Thuyết minh dự án đầu tư trang trại chăn nuôi 24000 con heo thịt

Đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi 24.000 con heo thịt với quy mô chăn nuôi: 24.000 con heo lấy thịt/năm. Theo quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để nhằm cung cấp heo thịt và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu con giống và thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng và các khu vực nói chung.

Thuyết minh dự án đầu tư trang trại chăn nuôi 24000 con heo thịt

  • Giá gốc:66,000,000 vnđ
  • Giá bán:55,000,000 vnđ Đặt mua

Thuyết minh dự án đầu tư trang trại chăn nuôi 24000 con heo thịt

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư
I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
Điện thoại: (028) 22142126;                       Fax:   (028) 39118579
I.3. Mô tả sơ bộ dự án
Tên dự án đầu tư: Trang trại chăn nuôi 24.000 con heo thịt.
Mục tiêu đầu tư:
Xây dựng trang trại chăn nuôi heo lấy thịt theo quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để nhằm cung cấp heo thịt và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu con giống và thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói riêng và các khu vực nói chung.
 Phát triển chăn nuôi đàn heo lấy thịt 24.000 con/năm.
Quy mô đàn heo: Trang trại nuôi ổn định 24.000 con/năm.
Tổng vốn đầu tư: 
CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
VI.1. Sơ đồ tổ chức công ty
VI.1.1. Mô  Hình  Tổ Chức 
Tổ chức quản lý kinh doanh theo: Theo Luật doanh nghiệp hiện hành.      
Thành lập hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban thanh tra.
VI.1.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành
Áp dụng chương trình quản lý “Hệ thống quản lý trang trại” nhằm thu thập thông tin thực một cách tự động và cung cấp một báo cáo phân tích tổng hợp bao gồm toàn bộ các yếu tố khác nhau mà người quản lý chăn nuôi phải biết về đàn heo như: sức khỏe, khả năng sinh sản, dinh dưỡng và các thông tin khác.
Tập huấn đội ngũ lao động tại chỗ chuyên nghiệp, bộ phận bác sỹ thú y, đội ngũ kỹ thuật viên phối giống giỏi, các chuyên gia về dinh dưỡng… cho các nông trại.
VI.1.2.1. Trách nhiệm của Công ty:
Ban hành quy trình kỹ thuật chăm sóc đàn heo và vùng nguyên liệu cỏ. Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các cán bộ của nông trại.
Tổ chức và quản lý công tác xây dựng cơ bản của các nông trại theo kế hoạch và khối lượng hàng năm, bảo đảm công tác trồng mới vùng cỏ nguyên liệu, chăm sóc đàn heo theo đúng quy trình kỹ thuật, kiểm kê chính xác số lượng và chất lượng đàn heo kiến thiết cơ bản vào cuối năm.
VI.1.2.2. Trách nhiệm của nông trại:
Quản lý toàn diện các mặt về nhân sự, đàn heo, cơ sở vật chất nông trại, xây dựng kế hoạch sản xuất và dự trữ thức ăn.
Quản lý hồ sơ về đàn heo gồm: Cơ cấu đàn heo; hồ sơ biến động đàn (heo mới sinh, heo chết, heo nhập đàn); hồ sơ phối giống sinh sản; hồ sơ về bệnh và điều trị;  hồ sơ về dinh dưỡng (thức ăn, nước uống,...)
Tổ chức kiểm tra nghiệm thu về số lượng, chất lượng công việc thực hiện của các đội thuộc nông trại hàng tháng, hàng quý và cuối năm.
Sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác trồng cỏ, chăm sóc và quản lý đàn heo hàng năm của nông trại.
VI.2. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động
VI.2.1. Lao động trực tiếp
Chăm sóc đàn heo: đối với lao động trực tiếp chăm sóc con heo, định mức lao động là 100 con heo /người.
VI.2.2. Lao động gián tiếp
Đối với lao động gián tiếp làm công tác quản lý của dự án, trong thời gian đầu Công ty sẽ thuê các chuyên gia từ Isarel, Thái Lan về mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi heo, phối trộn thức ăn, thụ tinh nhân tạo theo quy trình kỹ thuật công nghệ hiện đại cho cán bộ quản lý của Công ty nhằm nâng cao năng lực, trình độ quản lý trong việc chăm sóc, quản lý heo thịt theo một quy trình khép kín và khoa học.
 Dự án Trang trại chăn nuôi 24.000 con heo thịt với lịch trình các công việc trong kế hoạch thực hiện.
Kế hoạch và lịch trình thực hiện đề án.
Dự toán (nguồn vốn đầu tư) và những bảo lãnh (hoặc đảm bảo) đề án cho nhà đầu tư.
Kinh phí đầu tư và phương thức quản lý tài chính.
Những dịch vụ giám sát và thi công.
Huấn luyện chuyên viên và công nhân nông trại.
CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH
VII.2. Giải pháp thi công xây dựng

VII.2.1. Phương án thi công

  • Có hai phương án thi công chính thường được áp dụng trong xây dựng các công trình đó là thi công đồng thời và thi công cuốn chiếu. Thi công đồng thời nghĩa là toàn bộ các hạng mục đều được triển khai cùng một lúc, thi công cuốn chiếu nghĩa là thi công tuần tự các hạng mục theo tiến độ.
  • Khu vực Trang trại chăn nuôi 24.000 con heo thịt tại Bình Dương có một diện tích rộng, hơn nữa các hạng mục và tổ hợp hạng mục có những khoảng cách tương đối lớn  mặt bằng thi công tương đối rộng nên báo cáo đề xuất sử dụng phương án thi công đồng thời đối với dự án.
  • Việc triển khai cùng lúc các hạng mục xây dựng, lắp đặt sẽ đảm bảo rút ngắn thời gian thi công, giảm chi phí quản lý, giám sát công trường, các chi phí khác, sớm đưa công trình vào sử dụng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Do tính chất và qui mô của Trang trại chăn nuôi 24.000 con heo thịt rất lớn nên sẽ không có một giải pháp cố định cho toàn bộ công trình mà sử dụng giải pháp kết hợp để triển khai trên công trường.
  • Giải pháp thi công chung Trang trại chăn nuôi 24.000 con heo thịt gồm:
  • Thi công lắp ráp: sử dụng cho các hạng mục trên cao.
  • Thi công toàn khối: cho các hạng mục móng, bể chứa nước, công trình ngầm. 
  • Thi công thủ công: cho các hạng mục khu chuồng trại nuôi heo, cổng, tường rào, sân bãi.
  • Vận hành thử: được thực hiện với tất cả các thiết bị, máy móc,...
  • Trang trại chăn nuôi 24.000 con heo thịt là làm mới nên không bị ảnh hưởng bởi các công trình hiện hữu.

VII.3. Sơ đồ tổ chức thi công

VII.4. Hình thức quản lý dự án

Theo quy định của Luật Xây dựng, căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây: Chủ đầu tư lựa chọn hình thức trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG

V.1. Quy mô đầu tư dự án

Đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi 24.000 con heo thịt 

V.2. Khối lượng công trình

V.3. Quy mô xây dựng các hạng mục công trình chính

V.6. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:

V.6.1. Công suất của dự án đầu tư:

Trại chăn nuôi heo lấy thịt với quy mô 12.000 con/lứa tương đương 24.000 con/năm.

V.6.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư :

V.6.2.1. Dinh dưỡng

 Thời gian nuôi heo thịt thường được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những tiêu chuẩn dinh dưỡng khác nhau.

 a. Giai đoạn 1

 Heo thịt được nuôi từ 70 – 130 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 20 – 60 kg. Đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, do đó khẩu phần cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin để phát triển cả chiều dài và chiều cao thân. Thiếu dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ làm cho khung xương kém phát triển, hệ cơ vì thế cũng không phát triển, heo trở nên ngắn đòn, ít thịt vì bắp cơ nhỏ, sự tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều hơn. Nhưng nếu dư thừa dưỡng chất sẽ làm tăng chi phí chăn nuôi, dư protein sẽ bị đào thải ở dạng ure gây hại cho môi trường, heo dễ bị viêm khớp, tích lũy mỡ sớm. Người chăn nuôi nên cho heo ăn theo khẩu phần có 17 – 18% protein thô, giá trị khẩu phần có từ 3100 – 3250 Kcal.

 b. Giai đoạn 2

 Heo thịt được nuôi từ 131 – 165 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 61 – 105 kg. Đây là thời kỳ heo tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô liên kết nên heo sẽ phát triển theo chiều ngang, mập ra. Nên giai đoạn này heo cần nhiều glucid, lipid hơn giai đoạn 1, ngược lại nhu cầu protein, khoáng chất, vitamin ít hơn. Dư dưỡng chất lúc này chỉ làm tăng chi phí thức ăn và tăng lượng mỡ, nhưng nếu thiếu dưỡng chất sẽ làm heo trở nên gầy, bắp cơ dai không ngon, thiếu những hương vị cần thiết, thịt có màu nhạt không hấp dẫn người tiêu dùng. Giai đoạn này nhà chăn nuôi sử dụng thức ăn có khẩu phần có protein thô từ 14 – 16%, giá trị khẩu phần có từ 3000 – 3100 kcal.

 Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các giống heo ngoại có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, có tỷ lệ nạc cao như Landrace, Hampshire hay heo lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên (xem thêm ở bài Kỹ Thuật Chọn Giống Heo). Kỹ thuật này thường áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, có trình độ thâm canh cao, và cả hai giai đoạn nuôi đều phải cân đối thành phần các axít amin và axít béo không no mạch dài.

 Phẩm chất thức ăn có quan hệ trực tiếp đến phẩm chất thịt heo khi giết mổ. Nếu khẩu phần chứa nhiều chất béo xấu thì sẽ cho quầy thịt có mỡ bệu, dễ bị hóa lỏng và ôi dầu khi tồn trữ lạnh lâu (chất béo của bột cá xấu sẽ tạo mùi tanh cho thịt và ít người ưa chuộng).

V.6.2.2. Kỹ thuật cho ăn

 a. Số lượng thức ăn

 Theo như phần trình bày về Dinh Dưỡng ở trên thì cơ thể heo phát triển theo 2 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu cơ thể heo sẽ phát triển số lượng tế bào cơ và giai đoạn còn lại sẽ phát triển kích thước tế bào. Do đó, ở giai đoạn đầu ta cần cho heo thịt ăn với số lượng tự do theo nhu cầu để giúp heo tăng tối đa số lượng tế bào và ở giai đoạn sau cho heo ăn theo định mức để hạn chế quá trình hình thành tế bào mỡ. Như vậy sẽ giúp giảm chi phí cho đàn heo thịt và tăng tỉ lệ nạc.

 b. Cách cho ăn

 Nên bố trí máng ăn đủ cho số heo trong đàn để hạn chế mức ăn không đồng đều và nên cho ăn nhiều lần trong ngày để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Tập cho heo có phản xạ ăn theo giờ để tăng khả năng tiêu hóa. Trong khi cho ăn nên theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào của từng con trong chuồng. Ngoài ra, cần chú ý đến chất lượng thức ăn phải đủ dưỡng chất và không bị nhiễm độc tố nấm mốc.

 Nước uống: nước uống cho heo cần phải sạch và đầy đủ.

V.6.2.3. Kỹ thuật chăm sóc

 a. Phân lô, phân đàn

 – Sau khi cai sữa heo con chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc phân lô, phân đàn phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

 – Khi ghép tránh không để cho heo phân biệt đàn và cắn xé lẫn nhau.

 – Mật độ nuôi thích hợp như sau: từ 10 – 35 kg có 0,4 – 0,5 m2/con, từ 35 – 100 kg có 0,8 m2/con.

 * Lưu ý: Nên nuôi tách riêng heo thịt đực và cái vì giới tính có liên quan đến mức tăng trọng của heo, nhất là từ giai đoạn heo đạt khoảng 50 kg trở lên. Một số đặc điểm khác nhau cơ bản về dinh dưỡng giữa heo đực và heo cái như là: Khả năng tăng trưởng cơ của heo đực cao hơn heo cái; heo đực cần nhiều protein và acid amin hơn heo cái vào giai đoạn 50 – 90 kg; heo cái được cho ăn tự do đến 40 – 45 kg còn heo đực thì có thể ăn tự do cho tới 55 – 60 kg và sau đó đều được nuôi tách riêng cho ăn với mức năng lượng hạn chế khác nhau. Mặt khác khẩu phần của heo đực cần nhiều lysine hơn heo cái.

 b. Chuồng trại và vệ sinh

 – Việc quản lý đàn heo thông qua thiết kế chuồng trại phù hợp, mật độ nuôi, nhiệt độ chuồng nuôi, các stress nhiệt và chất lượng không khí… cũng rất quan trọng.

 – Chuồng trại phải thoáng mát, có sự lưu chuyển không khí với vận tốc gió trung bình từ 0,5 – 1m/giây. Nếu thông gió bằng quạt hút cần điều chỉnh vận tốc cho phù hợp với từng mùa, tránh sự ngột ngạt, và nên đề phòng sự cố mất điện, quạt không chạy dẫn đến đàn heo bị chết do ngộp.

 – Nền chuồng luôn khô ráo, có độ dốc thoát nước tốt, tránh trơn trợt hoặc gồ ghề, hạn chế chất thải trong khu vực nuôi.

 – Trục dọc của dãy chuồng nên chạy theo hướng đông bắc tây nam để tránh các hướng nắng bất lợi, hướng mưa tạt gió lùa. Nên thiết kế chuồng có chổ phơi nắng khoảng 2/3 diện tích chổ nằm kể trên. Sân nắng ngoài việc cung cấp vitamin D cho heo, còn có tác dụng sưởi ấm và sát trùng bằng tia tử ngoại.

 – Quanh chuồng nên trồng cây che mát, tuy tốt vào ban ngày, nhưng về đêm nếu không khí ngưng đọng, không có gió, cây hô hấp thải CO2 cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự tăng trưởng của heo nuôi.

 – Khuynh hướng gần đây của các trại nuôi heo cao sản thì chỉ tắm heo trong những trường hợp thật cần thiết vì việc tắm heo sẽ làm cho heo tăng độ dày của lớp mỡ lưng (đây là phản ứng của heo để chống lại nước lạnh). Như vậy heo sẽ mất nhiều năng lượng hơn và chất lượng của quầy thịt không đạt theo yêu cầu về tỉ lệ nạc. Mặt khác, tắm heo cũng là một trong những nguyên nhân làm cho những heo yếu trong đàn dễ nhiễm bệnh.

 – Nên tổ chức vệ sinh và sát trùng chuống trại tốt trong suốt quá trình nuôi.

 c. Phòng bệnh

 – Tiêm phòng: Nên tiêm phòng cho heo lúc 8 – 12 tuần tuổi (giai đoạn trước khi heo đưa vào nuôi thịt). Tiêm các loại vacine thông thường (Dịch tả, FMD), riêng đối với bệnh Phó thương hàn cần tiêm cho heo trong thời kì heo con theo mẹ và sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại. Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 – 20 ngày, heo có thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung.

Quy trình chăn nuôi heo lấy thịt được mô tả theo hình sau:

Quy trình chăn nuôi heo lấy thịt

Mô tả quy trình công nghệ:

Số heo giống dùng cho Dự án được cung đảm bảo chất lượng cao, sạch bệnh; heo con nhập về khoảng 3-5 tuần tuổi. Heo được nuôi từ 5 – 6 tháng tuổi và có trọng lượng trung bình từ 90 – 100 kg đủ trọng lượng sẽ được xuất bán. Kiểm tra chọn heo lấy thịt tốt, tăng trọng nhanh, đẹp xuất bán sang các trại nuôi heo nái, số heo không đạt chất lượng sẽ được chuyển sang các trại nuôi làm heo thịt. Trung bình mỗi năm trang trại sẽ nuôi 02 lứa heo, tức trong một năm trại xuất chuồng khoảng 24.000 con heo lấy thịt. Trong quá trình nuôi heo sẽ phát sinh các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường. Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp để hạn chế tối đa tác động của các chất thải đến môi trường xung quanh và con người. Heo được nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến, tuân thủ tuyệt đối theo yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi và điện kiện vệ sinh chuồng trại cũng như bảo vệ môi trường. Chuồng đượ làm mát bằng hệ thống quạt hút và tấm làm mát giải nhiệt bằng hơi nước, đảm bảo không khí được lưu và nhiệt độ luôn ổn định 25 –26oC, tạo nên môi trường chăn nuôi lý tưởng.

Sàn chuồng là sàn hở làm cho chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, tạo sự thông thoáng trong từng ô chuồng nuôi, giảm chi phí vệ sinh chuồng trại. Quy cách xây dựng là sàn hở một phần hoặc toàn phần tùy theo từng đối tượng heo khác nhau. Vật liệu xây dựng được lựa chọn là bê tông cốt thép dạng tấm, có rãnh nhỏ hoặc dạng sàn nhựa, có rãnh hở. Trang trại có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Nguồn thức ăn cho heo do nhà cung cấp cấp. Số heo giống dùng cho Dự án ban đầu đảm bảo chất lượng cao, sạch bệnh; heo con nhập về khoảng 3-5 tuần tuổi có trọng lượng khoảng 5 – 7kg. Nhứng con được nhập về trại là những con đã kiểm tra chất lượng từ nhà cung cấp và được tiêm chủng đầy đủ. Heo con khi nhập về trại sẽ được cách lý tại nhà cách ly của trang trại trong khoảng thời gian quy định để kiểm tra, theo dõi mọi biểu hiện của dịch bệnh nhằm đảm bảo heo khỏe mạnh trước khu chuyển về trại heo lấy thịt.

Heo con nhập về trại được chăm sóc, nuôi dưỡng trong thời gian khoảng 05-06 tháng, đạt trọng lượng từ 90kg – 100kg sẽ tiến hành xuất chuồng. Như vật, ước tính khả năng tăng trọng của heo con từ lúc nhập về trại đến lúc xuất chuồng khoảng 0,67kg/ngày. Chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của trang trại gồm mùi hôi, khí thải, nước thải, chất thải rắn và các nguồn tác động không liên quan đến chất thải như tiếng ồn, các sự cố môi trường,… Chủ dự án sẽ có phương án xử lý phù hợp và hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa có tác động của nguồn thải tránh gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh cũng như sức khỏe của công nhân tại dự án.

  1. Công nghệ chuồng nuôi heo đan – hầm

Nguyên tắc chính của công nghệ nuôi heo đan – hầm:

Sử dụng tấm đan cho phép chất thải được giẫm lên bởi heo rơi xuống bể chứa chất thải ở bên dưới sàn chuồng.

Phần lỏng ở dưới sàn chuồng sẽ nhanh chóng hình thành lớp ván trên bề mặt, để không có mùi hôi và có khí độc bốc lên.

Khi chất thải dưới hầm đạt độ sâu trên 550mm sẽ được tháo sang bể chứa chất thải theo nguyên tắc “áp lực âm”.

Dưới đáy của bể bên dưới sàn chuồng nuôi được bố trí hệ thống cửa thoát thải, rảnh thoát nước thải và ống thoát nước thải.

Mô hình công nghệ chuồng heo nuôi đan hầm

Đường thoát của hầm chứa được nối với hệ thống thoát hố thu gom ở bên ngoài. Độ dốc rãnh thoát nước thải tại hầm chứa là 0,5% đảm bảo khả năng thoát nước của chuồng.

Mô hình công nghệ chuồng nuôi heo đan – hầm

CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

IX.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư

IX.2. Nội dung Tổng mức đầu tư

IX.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt

IX.2.2. Chi phí thiết bị

IX.2.3. Chi phí quản lý dự án:

IX.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

IX.2.5. Chi phí khác

CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.1. Công suất của dự án đầu tư trang trai chan nuoi heo 24.000 con :  

- Quy mô, công suất: 12.000 con heo nái; heo nọc: 200 con.

- Tỷ lệ heo nọc/heo nái = 1/60 (heo nọc khai thác tinh nhân tạo và trại phối tinh nhân tạo 100%).

- Một chu kỳ động dục của heo nái từ 18 – 21 ngày, thời gian trung bình 1 con heo mang thai là 114 ngày và chăm sóc heo con là 14 đến 20 ngày; lợn nái sau cai sữa 5 – 7 ngày thì động dục trở lại. Tổng 01 chu kỳ động dục – mang thai – đẻ - cai sữa – động dục lại là từ 155 đến 163 ngày (khoảng gần 6 tháng).

- Khi trang trại bắt đầu đi vào hoạt động, 06 tháng đầu năm thứ 1 là thời gian ổn định của trang trại (trong thời gian này không có heo con xuất bán), số heo nhập về lần lượt tối đa là 05 lần, trung bình mỗi tháng nhập 01 lần, mỗi lần tối đa 1.000 con. Trong vòng 5 tháng nhập đủ số lượng 5.000 neo nái. Từ thời điểm 06 tháng cuối năm thứ 1 trở về sau thì trang trại đi vào hoạt động ổn định và duy trì mỗi tháng xuất tới đa 10.000 heo con. Do đó, số lượng heo xuyên suốt định kỳ nhu cầu chăn nuôi trong trang trại là 4.000 heo chửa, 1.000 heo nái nuôi con và 10.000 heo con và 84 heo nọc.

- Trung bình 01 tháng duy trì tối đa 1.000 con heo nái đẻ, trung bình mỗi con heo nái đẻ 10 con heo con. Vậy trung bình mỗi tháng có tối đa là 1.000 x 10 = 10.000 heo con xuất bán.

3.2. Quy trình, công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

- Giống heo nái sinh sản: Heo nái có trọng lượng khoảng 60 kg được nhập từ Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam. Loại heo nái giống này có khả năng sinh sản cao.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng: Chủ dự án chịu trách nhiệm chính trong chăn nuôi và chi trả mọi chi phí: con giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh, lương chuyên gia, bác sĩ thú y, lương công nhân,… Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra.

- Tiêu chuẩn heo xuất chuồng: Heo con xuất chuồng khoảng 30 ngày tuổi có trọng lượng > 4 kg.

Định mức kỹ thuật chăn nuôi heo nái đẻ và nuôi con:

- Số con đẻ ra còn sống/lứa: 10 con.

- Số lứa đẻ/nái/năm: 02 lứa.

- Thời gian sử dụng heo nái: 5 lứa.

Định mức kỹ thuật heo đực:

- Thụ tinh nhân tạo 1 con heo đực cho khoảng 60 con cái. Thời gian khai thác heo đực khoảng 02 năm.

Quy trình chăn nuôi heo nái sinh sản:

Heo nái giống (trọng lượng khoảng 60 kg) -> nhập chuồng -> chăm sóc -> phối giống -> heo nái mang thai -> heo nái sinh sản -> heo con (chăm sóc đến khoảng 30 ngày tuổi) -> xuất bán.

Thuyết minh quy trình chăn nuôi:

Heo nái giống và heo nọc giống trọng lượng khoảng 60 kg nhập về trại, đã được kiểm dịch trước khi vận chuyển đảm bảo đạt yêu cầu về chất lượng. Trước khi nhập vào trại tại khu vực nhập/xuất heo, có bố trí cụm nhà tắm heo, tại đây heo sẽ được tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ trước khi nhập/xuất chuồng. Nước thải từ quá trình tắm heo tại cụm nhà tắm heo sẽ được thu gom về hồ thu gom, sau đó được dẫn về biogas để xử lý tiếp theo.

Heo nái sau khi qua cụm tắm heo được chăm sóc thích nghi tại nhà phát triển hậu bị trong thời gian từ 10 – 12 ngày. Heo nọc qua cụm tắm được chăm sóc, được đưa về nhập chuồng tại các ô nọc (03 ô/nhà heo mang thai, 04 nhà heo mang thai) thuộc nhà heo mang thai và được chăm sóc tại đây để khai thác tinh. Heo nái sau 10 – 12 ngày nuôi thích nghi tại nhà phát triển hậu bị, được lùa sang các ô phối tinh (10 ô/nhà heo mang thai, 04 nhà heo mang thai) tại nhà heo mang thai và được chăm sóc, phối tinh tại đây. Sau khi phối tinh trong khoảng 22 ngày, heo nái sẽ mang thai và được chuyển sang các ô mang thai (872 ô/nhà heo mang thai, 04 nhà heo mang thai) để tiếp tục chăm sóc, dưỡng thai trong thời gian khoảng 100 ngày. Sau đó, heo mang thai được chuyển sang nhà heo nái đẻ để chờ sinh, sau khoảng 5 – 12 ngày sẽ sinh con tại đây. Sau khi sinh, heo con được nuôi chung với heo mẹ tại nhà heo nái đẻ (được bố trí lồng ấm) để cung cấp chất dinh dưỡng, quá trình chăm sóc này yêu cầu đòi hỏi về chuồng úm sạch sẽ, khô ráo và nhiệt độ đèn sao cho đảm bảo ngừa bệnh hô hấp và đi ngoài của heo con. Đối với heo con sau sinh khoảng 7 – 10 ngày được tập ăn bằng loại thức ăn dễ tiêu. Sau khi heo con được chăm sóc từ 14 – 21 ngày tuổi sẽ được tách mẹ. Heo con tiếp tục được nuôi tại đây khoảng 4 – 9 ngày, thức ăn chính là cám dinh dưỡng tổng hợp và nước uống, đạt trọng lượng trung bình ≥ 4kg sẽ được xuất chuồng. Heo nái sau đẻ và chăm sóc heo con, được đưa về lại chăm sóc tại nhà phát triển hậu bị. Quy trình chăn nuôi heo nái tiếp tục được lập lại như trên.

Xem thêm Đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi 24.000 con heo thịt với quy mô chăn nuôi: 24.000 con heo lấy thịt/năm. Theo quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để nhằm cung cấp heo thịt và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu con giống và thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng và các khu vực nói chung.

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1