao, trong đó tỷ lệ thuê bao băng rộng đạt 1,6 thuê bao/100 dân, nằm trong nhóm có mật độ thấp trong vùng Đồng bằng sông Hồng.
Nhìn chung, dịch vụ thông tin truyền thông trong tỉnh phát triển nhanh, theo kịp với những tiến bộ về công nghệ của cả nước nhưng do trình độ phát triển kinh tế chưa cao nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ trong tỉnh vẫn còn hạn chế, thị trường dịch vụ thông tin vẫn còn ở mức tiềm năng.
d). Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
Các dịch vụ tín dụng, tài chính ngân hàng phát triển nhanh và ngày càng đa dạng về hình thức cũng như chất lượng dịch vụ. Dịch vụ tài chính của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn cũng như cho vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997-2007 đạt tốc độ tăng trưởng khá, bình quân nguồn vốn tăng 35,06% và sử dụng vốn tăng 33,32%. Riêng năm 2008, nguồn vốn huy động đạt 7.167 tỷ đồng tăng 23,51%, dự nợ cho vay đạt 9.396 tỷ đồng, tăng 18,35% so với cuối năm 2007.
e). Hiện trạng phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại
Tính đến hết năm 2008, trên địa bàn toàn tỉnh có tổng số 60 chợ các loại (chưa kể chợ cóc, chợ tạm). Hiện nay mạng lưới chợ đang là hình thức phân phối phổ biến và có vị trí quan trọng trong việc cung ứng và tiêu thụ hàng hóa cho người dân, nhất là ở khu vực nông thôn. Các Trung tâm thương mại, siêu thị tập trung chủ yếu tại thành phố Vĩnh Yên hoặc rải rác có ở một số đô thị khác như thị xã Phúc Yên, trung tâm huyện Vĩnh Tường, Bình Xuyên.
Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại của tỉnh đang trong giai đoạn định hình và pát triển đan xen giữa các mô hình thương mại truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, các loại hình thương mại trên địa bàn tỉnh hiện nay còn đơn điệu, chủ yếu là loại hình chợ truyền thống, các loại hình mới đang phát triển nhưng còn manh mún, lẻ tẻ. Các mô hình thương mại hiện đại chưa phát triển một cách đồng bộ và tập trung.
– Các ngành dịch vụ - thương mại trên địa bàn tỉnh đã bước đầu phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện, loại hình dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng;
– Tuy vậy, trong tương quan so sánh với phát triển công nghiệp nói chung thì lĩnh vực dịch vụ - thương mại còn nhiều bất cập:
– Phát triển các phân ngành chưa đồng bộ; chỉ riêng lĩnh vực tài chính - ngân hàng phát triển mạnh để phục vụ cho hoạt động các doanh nghiệp FDI (chiếm tỷ trọng 50% trong cơ cấu ngành), các lĩnh vực khác phát triển còn chậm, quy mô nhỏ;
– Lĩnh vực du lịch - khách sạn, nhà hàng phát triển chưa mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu và không tương xứng với một tỉnh có thế mạnh tiềm năng phát triển du lịch;
– Sản phẩm ngành dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng dịch vụ chưa cao và chưa có sản phẩm dịch vụ mang đặc trưng cho tỉnh Vĩnh Phúc,
– Giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn còn nhỏ, tốc độ tăng kém ổn định; đặc biệt phần xuất khẩu của địa phương;
– Tỷ trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng dịch vụ còn thấp.
Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn tỉnh. Số lượng doanh nghiệp dân doanh tính đến hết năm 2010 là: 3.513 DN, vốn đăng ký 15.544 tỷ đồng; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 116 DN, vốn đăng ký là 2.313 Tr USD; Doanh nghiệp nhà nước địa phương là: 9, vốn đăng ký là 60 tỷ đồng; doanh nghiệp nhà nước trung ương là 6; Số lượng Hợp tác xã là 376 HTX,vốn đăng ký 676,2 tỷ đồng; Hộ kinh doanh cá thể là: 31.100 hộ .
– Đối với doanh nghiệp dân doanh từ năm 2006 đến năm 2008 bình quân mỗi năm tăng 26%/ năm; Mỗi năm tăng thêm khoảng 500 doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp nhà nước giảm do hàng năm thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp, thực hiện cổ phần hoá, chuyển hình thức sở hữu.
– Loại hình kinh tế tập thể (HTX) hàng năm tăng không đáng kể, không có biện động lớn, càng về những năm gần đây số HTX thành lập mới càng ít ; Chủ yếu thành lập doanh nghiệp dân doanh.
– Hộ kinh doanh cá thể, mỗi năm thành lập mới khoảng 3000 hộ, bình quân mỗi năm tăng khoảng 10%.
Đóng góp của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước là rất lớn và gia tăng nhanh trong những năm gần đây.
a). Đóng góp ngân sách:
– Năm 2006 là 2859,4 tỷ đồng. Trong đó DNNN là 63,6 tỷ đồng; DN nước ngoài là 2630,3 tỷ đồng; DN dân doanh là 165,8 tỷ đồng.
