Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Nhà máy dược phẩm

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Nhà máy dược phẩm tiêu chuẩn GMP (WHO). Các sản phẩm của nhà máy được chia thành các dạng bào chế: Viên nang cứng, viên nén, viên nén bao phim, dạng gói bột/ cốm, lọ bột.

Ngày đăng: 18-07-2024

123 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT. 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU.. 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH.. 6

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.. 7

1. Tên chủ cơ sở: 7

2. Tên cơ sở: 7

2.1. Địa điểm cơ sở: 7

2.2. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giấy phép môi trường thành phần. 10

2.3. Quy mô của cơ sở. 10

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở: 10

3.1. Công suất của cơ sở. 10

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở: 10

3.3. Sản phẩm của cơ sở. 12

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở: 13

4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu: 13

4.2. Nhu cầu sử dụng hóa chất trong xử lý nước thải: 15

4.3. Nhu cầu sử dụng điện. 15

4.4. Nhu cầu sử dụng nước. 15

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở: 17

5.1. Các hạng mục công trình của cơ sở. 17

5.2. Tổng vốn đầu tư. 19

5.3. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cho Nhà máy. 19

Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 30

1. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 30

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường: 30

2.1. Đối với thu gom và xử lý nước thải: 30

2.2. Đối với khí thải: 30

2.3. Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại: 31

Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 32

1. Công trình, biện pháp thoát nước, thu gom và xử lý nước thải 32

1.1. Thu gom, thoát nước mưa. 32

1.2. Thu gom, thoát nước thải 33

1.3. Xử lý nước thải 35

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: 43

2.1. Công trình thu gom khí thải 44

2.2. Công trình xử lý bụi, khí thải 50

2.3. Các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác. 52

3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường. 54

3.1. Khối lượng, thành phần chất thải rắn thông thường phát sinh của cơ sở. 54

3.2. Biện pháp thu gom, xử lý, công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường của cơ sở  55

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 55

4.1. Khối lượng, chủng loại chất nguy hại phát sinh của cơ sở. 55

4.2. Công trình lưu giữ chất thải nguy hại 57

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung,(nếu có) 57

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. 58

7. Nội dung thay đổi so với phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cấp. 59

Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 60

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 60

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: 61

Chương V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 63

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải: 63

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải 64

Chương VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 68

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cơ sở: 68

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 68

1.2. . Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 68

2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: 70

3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở: 70

4. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.. 70

Chương VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ.. 71

Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.. 72

1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường  72

2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan. 72

PHỤ LỤC.. 73

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.Tên chủ cơ sở:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM 

- Địa chỉ trụ sở chính: KCN Hòa Xá – Phường Lộc Hòa – Thành phố Nam Định – Tỉnh Nam Định

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:

+ Họ và tên: ............Giới tính: Nam

+ Chức danh: Tổng Giám đốc                   

+ Điện thoại:.....

- Giấy đăng ký kinh doanh: Công ty Cổ phần Dược phẩm ....... đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần với Mã số doanh nghiệp ......... cấp lần đầu ngày 23 tháng 11 năm 2004, cấp thay đổi lần 12 ngày 11 tháng 08 năm 2023.

2.Tên cơ sở:

Nhà máy dược phẩm tiêu chuẩn GMP (WHO)

2.1.Địa điểm cơ sở:

- Địa điểm cơ sở: Lô E2 – Đường N4 – KCN Hòa Xá – Phường Lộc Hòa – Thành phố Nam Định – Tỉnh Nam Định. Căn cứ Hợp đồng thuê đất số 59/2005/HĐ-TĐ ngày 08/09/2005 giữa UBND tỉnh Nam Định với Công ty Cổ phần dược phẩm Minh Dân (đính kèm Phụ lục báo cáo), tổng diện tích khu đất của cơ sở là 6.830 m2.

Vị trí tiếp giáp của khu đất của cơ sở:

+ Phía Bắc giáp đường N4.

+ Phía Đông tiếp giáp với Công ty bánh kẹo Thành Hải.

+ Phía Tây tiếp giáp với Công ty TNHH Hằng Quyền.

+ Phía Nam tiếp giáp lưu không đường điện 22KV và đường đá cũ.

Ranh giới của cơ sở được giới hạn bởi các mốc tọa độ điểm như sau:

Bảng I.2 Diện tích sử dụng đất

Hình I.1 Vị trí của cơ sở qua ảnh vệ tinh

2.2.Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giấy phép môi trường thành phần

Cơ sở được Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Nam Định cấp phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của Cơ sở: “Nhà máy dược phẩm Minh Dân tiêu chuẩn GMP(WHO)” do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường kí ngày 14 tháng 06 năm 2005. Quá trình sản xuất của công ty bắt đầu từ năm 2005 đến nay, không thay đổi gì về công suất và công nghệ.

2.3.Quy mô của cơ sở

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): căn cứ Quyết định số 2398/2005/QĐ-UB ngày 26/07/2005 của UBND tỉnh Nam Định về phê duyệt cấp phép đầu tư tại KCN Hòa Xá – Nam Định của công ty Cổ phần Dược phẩm Minh Dân, tổng mức đầu tư của cơ sở là: 25.968.061.000 đồng (hai mươi lăm tỉ chín trăm sáu tám triệu không trăm sáu mươi mốt nghìn đồng). Cơ sở thuộc nhóm C theo phân loại dự án đầu tư công (Theo khoản 1, điều 10, Luật đầu tư công).

- Cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định tại khoản 2, điều 39, Luật BVMT 2020.

- Ngày 28/06/2024 sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định đã có văn bản 2668/STNMT-CCMT về việc xác định thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy dược phẩm Minh Dân tiêu chuẩn GMP (WHO) trong đó đã có ý kiến về thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho cơ sở là Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định theo quy định tại điểm c khoản 4 điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở:

3.1. Công suất của cơ sở

Nhà máy hiện tại hoạt động với 100% công suất cho ra lượng sản phẩm hàng năm như sau:

- Gói bột/cốm: 30.000.000 gói/năm

- Lọ bột : 1.000.000 lọ/năm

- Viên nén: 10.000.000 viên/năm

- Viên nang: 30.000.000 viên/năm

- Viên nén bao phim : 50.000.000 viên/năm

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở:

Các sản phẩm của nhà máy được chia thành các dạng bào chế: Viên nang cứng, viên nén, viên nén bao phim, dạng gói bột/ cốm, lọ bột.

Sơ đồ công nghệ sản xuất thuốc viên như sau:

3.2.1.Tạo hạt ướt

Quy trình này bắt đầu bằng việc nguyên liệu từ kho được chuyển tới phòng cân của dây chuyền sản xuất thuốc (có kiểm soát không khí) để cân, sau đó nguyên liệu chuyển đến máy trộn cùng với các tá dược để tạo hạt ướt (dung dịch kết dính đã được chuẩn bị sẵn). Hạt sau khi được làm khô bằng tủ sấy, kiểm tra kích thước hạt, độ đồng đều, được chuyển đến công đoạn tiếp theo cho đến khi sản phẩm hoàn chỉnh qua đóng gói (hòm hoặc hộp) chuyển đến kho thành phẩm.

3.2.2.Tạo hạt khô:

Nguyên liệu từ kho được chuyển tới phòng cân của dây chuyền sản xuất (có kiểm soát không khí) để cân, sau đó nguyên liệu chuyển đến máy cán tạo hạt, hạt được tạo ra bằng phương pháp nén, sau khi kiểm tra kích thước hạt và độ đồng đều, sau được chuyển đến các công đoạn tiếp theo cho đến khi thành sản phẩm hoàn chỉnh qua đóng gói (hòm hoặc hộp) chuyển đến kho thành phẩm.

Hình I.2. Sơ đồ công nghệ sản xuất của nhà máy

3.2.3.Viên nén, viên nang, viên bao

Các hạt đã được tạo theo các phương pháp trên sau khi tiến hành các bước kế tiếp sẽ thu được các dạng sản phẩm tương ứng: viên nén, viên nang, viên bao. Viên nén được bao phim bằng các thiết bị chuyên dùng.

3.2.4.Kho biệt trữ thành phẩm

Các sản phẩm sau khi sản xuất xong được biệt trữ tại khu vực quy định. Sau khi sản xuất kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng được chuyển đến kho thành phẩm bảo quản theo GSP trước khi đưa vào lưu thông. Sản phẩm được vận chuyển ra khỏi nhà máy bằng xe tải nhẹ tới các điểm tiêu thụ.

3.2.5.Đóng gói

Để tiến hành sản xuất túi thuốc bột, các hạt đã được trộn khô sẽ được đưa vào các máy chuyên dụng để đóng vào các túi thuốc bột. Các túi thuốc bột này sau khi được đóng túi sẽ kiểm được đem đi nghiệm bán thành phẩm để kiểm tra chất lượng của mẻ thuốc. Sau đó thuốc được đóng vào các hòm và chuyển về kho thành phẩm.

3.2.6.Vận chuyển và bảo quản nguyên phụ liệu

Nguyên phụ liệu được vận chuyển tới nhà máy bằng xe tải theo hợp đồng với nhà cung cấp và được biệt trữ tại khu vực quy định trước khi nhập kho. Chu trình (từ khi biệt trữ cho tới khi sử dụng) của nguyên phụ liệu được thực hiện theo quy định chặt chẽ của Tổ chức y tế thế giới (GSP).

3.3.Sản phẩm của cơ sở

- Sản phẩm của cơ sở : Công ty được cấp 97 số đăng ký tại nhà máy, trong đó có 83 số đăng ký còn hiệu lực, hiện tại vẫn tiếp tục sản xuất đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh trên cả nước.

- Hình ảnh sản phẩm:

+Tiêu chuẩn: Các sản phẩm được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế.

Hình I.3. Một số hình ảnh tiêu biểu của sản phẩm

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

4.1.Nhu cầu sử dụng nguyên liệu:

Nguyên liệu sản xuất kháng sinh sản xuất kháng sinh họ βlactam nói riêng và các nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược nói chung hiện nhập khẩu từ các nước G7, Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Âu,… theo danh mục dưới đây:

Bảng I.3. Nguyên liệu sử dụng của nhà máy

STT

Tên nguyên liệu

Khối lượng sử dụng một năm

Tính chất nguyên liệu

Nguồn gốc nguyên liệu

1

Amoxycilin.3H2O

16.000,0 kg

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Việt Nam hoặc nhập khẩu từ Châu

Âu, hoặc Ấn Độ

2

Ampicilin.3H2O

15.000,0 kg

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Việt Nam hoặc nhập khẩu từ Châu

Âu, hoặc Ấn Độ

3

Penicilin V Kali

10.500,0 kg

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Nhập khẩu từ Áo, hoặc Slovakia

4

Cloxacilin Natri

1.500,0 kg

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Nhập khẩu từ Áo hoặc Ấn Độ hoặc Tây Ban Nha

5

Oxacilin Natri

500,0 kg

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Nhập khẩu từ Áo hoặc Ấn Độ hoặc Tây Ban Nha

6

Sultamicilin tosylat

500,0 kg

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Nhập khẩu từ Áo hoặc Ấn Độ

7

Metronidazol

150,0kg

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Nhập khẩu từ Trung Quốc

8

Kali clavunalat

50,0 kg

Bột mịn được phối hợp sẵn với tá dược microcrystal celulose, màu trắng ngà

Nhập khẩu từ Áo hoặc Slovenia

- Phụ liệu: Các phụ liệu để làm bao bì dược phẩm như màng nhôm, màng PVC … được nhập khẩu cho đên khi Việt Nam có thể sản xuất được. Bao bì đóng gói nhãn mác, tờ hướng dẫn sử dụng, tá dược chủ yếu mua trong nước, cụ thể theo danh mục sau đây:

Bảng I.4. Phụ liệu sử dụng của nhà máy

STT

Tên phụ liệu

Khối lượng sử dụng một năm

Tính chất phụ liệu

Nguồn gốc phụ liệu

1

Tinh bột

3.000,0 kg

Tá dược độn, dạng bột mịn

Việt Nam hoặc nhập khẩu từ Châu Âu

2

Povidon K30

250,0 kg

Tá dược dính dạng bột kết dính

Nhập khẩu từ Châu Âu, hoặc Ấn Độ

3

Microcrystal celulose

500,0 kg

Tá dược rã, độn dạng bột kết tinh

Nhập khẩu từ Đài Loan hoặc Trung Quốc

4

Bột talc

2.000,0kg

Tá dược trơn chảy cho hạt, dạng bột mịn

Việt Nam hoặc nhập khẩu Trung Quốc

5

Hydroxy propyl methyl celulose

36,0 kg

Tá dược bao phim, dạng bột mịn

Nhập khẩu từ Đài Loan hoặc Trung Quốc

6

Ti2O

4,0 kg

Tá dược bao phim, dạng bột mịn

Nhập khẩu từ Đài Loan hoặc Trung Quốc

7

Polyethylen glycol

12,0 kg

Tá dược bao phim, dạng bột mịn

Nhập khẩu từ Đài Loan hoặc Trung Quốc

8

Màng Nhôm

3.000,0 kg

Bao bì vỉ thuốc

Nhập khẩu từ Đài Loan hoặc Trung Quốc

9

Màng polyvinylclorid

14.000,0kg

Bao bì vỉ thuốc

Nhập khẩu từ Đài Loan hoặc Trung Quốc

10

Vỏ nang rỗng

48 triệu nang

Vỏ chứa thuốc

Việt Nam hoặc nhập khẩu từ Ấn Độ

4.2.Nhu cầu sử dụng hóa chất trong xử lý nước thải:

Trong giai đoạn vận hành, cơ sở sử dụng một số hóa chất cho quá trình xử lý nước thải như sau:

Bảng I.5 Hóa chất sử dụng cho xử lý nước thải          

TT

Tên thương mại

Công thức hóa học

Định mức sử dụng

Khối lượng

  1.  

Axit Sunfuric

H2SO4

g/m3 nước thải

150 - 160

  1.  

Polyaluminum

PAC

g/m3 nước thải

30

  1.  

Natri hidroxit

NaOH

g/m3 nước thải

75

  1.  

Nước Javen

NaClO

g/m3 nước thải

3

4.3.Nhu cầu sử dụng điện

Tất cả các máy móc, thiết bị tại cơ sở đều sử dụng điện năng. Tổng lượng điện tiêu thụ trong năm 2023 là 1.452.768 kWh, trung bình 121.064 kWh/tháng.

Nguồn cung cấp: Nguồn điện được đấu nối từ lưới điện trung thế 22kV của KCN Hòa Xá. Điện năng cung cấp cho hoạt động sản xuất được cung cấp thông qua 01 trạm biến áp xây dựng tại cơ sở.

4.4.Nhu cầu sử dụng nước

Nhà máy đang vận hành bình thường với nhu cầu sử dụng nước từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của CBCNV, dự phòng cho PCCC và nước tưới cây rửa đường. Lượng nước nhà máy sử dụng trong một năm trở lại được thể hiện trong bảng sau:

Bảng I.6. Thống kê số liệu nước sử dụng của nhà máy từ tháng 04/2023 tới tháng 06/2024

Tháng

Lượng nước sử dụng trong tháng (m3)

Tháng

Lượng nước sử dụng trong tháng (m3)

04/2023

561

12/2023

457

05/2023

558

01/2024

410

06/2023

640

02/2024

516

07/2023

704

03/2024

605

08/2023

855

04/2024

665

09/2023

691

05/2024

871

10/2023

564

06/2024

862

11/2023

573

 

Tháng sử dụng cao nhất là tháng 06/2024 với lượng nước sử dụng là 862 m3.

Cụ thể nhu cầu sử dụng nước theo mục đích sử dụng như sau:

- Nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt:

+ Đối với Nước cấp cho hoạt động tưới cây: Với diện tích cây xanh tại cơ sở, lượng nước sử dụng cho hoạt động tưới nước cây là 3m3/m2/ngày.đêm (Theo tiêu chuẩn của QCVN 01:2021/BXD). Như vậy, với diện tích cây xanh là 1.461,62m2 lượng nước cấp cho hoạt động tưới cây là 4,3 m3/ngày.

+ Đối với Nhu cầu nước cứu hỏa: Do đặc thù của công nghệ sản xuất, nhà xưởng được xây dựng hoàn toàn bằng bê tông cốt thép, ít khi có cháy xảy ra. Theo TCVN 2622: 1995, lưu lượng nước cấp cho một đám cháy đảm bảo >10 1/s . Như vậy giả thiết có 1 đám cháy xảy ra, trong vòng 60 phút thì mới có xe chữa cháy, chọn lưu lượng cấp nước là 20 1/s thì lượng nước cần thiết để dập đám cháy; 20l/s X 60 phút X 60 s = 72 m3. Dự kiến nước dự trữ cho chữa cháy được lấy tại hồ nước trong công ty.

 Nếu có cháy thì nguyên nhân chủ yếu vẫn là do chập điện. Vì vậy Công ty sẽ trang bị các loại bình bột, bình CO2 để chữa cháy. Bên cạnh đó, Nhà máy còn lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động tại các kho và sử dụng ao nước ở phía sau Nhà máy để dự phòng chữa cháy.

+ Dựa theo thực tế tại nhà máy, lượng nước tiêu thụ cho mục đích sinh hoạt là khoảng 7,9 m3/ngày.đêm. Với lượng cán bộ công nhân viên là 79, trung bình mỗi cán bộ công nhân viên tiêu thụ khoảng 100 l/người/ngày.

- Nước sử dụng cho dây chuyền sản xuất:

Trong quá trình sản xuất, công ty có sử dụng nước lọc RO trong công đoạn rửa dụng cụ sản xuất, vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, rửa vỏ ngoài chai lọ đựng thuốc và được cung cấp vào các sản phẩm thuốc. Tổng lượng nước hiện tại sử dụng cho sản xuất là 16,5 m3/ngày.đêm.

Vậy tổng hợp lại nhu cầu sử dụng nước của cơ sở được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng I.7 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của cơ sở

Lượng nước sử dụng mỗi ngày của nhà máy có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu sản xuất, thời tiết, nhiệt độ, …

- Nguồn cấp nước: Nguồn nước cấp cho hoạt động của Nhà máy được cung cấp bởi Công ty cổ phần nước sạch Nam Định. Nhà máy xây dựng bể và bồn nước chứa, cung cấp chính cho khu vực sản xuất và khu văn phòng. Hệ thống cấp nước vào bể chứa, từ đó được phân phối bằng máy bơm đến các thiết bị cho sinh hoạt, sản xuất và phục vụ phòng cháy chữa cháy (khi cần).

5.Các thông tin khác liên quan đến cơ sở:

5.1.Các hạng mục công trình của cơ sở

Cơ sở được thực hiện trên diện tích 6.830,0 m2 bao gồm các hạng mục công trình chính sau:

Bảng I.8. Các hạng mục công trình đã xây dựng tại cơ sở

TT

Hạng mục

Diện tích đã xây dựng (m2)

Ghi chú

A

Hạng mục công trình chính

2.557,60

 

1

Xưởng sản xuất 1 ( xưởng sản xuất peniciliin)

1.036,00

 

2

Xưởng sản xuất 2 (xưởng sản xuất Cephalosporin)

1.036,00

 

3

Nhà điều hành ( nhà văn phòng có phòng kiểm nghiệm)

317,00

 

4

Nhà làm việc và kho lưu mẫu

168,60

 

B

Hạng mục công trình phụ trợ

620,08

 

1

Nhà phụ trợ

144,00

 

2

Nhà ăn ca

199,20

 

3

Nhà bảo vệ

16,00

 

4

Kho hóa chất

22,90

 

5

Nhà đặt máy bơm cứu hỏa

10,00

 

6

Nhà để xe nhân viên

126,40

 

7

Nhà khách 3 tầng

24,00

 

8

Nhà Trạm biến áp

21,00

 

9

Nhà để xe ô tô

56,58

 

C

Hạng mục các công trình bảo vệ môi trường

28,26

 

1

Kho chất thải nguy hại

12,76

 

2

Kho chứa chất thải thông thường

24,00

Nằm trong diện tích xây dựng của nhà ăn ca

3

Hệ thống xử lý khí thải

 

 

3.1

Hệ thống xử lý khí thải tại xưởng 1

 

Xây dựng và lắp đặt trên nóc của xưởng 1

3.2

Hệ thống xử lý khí thải tại xưởng 2

 

Xây dựng và lắp đặt trên nóc của xưởng 2

3.3

Hệ thống xử lý khí thải tại phòng kiểm nghiệm

 

Xây dựng và lắp đặt trên nóc của nhà điều hành

4

Hệ thống xử lý nước thải

 

 

4.1

Nhà điều khiển ( nhà bơm hóa chất)

15,5

Xây nổi

4.2

Khối bể xử lý số 1

28,51

Xây ngầm dưới mặt đất

4.3

Khối bể xử lý số 2

32,06

Xây ngầm dưới mặt đất

D

Diện tích cây xanh

1.461,62

 

E

Diện tích sân đường nội bộ

2.159,44

 

F

Tổng Cộng

6.830,00

 

(Nguồn: Công ty TNHH Dược Phẩm Minh Dân)

5.2.Tổng vốn đầu tư          

Tổng vốn đầu tư của cơ sở: 25.968.061.000 VND (Hai mươi lăm tỷ chín trăm sáu mươi tám triệu không trăm sáu mươi mốt nghìn đồng).

5.3.Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cho Nhà máy

5.3.1.Danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất

Bảng I.9. Danh mục máy móc thiết bị phục của cơ sở

STT

Tên thiết bị

Nguồn gốc xuất xứ

Ký hiệu

chủng loại

Năm sản xuất

Năm sử dụng

Tình trạng TB hiện tại

  1.  

LAF cân

Trung Quốc

ACB-211

2006

2007

Hoạt động tốt

  1.  

Máy nghiền kiểu búa HA-16NB

Việt Nam

HA-16NB

2006

2007

Hoạt động tốt

  1.  

Máy nén cốm  HA-200nc

Việt Nam

HA-200NC

2006

2007

Hoạt động tốt

  1.  

Máy trộn cao tốc HA-120CT

Việt Nam

HA-120CT

2006

2007

Hoạt động tốt

  1.  

Máy sấy tầng sôi HA-100TS-II

Việt Nam

HA-100TS-II

2006

2007

Hoạt động tốt

  1.  

Máy sửa hạt ướt cao tốc HA-500SHCT

Việt Nam

HA-500SHCT

2006

2007

Hoạt động tốt

  1.  

Máy sửa hạt khô cao tốc HA-500SHCT

Việt Nam

HA-500SHCT

2006

2007

Hoạt động tốt

  1.  

Máy trộn lập phương HA-50TLP

Việt Nam

HA-50TLP

2006

2007

Hoạt động tốt

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án Trang trại chăn nuôi công nghiệp kết hợp nuôi trồng thủy sản

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha