Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ĐTM Nhà máy Nissey Việt Nam

Cho đến nay, công tác bảo vệ môi trường đã mang tính chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Cùng với chính sách mở cửa, số lượng các dự án đầu tư phát triển kinh tế đã tăng nhanh và đạt nhiều kết quả tốt.

Ngày đăng: 24-03-2021

1,389 lượt xem

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ĐTM Nhà máy Nissey Việt Nam

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT.. ii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.. iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.. iv

MỞ ĐẦU.. 1

1. Xuất xứ của dự án. 1

1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án. 1

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư. 2

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt 2

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM... 3

2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM... 3

2.2. Các văn bản pháp lý của dự án. 7

2.2.1. Văn bản pháp lý của Nhà máy Nissey. 7

2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập. 8

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.. 14

1.1. Thông tin chung về dự án. 14

1.1.1. Tên dự án. 14

1.1.2. Chủ dự án. 14

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án. 14

1.1.4. Mục tiêu; quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án. 18

1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án. 35

1.6.2. Vốn đầu tư. 36

1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án. 36

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 38

2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 38

2.1.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 38

2.1.1.2. Điều kiện khí tượng. 38

2.1.1.3. Điều kiện thủy văn. 43

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 47

2.1.2.1. Hoạt động đầu tư phát triển của KCX Tân Thuận. 47

2.1.2.2. Hoạt động bảo vệ môi trường của KCX Tân Thuận. 49

2.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến dự án. 48

2.2. Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án. 48

2.2.1. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý. 48

CHƯƠNG 3. 54

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.. 54

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án. 54

3.2. Đánh giá tác động và các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường hiện trạng đang hoạt động của nhà máy  54

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động. 54

3.2.1.1. Các nguồn tác động có liên quan đến chất thải 57

3.2.1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải 72

3.2.1.3. Tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố. 74

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đang được thực hiện. 78

3.2.2.3. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn hoạt động. 106

3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 119

3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá. 119

CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.. 122

4.1. Chương trình quản lý môi trường của nhà máy. 122

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ THAM VẤN.. 128

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.. 129

1. Kết luận. 129

2. Kiến nghị 129

3. Cam kết 130

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 132

PHẦN PHỤ LỤC.. 134

 

 

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BYT

: Bộ Y tế

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

CP

: Cổ phần

CS-PCTP

: Cảnh sát phòng chống tội phạm

CTNH

: Chất thải nguy hại

DO

: Oxy hòa tan

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

ĐVT

: Đơn vị tính

GSMT

: Giám sát môi trường

KCN

: Khu công nghiệp

NĐ-CP

: Nghị định - Chính phủ

NM XLNTTT

: Nhà máy xử lý nước thải tập trung

NXB

: Nhà xuất bản

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

: Quyết định

SS

: Chất rắn lơ lửng

STT

: Số thứ tự

TCVSLĐ

: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

TCXDVN

: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TNMT

: Tài nguyên và Môi trường

Tp.

: Thành phố

TT

: Thông tư

UBND

: Ủy ban nhân dân

VN

: Việt Nam

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

XLNT

: Xử lý nước thải

 

 


 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án. 9

Bảng 2: Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM... 11

Bảng 3: Giới hạn các điểm khép góc của khu đất dự án. 14

Bảng 4:Quy mô công suất của nhà máy Nissey. 18

Bảng 5: Quy mô sử dụng đất của dự án. 19

Bảng 6:  Hạng mục công trình chính của dự án. 20

Bảng 7: Danh sách máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất sản phẩm.. 22

Bảng 8: Khối lượng xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường. 25

Bảng 9: Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất phục vụ nhà máy. 28

Bảng 10: Nguyên liệu hoá chất sử dụng trong quá trình hoạt động. 29

Bảng 11: Nhu cầu sử dụng dầu thủy lực của nhà xưởng 1+3 trong một tháng. 30

Bảng 12: Nhu cầu sử dụng dầu của nhà xưởng 4 trong một tháng. 30

Bảng 13: Nhu cầu sử dụng nước. 31

Bảng 14:Tiến độ thực hiện dự án. 35

Bảng 15: Nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2015-2020 (đơn vị: oC). 39

Bảng 16. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm.. 40

Bảng 17: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm.. 41

Bảng 18:. Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm.. 42

Bảng 19:  Mực nước thấp nhất sông Sài Gòn (Trạm Phú An) (m). 45

Bảng 20: Mực nước cao nhất sông Sài Gòn (Trạm Phú An) (m). 46

Bảng 21. Danh sách các nhà đầu tư theo quốc gia và khu vực: 48

Bảng 22: Danh sách các ngành nghề đầu tư. 48

Bảng 23: Quy định đấu nối nước thải của KCX Tân Thuận. 50

Bảng 24: Vị trí lấy mẫu môi trường không khí khu vực dự án. 49

Bảng 25:Kết quả chất lượng khí thải sau hệ thống xử lý khí thải của nhà máy. 50

Bảng 26: Vị trí lấy mẫu môi trường không khí khu vực dự án. 52

Bảng 27:Kết quả phân tích nước thải tại nhà máy 1-3. 52

Bảng 28:Kết quả phân tích nước thải tại nhà máy 4. 52

Bảng 29: Tổng hợp dự báo các tác động của nhà máy hiện trạng. 55

Bảng 30: Đối tượng, quy mô bị tác động bởi hoạt động hiện tại của nhà máy. 56

Bảng 31: Hệ số phát thải ô nhiễm do tải trọng xe. 58

Bảng 32: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của phương tiện vận chuyển. 58

Bảng 33: Nồng độ các chất ô nhiễm phát tán từ phương tiện vận chuyển của nhà máy. 59

Bảng 34. Môi trường không khí tại khu vực làm sạch bề mặt nguyên liệu. 60

Bảng 35. Bụi từ công đoạn gia công cơ khí 63

Bảng 36: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn. 64

Bảng 37: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý. 65

Bảng 38: Nồng độ cực đại các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý. 65

Bảng 39: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải xi mạ. 66

Bảng 40: Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 67

Bảng 41: Khối lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh từ nhà máy. 68

Bảng 42: Khối lượng CTNH phát sinh tại nhà máy 1+3. 69

Bảng 43: Khối lượng CTNH phát sinh tại nhà máy 4. 70

Bảng 44: Tiếng ồn phát sinh tại các khu vực sản xuất 71

Bảng 45: Nhiệt độ phát sinh tại các khu vực sản xuất 72

Bảng 46: Danh mục hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải 96

Bảng 47: Các bước ứng phó sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất dạng lỏng. 109

Bảng 48: Trách nhiệm và các bước ứng phó sự cố cháy nổ. 116

Bảng 49: Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá. 118

Bảng 50: Tổng hợp chương trình quản lý môi trường. 121

Bảng 51: Tổng hợp chương trình giám sát môi trường của nhà máy. 125

 

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

 

Hình 1: Vị trí tiếp giáp của nhà máy với các đối tượng lân cận. 16

Hình 2 :Dây chuyền tẩy sơn và tẩy mạ. 23

Hình 3: Ảnh minh họa dây chuyền xi mạ. 24

Hình 4: Phòng sơn. 24

Hình 5: Phòng cơ khí 24

Hình 6: Hiện trạng nhà máy Nissey. 27

Hình 7: Sơ đồ công nghệ gia công cơ khí 32

Hình 8: Sơ đồ công nghệ tạo khuôn tại nhà máy 3 và nhà máy 1. 33

Hình 9: Công nghệ sản xuất nhà máy 4. 34

Hình 10: Sơ đồ tổ chức quản lý của nhà máy. 37

Hình 11. Quy trình xử lý nước thải của KCX Tân Thuận. 52

Hình 12. Hình Clyclon lọc ướt của công đoạn đánh bóng NM1. 79

Hình 13:Sơ đồ xử lý khí thải công đoạn mài 80

Hình 14 . Quy trình Cyclon xử lý khô. 80

Hình 15. Ống thu khí công đoạn mài 81

Hình 16. Hình ảnh thực tế Cyclon xử lý khô. 81

Hình 17:Sơ đồ xử lý bụi phòng phun cát 82

Hình 18: Sơ đồ xử lý khí thải phòng sơn. 82

Hình 19: Khu vực sơn tại nhà máy 4. 83

Hình 20. Ống dẫn khí từ phòng sơn ra ngoài 83

Hình 21:Sơ đồ xử lý khí thải phòng mạ điện. 84

Hình 22:Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải phòng tẩy mạ, tẩy sơn. 85

Hình 23:Ống thoát khí ( bên trái ) và hệ thống xử lý khí ( bên phái) của quá trình tẩy sơn và tẩy mạ  86

Hình 24: : Ống PVC gom nước mưa và điểm đấu nối thoát nước mưa. 87

Hình 25: Sơ đồ thu gom, thoát nước thải của nhà máy. 89

Hình 26. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 91

Hình 27: Bể tự hoại 3 ngăn của nhà máy 1+3. 91

Hình 28. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 100m3/ngày đêm NM4  92

Hình 29: Hệ thống xử lý nước thải sản xuất, công suất 100m3/ngày đêm của nhà máy 4. 93

Hình 30: Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý nước thải sản xuất 95

Hình 31: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, sản xuất nhà máy 1+3, công suất 240m3/ ngày.đêm   97

Hình 32. Sơ đồ xử lý nước thải sản xuất nhà máy 4, công suất 4m3/h và 8,4m3/h. 98

Hình 33: Hệ thống xử lý nước thải sản xuất , công suất 4m3/h của nhà máy 4. 99

Hình 34: Hệ thống xử lý nước thải sản xuất , công suất 8,4m3/h của nhà máy 4. 100

Hình 35. Thùng rác chứa rác thải sinh hoạt 101

Hình 36. Kho chứa rác thải không nguy hại 102

Hình 37. Kho chứa rác thải công nghiệp không nguy hại 104

Hình 38:  Sơ đồ ứng phó sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất dạng lỏng. 108

Hình 39: Sơ đồ ứng phó sự cố cháy nổ. 115

 

 

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án

Cho đến nay, công tác bảo vệ môi trường đã mang tính chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Cùng với chính sách mở cửa, số lượng các dự án đầu tư phát triển kinh tế đã tăng nhanh và đạt nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, các mối tương quan giữa những lợi ích kinh tế, xã hội đạt được trong sản xuất với những tác động tới môi trường, đặc biệt là những tác động có hại được coi là một trong những vấn đề cơ bản khi tiến hành xem xét các dự án và lựa chọn giải pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu phát triển xã hội bền vững.

Công ty TNHH Nissey Việt Nam hoạt động từ năm 1995 với quy mô xây dựng nhà xưởng và các công trình bảo vệ môi trường đã hoàn thiện.  Hiện tại nhà xưởng chính của Nissey đang hoạt động chủ yếu tại Lô P25a-33b, Lô P.23a- 25b, Lô P33a-35-37b , đường số 14 khu chế xuất Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP.HCM.

Công ty TNHH Nissey Việt Nam đã được Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 4328811565, chứng nhận lần đầu ngày 25 tháng 11 năm 1994 và thay đổi lần thứ mười vào ngày 13/12/2019.

Nhà máy hiện tại đang hoạt động bình thường, đã thực hiện lập hồ sơ môi trường và đã được BQL Khu công nghiệp xác nhận hồ sơ môi trường tại các năm 2009,2013, 2015. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, nhà máy đã có sự thay đổi về công suất sản phẩm so với Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận. Vì vậy, dự án thuộc đối tượng là nâng công suất sản xuất mà không xây dựng thêm công trình và không đầu tư thêm hạng mục công trình bảo vệ môi trường. Chỉ hoạt động dựa trên các công trình đã xây dựng và đầu tư như hiện tại. Nhà máy lập lại hồ sơ môi trường để đồng thời hợp thức hóa với hiện trạng đang hoạt động của Công ty.

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 15 của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 và mục số 104, cột 3, Phụ lục II, Mục I của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ, dự án thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình nộp cho Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để thẩm định, phê duyệt.

Nhằm tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2014 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn kèm theo, cùng mục đích đảm bảo chất lượng môi trường trong suốt quá trình hoạt động sản xuất của dự án, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, và thống nhất các hạng mục đang hoạt động thực tế với hồ sơ môi trường. Công ty TNHH Nissey Việt Nam đã phối hợp với Công ty CP tư vấn đầu tư và TKXD Minh Phương tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho “Nhà máy Nissey Việt Nam với quy mô sản xuất kính mát: 120.000 cái/ năm, gọng kính : 720.000 cái / năm, dây đồng hồ và phụ kiện: 8 triệu sản phẩm/ năm, cần câu cá và phụ kiện 3 triệu cái/ năm, phụ kiện cơ khí 100.000 cái/ năm, và thiết bị lọc không khí 30.000 cái/ năm ; khuôn mẫu phụ tùng: 140.000 sản phẩm/ năm, gia công cơ khí phụ tùng 860.000 sản phẩm/ năm, xử lý bề mặt: 700.000 cái / năm. ” tại Lô P25a-33b, Lô P.23a- 25b, Lô P33a-35-37b , đường số 14 khu chế xuất Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP.HCM.

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo và đề xuất những giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường. Nội dung và trình tự các bước thực hiện Đánh giá tác động môi trường (ĐTM ) theo hướng dẫn tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

 Dự án đầu tư “Nhà máy Nissey Việt Nam với quy mô sản xuất kính mát: 120.000 cái/ năm, gọng kính : 720.000 cái / năm, dây đồng hồ và phụ kiện: 8 triệu sản phẩm/ năm, cần câu cá và phụ kiện 3 triệu cái/ năm, phụ kiện cơ khí 100.000 cái/ năm, và thiết bị lọc không khí 30.000 cái/ năm ; khuôn mẫu phụ tùng: 140.000 sản phẩm/ năm, gia công cơ khí phụ tùng 860.000 sản phẩm/ năm, xử lý bề mặt: 700.000 cái / năm ” do Công ty TNHH Nissey Việt Nam phê duyệt.

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Dự án nằm hoàn toàn trong KCX Tân Thuận, khu công nghiệp này đã được quy hoạch và định hướng phát triển công nghiệp nên hoàn toàn phù hợp về mặt quy hoạch. Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 4328811565, chứng nhận lần đầu ngày 25 tháng 11 năm 1994 và thay đổi lần thứ mười vào ngày 13/12/2019 cho dự án.

Trạm xử lý nước thải tập trung của KCX Tân Thuận đã và đang hoạt động với công suất: 15.000 m3/ ngày đêm. Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt từ các xí nghiệp trong Khu chế xuất sau khi được các xí nghiệp xử lý đạt tiêu chuẩn loại A được thu gom vào hệ thống nước thải chung dẫn về trạm xử lý nước thải để xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài.

 

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện Đánh giá tác động môi trường ĐTM

2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện Đánh giá tác động môi trường ĐTM

  • Văn bản Luật liên quan tới việc thực hiện Đánh giá tác động môi trường ĐTM:

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2001;

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005;

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007;

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/06/2010;

- Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/06/2012;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/06/2014;

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014;

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014;

- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/06/2015;

 - Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19/06/2017;

- Luật Hóa chất số 10/VPHN-VPQH đã được Văn phòng Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2018.

  • Các Nghị định liên quan tới việc thực hiện Đánh giá tác động môi trường ĐTM:

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;

- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

- Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;

- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

  • Các Thông tư, Quyết định liên quan tới việc thực hiện ĐTM:

- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/09/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường;

- Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động;

- Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

- Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

- Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;

- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;

- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/09/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;

- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Thông tư số 36/2018/TT-BCA ngày 05/12/2018 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND, ngày 6/5/2014 của UBND TP.HCM về việc phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 1382/QĐ-UBND, ngày 18/4/2017 của UBND TP.HCM ban hành kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020.

- Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND, ngày 14/11/2018 của UBND TP.HCM ban hành quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND, ngày 17/5/2019 của UBND TP.HCM ban hành quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:

- TCVN 4513:1988 - Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 2622:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế;

- TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

- QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng;

- TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình;

- TCVN 6705:2009 - Chất thải rắn thông thường - Phân loại;

- TCVN 6706:2009 - Chất thải nguy hại - Phân loại;

- TCVN 6707:2009 - Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo;

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

- QCVN 20: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

- QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;

- Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải đầu vào nhà máy xử lý nước thải tập trung KCX Tân Thuận.

2.2. Các văn bản pháp lý của dự án

2.2.1. Văn bản pháp lý của Nhà máy Nissey

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 4328811565, chứng nhận lần đầu ngày 25 tháng 11 năm 1994 và thay đổi lần thứ mười vào ngày 13/12/2019;

- Giấy xác nhận đăng ký Đề án bảo vệ môi trường số 2362/GXN-BQL-HCN-HCM-QLMT ngày 21/09/2009.

- Thông báo số 2232/TB-BQL về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án “ Xây dựng nhà xưởng giai đoạn 3 và nhà ăn” của Công ty TNHH Nissey Việt Nam tại Lô P23a-25b, đường số 14, KCX Tân Thuận, Quận 7.

- Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ Môi trường số 2613/GXN-BQL ngày 17 tháng 9 năm 2015;

- Hợp đồng đấu nối và xử lý nước thải số 197/TTC-CV-09 ký ngày 21 tháng 08 năm 2009 giữa Công ty TNHH Tân Thuận (TTC) và Công ty TNHH Nissey Việt Nam.

2.2.2. Văn bản pháp lý môi trường KCX Tân Thuận

  • Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Khu chế xuất Tân Thuận số 74/QĐ-MTg do Bộ khoa học công nghệ và môi trường cấp ngày 11 tháng 1 năm 1997.
  • Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mở rộng nâng công suất xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung Khu chế xuất Tân Thuận từ 10.000 m3/ngày.đêm lên 15.000 m3/ngày.đêm sô 1932/QĐ-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 11 tháng 9 năm 2014

2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập

- Dự án đầu tư “Nhà máy Nissey Việt Nam với quy mô sản xuất kính mát: 120.000 cái/ năm, gọng kính : 720.000 cái / năm, dây đồng hồ và phụ kiện: 8 triệu sản phẩm/ năm, cần câu cá và phụ kiện 3 triệu cái/ năm, phụ kiện cơ khí 100.000 cái/ năm, và thiết bị lọc không khí 30.000 cái/ năm ; khuôn mẫu phụ tùng: 140.000 sản phẩm/ năm, gia công cơ khí phụ tùng 860.000 sản phẩm/ năm, xử lý bề mặt: 700.000 cái / năm ;

- Các bản vẽ, sơ đồ thiết kế mặt bằng tổng thể nhà máy, thoát nước mưa, nước thải liên quan đến dự án;

- Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường không khí, nước thải, khí thải khu vực nhà máy.

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án “Nhà máy Nissey Việt Nam với quy mô sản xuất kính mát: 120.000 cái/ năm, gọng kính : 720.000 cái / năm, dây đồng hồ và phụ kiện: 8 triệu sản phẩm/ năm, cần câu cá và phụ kiện 3 triệu cái/ năm, phụ kiện cơ khí 100.000 cái/ năm, và thiết bị lọc không khí 30.000 cái/ năm ; khuôn mẫu phụ tùng: 140.000 sản phẩm/ năm, gia công cơ khí phụ tùng 860.000 sản phẩm/ năm, xử lý bề mặt: 700.000 cái / năm ” được thực hiện dưới sự phối hợp của các đơn vị sau:

- Chủ đầu tư : Công ty TNHH Nissey Việt Nam

+ Địa chỉ liên hệ : Lô P25a-33b, Lô P.23a- 25b, Lô P33a-35-37b , đường số 14 khu chế xuất Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP.HCM.

+ Đại diện pháp lý: Ông Hiroshi Okabayashi                  Chức vụ: CTHDQT.

 - Cơ quan tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư và TKXD Minh Phương

+ Địa chỉ liên hệ: 28B Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

+ Đại diện pháp lý: Ông Nguyễn Văn Thanh                    Chức vụ: Giám đốc.

+ Điện thoại: 0856399630

+ Email: ctyminhphuongpmc2@gmail.com.

- Quá trình tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM của dự án bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thành lập nhóm đánh giá tác động môi trường. Lập kế hoạch chung cho công tác Đánh giá tác động môi trường ĐTM và viết báo cáo Đánh giá tác động môi trường ĐTM, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

Bước 2: Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án, thực hiện các công việc như khảo sát, thu thập dữ liệu về điều kiện địa lý, địa chất, vi khí  hậu, thủy văn, tài nguyên sinh vật, kinh tế xã hội.

Bước 3: Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như khí thải, tiếng ồn, nước thải, chất thải rắn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và đi vào hoạt động và giai đoạn tháo dỡ của dự án bằng các phương pháp thống kê, thu thập, phân tích, đánh giá nhanh,...

Bước 4: Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực dự án.

Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường giai đoạn xây dựng, giai đoạn hoạt động và giai đoạn tháo dỡ của dự án, dự phòng các sự cố môi trường có thể xảy ra và biện pháp ứng phó.

Bước 6:  Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.

Bước 7: Trình hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo.

Bảng 1: Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án

STT

Họ và tên

Chức vụ

Chuyên ngành

Nhiệm vụ

Kinh nghiệm

Chữ ký

Chủ dự án: Công ty TNHH Nissey Việt Nam

01

Hiroshi Okabayashi

CTHDQT

-

Kiểm tra nội dung báo cáo ĐTM, ký tên và đóng dấu

25 năm

 

02

Vũ Như Toàn

Trợ lý trưởng phòng

-

Kiểm tra nội dung báo cáo ĐTM

15 năm

 

03

Tăng  Việt Diệu

Trưởng bộ phận nhân sự

-

Kiêm tra nội dung báo cáo ĐTM

15 năm

 

Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư và TKXD Minh Phương

01

Nguyễn Văn Thanh


Giám đốc

 

Quản lý chung dự án, ký tên và đóng dấu

20 năm

 

02

Lê Thị Thùy Duyên

Trưởng phòng
Quản lý
Môi trường

Thạc sỹ Công nghệ Môi Trường

Kiểm tra nội dung báo cáo

10 năm

 

03

Phạm Thị Thanh Nga

Phó  phòng Quản lý Môi trường

Cử nhân Khoa học Môi Trường

Thu thập số liệu, khảo sát hiện trạng, viết báo cáo

6 năm

 

04

Vũ Thị Là

Nhân viên tư vấn môi trường

Kỹ sư địa chất

Thu thập số liệu địa chất

8 năm

 

04

Lê Minh Thư

Nhân viên
tư vấn

Kỹ sư môi trường

Đề xuất các phương án kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường

5 năm

 

05

Lê Lưu Ly

Nhân viên
tư vấn

Kỹ thuật Môi Trường

Tổng hợp số liệu, viết báo cáo

6 năm

 

Đơn vị lấy và phân tích mẫu: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ tư vấn môi trường Tân Huy Hoàng.

01

Võ Văn Minh Khoa

Nhân viên

Kỹ sư môi trường

Lấy mẫu

6 năm

 

               
 
  • Ngoài ra, Chủ đầu tư dự án cũng nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau đây:
  • Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM;
  • Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TP.HCM

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án “Nhà máy Nissey Việt Nam với quy mô sản xuất kính mát: 120.000 cái/ năm, gọng kính : 720.000 cái / năm, dây đồng hồ và phụ kiện: 8 triệu sản phẩm/ năm, cần câu cá và phụ kiện 3 triệu cái/ năm, phụ kiện cơ khí 100.000 cái/ năm, và thiết bị lọc không khí 30.000 cái/ năm ; khuôn mẫu phụ tùng: 140.000 sản phẩm/ năm, gia công cơ khí phụ tùng 860.000 sản phẩm/ năm, xử lý bề mặt: 700.000 cái / năm ”, đã sử dụng các phương pháp đánh giá để định tính và định lượng các tác động của dự án đến các điều kiện tự nhiên và môi trường. Việc định lượng hóa các tác động là một công việc khó khăn và phức tạp, tuy nhiên trong báo cáo Đánh giá tác động môi trường ĐTM này chúng tôi đã tham khảo và nghiên cứu sử dụng các phương pháp đánh giá đang được sử dụng nhiều hiện nay.

Bảng 2: Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

STT

Phương pháp đánh giá

Phạm vi áp dụng

A

Các phương pháp ĐTM

01

Phương pháp liệt kê: Liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu, các tác động đến môi trường do hoạt động của dự án gây ra: nước thải, khí thải, chất thải rắn,…. Phương pháp này tương đối nhanh và đơn giản, giúp phân tích sơ bộ các tác động môi trường.

Đối với dự án, phương pháp liệt kê được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 của báo cáo ĐTM.

02

Phương pháp thống kê: Thu thập các số liệu về các điều kiện tự nhiên và môi trường, điều kiện về kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án từ các trung tâm nghiên cứu khác và các số liệu thống kê từ các kết quả đo đạc của nhiều dự án loại hình tương tự.

Đối với dự án, phương pháp thống kê được áp dụng chủ yếu ở Chương 2 của báo cáo ĐTM.

03

Phương pháp mô hình hóa môi trường: Một mô hình có độ chính xác cao có vai trò hỗ trợ rất nhiều cho tiến trình ra quyết định trong công tác quản lý môi trường. Các loại mô hình được tập trung xây dựng và đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực này gồm: các mô hình phát tán ô nhiễm không khí, các mô hình lan truyền ô nhiễm nước mặt và các mô hình lan truyền ô nhiễm nước ngầm. Hiện nay, trên thế giới các mô hình phát tán ô nhiễm không khí đã được xây dựng và ứng dụng khá phổ biến cho các dạng nguồn điểm (mô phỏng cho các ống khói loại thấp và loại cao) và các nguồn thải đường (mô phỏng quá trình phát tán của các phương tiện chạy trên đường giao thông).

Đối với dự án, phương pháp mô hình hóa môi trường được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 của báo cáo ĐTM.

04

Phương pháp đánh giá nhanh: Dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, chất thải rắn,…phát sinh từ hoạt động của dự án. Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm, chủ yếu sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập.

Đối với dự án, phương pháp đánh giá nhanh được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 của báo cáo ĐTM.

05

Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do các Bộ có thẩm quyền ban hành liên quan đến dự án.

Đối với dự án, phương pháp so sánh được áp dụng chủ yếu ở Chương 2, Chương 3 trong báo cáo ĐTM.

06

Phương pháp chồng ghép bản đồ: Phương pháp này sử dụng nhiều lớp bản đồ chồng ghép lên nhau bằng phần mềm MapInfo, Cad để thành lập các bản đồ chuyên đề.

Đối với dự án, phương pháp chồng ghép bản đồ được sử dụng cho các bản vẽ chuyên đề.

07

Phương pháp đánh giá cộng hưởng và tích lũy: Dựa trên tải lượng ô nhiễm từ các nguồn, đánh giác tác động tổng hợp đến môi trường khi các hoạt động gây tác động hoạt động đồng thời.

Đối với dự án, phương pháp đánh giá cộng hưởng và tích lũy được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 trong báo cáo ĐTM.

08

Phương pháp chuyên gia: Các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (tài nguyên, quản lý môi trường, bản đồ học và GIS, chuyên gia sinh thái, chuyên gia về công nghệ môi trường…) sử dụng kiến thức chuyên gia của mình để nhận dạng, phân tích, đánh giá… các tác động cụ thể của dự án, đóng góp ý kiến giúp Chủ đầu tư hoàn thiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở mức thấp nhất.

Đối với dự án, phương pháp chuyên gia được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ báo cáo ĐTM.

 

B

Các phương pháp khác

01

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Điều tra, khảo sát thực địa là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định vị trí địa lý của dự án trong mối tương quan  với các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội xung quanh; hiện trạng khu đất thực hiện dự án; hiện trạng cơ sở hạ tầng khu vực thực hiện dự án.

Đối với dự án, phương pháp khảo sát thực địa được áp dụng chủ yếu ở Chương 1, Chương 2 trong báo cáo ĐTM.

02

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích chất lượng môi trường khu vực dự kiến thực hiện dự án và khu vực xung quanh bao gồm: hiện trạng môi trường khí thải, nước thải hiện trạng để làm cơ sở đánh giá các tác động của việc triển khai dự án tới môi trường.

Đối với dự án, phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm được áp dụng chủ yếu ở Chương 2 của báo cáo ĐTM.

03

Phương pháp kế thừa:  Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các dự án cùng loại đã được bổ sung và chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng Thẩm định.

Đối với dự án, phương pháp này được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ báo cáo ĐTM.

 

 

CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Thông tin chung về dự án

1.1.1. Tên dự án

“Nhà máy Nissey Việt Nam với quy mô sản xuất kính mát: 120.000 cái/ năm, gọng kính : 720.000 cái / năm, dây đồng hồ và phụ kiện: 8 triệu sản phẩm/ năm, cần câu cá và phụ kiện 3 triệu cái/ năm, phụ kiện cơ khí 100.000 cái/ năm, và thiết bị lọc không khí 30.000 cái/ năm ; khuôn mẫu phụ tùng: 140.000 sản phẩm/ năm, gia công cơ khí phụ tùng 860.000 sản phẩm/ năm, xử lý bề mặt: 700.000 cái / năm ” tại Lô P25a-33b, Lô P.23a- 25b, Lô P33a-35-37b , đường số 14 khu chế xuất Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP.HCM.

1.1.2. Chủ dự án

- Tên chủ dự án: CÔNG TY TNHH NISSEY VIỆT NAM

- Địa chỉ trụ sở chính: Lô P25a-33b, Lô P.23a- 25b, Lô P33a-35-37b , đường số 14 khu chế xuất Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP.HCM.

- Đại diện pháp lý: Ông Hiroshi Okabayashi

- Chức vụ: CTHĐQT

- Quốc tịch: Nhật Bản

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án

a. Vị trí của dự án

Nhà máy đang hoạt động trên nền đất thuê lại của Khu chế xuất Tân Thuận tại Lô P25a-33b, Lô P.23a- 25b, Lô P33a-35-37b , đường số 14 khu chế xuất Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP.HCM với tổng diện tích sử dụng đất là 18.000,27 m2. Trong đó diện tích nhà máy GĐ4 là: 5.000,47 m2 và còn lại là diện tích của nhà máy GĐ1- GĐ3.

Tọa độ các điểm khép góc khu đất dự án được thể hiện tại Bảng 1.1:

Bảng 3: Giới hạn các điểm khép góc của khu đất dự án

Mốc ranh giới

Tọa độ VN 2000 múi chiếu 3o,

Kinh tuyến trục 106o15

X (m)

Y (m)

1

1189776,824

36581180,915

2

1189747,386

36581221,621

3

1189670,703

36581166,104

4

1189700,215

36581125,345

 

Nguồn: Công ty TNHH Nissey Việt Nam, năm 2021

 

b. Ranh giới tiếp giáp khu đất dự án

- Phía Bắc giáp nhà máy sản xuất Dây khóa kéo Keenching

- Phía Nam tiếp giáp đường số 14

- Phía Tây tiếp giáp nhà máy đang hoạt động khác

- Phía Đông giáp Khu đất P.37a-38a-39.

c. Các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội có khả năng bị tác động bởi dự án

ØCác đối tượng tự nhiên:

- Giao thông đường bộ: Dự án nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận đã hoàn thiện về hạ tầng  đường giao thông, rất thuận lợi di chuyển cho các loại phương tiện, hỗ trợ trong quá trình sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.

- Sông suối: Nhà máy cách 500m về phía Đông là Sông sài Gòn.

ØCác đối tượng kinh tế xã hội:

- Xung quanh nhà máy Nissey là các nhà máy khác đang hoạt động bình thường.

- Cách nhà máy Nissey khoảng 1,7 km về phía Đông Bắc là Nhà máy xử lý nước thải tập trung của Khu chế xuất Tân Thuận công suất 15.000 m3/ngày đêm, chất lượng nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (Kq = 0,9; Kf = 0,9). Hiện tại, công trình đang hoạt động bình thường và là nơi tiếp nhận nước thải của các nhà máy khác trong Khu chế xuất Tân Thuận.

1.1.4. Mục tiêu; quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án

  • Mục tiêu của dự án:

- Sản xuất kính mát: 120.000 cái/ năm, gọng kính : 720.000 cái / năm, dây đồng hồ và phụ kiện: 8 triệu sản phẩm/ năm, cần câu cá và phụ kiện 3 triệu cái/ năm, phụ kiện cơ khí 100.000 cái/ năm, và thiết bị lọc không khí 30.000 cái/ năm ; khuôn mẫu phụ tùng: 140.000 sản phẩm/ năm, gia công cơ khí phụ tùng 860.000 sản phẩm/ năm, xử lý bề mặt: 700.000 cái / năm;

- Áp dụng các công nghệ sản xuất hiện đại, máy móc, thiết bị tiên tiến trên thế giới để sản xuất các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường;

- Cống hiến cho sự phát triển của ngành công nghiệp trong nước cũng như góp một phần giải quyết vấn đề việc làm cho lao động Việt Nam.

  • Quy mô, công suất:

Bảng 4:Quy mô công suất của nhà máy Nissey

SẢN PHẨM

ĐĂNG KÝ THEO GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

CÔNG SUẤT DỰ KIẾN ĐIỀU CHỈNH ĐTM

Kính mát

120,000

120,000

Gọng kính và phụ kiện

720,000

720,000

Dây đồng hồ và phụ kiện

5,000,000

8,000,000

Cần câu cá và linh kiện

800,000

3,000,000

Xử lý  bề mặt

700,000

700,000

Khuôn mẫu phụ tùng

140,000

140,000

Gia công cơ khí

860,000

860,000

Nguồn: Công ty TNHH Nissey Việt Nam năm 2021

Lý do điều chỉnh: do thời gian gần đây đơn đặt hàng có xu hướng thay đổi nhiều về chủng loại và quy cách sản phẩm nên công ty đã chuyển phần lớn thiết bị và nhân lực từ sản xuất sản phẩm gọng kính sang sản xuất sản phẩm cần câu cá và các linh phụ kiện; mặt khác cũng đã chuyển dây chuyền sản xuất dây đồng hồ (hoàn chỉnh) sang sản xuất các linh phụ kiện và chi tiết của dây đồng hồ nên tổng số lượng dây đồng hồ và các linh phụ kiện tăng.

  • Công nghệ, loại hình dự án:

Dự án thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ( Có công đoạn xi mạ, làm sạch kim loại bằng hóa chất), thuộc nhóm II, Phụ lục IIa, Mục 10 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ.

1.2. Các hạng mục công trình của dự án

1.2.1. Quy mô sử dụng đất và các hạng mục công trình của dự án

1.2.1.1. Quy mô sử dụng đất

Tổng diện tích khu đất dự án là 18.000,27m2. Nhà máy đã hoàn thiện xây dựng  từ năm 2015 và đang hoạt động bình thường. Quy mô sử dụng đất như sau:

Bảng 5: Quy mô sử dụng đất của dự án

STT

Quy mô sử dụng đất

Diện tích (m²)

Tỷ lệ

(%)

1

Diện tích xây dựng công trình (bao gồm diện tích công trình chính  và công trình phụ trợ, môi trường )

17.028,323

52,00

2

Đường giao thông nội bộ, sân bãi để xe

471,9

27,94

3

Đất cây xanh           

500,047

20,06

Tổng

18.000,27

100

 

1.2.1.2. Các hạng mục công trình chính

a. Các hạng mục công trình chính của nhà máy

Các hạng mục công trình đã xây dựng chính của dự án được đầu tư và hoàn thành từ năm 2015. Hiện tại nhà máy đang hoạt động bình thường.

Bảng 6:  Hạng mục công trình chính của dự án

TT

Hạng mục

Diện tích xây dựng ( m2)

Diện tích sàn xây dựng ( m2)

Ghi chú

1

Nhà xưởng hiện hữu 1

4.010,56

8.021,12

 

1.1

Nhà bảo vệ

16

16

 

1.2

Nhà điện

20,16

20,16

 

1.3

Nhà bơm

15

15

 

2

Nhà xưởng mở rộng 3

1.833,67

3.667,34

 

2.1

Bể xử lý nước thải

192

192

 

2.2

Phòng thổi hơi

26,65

26,65

 

2.3

Bể cứu hỏa + nhà bơm

7,04

67,9

 

2.4

Bãi xe 2 bánh cho nhà bếp

12,10

12,10

 

2.5

Kho chứa bình gas

52,2

52,2

 

2.6

Bãi phê liệu

78,6

78,6

 

2.7

Mái che

56,2

56,2

 

2.8

Phòng thay đồ+ kho khuôn

305

310

 

2.9

Phòng dập khuôn

100,10

100,10

 

2.10

Bãi để xe

156

156

 

2.11

Bãi để xe

156

156

 

2.12

Trạm biến thế 1

41,94

41,94

 

2.13

Trạm biến thế 3

21,6

21,6

 

3

Nhà máy 4

3.489,26

9.966,94

 

3.1

Hành lang đi bộ

147,8

147,8

 

3.2

Phòng thay đồ

200

200

 

3.3.

Nhà kho chất thải nguy hại

47,15

47,15

 

3.4

Nhà bảo vệ

25,2

25,2

 

3.5

Phòng điện

29,5

29,5

 

3.6

Trạm biến áp

33

33

 

3.7

Bể chữa cháy và phòng bơm

69,6

116

 

3.8

Bể xử lý nước thải công nghiệp

73,95

133

 

3.9

Bể xử lý nước thải sinh hoạt

85,975

85,975

 

3.10

Phòng thổi

19

19

 

3.11

Nhà kho

111,6

111,6

 

3.12

Diện tích cây xanh

500,047

500,047

 

Tổng

 

18.000,27

 

Nguồn: Công ty TNHH Nissey Việt Nam, 2021

 

Dây chuyền máy móc thiết bị chính phục vụ sản xuất của dự án:

Bảng 7: Danh sách máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất sản phẩm

TT

Tên máy

Số lượng

Công suất (kW)

Tình trạng hoạt động (%)

1

Máy tiện CNC Takisawwa

1

7,5

80

2

Máy tiện CNC Nakamura

1

7, 5

80

3

Máy tiện CNC Kitamura

13

6

80

4

Máy khoan CNC

14

30,8

80

5

Máy ép

2

15,3

80

6

Máy khoan lấy dấu

1

1

80

7

Máy phay mặt dầu

11

0,75-8,7

80

8

Máy tiện

10

2,2-3,7

80

9

Máy cưa cần

2

2,2-2,6

80

10

Máy cưa vòng

3

0,75

80

11

Máy mài dây đai

1

0,4

80

12

Máy phóng điện China

2

3

80

13

Máy phóng điện Japan

7

8,5

80

14

Máy mài phẳng

18

0,75-1,1

80

15

Máy dập cóc

1

0

80

16

Máy khoan

6

0,2

80

17

Máy đo

2

0

80

18

Máy mài tay

2

0,2

80

19

Máy mài dao

6

0,2

80

20

Máy tôi thể tích

5

13

80

21

Máy phay trung tâm

5

7,21-40

80

22

Máy cắt dây China

5

1,5

80

23

Máy cắt dây Japan

8

8,2

80

24

Máy phay tròng kính

1

0,2

80

25

Máy mài tròn ngoài

1

3,9

80

26

Máy mài lỗ

1

3,5

80

27

Máy đo độ cứng

1

0

80

28

Máy phay chép hình

2

0,75-1,5

80

29

Máy ép thủy lực

1

2,5

80

Nguồn: Công ty TNHH Nissey Việt Nam năm 2021

 

 

 

Xem thêm Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong trường học

 

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1