– Năm 2007 là 3909,5 tỷ đồng Trong đó: DNNN là 71,2 tỷ đồng; DN nước ngoài là 3640,7 tỷ đồng; DN dân doanh là 197,6 tỷ đồng .
– Năm 2008 là 6662,9tỷ đồng Trong đó: DNNN là 80 tỷ đồng; DN nước ngoài là 6292,9 tỷ đồng; DN dân doanh là 290 tỷ đồng; Chiếm 72,2 %Tổng số thu ngân sách địa phương, so với năm 2006 gấp 2,2 lần.
b). Giá trị sản xuất(Giá CĐ 1994):
– Năm 2006 đạt 24.237 tỷ đồng. Trong đó: DNNN là 2516 tỷ đồng; DN nước ngoài là 16.139 tỷ đồng tỷ; Doanh nghiệp dân doanh: 5.581 tỷ đồng.
– Năm 2007 đạt 32.704 tỷ đồng. Trong đó: DNNN : 2740 tỷ đồng; DN nước ngoài là 23.020 tỷ đồng ; Doanh nghiệp dân doanh 6944 tỷ đồng.
– Năm 2008 đạt 39.911 tỷ đồng. Trong đó: DN NN là 2919 tỷ đồng; DN nước ngoài là 28.347 tỷ đồng; Doanh nghiệp dân doanh 8.644 tỷ đồng ; So với năm 2006 tăng 64%.
c). Tổng giá trị tăng thêm (Giá CĐ 1994):
– Năm 2006 Đạt 6713 tỷ đồng. Trong đó: DN NN 1405 tỷ đồng ; DN nước ngoài là 2620 tỷ đồng; Doanh nghiệp dân doanh 2687 tỷ đồng.
– Năm 2007 Đạt 8.255 tỷ đồng. Trong đó: DN NN 1571 tỷ đồng DN nước ngoài là 3497 tỷ đồng; Doanh nghiệp dân doanh 3185 tỷ đồng .
– Năm 2008 đạt 9721 tỷ đồng .Trong đó: DN NN 1817 tỷ đồng; DN nước ngoài là 4327 tỷ đồng; Doanh nghiệp dân doanh 3577 tỷ đồng; So với năm 2006 tăng 44%.
d). Giải quyết lao động.
Số lao động trong các doanh nghiệp đã sử dụng khoảng trên 90 ngàn lao động; Hàng năm giải quyết thêm được khoảng trên 10 ngàn lao động; Lương bình quân đạt 1,5 triệu đồng/ người/tháng.
– Các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển nhanh chóng về số lượng, tạo ra một số lượng lớn việc làm mới.
– Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lµ lực lượng tạo ra bước đột phá về tăng trưởng kinh tế trên địa bàn.
– Nhiều doanh nghiệp quy mô còn nhỏ; Khó có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, máy móc thiết bị còn lạc hậu, giá thành sản phẩm cao, kém sức cạnh tranh. 3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông khá phát triển với 3 loại: giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông. Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông cao. Nhiều tuyến được đầu tư đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội.
Giao thông đô thị và giao thông nông thôn đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, đảm bảo thông thương và giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh và với bên ngoài.
Tuy vậy, hệ thống giao thông còn những hạn chế sau:
– Chất lượng các loại đường bộ đều trong tình trạng xuống cấp. Các tuyến đường quốc lộ qua địa bàn tỉnh, tỉnh lộ nhìn chung đều có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, quy mô mặt cắt nhỏ, hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu về lưu lượng và tải trọng phương tiện.
– Các tuyến đường là cửa ngõ ra vào giữa Vĩnh Phúc với các tỉnh bạn (đường liên tỉnh) và nối giữa các huyện với nhau (tỉnh và huyện lộ) thường xuyên ở tình trạng quá tải. Chưa có hệ thống giao thông chính nối thông trực tiếp Vĩnh Phúc với Thái Nguyên. Giao thông qua phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) còn hạn chế do chưa đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh. Tất cả các nút giao thông giữa đường bộ với đường bộ, đường bộ với đường sắt đều là nút giao đồng mức (chỉ có 3 cầu vượt đường sắt Vĩnh Yên nhưng hiệu quả giao thông kém);
– Các nhà ga xe lửa đã xây dựng từ khá lâu nên đang xuống cấp cần được cải tạo, nâng cấp;
– Các cảng sông đều là cảng tạm, phương tiện bốc xếp thủ công, công suất bốc xếp thấp;
– Mối liên kết giữa các tuyến đường bộ nối với các nhà ga đường sắt, các cảng sông chưa tốt vì chất lượng các đường kết nối còn kém.
– Chưa có cảng nội địa (ICD), hiện mới đang được quy hoạch, chuẩn bị xây dựng.
Thực trạng trên có ảnh hướng không tốt đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đặc biệt là phát triển công nghiệp nói riêng.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn