Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (gpmt) của dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.Tổng diện tích đất sử dụng: 12.694,5m2.Sản phẩm của dự án thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với công suất khoảng 120.000 tấn/năm.

Ngày đăng: 17-07-2024

95 lượt xem

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1. Tên chủ dự án đầu tư:

- Tên Chủ dự án: Công ty Cổ phần ........

- Địa chỉ trụ sở chính: ..........., Khu công nghiệp Hố Nai, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

- Người đại diện theo pháp luật của dự án: ........;     Chức vụ: Tổng Giám đốc Công ty

- Điện thoại: ...........;      Email: .................  

- Công ty Cổ phần ........ được thành lập năm 2019 theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có mã số doanh nghiệp là .......... do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp đăng ký lần đầu ngày 13/6/2019, đăng ký thay đổi lần thứ 4ngày 23/11/2021. Theo đó, ngành nghề kinh doanh của Công ty gồm: Chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu, lợn; Chăn nuôi gia cầm; chăn nuôi khác; hoạt động dịch vụ chăn nuôi; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản.

- Dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi .............. đã được Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án .............. chứng nhận lần đầu ngày 19/6/2023.

2. Tên dự án đầu tư:

- Tên dự án đầu tư: "Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi"

 - Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư: Ban quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 158/QĐ-BQLCKCN ngày 22/12/2023 về việc phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng dự án đầu tư Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ........ tại KCN Mỹ Thuận, tỉnh Nam Định.

- Quy mô của dự án (phân loại dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Theo giấy chứng nhận đầu tư do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định cấp thì dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có tổng vốn đầu tư là 130.422.000.000 đồng nên thuộc dự án công nghiệp nhóm B theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Luật đầu tư công.

* Thông tin chung về quá trình triển khai thực hiện dự án:

Công ty Cổ phần ........ được thành lập năm 2019 theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có mã số doanh nghiệp là ........... do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp đăng ký lần đầu ngày 13/6/2019, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 23/11/2021. Theo đó, ngành nghề kinh doanh của Công ty gồm: Chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu, lợn; Chăn nuôi gia cầm; chăn nuôi khác; hoạt động dịch vụ chăn nuôi; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản.

Ngày 06/01/2023, Công ty đã ký hợp đồng số 02/HĐNTTĐ-KCNMT hợp đồng nguyên tắc thuê lại quyền sử dụng đất gắn với cơ sở hạ tầng tại KCN Mỹ Thuận, tỉnh Nam Định với Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng ............ để thuê lô đất số CN11-2 KCN Mỹ Thuận với diện tích khoảng 12. 694,5m2.

Ngày 22/5/2025, Hội đồng cổ đông Công ty đã quyết định thực hiện đầu tư dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ........ tại khu đất thuộc lô số CN11-2 KCN Mỹ Thuận, tỉnh Nam Định đồng thời gửi hồ sơ đề xuất dự án tới Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định để xem xét, phê duyệt. Ngày 19/6/2023, Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với mã số dự án ............... Theo đó:

- Mục tiêu của dự án là:

+ Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm;

+ Thực hiện quyền phân phối bán buôn, bán lẻ (không gắn với thành lập mạng lưới bán buôn, bán lẻ) các hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu (không gắn với thành lập mạng lưới thu gom hàng hóa) các hàng hóa không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, phân phối theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc không thuộc diện hạn chế theo cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

+ Là nhà máy có hệ thống hạ tầng kỹ thuật xây dựng mới đồng bộ, hiện đại.

+ Có các kết nối giao thông thuận tiện với các tuyến đường đối ngoại cũng như các khu vực xung quanh.

- Quy mô, công suất của dự án:

+ Tổng diện tích đất sử dụng: 12.694,5m2;

+ Công suất: sản xuất thức ăn chăn nuôi với công suất 120.000 tấn/năm

- Vốn đầu tư: Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 130.422.000.000 đồng.

- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư: 48 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không quá ngày 30/9/2071, tùy theo thời điểm nào đến trước.

- Tiến độ thực hiện dự án:

+ Hoàn thành hồ sơ pháp lý dự án: Quý III/2023;

+ Xây dựng, lắp đặt nhà máy: từ quý IV/2023 đến quý IV/2024;

+ Vận hành chính thức: Quý I/2025

- Nhu cầu sử dụng lao động: 60 người.

Căn cứ Khoản khoản 1, Điều 39 luật bảo vệ môi trường năm 2020 và mục 2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì dự án thuộc đối tượng lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường theo mẫu phụ lục IX Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022, trình Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Nam Định tổ chức thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định cấp phép.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:

3.1. Công suất của dự án đầu tư:

Dự án hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với công suất thiết kế khoảng 120.000 tấn/năm.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ:

3.2.1. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất

* Thuyết minh quy trình:

Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu bao gồm các loại cám, ngô, đậu nành, cám dừa, tấm, mì lát, lúa mì, bột thịt... được Công ty nhập về từ các đối tác cung cấp sẽ được kiểm tra xác nhận về chủng loại và khối lượng và chất lượng trước khi nhập kho. Nếu nguyên liệu đảm bảo về chất lượng thì tiến hành nhập kho lưu trữ để đưa vào sản xuất. Nếu nguyên liệu không đạt sẽ tiến hành sấy nguyên liệu và xác định lại độ ẩm nguyên liệu đến khi đạt yêu cầu thì nhập kho lưu trữ để đưa vào sản xuất.

Nghiền: Nguyên liệu sau khi đã được xử lý cẩn thận sẽ được vận chuyển đến công đoạn tiếp theo để nghiền nhỏ. Quá trình nghiền nguyên liệu gồm nghiền thô và nghiền tinh. Đây là bước quan trọng, có tác dụng làm tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng cho vật nuôi. Ngoài ra, việc nghiền nhỏ nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi cũng giúp cho việc trộn và ép viên nguyên liệu trở nên dễ dàng hơn. 

Phối trộn: Nguyên liệu sau khi nghiền sẽ được cân định lượng theo công thức đã được cài đặt định sẵn để phối trộn nguyên liệu với các chất vi lượng. Ở đây, bột được làm ẩm với nước, cùng với các yếu tố vi lượng và chất béo như bột cá. Trong quy trình quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi, các thành phần cần được trộn đã được định mức theo tỷ lệ thích hợp để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. Hệ thống trộn có nhiệm vụ khuấy đều các thành phần, bắt đầu bằng việc trộn các thành phần khô trước, sau đó mới tiếp tục trộn các nguyên liệu ướt. Việc trộn đều các thành phần giúp bổ sung dưỡng chất và mùi vị cho nhau giữa các nguyên liệu. Thức ăn hỗn hợp trộn đều cung cấp một sự phong phú trong việc bổ sung dưỡng chất và mùi vị giữa các nguyên liệu. Ngoài ra, việc trộn đều còn hỗ trợ tăng cường phản ứng hóa học hoặc sinh học trong quá trình chế biến thức ăn. Trong quá tình phối trộn sẽ thường xuyên lấy mẫu nguyên liệu để kiểm tra để đảm bảo nguyên liệu được phối trộn đạt yêu cầu theo công thức đã duyệt.

Ép viên: Sau khi trộn đều, nguyên liệu được chuyển qua máy ép từ phễu nạp. Qua quá trình ép, nguyên liệu sẽ được tạo thành viên thức ăn với kích thước khác nhau. Có hai hình thức chính: ép viên nén và ép viên đùn. Hệ thống ép viên bao gồm các thiết bị như thùng nhận nguyên liệu, máy ép viên, hệ thống làm nguội, máy nghiền, máy sàng và hệ thống chứa.

Ép viên nén: Trong quá trình ép viên nén, hỗn hợp được nén với nhiệt độ khoảng 850°C và độ ẩm ở mức 16%, trong khoảng thời gian từ 5 đến 20 giây. Tuy nhiên, thời gian này không phải là một giá trị cố định, mà được điều chỉnh phù hợp tùy thuộc vào từng thiết bị và thành phần nguyên liệu.

Quá trình ép viên bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm thành phần muối khoáng, công thức thức ăn, độ mịn của nguyên liệu, khuôn ép và tốc độ quay của rotor.

Ép viên đùn: Ép viên đùn là một công nghệ ép viên ở mức nhiệt độ và áp lực cao để tạo thành viên. Với áp lực lớn trong quá trình ép viên, viên thức ăn sẽ nở khi ra khỏi khuôn.

3.2.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ

Dự án sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất được đầu tư mới, đồng bộ, hiện đại. Công đoạn phối trộn nguyên liệu được lập trình trên máy và tự động phối trộn nguyên liệu đảm bảo tỷ lệ dinh dương phù hợp theo yêu cầu.

Các công đoạn sản xuất đều được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng từ khâu kiểm soát nguyên liệu đến sản phẩm nên các sản phẩm của dự án đều đảm bảo chất lượng cao.       

Dự án có sử dụng công nghệ ép viên đùn là công nghệ ép viên ở mức nhiệt độ và áp lực cao để tạo thành viên, có ưu điểm như khả năng hòa tan tinh bột tốt hơn, dễ kiểm soát nhờ tự động hóa, khả năng diệt vi khuẩn và nấm mốc có trong nguyên liệu thức ăn… Chính vì những lợi thế này, nó được sử dụng phổ biến và áp dụng rộng rãi trong ngành chăn nuôi hiện nay.

Như vậy công nghệ sản xuất của dự án là công nghệ hiện dadij và phổ biến trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay.

5.2. Danh mục trang thiết bị máy móc của dự án:

Bảng 1: Danh mục máy móc, thiết bị của dự án

 TT

Tên máy móc, thiết bị

Xuất xứ

Tình trạng

Số lượng

1

Bin chứa nguyên liệu thô

 

Mới

1

2

Máy nghiền nguyên liệu thô

 

Mới

1

3

Máy trộn nguyên liệu thô

 

Mới

1

4

Máy ép viên thành phẩm

 

Mới

1

5

Máy ép đùn

 

Mới

1

6

Hệ thống băng chuyền, gầu tải

 

Mới

1

7

Hệ thống lò hơi

 

Mới

1

8

Máy đóng bao, in date

 

Mới

1

9

Hệ thống điện

 

Mới

1

10

Hệ thống điều hòa không khí

 

Mới

1

11

Hệ thống máy nén khí

 

Mới

1

12

Hệ thống cân điện tử

 

Mới

1

13

Hệ thống xe nâng hạ

 

Mới

1

14

Hệ thống giá kệ, bao bì chứa hàng

 

Mới

1

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:

Sản phẩm của dự án thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với công suất khoảng 120.000 tấn/năm.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng

4.1.1. Trong giai đoạn xây dựng dự án

Bảng 2: Nhu cầu nguyên vật liệu sử dụng trong giai đoạn xây dựng

STT

Nguyên vật liệu

Đơn vị

Khối lượng

Khối lượng riêng

Quy ra tấn

1

Thép các loại

Tấn

200

-

200

2

Tôn

m2

5.620

20kg/m2

112,4

3

Que hàn

Kg

300

-

0,3

4

Gạch thẻ

Viên

20.000

1,6kg/viên

32

5

Gạch Block

m2

500

120kg/m2

60

6

Cát đen, cát vàng

m3

500

1,3tấn/m3

650

7

Đá

m3

400

1,5tấn/m3

600

8

Xi măng

Tấn

300

-

300

9

Bê tông nhựa nóng

Tấn

500

-

500

10

Bê tông thương phẩm

Tấn

600

-

600

11

Cấu kiện bê tông đúc sẵn

Tấn

300

-

300

12

Cọc tre

Tấn

150

 

150

13

Chổi quét sơn, con lăn sơn

Kg

20

 

0,02

14

Sơn các loại

Lít

600

1,25kg/lít

0,75

 

Tổng

 

 

 

≈ 3.505 tấn

4.1.2. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động

Bảng 3: Tổng hợp nhu cầu nguyên, vật liệu, hóa chất sử dụng

STT

Nguyên vật liệu

Đơn vị

Lượng sử dụng

I

Nguyên liệu cho sản xuất

 

 

1

Ngô

Tấn/năm

85.000

2

Bã đậu nành

Tấn/năm

4.000

3

Khô đậu tương

Tấn/năm

25.000

4

Cám gạo

Tấn/năm

6.000

5

Vi lượng

Tấn/năm

15

II

Vật liệu dùng cho sản xuất

 

 

5

Bao bì các loại

Tấn/năm

240

6

Palet gỗ

Tấn/năm

15

III

Nhiên liệu sử dụng

 

 

1

Dầu DO (dùng cho lò hơi đốt dầu)

Tấn/tháng

4

2

Gas (cho nấu ăn)

Kg/tháng

80

3

Dầu bôi trơn

Kg/năm

400

IV

Hóa chất sử dụng

 

 

1

Chế phẩm vi sinh

Kg/tháng

6

2

Chất tẩy rửa (cho nhà vệ sinh)

Lít/tháng

40

3

Nước rửa bát

Lít/tháng

5

4

Cloramin B (xử lý nước thải)

Kg/tháng

2

4.2. Nhu cầu sử dụng nước

4.2.1. Trong giai đoạn xây dựng

* Nguồn cung cấp nước:

Dự án sử dụng nguồn nước sạch được cấp từ hệ thống cấp nước của khu công nghiệp Mỹ Thuận tại điểm đấu nối trên hè đường D4 ở góc phía Tây Bắc dự án để phục vụ cho thi công xây dựng và sinh hoạt của công nhân.

* Lượng nước sử dụng:

- Nhu cầu nước chủ yếu phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của công nhân và nước phục vụ quá trình xây dựng. Cụ thể như sau:

+ Nước cấp sinh hoạt: Tham khảo một số công trường có hoạt động xây dựng cho thấy, lượng nước sinh hoạt cấp cho công nhân lao động khoảng 60 lít/người. Tổng số cán bộ và công nhân thi công xây dựng tại Dự án là 25 người. Vậy tổng lượng nước sử dụng là: Q= (25 x 60)/1.000 = 1,5 m3/ngày.đêm.

+ Nước cấp cho hoạt động vệ sinh máy móc: Trong quá trình thi công, các xe chở nguyên vật liệu và  thiết bị, máy móc, dụng cụ xây dựng tham gia thi công sẽ được vệ sinh. Nhu cầu sử dụng nước để vệ sinh máy móc trong giai đoạn xây dựng ước tính khoảng 1,5 m3/ngày.

* Nguồn cung cấp nước:

Để phục vụ nhu cầu sản xuất cũng như sinh hoạt của CBCNV trong khuôn viên khu vực dự án, Công ty sử dụng nguồn nước sạch được cấp từ hệ thống cấp nước của khu công nghiệp Mỹ Thuận tại điểm đấu nối trên hè đường D4 ở góc phía Tây Bắc dự án. Từ đó được cấp bằng ống HDPE DN50 chuyên dụng đặt ngầm dưới đất, cung cấp đảm bảo cho toàn khu vực.

Nước phục vụ cho phòng cháy chứa cháy được lấy từ hồ cảnh quan + PCCC có thể tích khoảng 800 m3. Lượng nước cấp vào hồ là nước sạch và một phần nước mưa .

* Lượng nước sử dụng:

-  Nước cấp cho sản xuất: Nước cấp cho hoạt động sản xuất chủ yếu là nước cấp cho lò hơi để cung cấp nhiệt cho các quá trình sản xuất như làm chín, ép viên…

Công ty sử dụng 01 lò hơi đốt dầu với công suất khoảng 1.000 kg hơi/giờ. Lượng hơi cần cung cấp cho quá trình sản xuất  của dự án khoảng  2.000 kg hơi/ngày. Với định mức sử dụng 1 tấn hơi nước tương đương khoảng 1m3 nước thì lượng nước cần cung cấp cho lò hơi khoảng 2m3/ngày.

- Nước cấp cho sinh hoạt: Căn cứ theo TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong - tiêu chuẩn thiết kế - PCCC và TCXDVN 33:2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế thì tiêu chuẩn cấp nước tính theo đầu người từ 60-100 lít /người/ngày, lấy tối đa 100 lít/người/ngày. Khi dự án đi vào hoạt động ổn định thì số lượng CBCNV tại dự án là 60 người thì lượng nước cấp cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên dự kiến là: 60 người x 100 lít/người/ngày = 6.000 lít/ngày = 6,0 m3/ngày.

- Nhu cầu sử dụng nước đối với hoạt động tưới cây, rửa đường

Ngoài ra khu vực dự án còn sử dụng nước tưới cây xanh, rửa đường. Lượng nước này sẽ được lấy từ nguồn nước mặt trong hồ điều hòa và sử dụng nhiều vào mùa hè. Căn cứ theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ xây dựng thì lượng nước trên được tính như sau:

+ Đối với nước tưới cây: Nhu cầu sử dụng nước là 3 lít/m2/ngày đêm. Với diện tích cây xanh là 2.620,5 m2 thì nhu cầu sử dụng nước cho tưới cây là: 2.620,5 m2 x 3 lít/m2/ngày đêm ≈ 7.862 lít/ngày đêm ≈ 7,9 m3/ngày đêm.

+ Đối với nước rửa đường: Nhu cầu sử dụng là 0,4 lít/m2/ngày đêm. Với diện tích sân đường khoảng 3.161 m2 thì nhu cầu sử dụng nước rửa đường là: 3.161 m2 x 0,4 lít/m2/ngày đêm ≈ 1.264 lít/ngày đêm ≈ 1,3 m3/ngày đêm

Tổng nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động tưới cây, rửa đường là: 7,9 m3/ngày đêm +  1,3 m3/ngày đêm  = 9,2 m3/ngày đêm

- Nước sử dụng cho công tác phòng cháy, chữa cháy được tính như sau:

Theo tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy TCVN 2622:1995, thì lưu lượng nước tính toán cho một đám cháy là 1,5l/s. Áp lực tự do nhỏ nhất trên mạng khi cứu hoả không dưới 11m với thời gian chữa cháy trong 3 giờ liên tục thì lượng nước cần thiết cho một đám cháy là: Qch = 15.10-3 (m3/s) x 1 x 3 h x 3.600 s/h= 162 m3

Bảng 4: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước

STT

Loại hình

Lượng nước sử dụng

(m3/ngày)

1

Nước cấp cho lò hơi

2

2

Nước cấp cho sinh hoạt

6

3

Nước tưới cây

7,9

4

Nước rửa đường

1,3

Tổng

17,2

 

4.3. Nhu cầu sử dụng điện:

Khi dự án đi vào hoạt động ổn định,nhu cầu sử dụng điện dự kiến khoảng 50.560 kWh/tháng

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:

5.1. Vị trí địa lý thực hiện dự án đầu tư:

Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi FarmLand Vina của Công ty Cổ phần FarmLand Vina được thực hiện tại lô CN11-2 KCN Mỹ Thuận tỉnh Nam Định. Khu đất thực hiện dự án có diện tích khoảng 12.694,5 m2. Vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp đường D4 (KCN);

- Phía Nam giáp đường D5B (KCN);

- Phía Đông giáp lô CX5 (KCN);

- Phía Tây giáp lô CN11-1 (KCN).

5.2. Các hạng mục công trình của dự án:

Bảng 5: Các hạng mục công trình của Dự án

STT

Hạng mục công trình

Diện tích xây dựng (m2)

Diện tích sàn (m2)

I

Các công trình chính

 

 

1

Kho nguyên liệu

3.510

3.510

2

 Xưởng sản xuất

782,5

782,5

3

 Tháp sản xuất

337,5

337,5

4

Kho thành phẩm

1.120

1.120

II

Các công trình phụ trợ

 

 

1

Cổng + tường rào

 

 

2

Nhà bảo vệ + Y tế + Đ/k trạm cân

50

50

3

Trạm cân ngoài trời (100 tấn)

54

 

4

Nhà xe (có mái che)

200

200

5

Bãi đỗ xe ngoài trời

238

 

6

Nhà văn phòng + căn tin (3 tầng)

300

900

7

Trạm biến áp ngoài trời (1.200 KVA)

18

 

8

Nhà đặt máy phát điện

18

18

9

Nhà nồi hơi

75

75

10

Kho chứa nhiên liệu

60

60

11

Nhà trạm bơm

18

18

12

Nhà vệ sinh công nhân

36

36

13

Hồ cảnh quan + PCCC (800m3)

289

-

14

Sân, đường nội bộ

3.161

-

15

Hệ thống cấp điện

-

-

16

Hệ thống cấp nước

-

-

17

Hệ thống PCCC

-

-

III

 Hạng mục công trình bảo vệ môi trường

 

 

1

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

-

-

2

Hệ thống thu gom, thoát nước thải

-

-

3

Bể tự hoại (03 bể xây ngầm)

-

-

4

Bể xử lý nước thải (xây ngầm)

6

-

5

 Nhà chứa phế liệu + chất thải nguy hại

45

45

6

 Cây xanh

2.620,5

-

Tổng

12.694,5

7.152

* Các hạng mục công trình chính:

Các nhà xưởng, nhà kho trong nhà máy được bố trí hợp khối với nhau tạo thành tổ hợp sản xuất với dây chuyền liền lạc. Dự án bao gồm 1 nhà kho nguyên liệu, 1 tháp sản xuất, 1 xưởng sản xuất và 1 kho thành phẩm là các hạng mục trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.

- Kho nguyên liệu:

Kho nguyên liệu được thiết kế 01 tầng với diện tích 3.510m2, bố trí cửa ra vào hợp lý và đảm bảo ánh sáng, giao thông, thoát nạn thoát hiểm thuận lợi.

+ Móng được thiết kế là móng đơn gia cố nền cọc tre theo tiêu chuẩn.

+ Móng, giằng móng bê tông cốt thép đá 1x2 M250, thép AI, AII. Lót móng dùng bê tông đá 4x6 M150. Tôn nền bằng cát đen, tưới nước đầm chặt, K= 0,95.

Kết cấu khung chịu lực chính của công trình là khung thép tiền chế. Hệ khung chịu lực là các khung kèo, dầm thép tiền chế, sử dụng cột thép có tiết diện chữ I. Toàn bộ hệ thống thép, cột kèo, dầm, bằng bản thép CT3 và được sơn nước chống gỉ và 2 nước sơn màu. Thép giằng, xà gồ và các chi tiết thép khác được sơn 2 nước sơn chống gỉ và 2 nước sơn màu. Bu lông chân cột, bu lông liên kết xà, khung dầm có cấp bền 8.8. Xà gồ mái bằng thép C200x75x18x2mm và mái lợp tôn sóng vuông mạ màu dày 0,45mm. Lanh tô, giằng tường dùng bê tông cốt thép đá 1x2 M200, thép AI, AII. Tường bao che, tường ngăn xây gạch không M75, trát vữa xi măng M75. Nền đổ bê tông đá 2x4 M250 mài mặt bằng máy, tăng độ cứng bằng hardener. Trong và ngoài nhà trát vữa xi măng M75, sơn 03 lớp ( 01 lớp lót, 02 lớp phủ màu).

Hệ thống thu lôi chống sét được lắp đặt, điện trở tiếp đất đúng quy định theo tiêu chuẩn TCVN 9385:2012.

- Xưởng sản xuất:

Xưởng sản xuất được thiết kế 01 tầng với diện tích 3.510m2, bố trí cửa ra vào hợp lý và đảm bảo ánh sáng, giao thông, thoát nạn thoát hiểm thuận lợi.

+ Móng được thiết kế là móng đơn gia cố nền cọc tre theo tiêu chuẩn.

+ Móng, giằng móng bê tông cốt thép đá 1x2 M250, thép AI, AII. Lót móng dùng bê tông đá 4x6 M150. Tôn nền bằng cát đen, tưới nước đầm chặt, K= 0,95.

Kết cấu khung chịu lực chính của công trình là khung thép tiền chế. Hệ khung chịu lực là các khung kèo, dầm thép tiền chế, sử dụng cột thép có tiết diện chữ I. Toàn bộ hệ thống thép, cột kèo, dầm, bằng bản thép CT3 và được sơn nước chống gỉ và 2 nước sơn màu. Thép giằng, xà gồ và các chi tiết thép khác được sơn 2 nước sơn chống gỉ và 2 nước sơn màu. Bu lông chân cột, bu lông liên kết xà, khung dầm có cấp bền 8.8. Xà gồ mái bằng thép C200x75x18x2mm và mái lợp tôn sóng vuông mạ màu dày 0,45mm. Lanh tô, giằng tường dùng bê tông cốt thép đá 1x2 M200, thép AI, AII. Tường bao che, tường ngăn xây gạch không M75, trát vữa xi măng M75. Nền đổ bê tông đá 2x4 M250 mài mặt bằng máy, tăng độ cứng bằng hardener. Trong và ngoài nhà trát vữa xi măng M75, sơn 03 lớp ( 01 lớp lót, 02 lớp phủ màu).

Hệ thống thu lôi chống sét được lắp đặt, điện trở tiếp đất đúng quy định theo tiêu chuẩn TCVN 9385:2012.

- Kho thành phẩm:

Kho được thiết kế 01 tầng với diện tích 3.510m2, bố trí cửa ra vào hợp lý và đảm bảo ánh sáng, giao thông, thoát nạn thoát hiểm thuận lợi.

+ Móng được thiết kế là móng đơn gia cố nền cọc tre theo tiêu chuẩn.

+ Móng, giằng móng bê tông cốt thép đá 1x2 M250, thép AI, AII. Lót móng dùng bê tông đá 4x6 M150. Tôn nền bằng cát đen, tưới nước đầm chặt, K= 0,95.

Kết cấu khung chịu lực chính của công trình là khung thép tiền chế. Hệ khung chịu lực là các khung kèo, dầm thép tiền chế, sử dụng cột thép có tiết diện chữ I. Toàn bộ hệ thống thép, cột kèo, dầm, bằng bản thép CT3 và được sơn nước chống gỉ và 2 nước sơn màu. Thép giằng, xà gồ và các chi tiết thép khác được sơn 2 nước sơn chống gỉ và 2 nước sơn màu. Bu lông chân cột, bu lông liên kết xà, khung dầm có cấp bền 8.8. Xà gồ mái bằng thép C200x75x18x2mm và mái lợp tôn sóng vuông mạ màu dày 0,45mm. Lanh tô, giằng tường dùng bê tông cốt thép đá 1x2 M200, thép AI, AII. Tường bao che, tường ngăn xây gạch không M75, trát vữa xi măng M75. Nền đổ bê tông đá 2x4 M250 mài mặt bằng máy, tăng độ cứng bằng hardener. Trong và ngoài nhà trát vữa xi măng M75, sơn 03 lớp ( 01 lớp lót, 02 lớp phủ màu).

Hệ thống thu lôi chống sét được lắp đặt, điện trở tiếp đất đúng quy định theo tiêu chuẩn TCVN 9385:2012.

* Các hạng mục công trình phụ trợ :

- Cổng + Tường rào: Tường rào xây gạch không nung, kết cấu như sau: gia cố móng bằng 03 hàng cọc tre D60, dài 2m, mật độ 5 cọc/m/hàng; lớp đá dăm đệm móng dày 10cm, đắp đất chân móng K= 0,9, tường xây gạch bê tông vữa xi măng M75, trát tường vữa xi măng M75 dày 1,5cm. Cổng Inox tự động.

- Nhà bảo vệ + Y tế + điều khiển trạm cân:

Nhà được xây dựng 01 tầng với diện tích 50 m2. Kết cấu khung bê tông cốt thép chịu lực, móng gia cố bằng cọc tre L = 4m, mật độ 15 cọc/m2, móng cột BTCT đá 1x2 M200. Nền nhà lấp cát đen tôn nền tưới nước đầm chặt. Bê tông lót nền M150 dày 20cm, lát gạch Ceramic 500 x 500, ốp gạch chân tường ceramic 80 x 500. Trần BTCT M200, trát vữa xi măng M75, bả vestonic sơn màu. Tường bao xây gạch chỉ trát VXM M75. Cửa ra vào, cửa sổ dùng nhôm kính.

- Trạm cân ngoài trời (100 tấn): Được xây lắp với diện tích 54 m2 gần cổng ra vào và nhà bảo vệ.

- Nhà để xe có mái che:

Được xây dựng với diện tích 200 m2, kết cấu khung chịu lực chính của công trình là khung thép tiền chế. Hệ khung chịu lực là các khung kèo, dầm thép tiền chế, sử dụng cột thép có tiết diện chữ I. Toàn bộ hệ thống thép, cột kèo, dầm, bằng bản thép CT3 và được sơn nước chống gỉ và 2 nước sơn màu. Thép giằng, xà gồ và các chi tiết thép khác được sơn 2 nước sơn chống gỉ và 2 nước sơn màu. Bu lông chân cột, bu lông liên kết xà, khung dầm có cấp bền 8.8. Xà gồ mái bằng thép C200x75x18x2mm và mái lợp tôn sóng vuông mạ màu dày 0,45mm.

- Bãi đỗ xe ngoài trời: Được thiết kế với diện tích 238 m2 để làm nơi đỗ xe ô tô.

- Nhà văn phòng + căn tin: Được thiết kế 3 với diện tích xây dựng 300 m2. Kết cấu như sau:

+ Móng được thiết kế là móng băng gia cố trên nền cọc bê tông.

+ Bê tông lót đài móng mác 100# đá 4x6.

+ Đài móng, dầm móng bê tông mác 200# đá 2x4. Thép CI, CII. Móng xây gạch Tuynel lỗ nhỏ loại A, vữa XM 75#.

Phần thân:

+ Nhà được thiết kế khung bê tông cốt thép kết hợp với tường chịu lực.

+ Sàn đổ bê tông cốt thép mác 200, đá 1x2 dày 120.

+ Mái đổ bê tông toàn khối mác 200# đá 1x2 dày 100. Bên trên xây tường thu hồi, lợp tôn chống nóng 0,45 mm.

+ Hệ thống thu lôi chống sét được lắp đặt, nghiệm thu đo điện trở tiếp đất đúng quy định theo tiêu chuẩn TCVN 9385:2012.

- Trạm biến áp ngoài trời: Lắp đặt 01 trạm biến áp ngoài trời 1.200 KVA trên diện tích khoảng 18 m2.

- Nhà đặt máy phát điện: Được thiết kế 01 tầng với diện tích 18 m2. Kết cấu khung bê tông cốt thép chịu lực, móng gia cố bằng cọc tre L = 4m, mật độ 15 cọc/m2, móng cột BTCT đá 1x2 M200. Nền nhà lấp cát đen tôn nền tưới nước đầm chặt. Bê tông lót nền M150 dày 20cm, lát gạch Ceramic 500 x 500, ốp gạch chân tường ceramic 80 x 500. Trần BTCT M200, trát vữa xi măng M75, bả vestonic sơn màu. Tường bao xây gạch chỉ trát VXM M75. Cửa ra vào là cửa tôn.

- Nhà nồi hơi: Được thiết kế 01 tầng với diện tích 18 m2. Kết cấu khung bê tông cốt thép chịu lực, móng gia cố bằng cọc tre L = 4m, mật độ 15 cọc/m2, móng cột BTCT đá 1x2 M200. Nền nhà lấp cát đen tôn nền tưới nước đầm chặt. Bê tông lót nền M150 dày 20cm, lát gạch Ceramic 500 x 500, ốp gạch chân tường ceramic 80 x 500. Trần BTCT M200, trát vữa xi măng M75, bả vestonic sơn màu. Tường bao xây gạch chỉ trát VXM M75. Cửa ra vào là cửa tôn.

- Kho chứa nhiên liệu: Kho được thiết kế 01 tầng với diện tích 3.510m2, bố trí cửa ra vào hợp lý và đảm bảo ánh sáng, giao thông, thoát nạn thoát hiểm thuận lợi là nơi để chứa nhiên liệu là dầu DO phục vụ cho lò hơi với công suất 1.000 tấn hơi/giờ. Kết cấu như sau:

+ Móng được thiết kế là móng đơn gia cố nền cọc tre theo tiêu chuẩn.

+ Móng, giằng móng bê tông cốt thép đá 1x2 M250, thép AI, AII. Lót móng dùng bê tông đá 4x6 M150. Tôn nền bằng cát đen, tưới nước đầm chặt, K= 0,95.

Kết cấu khung chịu lực chính của công trình là khung thép tiền chế. Hệ khung chịu lực là các khung kèo, dầm thép tiền chế, sử dụng cột thép có tiết diện chữ I. Toàn bộ hệ thống thép, cột kèo, dầm, bằng bản thép CT3 và được sơn nước chống gỉ và 2 nước sơn màu. Thép giằng, xà gồ và các chi tiết thép khác được sơn 2 nước sơn chống gỉ và 2 nước sơn màu. Bu lông chân cột, bu lông liên kết xà, khung dầm có cấp bền 8.8. Xà gồ mái bằng thép C200x75x18x2mm và mái lợp tôn sóng vuông mạ màu dày 0,45mm. Lanh tô, giằng tường dùng bê tông cốt thép đá 1x2 M200, thép AI, AII. Tường bao che, tường ngăn xây gạch không M75, trát vữa xi măng M75. Nền đổ bê tông đá 2x4 M250 mài mặt bằng máy, tăng độ cứng bằng hardener. Trong và ngoài nhà trát vữa xi măng M75, sơn 03 lớp ( 01 lớp lót, 02 lớp phủ màu).

Hệ thống thu lôi chống sét được lắp đặt, điện trở tiếp đất đúng quy định theo tiêu chuẩn TCVN 9385:2012.

- Nhà trạm bơm: Được thiết kế 01 tầng với diện tích 18 m2. Kết cấu khung bê tông cốt thép chịu lực, móng gia cố bằng cọc tre L = 4m, mật độ 15 cọc/m2, móng cột BTCT đá 1x2 M200. Nền nhà lấp cát đen tôn nền tưới nước đầm chặt. Bê tông lót nền M150 dày 20cm, lát gạch Ceramic 500 x 500, ốp gạch chân tường ceramic 80 x 500. Trần BTCT M200, trát vữa xi măng M75, bả vestonic sơn màu. Tường bao xây gạch chỉ trát VXM M75. Cửa ra vào là cửa tôn.

- Nhà vệ sinh công nhân: Được thiết kế 01 tầng với diện tích 36 m2. Kết cấu khung bê tông cốt thép chịu lực, móng gia cố bằng cọc tre L = 4m, mật độ 15 cọc/m2, móng cột BTCT đá 1x2 M200. Nền nhà lấp cát đen tôn nền tưới nước đầm chặt. Bê tông lót nền M150 dày 20cm, lát gạch Ceramic 500 x 500, ốp gạch chân tường ceramic 80 x 500. Trần BTCT M200, trát vữa xi măng M75, bả vestonic sơn màu. Tường bao xây gạch chỉ trát VXM M75. Cửa ra vào là cửa nhôm kính.

- Hồ cảnh quan + PCCC: Hồ được xây dựng với diện tích 289 m2, thể tích khoảng 800 m3 vừa tạo cảnh quan vừa để cấp nước cho tưới cây và PCCC.

- Sân, đường nội bộ: Mặt đường bê tông nhựa chặt C12.5 dày 70mm. Nền đường đổ cấp phối đá dăm loại 1 dày 150mm. Nền đường đổ cấp phối đá dăm loại 2 dày 200mm.

- Hệ thống cấp điện:

Việc tính toán phụ tải của toàn bộ công trình dựa trên phương án thiết kế cơ sở các công trình và quy hoạch tổng mặt bằng. Phụ tải của công trình chủ yếu là phụ tải làm việc, máy bơm nước và chữa cháy, điện chiếu sáng ngoài nhà.

Mạng điện hạ thế ngoài nhà: Mạng điện ngoài nhà đi nổi bằng dây dẫn ruột nổi đồng bọc nhựa cách điện trên các cột bê tông. Điện dẫn vào từng công trình bằng cáp treo bọc nhựa cách điện.

Mạng điện trong nhà: Mạng điện trong các công trình dùng dây dẫn đi ngầm trong tường.

- Hệ thống cấp nước:

Để phục vụ nhu cầu sản xuất cũng như sinh hoạt của CBCNV trong khuôn viên khu vực dự án, Công ty sử dụng nguồn nước sạch được cấp từ hệ thống cấp nước của khu công nghiệp Mỹ Thuận tại điểm đấu nối trên hè đường D4 ở góc phía Tây Bắc dự án. Từ đó được cấp bằng ống HDPE DN50 chuyên dụng đặt ngầm dưới đất, cung cấp đảm bảo cho toàn khu vực.

Nước phục vụ cho phòng cháy chứa cháy được lấy từ hồ cảnh quan + PCCC có thể tích khoảng 800 m3. Lượng nước cấp vào hồ là nước sạch và một phần nước mưa

- Hệ thống PCCC:

Lắp đặt, bố trí hệ thống PCCC cho toàn bộ khu vực nhà xưởng, nhà kho và nhà văn phòng. Các thiết bị, dụng cụ PCCC được trang bị gồm:

+ Bình chữa cháy xách tay.

+ Hệ thống báo cháy tự động

+ Hệ thống chữa cháy trong và ngoài nhà

+ 01 Máy phát điện dự phòng.

+ 01 Hồ nước điều hòa đồng thời là hồ cung cấp nước PCCC.

Hệ thống báo cháy tự động: Để phát hiện nhanh chóng và chính xác vị trí đám cháy có thể xảy ra trong các hạng mục công trình. Đối với công trình hệ thống báo cháy tự động ngoài chức năng hoạt động chính xác tin cậy còn phải chịu được môi trường độ ẩm và nhiệt độ khắc nghiệt của nước ta.

Hệ thống chữa cháy: Ngoài việc phát hiện các đám cháy nhanh chóng, chính xác, công trình cần phải được trang bị một hệ thống chữa cháy hợp lý để đảm bảo chữa cháy kịp thời, có hiệu quả. Hệ thống chữa cháy này bao gồm: Hệ thống bình chữa cháy cầm tay, hệ thống chữa cháy vách tường, hệ thống chữa cháy tự động (Sprinkler).

Hệ thống đường chữa cháy: Đường giao thông trong công trình được bố trí đảm bảo cho xe chữa cháy bên ngoài chạy dọc theo hành lang hai phía nhà, chiều rộng đường tối thiểu là 3,5m, đảm bảo cho xe và các thiết bị chữa cháy di chuyển khi xảy ra sự cố về cháy.

* Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường :

- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa: Xây dựng hệ thống thu gom thoát nước mưa tách riêng với hệ thống thu gom thoát nước thải

Nước mưa từ trên mái các tòa nhà được thu gom qua các phễu thu vào các ống đứng thoát nước có đường kính 110mm sau đó chảy xuống rãnh xây B400 có đặt các ghi gang chắn rác kết hợp các hố ga thu nước kích thước 750x750x750 mm và cống tròn D400 dưới lòng đường và dưới phần đất trồng cỏ tải trọng HL93

Kết cấu rãnh xây: thành xây gạch chỉ VXM M75, đáy cống bằng bê tông đá dăm dày 10cm, thành cống  xây gạch chỉ dày 22cm, nắp mương bằng BTCT đúc sẵn vữa mác 200 dày 8-10cm, đục lỗ, dẫn về các hố ga trước khi xả ra hệ thống thoát nước mưa của Khu công nghiệp. Tại các hố ga đều đặt song chắn rác để giữ lại hoàn toàn rác trước khi thoát ra cống thu gom nước mưa của KCN.

- Hệ thống thu gom, thoát, xử lý nước thải:

+ Đối với nước thải khu vệ sinh: Công ty bố trí xây dựng 03 bể tự hoại 03 ngăn tại các khu vực như sau:

Nhà bảo vệ: Bố trí 01 bể với thể tích 6 m3;

Khu văn phòng: Bố trí 01 bể với thể tích 9m3;

Khu nhà vệ sinh công nhân: Bố trí 01 bể thể tích 12 m3.

Đáy các bể tự hoại được gia cố bằng cọc tre đặc dài 2,5m với mật độ 25 cọc/m; trên là lớp cát đen đầm chặt, bê tông cốt thép M200 dày 20cm. Thành bể xây gạch chỉ bằng VXM M100 dày 20cm, trát vữa xi măng M100 đày 2cm. Nắp bể bằng BTCT M200 dày 15cm.

Đấu nối đường ống dẫn nước thải từ các bể tự hoại ra bể xử lý nước thải tập trung và từ bể xử lý nước thải tập trung ra cống thu gom thoát nước thải của KCN bằng ống nhựa uPVC D300.

+ Đối với nước thải căn tin: Nước thải khu vực căn tin được thu gom qua song chắn rác xuống hố ga sau đó qua bể tách dầu mỡ rồi theo đường ống uPVC D300 chảy về bể xử lý nước thải tập trung.

Bể tách dầu mỡ được xây dựng ngầm dưới khu vực nấu ăn của căn tin với kích thước 1,5 x 1,2 x 0,85. Thành bể được xây dựng bằng gạch đặc dày 200mm, trát vữa xi măng dày 2cm, mác 75, đánh màu chống thấm, đáy bể đổ bê tông đá 3 x4 M200 dày 15cm. Trong bể đặt thiết bị tách dầu mỡ kích thước 1,2 x0,8 x 0,6m. Đậy nắp bể bằng tấm đan BTCT M200 dày 15cm.

+ Bể xử lý nước thải tập trung công suất 8m3/ngày đêm: Được xây ngầm dưới nhà xe có mái che với diện tích 6 m2 (5x1,2m). Bể xử lý nước thải tập trung chia làm 4 bể gồm:

Bể yếm khí: Bể có kích thước (1,2x3x2,0) = 7,2 m3, thành bể được xây dựng bằng gạch đặc dày 200mm, trát vữa xi măng dày 2cm, mác 75, đánh màu chống thấm, đáy bể đổ BTCT M250 dày 15cm.

Bể lắng: Bể có kích thước (1,2x1,0x2,0) = 2,4 m3, thành bể được xây dựng bằng gạch đặc dày 200mm, trát vữa xi măng dày 2cm, mác 75, đánh màu chống thấm, đáy bể đổ BTCT M250 dày 15cm.

Bể lọc: Bể có kích thước (1,2x0,5x2,0) = 1,2 m3, thành bể được xây dựng bằng gạch đặc dày 200mm, trát vữa xi măng dày 2cm, mác 75, đánh màu chống thấm, đáy bể đổ BTCT M250 dày 15cm. Bể bố trí vật liệu lọc là hạt xốp xifo dạng cầu với kích thước hạt 2 -3 mm, diện tích tiếp xúc bề mặt khoảng 1.150m2/m3, độ dày lớp vật liệu lọc 70cm.

Bể khử trùng: Bể có kích thước (0,7x0,5 x1) = 0,35 m3, được xây dựng bằng gạch đặc dày 200mm, trát vữa xi măng dày 2cm, mác 75, đánh màu chống thấm.

Hố ga chứa nước thải sau xử lý: Có kích thước (0,5x0,5x1) = 0,25m3, được xây dựng bằng gạch đặc dày 200mm, trát vữa xi măng M75 dày 2cm, đánh màu chống thấm.

Nước thải sau khi xử lý qua bể xử lý nước thải sẽ theo đường ống thoát nước thải uPVC D300 chảy ra cống thu gom nước thải chung trên hè đường D4 của KCN tại điểm 01 đấu nối ở góc phía Tây Bắc dự án.

- Nhà chứa phế liệu + chất thải nguy hại:  Được thiết kế 01 tầng với diện tích 45 m2. Nhà được chia làm 02 khu: 01 khu có diện tích khoảng 9 m2 để làm kho chứa CTNH; 01 khu có diện tích khoảng 36 m2 để chứa các loại chất thải rắn thông thường. Kết cấu khung bê tông cốt thép chịu lực, móng gia cố bằng cọc tre L = 4m, mật độ 15 cọc/m2, móng cột BTCT đá 1x2 M200. Nền nhà lấp cát đen tôn nền tưới nước đầm chặt. Bê tông lót nền M150 dày 20cm, lát gạch Ceramic 500 x 500, ốp gạch chân tường ceramic 80 x 500. Trần BTCT M200, trát vữa xi măng M75, bả vestonic sơn màu. Tường bao xây gạch chỉ trát VXM M75. Cửa ra vào là cửa tôn. Nhà có lắp biển báo, biển cảnh báo cho từng khu.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án Xây dựng cửa hàng xăng dầu

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha