Dự án nạo vét khơi thông dòng chảy tận thu cát và quy trình thực hiện dự án nạo vét sông khơi thông dòng chảy
Ngày đăng: 18-01-2024
341 lượt xem
. Đặc điểm, hiện trạng công trình và sự cần thiết phải đầu tư - Dự án nạo vét khơi thông dòng chảy tận thu cát và quy trình thực hiện dự án nạo vét sông khơi thông dòng chảy
4.1. Đặc điểm
Khu vực dự án là địa điểm khá xa trung tâm huyện, đây là vùng đất có địa hình thấp, ao hồ nuôi tôm, rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Song, vào mùa mưa lũ hai bên bờ Sông Lô thường xuyên bị ngập úng, sạt lở. Vào mùa nắng không lấy được nước mặn vào sông để phục vụ cho công tác nuôi trồng thủy sản, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng nuôi trồng nơi đây.
4.2. Hiện trạng công trình
Hiện nay tại khu vực dự án chưa có công trình thủy lợi nào hoàn chỉnh để phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản, người dân chỉ phụ thuộc vào thiên nhiên là chính. Tuyến Sông Lô từ trước đến giờ chưa được nạo vét gia cố chỉnh trị, tuyến sông cong quẹo, có độ dốc lòng tương đối lớn, loại đất chủ yếu dọc theo hai bên sông là đất cát pha, nên rất dễ bị sạt lở khi tiếp xúc với dòng nước.
Vào mùa nắng thì khu vực này thường xuyên thiếu nước. Người dân không thể lấy nước để phục vụ cho nuôi trồng thủy sản; khu vực dự án hiện nay được nuôi tôm bán công nghiệp…, trước đây việc nuôi tôm đã từng bước làm thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây khá nhiều. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước khan hiếm khiến nhiều người dân nơi đây không sao yên tâm canh tác. Do đó, người dân nơi đây yêu cầu chính quyền địa phương cũng như các cấp quan tâm giúp đỡ về nguồn nước tưới là cần thiết và hợp lý.
Một số hình ảnh hiện trạng
Hình 1: Nước bị ứ đọng không có hướng thoát
Hình 2: Đoạn sông bị bồi lấp
Dự án nạo vét khơi thông dòng chảy tận thu cát và quy trình thực hiện dự án nạo vét sông khơi thông dòng chảy
Hình 3: Tuyến sông hiện hữu, bờ sông bị sạt lở
Dự án nạo vét khơi thông dòng chảy tận thu cát và quy trình thực hiện dự án nạo vét sông khơi thông dòng chảy
Hình 4: Rác thải đọng lại gậy ô nhiễm nguồn nước
Hình 5: Ao tôm hiện hữu
Hình 6: Bờ sông hiện hữu bị sạt lở
Hình 7: Đoạn bờ sông bị sạt lở
4.3. Sự cần thiết phải đầu tư
Hiện nay dọc tuyến sông Lô có 47ha diện tích nuôi trồng thủy sản (trong đó nuôi tôm là 45,7ha; nuôi có truyền thống là 0,7ha, nuôi khác là 0,3ha) và một số diện tích quy hoạch khu du lịch thuộc ấp Khu 1, ấp Bình An, xã Bình Châu.
Hiện tại khu vực Sông Lô đã bị bối lấp, sạt lở lớn ảnh hưởng đến công tác nuôi trồng thủy sản của người dân. Mặt khác, dòng sông bị bồi lấp hẳng đoạn khoảng 400m không còn khả năng thoát nước vào mùa mưa lũ, gây ngập úng phía thượng nguồn Sông Lô. Mùa nắng, người dân không lấy nước mặn vào được để phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Theo số liệu thống kê hàng năm, tình hình ngập lụt ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng thủy sản qua các năm như sau:
+ Ngày 21/10/2009, lũ tràn gây thiệt hại về nuôi trồng thủy sản cụ thể: Tôm 5.395.000 con; cua 70.900 con; cá 427.600 con.
+ Năm 2012, bão số 1 gây thiệt hại về nuôi trồng thủy sản cụ thể: Diện tích thiệt hại trên 70% là 51,44 ha; Diện tích thiệt hại từ 30 ÷ 70% là 6,53ha.
+ Năm 2016, ảnh hưởng của bão số 7 có mưa lớn, gây thiệt hại cho toàn bộ diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Bình Châu (thiệt hại trên 70%) cụ thể: Tôm nuôi quảng canh cải tiến là 42,74 ha; Tôm nuôi thẻ chân trắng thâm canh là 3,0 ha; cá nuôi truyền thống là 0,7 ha.
Dự án Nạo vét luồng sông Lô xã Bình Châu nếu được đầu tư sẽ góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong các lĩnh vực sau:
+ Khơi thông dòng chảy giúp giải quyết được vấn đề ngập lụt khu vực thượng nguồn sông Lô đổ về cửa bến Lội vào mùa mưa lũ.
+ Giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là tình trạng bồi lấp Sông Lô đang diễn ra ngày càng phức tạp.
+ Làm giảm bồi lấp cửa Bến Lội, phát huy hiệu quả cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão.
+ Cung cấp nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản dọc theo tuyến sông Lô.
+ Là cửa khẩu để tàu thuyền ra vào neo đậu và tránh trú bão an toàn.
+ Tạo tiền đề để phát triển khu dân cư theo quy hoạch, khu du lịch, phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản hai bên lưu sông Lô, Bình Châu, huyện Xuyên Mộc.
Vì vậy, việc đầu tư Nạo vét luồng Sông Lô, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc là cần thiết và cấp bách để khắc phục tình hình như đã nêu trên. Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân nơi đây. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của địa phương ngày càng hiệu quả.
TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG NẠO VÉT VÀ ỔN ĐINH BỜ SÔNG
I. TÍNH TOÁN ĐỘ SÂU NẠO VÉT VÀ CÁC THÔNG SỐ NẠO VÉT
1. Độ sâu đáy nạo vét (Cao độ đáy nạo vét)
Đơn vị Tư vấn Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị và Môi trường Nam Việt đã dựa theo tài liệu báo cáo khảo sát địa chất của dự án đã lập trước đây (tại thời điểm thiết kế) do Chủ đầu tư cung cấp để tham khảo về cấu trúc địa chất, địa tầng địa chất của đáy Sông.
- Về địa hình: Tiến hành đo vẽ khảo sát cao độ hiện trạng của đáy Sông. Căn cứ vào kết quả đo địa hình đáy Sông để tính khối lượng nạo vét.
- Tính toán độ sâu và độ dốc nạo vét dựa trên cở sở:
+ Đảm bảo tiêu thoát lũ, chống ngập úng phía thượng lưu sông, đáp ứng nguồn nước cho nuôi trồng thủy sản, hạn chế bồi lắng cuối tuyến (khu vực của bến lội);
+ Cao độ đáy sông nhỏ hơn cao độ mực nước triều nhỏ nhất, đảm bảo cung cấp nước cho công tác nuôi trồng thủy sản trong khu vực (theo báo có trong quy hoạch thủy lợi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thì cao độ mực nước chân triều trung bình nhỏ nhất từ -2,8m đến -3,0m);
+ Về vận tốc dòng chảy: Vkl < Vmin; Vmax<Vkx (trong đó Vkl là vận tốc không lắng của dòng chảy, Vkx là vận tốc không xói của dòng chảy);
+ Cao độ nạo vét khu vực cửa Bến Lội là -3,5m;
Dựa vào những cơ sở trên: chọn cao độ nạo vét cuối tuyến hướn g ra khu vực cửa Bến Lội là -3,5m, độ dốc nạo vét đảm bảo Vkl < Vmin; Vmax<Vkx là 1/5000 đến 1/15000 (theo TCVN4118:2012 về công trình thủy lợi – hệ thống tưới tiêu – yêu cầu thiết kế)
- Cao trình, độ dốc nạo vét: từ Km:0+000 đến Km:1+520 nạo vét với độ dốc đáy sông là 0,02% (1/5000) từ cao độ -0.4m đến -2,35m, đoạn 2 từ Km:1+520 đến Km:2+420 nạo vét với độ dốc đáy sông là 0,02% (1/5000) từ cao độ -2,35m đến -2,53m, đoan 3 từ Km:2+420 đến Km:3+912 nạo vét với độ dốc đáy sông là 0,01% (1/15000) từ cao độ -2,53m đến -3,50m, đoạn 4 từ Km3+912 đến Km4+839 nạo vét khối lượng bồi lắng với cao độ thiết kế là -3,5m.
2. Xác định các thông số nạo vét
2.1. Diện tích và tuyến nạo vét
- Căn cứ vào hiện trạng địa hình, hình dạng, cấu trúc địa chất, địa tầng địa chất của sông, cũng như căn cứ độ sâu tự nhiên trên sông, cũng như đặc trưng dòng chảy của sông mà chúng tôi chọn tuyến nạo vét từ thượng lưu về hạ lưu theo chiều dòng chảy của sông Lô, phạm vi nạo vét khoảng 22ha, và chiều sâu trung bình từ 1m đến 3,5m.
- Diện tích nạo vét khoảng: 22 ha.
- Tốc độ bồi lắng theo quan trắc: hàng năm trung bình 10cm/năm
- Biện pháp nạo vét chính:
+ Bằng máy đào đứng trên bờ ;
+ Bằng thiết bị xáng cạp kết hợp Sà lan nhỏ vận chuyển về bãi tập kết tại khu đất gần bờ.
II. TÍNH TOÁN CÁC KHỐI LƯỢNG NẠO VÉT BÙN SÉT
1. Phương pháp tính
Khối lượng được tính toán chi tiết trong bảng tính khối lượng đào đắp
III. CÔNG SUẤT NẠO VÉT VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC.
1. Chế độ làm việc
Căn cứ vào hiện trạng thời tiết và những loại hình công việc nạo vét trong khu vực nạo vét, chế độ làm việc của đề án nạo vét được xác định như sau:
- Số ca làm việc trong ngày: 01 ca/ngày.
- Số giờ làm việc trong ca: 8 giờ/ca.
IV. THỜI GIAN THI CÔNG NẠO VÉT
+ Do dự án chỉ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt là chủ yếu nên trong thời gian thực hiện công trình sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhu cầu sử dụng nước của nhân dân;
+ Dựa trên biện pháp thi công cũng như thời tiết nạo vét mà ta chia thời gian thi công cụ thể theo từng đoạn như sau:
· Thời gian nạo vét đoạn 1: từ Km:0+000,00 đến Km:1+520,00 - nạo vét mùa khô
ü Công thức tính thời gia nạo vét cho 1 máy đào:
(1)
Trong đó:
Q = 38.000 m3 là khối lượng nạo vét đoạn 1 (xem bảng tính khối lượng).
A = 380 m3/ngày - công suất nạo vét theo thiết kế (máy đào gàu 1,25m3 có công suất là 0,263ca/100m3 tương đương 380m3/ngày)
Thay số vào công thức (1) sẽ có T = 100 ngày.
· Thời gian nạo vét đoạn 2: từ Km:1+520,00 đến Km:2+420,00 - nạo vét mùa mưa
ü Công thức tính thời gia nạo vét:
(1)
Trong đó:
Q = 48.000 m3 là khối lượng nạo vét đoạn 2 (xem bảng tính khối lượng).
A = (A1+A2) = 830m3 /ngày (A1 = 380 m3/ngày là công suất máy đào đứng trên bờ;
A2 = 450 m3/ngày - đào gàu dây 2,3m3 có công suất là 0,22ca/100m3 tương đương 450m3/ngày)
Thay số vào công thức (1) sẽ có T = 56 ngày.
· Thời gian nạo vét đoạn 3: từ Km:2+420,00 đến Km:3+912,00 - nạo vét mùa mưa
ü Công thức tính thời gia nạo vét:
(1)
Trong đó:
Q = 258.000 m3 là khối lượng nạo vét đoạn 3 (xem bảng tính khối lượng).
A = (A1+A2) = 830m3 /ngày (A1 = 380 m3/ngày là công suất máy đào đứng trên bờ;
A2 = 450 m3/ngày - đào gàu dây 2,3m3 có công suất là 0,22ca/100m3 tương đương 450m3/ngày.)
Thay số vào công thức (1) sẽ có T = 311 ngày.
· Thời gian nạo vét đoạn 4: từ Km:3+912,00 đến Km:4+839 - nạo vét mùa mưa, khối lượng nạo vét đoạn 4 được tính bằng khối lượng bồi lắng trong quá trình thi công đoạn 1, đoạn 2, đoạn 3 trong 5 năm và khối lượng bồi lắng hằng năm của khu vực cửa Bến Lội
ü Công thức tính thời gia nạo vét:
(1)
Trong đó:
Q = 398.000 m3 là khối lượng bồi lắng tính cho 5 năm
A = 450 m3/ngày - công suất nạo vét theo thiết kế (máy đào gàu dây 2,3m3 có công suất là 0,22ca/100m3 tương đương 450m3/ngày.)
Thay số vào công thức (1) sẽ có T = 885 ngày.
Ø Thời gian thi công đoạn 1 là 4 tháng
Ø Thời gian thi công đoạn 2 là 2 tháng
Ø Thời gian thi công đoạn 3 là 11 tháng
Ø Thời gian nạo vét khối lượng bồi lắng đoạn 4 là 30 tháng
Vậy thời gian hoàn thiện công trình là 5 năm kể từ ngày khởi công xây dựng công trình, trong quá trình thi công do ảnh hưởng của thiên tai như gió bão, lũ lụt…để đảm bảo tiến độ thi công đúng tiến độ, đơn vị thi công có thể bổ sung thêm số lượng máy đào, sáng cáp nếu cần thiết.
IV. SỰ ỔN ĐỊNH CỦA BỜ SÔNG SAU KHI NẠO VÉT
1. Đoạn sông thi công bằng máy đào đứng trên bờ
+ Số liệu địa chất:
Thông số thí nghiệm |
Đơn vị |
Tên lớp |
|||
Lớp 1 |
Lớp 1a |
Lớp 2 |
Lớp 3 |
||
Dung trọng ướt gw |
kN/m3 |
16,60 |
19,40 |
19,90 |
19,70 |
Lực dính kết c |
kN/m2 |
8,10 |
15,90 |
6,90 |
15,20 |
Góc ma sát trong j |
Độ |
5,48 |
22,25 |
30,77 |
24,62 |
+ Hoạt tải tính toán:
· Thiết bị thi công đứng trên bờ, tải trọng tính toán H13 theo 22TCN 262-2000
(Theo mục II.4.3 trang 157 22TCN 262-2000) |
|
|
||||
Tải trọng xe tính toán |
|
|
G |
130 |
kN |
|
Số lượng xe xếp tối đa trên mặt đường |
|
|
|
n |
1 |
xe |
Khoảng cách trục xe theo phương dọc |
|
|
|
l |
4,2 |
m |
Khoảng cách trục xe theo phương ngang |
|
|
|
b |
1,8 |
m |
Khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe |
|
|
|
d |
1,3 |
m |
Bề rộng lớp đôi |
|
|
e |
0,6 |
m |
|
B= n*b + (n -1)*d + e |
|
|
2,4 |
m |
||
q0 = (n*G)/(l*B) |
|
|
|
12,90 |
kN/m² |
+ Kết quả tính toán:
2. Đoạn sông thi công bằng máy đào đứng Sà lan
+ Số liệu địa chất:
Thông số thí nghiệm |
Đơn vị |
Tên lớp |
|||
Lớp 1 |
Lớp 1a |
Lớp 2 |
Lớp 3 |
||
Dung trọng ướt gw |
kN/m3 |
16,60 |
19,40 |
19,90 |
19,70 |
Lực dính kết c |
kN/m2 |
8,10 |
15,90 |
6,90 |
15,20 |
Góc ma sát trong j |
Độ |
5,48 |
22,25 |
30,77 |
24,62 |
+ Hoạt tải tính toán:
· Thiết bị thi công đứng trên phao thép do đó không ảnh hưởng tới kết quả tính toán
+ Kết quả tính toán:
+ Số liệu địa chất:
Thông số thí nghiệm |
Đơn vị |
Tên lớp |
||||
Đất đắp |
Lớp 1 |
Lớp 1a |
Lớp 2 |
Lớp 3 |
||
Dung trọng ướt gw |
kN/m3 |
20,00 |
16,60 |
19,40 |
19,90 |
19,70 |
Lực dính kết c |
kN/m2 |
5.00 |
8,10 |
15,90 |
6,90 |
15,20 |
Góc ma sát trong j |
Độ |
30,00 |
5,48 |
22,25 |
30,77 |
24,62 |
+ Hoạt tải tính toán:
· Thiết bị thi công đứng trên phao thép do đó không ảnh hưởng tới kết quả tính toán
+ Kết quả tính toán:
HỆ THỐNG VÀ TRÌNH TỰ NẠO VÉT
I. HỆ THỐNG NẠO VÉT
1. Lựa chọn hệ thống nạo vét
1.1. Công tác chuẩn bị
Khu vực thực hiện đề án không phải làm công tác giải tỏa nên cần thanh thải lòng sông và cần phải thu dọn mặt bằng, tháo dỡ các công trình cũ để lại, chặt cây, đào gốc, …. Đồng thời tiến hành các công tác khôi phục cọc, mốc, chuẩn bị các đường công vụ; xác định cụ thể vị trí bãi đổ vật liệu; chuẩn bị các bãi tập kết nguyên, vật liệu, phương tiện và nhân lực thi công; xây dựng bãi chứa bùn, cát tạm; cung cấp điện, nước.
1.2. Thi công nạo vét
Dùng máy đào đứng trên Sà lan(Gầu ngoạm và gầu nghịch) nạo vét đất cát đổ lên sà lan hoặc ghe và tàu nạo vét hút thổi bơm trực tiếp các sản phẩm nạo vét lên các bãi chứa tạm.
2.2.1. Lựa chọn thiết bị nạo vét
Thi công nạo vét được thực hiện kết hợp đồng thời theo hai phương án với mỗi loại thiết bị nạo vét chuyên dụng sẽ trình bày dưới đây:
Máy đào đứng trên Sà lan (Gầu ngoạm và gầu nghịch):
2.2.2. Lựa chọn thiết bị vận chuyển sản phẩm nạo vét
- Lựa chọn Sà lan có kích thước và tải trọng phù hợp thực tế thi công nạo vét tại sông để vận chuyển sản phẩm nạo vét từ nơi nạo vét vào bờ.
- Lựa chọn ghe-thuyền có kích thước và tải trọng phù hợp thực tế thi công nạo vét để vận chuyển sản phẩm nạo vét vào bờ được thuận tiện và nhanh chống.
- Lựa chọn Sà lan phù hợp với tải trọng của máy đào lúc làm việc cũng như lúc di chuyển máy trên sông để bảo đảm cho máy đào làm việc bình thường và an toàn.
- Lựa chọn ô tô tự đổ có tải trọng phù hợp với điều kiện địa hình, giao thông tại khu vực nạo vét để vận chuyển từ những nơi mà xà lan, ghe hoặc thuyền không vận chuyển sản phầm nạo vét đến các bãi chứa tạm được.
- Lựa chọn ô tô tự đổ có tải trọng phù hợp để vận chuyển đất, cát tận thu phục vụ cho các công trình trong khu vực nội bộ và các công trình lân cận. Hoặc dùng xe ô tô tải chuyên dụng phù hợp để vận chuyển đất bùn nạo vét đi đổ bỏ hoặc chôn lấp.
3. Tính năng kỹ thuật của thiết bị thi công:
Tính năng và thông số kỹ thuật của các phương tiện nạo vét như sau:
3.1. Máy đào đứng trên Sà lan (Gầu ngoạm và gầu nghịch)
- Loại: Bánh xích
- Công suất định mức (kw): 66.2
- Dung tích gầu (m3): 0.7
- Chiều dài tay gầu (mm): 2500
- Trọng lượng vận hành (kg): 12220
- Khả năng đào cao (mm): 8345
- Khả năng đào sâu (mm): 5520
- Tầm cao đổ tải (mm): 5905
- Tầm vươn xa nhất (mm): 7925
- Tốc độ di chuyển (km/h): 5
- Công suất đào 200 - 250 (chu kỳ/giờ) tính toán ra tương đương: 1000-1200m3/ca.
Khi sử dụng máy đào đứng trên Sà lanbắt buộc phải có Sà lan dùng để vận chuyển máy các phương tiện và phải có các phương tiện để nhận tải và vận chuyển như Sà lan loại nhỏ vận chuyển cát tự hành (Sà lanhầm) hoặc ghe, thuyền nhỏ hoặc ô tô tự đổ để vận chuyển cát và bùn thãi vào bờ đổ lên các bãi chứa tạm.
5. Công nghệ nạo vét
5.1. Lựa chọn công nghệ
Trong phương án này chúng tôi đã lựa chọn công nghệ Nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi vật liệu sông Lô bằng máy đào đứng trên Sà lan (Gầu ngoạm và gầu nghịch) và kết hợp nạo vét bằng máy đào đứng trên bờ.
6. Tính toán thiết bị
Tổng khối lượng nạo vét được chọn là 743.000 m3 . Đoạn từ Km:0+000.00 đến Km:1+520.00 dùng máy đào đứng trên bờ thi công vào mùa khô, đoạn còn lại thi công mùa mưa bằng xáng cạp đứng trên Sà lan.
II. TRÌNH TỰ NẠO VÉT
2.1.Về thủ tục, giấy tờ
- Chủ đầu tư cần kết hợp với đơn vị thi công cử cán bộ chuyên trách làm việc với các cơ quan chức năng có liên quan để xin cấp các loại giấy phép di chuyển, giấy phép hoạt động nạo vét, giấy phép đổ đất tại vị trí quy định theo các Quyết định của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu…, cho các phương tiện, đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn cho người và phương tiện trước, trong và sau khi thi công.
- Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho thi công, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành chức năng trong việc quy định trình tự và biện pháp thi công.
2.2. Về trình tự thi công
- Công tác chuẩn bị.
- Định vị tuyến nạo vét hoặc khu vực nạo vét, cắm tuyến bằng tiêu định vị hoặc cọc mốc.
- Cách nạo vét sông:
Đoạn 1: Từ lý trình Km0+000 đến Km1+520 do đặc tính sông nhỏ, hẹp, nước trong lòng sông ít nên không thể dùng xáng cạp đứng trên Sà Lan để thi công, vì vậy chon biện pháp thi công bằng máy đào đứng trên bờ. Hướng thi công từ đầu tuyến đến cuối tuyến, thi công chủ yếu vào mùa khô.
+ Đoạn còn lại từ lý trình Km1+520 đến Km4+839 nạo vét theo chiều dọc tuyến từ hạ lưu về thượng lưu sông: Với đặc tính của phương tiện nạo vét và đặc điểm thủy văn, địa hình trên khu vực lòng sông, biện pháp thi công chính bằng xáng cạp đứng trên Sà La kết hợp thi công máy đào đứng trên bờ tại những đoạn sông Sà Lan không đi vào được, thi công chủ yếu vào mùa mưa để thuận tiện cho Sà Lan di chuyển.
+ Theo chiều ngang tuyến: Nạo vét phía bờ tả trước để tạo chiều sâu để dễ di chuyển, sau đó thi công phía bờ hữu.
- Gia công lắp đặt cọc báo hiệu sau khi hoàn thành tuyến nạo vét.
2.3. Về biện pháp thi công
- Do đặc điểm địa hình đáy Sông có khu vực ngập nước và khu vực không ngập nước và trong quá trình thi công nạo vét có kết hợp tận thu vật liệu nạo vét, vì vậy chọn thiết bị thi công là máy đào đứng trên Sà lan và máy đào đứng trực tiếp trên bờ hoặc dùng thiết bị khác phù hợp để phối hợp nạo vét.
Trong quá trình thi công nạo vét nếu dùng máy đào đứng trên bờ thì phải áp dụng cho những đoạn nước ít hoặc khô Sà lan không vào được. Còn nếu dùng máy đào đứng trên Sà lan(Gầu ngoạm và gầu nghịch) chỉ nên áp dụng cho vùng nước nhiều và đất cát nạo vét sẽ được đổ lên Sà lan nhỏ, ghe nhỏ hoặc xe tải được vận chuyển vào bờ đổ vào các bãi chứa tạm.
Vật liệu nạo vét là cát san lấp tận thu sau khi được đưa vào các bãi chứa tạm chúng được vận chuyển đi phục vụ để đắp gia cố bờ sông, làm đường công vụ xung quanh sông, ngoài ra phục vụ cho các công trình trong khu vực.
3. Vận tải
Trong quá trình thi công nạo vét tại những địa điểm nếu dùng máy đào đứng trên bờ thì vật liệu nạo vét được đưa lên xe tải chở đến vị trí bãi chứa tạm. Còn tại những địa điểm dùng máy đào đứng sản phẩm nạo vét sẽ được đổ lên Sà lan nhỏ, ghe nhỏ hoặc xe tải được vận chuyển vào bờ đổ vào các bãi chứa tạm.
Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển các sản phẩm cát tận thu cũng cần có những lưu ý như sau:
- Khi vận chuyển phải luôn đảm bảo an toàn giao thông, không chở quá tải, không chạy quá tốc độ phóng nhanh vượt ẩu.
- Khi vận chuyển phải luôn đảm bảo an toàn về môi trường bằng cách dùng bạt che chắn hoặc phủ lên ô tô, tránh tình trạng rỡi vãi các vật liệu có khả năng gây tai nạn cho người và phương tiện lưu thông.
4. Xử lý các vật liệu nạo vét:
- Tại bãi chứa tạm: Vật liệu nạo vét được bơm hút lên bãi chứa, nước bơm lên trong quá trình hút thổi sẽ chảy về hố lắng tạm, trong hố lắng bố trí các ống nhựa PVC D200 để nước tràn tự nhiên chảy về sông.
5. Khoảng cách nạo vét an toàn tới đường bờ sông
Theo Phương án nạo vét, với chiều dày lớp nạo vét tối đa là 1.5 m thì khi nạo vét hết lớp này (sâu tối đa 1.5 m và không kể đến độ sâu mực nước) hoàn toàn không gây ảnh hưởng xói lở đến đường bờ.
6. Theo dõi độ sâu nạo vét
Khu vực nạo vét trong lòng sông được chia thành 2 khu, 2 khu này được chia thành các khu nhỏ. Tuy nhiên, các khu nhỏ này phải được phân chia sao cho phù hợp với thực tế thi công tại công trường, công việc tiến hành hoạt động nạo vét theo từng lớp, sau khi làm xong từng khu nhỏ, sẽ di chuyển phương tiện nạo vét sang khu kế tiếp, không nạo vét tập trung quá sâu tại một chỗ.
Quá trình nạo vét đơn vị thi công cần gắn các phao hoặc dây màu trên gầu dây để đánh dấu chiều sâu nạo vét chuẩn theo từng mức nước để kiểm soát chiều sâu nạo vét chính xác và thuận lợi nhất, tránh gây sự cố về môi trường.
7. Định vị khu vực tuyến nạo vét:
- Trên mặt bằng khu vực nạo vét cần định vị chính xác phạm vi nạo vét theo thiết kế để đảm bảo các thông số kỹ thuật chủ yếu cho khu vực nạo vét.
- Vị trí điểm đầu, điểm cuối, điểm tiếp cong đã được xác định toạ độ, chôn mốc. Tuy nhiên trong quá trình thi công đơn vị thi công cần thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện các xê dịch của mốc (nếu có) để kịp thời hiệu chỉnh.
- Phương tiện đo đạc cần dùng các máy toàn đạc điện tử hoặc bằng máy định vị vệ tinh toàn cầu GPS để định vị để đảm bảo chính xác và hiệu quả, đồng thời được kiểm tra bằng các tiêu chập (cắm tại vị trí nước nông) hoặc hàng phao dấu thả (tại vị trí nước sâu).
- Sau khi định vị tuyến, khu vực nạo vét và các cọc mốc bằng các loại máy trên cần thả các cọc tiêu giới hạn phạm vi thi công để nạo vét đúng phạm vi thiết kế:
+ Các tiêu được làm bằng ống thép tròn D = 100mm và tre luồng bằng thẳng, liên kết với nhau bằng các mối nối buộc bằng dây thép D = 3 - 5mm đảm bảo độ chắc chắn.
+ Chiều cao các tiêu ³ + 7,0m để không ngập nước, tiêu sau cao hơn tiêu trước là 0,5m để đảm bảo tầm nhìn cho thợ điều khiển thiết bị nạo vét.
- Tùy thuộc vào tính năng kỹ thuật của từng phương tiện nạo vét được thiết kế chi tiết như sau:
+ Nạo vét bằng máy đào (Gầu ngoạm và gầu nghịch): Đối với máy đào để đảm bảo độ chính xác sẽ được định vị bằng hệ thống các chập tiêu, phao dấu giới hạn khu vực thi công, các dải cách nhau 20 - 30m, có báo hiệu bằng cờ dễ nhận biết. Dự án nạo vét khơi thông dòng chảy tận thu cát và quy trình thực hiện dự án nạo vét sông khơi thông dòng chảy
-----------------------------
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
Số: /HĐTV/MP-DADT
(V/v: Lập hồ sơ xin Phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án thực hiện đầu tư “Dự án nạo vét, khơi thông dòng chảy”tại Hà Nam
Căn cứ:
· Bộ Luật dân sự số 91/2015 ngày 24/11/2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
· Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
· Nhu cầu của Công ty…. và khả năng cung ứng dịch vụ của Công ty Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương.
Hôm nay, ngày tháng năm 2024, tại trụ sở Công ty , Chúng tôi gồm các Bên:
Bên A:
Tên đơn vị :
Người đại diện :
Chức vụ :
Địa chỉ :
Điện thoại : ; Email:
Tài khoản :
Mã số thuế :
Bên B:
Tên đơn vị : Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Minh Phương
Người đại diện : Ông Nguyễn Văn Thanh
Chức vụ : Giám đốc
Địa chỉ : 28B Mai Thị Lựu, P. Đakao, Q1, TP.HCM
Điện thoại : (028) 3514 6426 ; Email: ctyminhphuongpmc2@gmail.com
Tài khoản : 182494339 tại ngân hàng ACB, PGD Thị Nghè
Mã số thuế : 0305986789
Sau khi bàn bạc và thỏa thuận, các Bên đồng ý ký kết hợp đồng với các điều khoản sau:
ĐIỀU 1: NỘI DUNG CÔNG VIỆC
Bên A đồng ý giao và Bên B đồng ý nhận thực hiện Dịch vụ tư vấn lập hồ sơ xin phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án thực hiện đầu tư nạo vét, khơi thông dòng chảy tại Hà Nam.
Nội dung cụ thể thực hiện dự án như sau:
1. Khảo sát khu vực thực hiện dự án
2. Báo cáo thuyết minh đề xuất thực hiện dự án
3. Thiết kế bản vẽ
4. Soạn thảo các văn bản đề nghị, văn bản cam kết
5. Chỉnh sửa, tổng hợp báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước nếu có.
ĐIỀU 2: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Thời gian bắt đầu: Ngay sau khi hai hên ký hợp đồng và Bên A đã cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ cơ bản liên quan dự án theo yêu cầu Bên B và Bên A chuyển tiền tạm ứng cho Bên B.
2. Thời gian thực hiện hợp đồng: 45 ngày làm việc kể từ ngày tính thời gian bắt đầu.
ĐIỀU 3: CHI PHÍ DỊCH VỤ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
1. Giá trị hợp đồng: 200.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai trăm triệu đồng).
(Phí trên chưa gồm thuế GTGT).
2. Phương thức thanh toán:
Chia thành 03 đợt, cụ thể như sau:
· Đợt 1: Bên A tạm ứng cho Bên B 50% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký hợp đồng.
Hồ sơ đề nghị tạm ứng gồm:
+ Giấy đề nghị tạm ứng.
+ Hợp đồng gốc.
· Đợt 2: Bên A tiếp tục thanh toán cho Bên B 30% giá trị của hợp đồng, cho Bên B ngay sau khi Bên B bàn giao cho Bên A file mềm hồ sơ: Báo cáo thuyết minh; Văn bản đề nghị, cam kết; Bản vẽ thiết kế dự án.
Hồ sơ đề nghị thanh toán gồm:
+ Giấy đề nghị thanh toán;
+ Các file mềm, tài liệu liên quan đến dự án.
· Đợt 3: Bên A thanh toán cho Bên B 20% giá trị còn lại của hợp đồng cho Bên B ngay sau khi Bên B được Cơ quan nhà nước cấp quyết định phê duyệt dự án.
Hồ sơ đề nghị thanh toán gồm:
+ Giấy đề nghị thanh toán;
+ Biên bản thanh lý;
+ Hóa đơn GTGT.
3. Hình thức thanh toán: Phí này sẽ được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản (số tài khoản ghi ở phần thông tin Bên B).
4. Thời gian thanh toán: Không quá 05 (năm) ngày kể từ ngày Bên A nhận được hồ sơ thanh toán.
ĐIỀU 4: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
1. Trách nhiệm của Bên A
· Bảo đảm cung cấp kịp thời và đầy đủ cho Bên B toàn bộ hồ sơ, tài liệu cần thiết có liên quan;
· Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Bên B trong quá trình làm hồ sơ;
· Trao đổi, bàn bạc với Bên B, giải quyết các vướng mắc trong quá trình làm hồ sơ nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc mà hai Bên đã thống nhất;
· Thanh toán chi phí đi lại cho Bên B trong trường hợp Bên A yêu cầu Bên B cùng tham gia họp với đối tác, họp hội đồng với cơ quan nhà nước (nếu có).
· Thanh toán đầy đủ phí dịch vụ theo nghĩa vụ tại hợp đồng cho Bên B.
2. Trách nhiệm của Bên B:
· Hoàn thành báo cáo dự án đầu tư cho Bên A đúng với tiến độ và nội dung mà hai Bên đã thống nhất;
· Hiểu rõ nội dung và yêu cầu của Bên A, thực hiện công việc đạt yêu cầu của Bên A;
· Phối hợp với Bên A trong quá trình thực hiện hợp đồng để dự án đạt được yêu cầu mong muốn;
· Phối hợp với Bên A chỉnh sửa, bổ sung các nội dung hồ sơ theo yêu cầu của Bên A và của cơ quan nhà nước (nếu có).
· Bố trí nhân sự tham gia họp với đối tác hoặc họp hội đồng với cơ quan nhà nước trong trường hợp Bên A yêu cầu.
1. Bên B phải lưu giữ chặt chẽ, cẩn mật bất cứ thông tin kỹ thuật và tài liệu nào do Bên A đã cung cấp, cũng như các tài liệu, thông tin có liên quan khác do Bên B thực hiện theo Hợp đồng tuân theo các quy chế bảo mật của Nhà nước Việt Nam.
2. Mọi tài liệu/nội dung tài liệu Bên A bàn giao cho Bên B được xem như là tài sản của Bên B và Bên B có toàn quyền sử dụng cho mục đích công việc nêu trong Điều 1 hợp đồng này.
3. Việc Bên B sử dụng các tài liệu, thông tin của Bên A cung cấp để thực hiện bất kì hoạt động nào ngoài nội dung công việc trong hợp đồng này là hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu bồi thường vời mọi tổn thất gây ra.
1. Mọi tranh chấp, mâu thuẫn có thể phát sinh giữa hai Bên trong quá trình thực hiện Hợp đồng sẽ được ưu tiên giải quyết bằng phương thức thương lượng, hòa giải trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau và cùng có lợi.
2. Trường hợp các tranh chấp Hợp đồng (nếu có) không thể giải quyết thỏa đáng bằng phương thức nếu tại Điều 6.1, thì sự việc tranh chấp sẽ được đưa ra xét xử tại Tòa án có thẩm quyền.
3. Hai Bên cam kết thực hiện tốt các điều khoản đã thỏa thuận trong Hợp đồng.
4. Hợp đồng này được lập thành 04 (bốn) bản có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi Bên giữ 02 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn