Dự án đầu tư xây dựng Khách sạn “Cần Thơ Riverview Hotel & Golf Club” thực hiện trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
Ngày đăng: 26-01-2021
1,714 lượt xem
Lập dự án đầu tư:
DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHÁCH SẠN CẦN THƠ RIVERVIEW HOTEL VÀ GOLF CLUB
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư
I.2. Đơn vị tư vấn lập phương án đầu tư xây dựng công trình
I.3. Mô tả sơ bộ dự án
I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
II.1. TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
II.1.1 Tổng quan về nền kinh tế vĩ mô Việt Nam 2013:
1.1 Tình hình kinh tế xã hội
1.2 Dự báo kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2013
II.2. Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ
II.3. Mật độ dân số các tỉnh miền tây Nam bộ
CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
III.1. Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án
III.2. Mục tiêu đầu tư Khách sạn River View Mekong Cần Thơ
III.3. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng
IV.2. Điều kiện tự nhiên
IV.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
IV.4.2. Hệ thống thoát nước mặt
IV.4.3. Hệ thống thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường
V.4.4. Hệ thống cấp điện, chiếu sáng công cộng
IV.5. Nhận xét chung về hiện trạng
CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
V.1. Phạm vi dự án
V.2. Lựa chọn mô hình đầu tư
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP QUI HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ
VI.1. Các hạng mục công trình
Mục tiêu nhiệm vụ thiết kế
VII.2. Giải pháp thiết kế công trình
VII.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án
VI.2.2. Giải pháp quy hoạch
VII.2.3. Giải pháp kiến trúc
VII.2.4. Giải pháp kết cấu
VII.2.5. Giải pháp kỹ thuật
VII.3. Qui hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
VII.3.1. Đường giao thông
VII.3.2. Quy hoạch chuẩn bị đất xây dựng:
VII.3.3. Hệ thống thoát nước mặt
VII.3.4. Hệ thống thoát nước bẩn – vệ sinh môi trường:
VII.3.5. Hệ thống cấp nước:
VII.3.6. Hệ thống cấp điện – chiếu sáng công cộng:
CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH
VII.1. Tiến độ thực hiện - Tiến độ của dự án
Công tác đào tạo huấn luyện
1/- Đào tạo huấn luyện:
2/- Bảo vệ môi trường dự án
VII.2. Giải pháp thi công xây dựng - Phương án thi công
VII.3. Sơ đồ tổ chức thi công
VII.4. Thiết bị thi công chính
VII.5. Hình thức quản lý dự án
CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
VIII.1. Đánh giá tác động môi trường
CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN
IX.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư
IX.2. Nội dung Tổng mức đầu tư
IX.3. Nguồn vốn đầu tư của dự áN
IX.4. Phương án hoàn trả vốn vay
CHƯƠNG X: PHƯƠNG ÁN KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
X.1. Phương án tổ chức kinh doanh
X.2. Phương án sử dụng người lao động
X.3. Phương án sử dụng lao động địa phương
CHƯƠNG XI: HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
XI.1. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội
XI.2. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán
XI.3. Tính toán chi phí
XI.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án
XI.5. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội
CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
XII.1. Kết luận
XII.2. Kiến nghị
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1 Giới thiệu chủ đầu tư
I.2 Đơn vị tư vấn lập phương án đầu tư xây dựng công trình
I.3 Mô tả sơ bộ dự án
I.4 Cơ sở pháp lý triển khai dự án
I.4.1. Các văn bản pháp lý về quản lý đầu tư xây dựng
I.4.2. Các tiêu chuẩn, Qui chuẩn xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng Khách sạn “Cần Thơ Riverview Hotel & Golf Club” thực hiện trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
II.1 TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
II.1.1 Tổng quan về nền kinh tế vĩ mô Việt Nam 2013:
1.1 Tình hình kinh tế xã hội.
Về tăng trưởng và lạm phát, với mục tiêu tiếp tục tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012, điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả; chính sách tài khóa chặt chẽ thì tổng cầu trong năm 2013 sẽ tiếp tục xu hướng tăng chậm, không quá cao so với năm 2012. Tiêu dùng rất có thể sẽ là tác nhân chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi FDI, FII tiếp tục xu hướng giảm, đầu tư tư nhân có xu hướng hồi phục dần khi lãi suất hiện tại đã ở mức thấp nhưng chưa đủ mạnh.
Tỉ giá USD/VND và thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định. Chúng tôi cho rằng, áp lực ngoại tệ trong năm 2013 là không lớn do cầu ngoại tệ tiếp tục giảm; GDP dự báo tăng 5,5% chủ yếu là do nhân tố tiêu dùng trong nước với áp lực nhập siêu giảm bớt; tăng trưởng tín dụng ngoại tệ tiếp tục giảm trong khi lượng cung ngoại tệ tiếp tục tăng do lãi suất huy động VND dù giảm, nhưng vẫn hấp dẫn hơn lãi suất bằng ngoại tệ. Do vậy, chúng tôi cho rằng, thị trường ngoại hối sẽ tiếp tục ổn định trong năm 2013 và tỉ giá USD/VND sẽ điều chỉnh theo hướng VND giảm giá nhẹ khoảng 1% để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu và mức lạm phát của Việt Nam so với các nước đối tác.
Về lãi suất. Cuối năm 2012, lãi suất điều hành và lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh. Tình hình kinh tế khó khăn, hàng tồn kho lớn, nợ xấu tăng ở mức 8,8% là những nhân tố chủ yếu làm giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng. Khi vấn đề nợ xấu, sở hữu chéo được giải quyết, tăng trưởng sẽ có cơ hội tăng lên. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013 của NHNN ở mức 12% có thể đạt được. Lãi suất huy động dưới 1 năm được duy trì ở mức 7-8%/năm và lãi suất cho vay sẽ ở mức 10-11%/ năm cho kì hạn ngắn và 12-14%/ năm cho kì hạn dài nếu lạm phát được kiểm soát ở mức 7% trong năm 2013.
Về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng GDP trong quí 3/2013 đạt cao hơn dự kiến (tăng 5,54% so với quí II/2013), góp phần đưa GDP 9 tháng/2013 đạt mức tăng (5,14%) khá hơn đôi chút so với cùng kỳ năm 2012 (5,1%, tính theo giá so sánh 2010). Theo đánh giá của UBGSTCQG dựa trên đặc tính mùa vụ, chỉ số mùa vụ của tổng sản lượng thường đạt mức cao nhất vào quí 4 hàng năm, tăng trưởng GDP quí 4/2013 do đó sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng cao hơn so với quí 3/2013.
Dù vậy, mục tiêu tăng trưởng 5,5% cho cả năm 2013 sẽ vẫn khó khăn, bởi những yếu tố nền tảng tạo nên tăng trưởng trong giai đoạn hiện nay đều chưa có sự hồi phục mạnh mẽ. Cụ thể:
Sản xuất của nền kinh tế có xu hướng cải thiện nhưng chậm. Mặc dù hàng tồn kho công nghiệp chế biến chế tạo giảm khá mạnh và chỉ số phát triển công nghiệp cũng có xu hướng tăng dần đều qua từng tháng để đạt mức tăng 5,4% trong 9 tháng/2013, cao hơn so với cùng kỳ năm 2012 (tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước), nhưng tốc độ tăng nhập khẩu của các mặt hàng tư liệu phục vụ sản xuất vẫn chỉ ở mức khá khiêm tốn9. Bên cạnh đó, tham khảo chỉ số PMI Việt nam của HSBC trong 8 tháng đầu năm cho thấy chỉ số này sau 2 tháng 3 và tháng 4/2013 liên tục tăng đã có 4 tháng liên tiếp đạt dưới mức 50 điểm. Điều này cho thấy doanh nghiệp vẫn còn khá thận trọng trong việc mở rộng sản xuất khi các điều kiện thị trường chưa thực sự thuận lợi, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong nước.
Tổng cầu được cải thiện nhưng còn khá yếu. Theo đó, cầu tiêu dùng đã có xu hướng tăng dần qua từng tháng nhưng vẫn ở mức tương đối yếu, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ 9 tháng/2013 vì vậy chỉ đạt mức tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,3% (cùng kỳ năm 2012 tăng 6,7% so với năm 2011). Có thể thấy rằng, tổng cầu thấp sẽ tiếp tục là một trong những nguyên nhân khiến sản xuất của nền kinh tế trong quí 4 khó có điều kiện tăng mạnh đột biến so với quí 3/2013.
Sản xuất kinh doanh
Khu vực Công nghiệp và xây dựng: Điều kiện sản xuất đang dần được cải thiện, lượng đơn hàng mới đã tăng tháng thứ 2 liên tiếp với tốc độ tăng khá cao. Chỉ số sản xuất công nghiệp phục hồi qua các quý: quý I tăng 4,5%, quý II tăng 5,2% và quý III tăng 6. Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong 11 tháng đầu năm đã tăng khoảng 5,8%, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung ở mức 6,8%.
Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tiếp tục giữ mức tăng trưởng ổn định tuy nhiên tốc độ tăng ở mức thấp so với cùng kỳ những năm gần đây. Do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh và giá cả thị trường vẫn còn ở mức thấp, chăn nuôi gia súc gia cầm chưa có dấu hiệu phục hồi. Ngành thủy sản tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá. Tính chung 11 tháng năm nay, tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt 5427 nghìn tấn, tăng 1,19% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng khai khác chín tháng đạt 2563,4 nghìn tấn, tăng 3.1 % so với cùng kỳ năm trước.
Khu vực dịch vụ: Bước sang tháng 11 là thời điểm cận kề với Tết Nguyên Đán nên nhu cầu mua sắm của người dân với các mặt hàng bánh kẹo, hàng tiêu dùng, hàng điện tử... được dự báo sẽ tăng, đây là một thuận lợi cho doanh nghiệp các ngành này tăng doanh số bán hàng, giải quyết khó khăn về tiêu thụ và tồn kho, theo đó, dự báo tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng sẽ vẫn tiếp tục xu thế tăng, ước tính tăng khoảng 15,4% so với cùng kì năm trước. xét 11 tháng đầu năm 2013, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2941,9 nghìn tỷ đồng, tăng 11.9% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2013
Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm trong khi nhiều chỉ tiêu sau 2 năm thực hiện vẫn còn thấp so với mức đề ra cho cả nhiệm kỳ. Mục tiêu tổng quát là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; kiềm chế lạm phát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012. Các chỉ tiêu chủ yếu được đề ra là tổng sản phẩm trong nước tăng khoảng 5,5%. Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%. Tỷ lệ nhập siêu khoảng 8%. Bội chi ngân sách Nhà nước không quá 4,8% GDP. Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7 – 8%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP. Bảo đảm an toàn nợ công. Cố gắng bảo đảm các chỉ tiêu về việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Diễn biến kinh tế Việt Nam năm 2013 là một trong những năm không dễ dự báo nếu chỉ căn cứ vào những diễn biến tình hình thực tế của năm 2012 và các yếu tố tác động khác sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới.
Đã có nhiều ý kiến dự báo kinh tế vĩ mô năm 2013. Song theo dự báo của chúng tôi thì mức tăng trưởng còn tiếp tục gặp khó khăn, nhiều khả năng mức tăng trưởng kinh tế chỉ đạt ở mức 4 – 5%. Nếu phân tích và đánh giá một cách toàn cục thì những khó khăn kinh tế hiện nay về cơ bản là do sự tích tụ những mâu thuẫn kéo dài từ nhiều năm, vì thế mà việc tìm kiếm các giải pháp để cùng đồng thời thoả mãn cả mục tiêu trước mắt lẫn lâu dài thật sự không đơn giản. Cần phải có một cách nhìn đại cục, dài hạn để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn ẩn chứa những nguồn lực lớn. Nếu Nhà nước có chính sách khai thác tốt, các mục tiêu về tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô sẽ có nhiều khả năng sáng sủa hơn. Đó là luợng kiều hối từ nước ngoài chuyển về cho thân nhân trong nước ước tính khoảng trên 10 tỷ USD vẫn được dự báo tiếp tục chuyển về ngay cả trong lúc kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, theo một số ước tính có cơ sở khoa học thì lượng vàng trong dân còn khá lớn. Theo tính toán bước đầu, lượng vàng nhập khẩu ròng của Việt Nam trong 20 năm (tính từ năm 1990 đến năm 2011) vào khoảng 500 tấn, tương đương 28 tỷ USD theo thời giá hiện nay.
Dự báo việc xử lý nợ xấu ngân hàng trong năm 2013 sẽ nhanh chóng có được giải pháp hiệu quả. Công ty mua bán nợ cần có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, không nên khép kín trong hệ thống tài chính tiền tệ.Nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiện nay đã ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây (khoảng 8,6%). Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu sẽ phải lường đón những phản ứng phụ phát sinh, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng năm 2013. Đi đôi với đó là việc tái cấu trúc các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước để các doanh nghiệp sản xuất có được sức cạnh tranh, có công nghệ tiên tiến, có lao động lành nghề - đây chính là giải pháp dài hạn mà Nhà nước đang đặc biệt quan tâm từ nay sang năm 2013. Đối với thị truờng bất động sản thì dự báo vẫn tiếp tục trầm lắng và chưa tìm được hướng đi rõ ràng trong năm 2013. Vì vậy, trong năm 2013 và những năm tiếp theo để giúp thị trường bất động sản phát triển cần phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó ngành Ngân hàng cần tập trung vào một số nội dung : Giải quyết bài toán kỳ hạn của luồng vốn đầu tư cho bất động sản. Đối với thị trường chứng khoán thì trong năm 2013 vẫn tiếp tục trầm lắng và gặp nhiều khó khăn, chưa có hướng đi rõ ràng vì hầu hết các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khoa khăn. Có thể nói đây chính là mảng tối nhất trong kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2013.
II.2 Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ.
Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, thành phố Cần Thơ chính thức được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Cùng phát triển với những thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Đến Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Cần Thơ đổi thành tỉnh Phong Dinh. Sau năm 1975, tỉnh Phong Dinh, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Chương Thiện hợp nhất để thành lập tỉnh Hậu Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ. Đến cuối năm 1991, tỉnh Hậu Gianglại chia thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ tỉnh Cần Thơ. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc Hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang.
Cần Thơ là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực, thành phố Cần Thơ còn được biết đến như một "đô thị miền sông nước". Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá Nam Bộ. Theo quy hoạch đến năm 2025, thành phố Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, y tế và văn hoá của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mêkông, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế, có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh.
Vị trí địa lý:
Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau 178 km, cách thành phố Rạch Giá 128 km, cách biển khoảng 100 km theo đường sông Hậu. Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông và 9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu. Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Diện tích nội thành là 53 km². Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng và dân số vào khoảng 1.200.300 người, mật độ dân số tính đến 2011 là 852 người/km². Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông.
Thành phố Cần Thơ có các điểm cực sau:
Địa hình:
Địa mạo: bao gồm 3 dạng chính:
Điều kiện tư nhiên:
Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Kông bồi đắp và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu.Địa chất trong thành phố được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 mét có hai loại trầm tích làHolocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ). Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, với Độ cao trung bình khoảng 1 – 2 mét dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía đông bắc sang phía tây nam. Bên cạnh đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trênsông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập. Thành phố Cần Thơ có 3 dạng địa hình chính là Địa hình ven sông Hậu hình thành dải đất cao là đê tự nhiên và các cù lao ven sông Hậu.
Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá chằng chịt. Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28°C, số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.249,2h, lượng mưa trung bình năm đạt 1600 mm. Độ ẩm trung bình năm giao động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm.
Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra 1 hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố, mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp.
Thành phố Cần Thơ có Sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài là 65 km, trong đó đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm. Tại Cần Thơ, lưu lượng cực đại đạt mức 40.000 m3/s. Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6, thấp nhất là vào tháng 3 và tháng 4. Lưu lượng nước trên sông tại Cần Thơ chỉ còn 2.000 m3/s. Mực nước sông lúc này chỉ cao hơn 48 cm so với mực nước biển.
Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, đi qua các quận Ô môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 – 700 m, độ sâu 10 – 12 m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đường thủy. Các sông rạch lớn khác là rạch Bình Thủy, Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt, kênh Tham Rôn và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền, cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.
Đơn vị hành chính
Thành phố Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện. Tổng số thị trấn, xã, phường là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã (tính từ thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP).
Ðơn vị hành chính cấp Huyện |
Quận |
Quận |
Quận |
Quận |
Huyện |
Diện tích (km²) |
29,2 |
70,59 |
62,53 |
125,41 |
297,59 |
Dân số 2009(người) |
243.794 |
133.565 |
86.278 |
129.683 |
112.529 |
Mật độ dân số (người/km²) |
7167 |
1375 |
1380 |
1034 |
396 |
Số đơn vị hành chính |
13 phường |
8 phường |
7 phường |
7 phường |
2 thị trấn và 9 xã |
Ðơn vị hành chính cấp Huyện |
Quận |
Huyện |
Huyện |
Huyện |
Diện tích (km²) |
117,87 |
119,48 |
310,48 |
255,66 |
Dân số 2009(người) |
158.255 |
99.328 |
124.069 |
120.964 |
Mật độ dân số (người/km²) |
1343 |
860 |
394 |
473 |
Số đơn vị hành chính |
9 phường |
1 thị trấn và 6 xã |
1 thị trấn và 9 xã |
|
Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố ước đạt 8,36%, trong khi đó cùng kỳ năm 2011 mức tăng là 12,21%. Thu nhập bình quân đầu người của Cần Thơ 6 tháng đầu 2012 ước đạt 1.819 USD. Tỷ trọng nông nghiệp thủy sản chiếm 10,83%, công nghiệp xây dựng chiếm 44,45% và dịch vụ thương mại chiếm 44,72%. Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản thực hiện được 1.617 tỉ đồng, đạt 39,5% kế hoạch cả năm, công nghiệp xây dựng thực hiện được 12.433 tỉ đồng, đạt 38,6% kế hoạch cả năm, dịch vụ thương mại ước thực hiện được 7.309 tỉ đồng, đạt 37% kế hoạch cả năm. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện được 3.443 tỉ đồng, đạt 40,99% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao. Tổng vốn đầu tư phát triển toànxã hội thực hiện được 16.770 tỉ đồng.
Trong giai đoạn đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ đạt 10,3%, mức cao nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 7,5%, tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 18,5%, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 4,97% so với cùng kỳ, thu ngân sách được 5.092 tỉ đồng, đạt 59,5% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao… Tuy nhiên, Bên cạnh những mặc tích cực vẫn còn hạn chế, các ngành, lĩnh vực có mức tăng trưởng thấp hơn mức tăng của những năm trước, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước, giá cả hàng hóa, dịch vụ, xăng, dầu và một số vật liệu chủ yếu tăng cao, mặt bằng lãi suất còn cao và khó tiếp cận đã gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, nhũng nhiễu gây chậm trễ, phiền hà cho tổ chức và nhân dân chưa giảm…
Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa, với sản lượng 1.194,7 tấn. Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể. Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Số lượng heo là 2589,3 ngàn con, số lượng gia cầm là 13 ngàn con (vì bị cúm gia cầm). Các gia súc khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều. Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng.
Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập, điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy, khu công nghiệp Thốt Nốt, khu công nghiệp Hưng Phú 1 và 2, khu công nghiệp tại quận Ô Môn. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ, Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển. Với những lợi thế về phát triển công nhiệp, Cần Thơ cũng đã được định hướng để phát triển trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020 theo Nghị quyết 45- NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như: Metro, Co-op Mart, Maximart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Khu mua sắm Đệ Nhất Phan Khang, Khu Thương Mại Tây Đô, Trung tâm thương mại Cái Khế. Các ngành dịch vụ tại Cần Thơ rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh như Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội,...
Với vị trí thuận lợi là trung tâm của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, ngành Dịch vụ phát triển nhanh theo hướng đa dạng hoá loại hình, tạo nên điểm nhấn khá ấn tượng làm sôi động kinh tế thành phố. Trong 7 tháng đầu năm 2009, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ trên địa bàn thành phố ước thực hiện 447,4 triệu USD, đạt 48,2% so kế hoạch năm và tăng 4,3% so cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu hàng hoá hơn 431,9 triệu USD, đạt 48% so kế hoạch và tăng 1,5% so cùng kỳ, dịch vụ thu ngoại tệ 15,5 triệu USD, đạt 53,45% so kế hoạch và giảm 4% so cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm 2009, các doanh nghiệp xuất gần 437.000 tấn gạo, đạt 82,4% so kế hoạch năm và tăng 20,2% so cùng kỳ, nhưng giá trị chỉ đạt gần 187 triệu USD, giảm 8% về giá trị. Trong đó, xuất trực tiếp 239.000 tấn (giá trị 102 triệu USD), xuất ủy thác 198.000 tấn (85 triệu USD) và cung ứng cho xuất khẩu trên 110.000 tấn quy gạo.
Du lịch
Chợ nổi Cái Răng (TP.Cần Thơ)
Vị trí: Chợ nổi Cái Răng thuộc quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ, cách bến Ninh Kiều 30 phút bằng canô. Đặc điểm: Chợ nổi Cái Răng chuyên mua bán nông sản, các loại trái cây của vùng. Ðến Cần Thơ mà chưa đi chợ nổi Cái Răng, thì kể như chưa biết về đất Tây Ðô này”.
Cái Răng là một trong những chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên mua bán các loại trái cây, nông sản của vùng. Sáng sáng, hàng trăm chếc thuyền lớn bé đậu san sát. Bán sản vật gì người ta treo sản vật đó (treo bẹo) lên cây sào (cây bẹo) trên mũi thuyền. Không cần phải rao hàng như các chợ trên đất liền (thực tế cũng không thể rao khi tiếng sóng, tiếng máy nổ liên tục, và khó có thể áp mạn với xuồng khác để xem bán hàng gì).
Du lich vườn Cần Thơ:
Vị trí: Vườn Cần Thơ có trên khắp các tuyến đường bộ, đường thuỷ ở Tp. Cần Thơ.
Đặc điểm: Các vườn du lịch xanh tươi đã và đang thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến thăm. Vườn du lịch Mỹ Khánh, vườn nhà ông Sáu Dương, vườn lan Bình Thuỷ, vườn vòng cung, trên các tuyến sông Phong Ðiền, Phụng Hiệp và nhiều vườn du lịch gia đình khác ở Ô Môn, Thốt Nốt đang phát triển. Từ Tp. Cần Thơ du khách theo quốc lộ 1A về hướng Sóc Trăng, qua cầu Ðầu Sáu, đến gần cầu Cái Răng rẽ phải khoảng 6km là đến vườn du lịch Mỹ Khánh. Vườn Mỹ Khánh rộng 2,2ha với hơn 20 loại cây trái, hoa kiểng và nhiều loại động vật như chim các rùa, rắn, cua, tôm …
Vườn cò Bằng Lăng:
Vị trí: Vườn cò Bằng Lăng thuộc ấp Thới Bình, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ.
Đặc điểm: Vườn cò Bằng Lăng – một trong những sân chim lớn nhất nơi miệt vườn chín dòng sông. Trên đường từ Cần Thơ về thành phố Long Xuyên (An Giang), qua khỏi thị trấn Thốt Nốt chừng 5km là đến vườn cò Bằng Lăng. Đi dọc theo bờ sông nhỏ, dưới những hàng cây rợp bóng trước một vùng nước trắng mênh mông như biển, đó là ruộng lúa đã gặt xong vào mùa nước nổi. Du khách đến thăm vườn cò sẽ được thấy hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn con cò (cò trắng, cò xám, cò đen, cồng cộc) chao cánh và sà xuống những cành trúc la đà, đong đưa theo gió, rối rít gọi đàn…
Nhà cố Bình Thủy:
Vị trí: Nhà cổ Bình Thuỷ nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa phường Bình Thuỷ, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ.
Đặc điểm: Ngôi nhà cổ năm gian hai mái, kiến trúc kiểu Pháp được gia đình họ Dương xây vào năm 1870. Kiến trúc nhà kiểu Pháp với nền nhà cao hơn mặt sân 1m; có bốn bậc thanh hình cánh cung tao nhã, nối kết nhà với khoảng sân rộng, trần cao, trang trí hoa văn, mở nhiều cửa lớn nhỏ với khung sắt khá đơn giản giúp nhà thông thoáng, mặt tiền trang trí phù điêu đắp nổi… Toàn bộ gạch bông hoa hồng đỏ – đen lát nền nhà với hàng rào sắt đúc bảo vệ khuôn viên đều được đặt và trở từ Pháp sang.
Ðây là mẫu nhà cổ hiếm hoi còn sót lại khá nguyên vẹn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hoá cũng như tiến trình phát triển dưới tác động khác nhau lúc giao thời giữa hai thế kỷ của cư dân ÐBSCL.
Chùa Ông:
Vị trí: Chùa Ông nằm ở đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Đặc điểm: Chùa Ông là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và văn hoá của người Hoa tại Cần Thơ. Chùa được Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1993.
Chùa Ông có lối kiến trúc độc đáo được giữ gìn gần như nguyên vẹn từ thuở ban đầu. Chùa được xây dựng năm 1894 – 1896 trên một khu đất có diện tích chừng 532m². Mái chùa lợp ngói âm dương với các gờ bó mái bằng những hàng ngói ống men xanh thẫm, trên bờ nóc có vô số hình nhân đủ màu bằng gốm sứ, lưỡng long chầu nguyệt, cá hoá long, chim phụng. ở hai đầu đao là hai tượng người cầm mặt trời, mặt trăng. Trong chùa thờ Quan Công, một vị tướng thời Tam Quốc, tấm gương về lòng trung hiếu tiết nghĩa và các vị Quan Âm Nam Hải, Thái Bạch tinh quân, Thổ Địa, Đổng Vĩnh…
Chùa Nam Nhã
Địa chỉ: 612 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Thới, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ.
Đặc điểm: Chùa do ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng năm 1895, theo tông phái Minh Sư nên còn được gọi là chùa Minh Sư. Trước đây, Chùa Nam Nhã là tiệm thuốc bắc Nam Nhã Đường và là nơi liên lạc, hội họp của các phong trào đấu tranh chống Pháp. Chùa Nam Nhã là nơi hoạt động của những sĩ phu yêu nước trong tổ chức Việt Nam Quang Phục hội. Năm 1917, chùa được trùng tu. Sân chùa rộng rãi trồng nhiều cây, giữa sân là hòn non bộ cao hơn 2m.
Trong chính điện có bàn thờ sư cụ Giác Nguyên, Lịch Đại Tổ sư, ban thờ Tam giáo với ba pho tượng bằng đồng là tượng Đức Phật Thích Ca, Đức Khổng Tử và tượng Lão Tử. Hai bên chính điện là hai ngôi nhà 5 gian dành cho phái nam và phái nữ ở. Phía sau là khu vườn mộ, nơi yên nghỉ của những người tham gia phong trào Đông Du và xây dựng chùa. Ngày nay, du khách đến đây không chỉ thưởng thức vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm của chùa, mà đến đây họ còn tìm hiểu những hoạt động sôi nổi của các sĩ phu yêu nước phong trào Đông Du, Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ trong những năm đầu khó khăn gian khổ của cách mạng Việt Nam.
Chợ đêm Tây Đô- chợ văn hóa du lich:
Vị trí: Chợ Tây Đô cách trung tâm Tp. Cần Thơ khoảng 1km về phía tây sông Hậu, tọa lạc trong khu Hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ.
Đặc điểm: Chợ Tây Đô là trung tâm buôn bán lớn của các tỉnh Nam Bộ đồng thời cũng là điểm vui chơi giải trí, du lịch hấp dẫn. Tuy mới hoạt động trong vài năm gần đây nhưng chợ đêm Tây Ðô được xem là một điểm du lịch văn hóa đặc trưng, nổi bật và hấp dẫn ở Cần Thơ, thu hút không chỉ người dân địa phương mà cả du khách phương xa. Chợ Tây Ðô truớc đây là một chợ đầu mối chung chuyển các mặt hàng với nhiều địa phương trong và ngoài nước. Bên cạnh chức năng trao đổi hàng hoá, tại đây còn có các dịch vụ ẩm thực, giải trí… Do quy mô hoạt động và tầm quan trọng đối với khu vực nên chợ Tây Đô là một trung tâm buôn bán lớn của các tỉnh Nam Bộ.
Xem thêm các dự án mới khác >>
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn