Tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Xây dựng nhà máy sản xuất công nghiệp

Tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Xây dựng nhà máy sản xuất công nghiệp đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh khoảng 250.000 sản phẩm/năm. (Cơ khí: 900 tấn sản phẩm/ năm; Cấu kiện bê tông: 100.000 tấn/ năm; Sản phẩm từ tinh bột: 600 tấn/ năm).

Ngày đăng: 24-07-2024

128 lượt xem

TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN

I. Căn cứ thực hiện

- Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 09/6/2015 của UBND tỉnh Nam Định về việc Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 3042/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Hâu, 0, tầm nhìn đến năm 2050.

- Thông báo số 370-TB/TU ngày 02/12/2021 của Tỉnh Ủy Nam Định về ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy về chủ trương lập thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Xây dựng nhà máy sản xuất Việt Tấn tại xã Hải Cường, huyện Hải Hậu.

- Văn bản số 922/UBND-VP3 ngày 08/12/2021 của UBND tỉnh Nam Định về việc chủ trương lập thủ tục đầu tư dự án Xây dựng nhà máy sản xuất Việt Tấn tại xã Hải Cường, huyện Hải Hậu.

- Văn bản số 543/ UBND-VP3 ngày 27/7/2022 của UBND tỉnh Nam Định về việc chấp thuận cho Công ty CP Phát triển Việt Tấn nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp tại xã Hải Cường, huyện Hải Hậu.

- Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 17/10/2022 của UBND tỉnh Nam Định về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án Xây dựng nhà máy sản xuất Việt Tấn tại xã Hải Cường, huyện Hải Hậu.

II. Nội dung dự án đầu tư

1.1.Thông tin chung về dự án

1.1.1. Tên dự án:

Xây dựng nhà máy sản xuất công nghiệp

1.1.2. Chủ dự án: Công ty CP Phát triển........

- Địa điểm thực hiện dự án: .........., huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

- Người đại diện: Ông ............; Chức vụ: Chủ tích hội đồng quản trị.

- Tiến độ thực hiện dự án:

+ Giai đoạn chuẩn bị dự án: Quý I/2022 ÷ Quý I/2023;

+ Giai đoạn thi công xây dựng: Quý II/2023 ÷ Quý II/2024;

+ Vận hành thử nghiệm + tuyển dụng lao động: Quý III/2024 ÷ Quý IV /2024

+ Giai đoạn chính thức đi vào hoạt động ổn định: Quý I/2025;

- Tổng mức đầu tư dự án: 78.127.000.000 đồng.

1.1.3. Vị trí địa lý dự án.

Dự án: “ Xây dựng nhà máy sản xuất ............., huyện hải Hậu” được thực hiện tại xã Hải Cường, huyện Hải Hậu với tổng diện tích là 21.166,3m2 . Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:

- Phía Bắc tiếp giáp kênh nội đồng tiếp đến là 10 hộ dân xóm 6 của xã Hải Cường huyện Hải Hậu

- Phía Nam tiếp giáp khu ruộng lúa xóm 6, cách khu dân cư xóm 5 khoảng 150m

- Phía Tây giáp đường giao thông tiếp đến là khu ruộng lúa của ruộng lúa của xóm 6

- Phía Đông tiếp giáp khu ruộng lúa của xóm 6 xã Hải Cường.

1.1.4. Mục tiêu; quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án.

(1). Mục tiêu của dự án.

Dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất công nghiệp” nhằm mục tiêu:

- Sản xuất, gia công cơ khí (cơ khí đúc);

- Sản xuất các cấu kiện bê tông (ống cống bê tông)

- Sản xuất sản phẩm từ tinh bột (ống hút, thìa, muỗng... bằng tinh bột gạo)

(2). Quy mô công suất dự án:

Công suất: Công suất thiết kế của dự án đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh khoảng 250.000 sản phẩm/năm. (Cơ khí: 900 tấn sản phẩm/ năm; Cấu kiện bê tông: 100.000 tấn/ năm; Sản phẩm từ tinh bột: 600 tấn/ năm).

(3). Loại hình dự án: Dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất ...., huyện hải Hậu” thuộc nhóm dự án công nghiệp có tổng mức đầu tư được phân loại theo tiêu chí nhóm B.

1.2. Các hạng mục công trình của dự án

Trên tổng diện tích 23.166,6m2, quy mô các hạng mục công trình của dự án như sau:

Bảng 1: Quy mô các hạng mục công trình

STT

Hạng mục

Số tầng

Số lượng

Diện tích (m2)

I

Các hạng mục công trình chính

 

 

 

1

Nhà xưởng 01

01

01

3.713

2

Nhà xưởng 02

01

01

3.713

3

Nhà xưởng 03

01

01

7.426

4

Nhà điều hành

02

01

300

II

Các hạng mục công trình phụ trợ

 

 

 

1

Nhà ăn

01

01

120

2

Nhà để xe

01

01

120

3

Hệ thống cấp nước

-

01 HT

-

4

Hệ thống PCCC

-

01 HT

-

5

Hệ thống cổng, tường rào

-

01 HT

-

6

Nhà bảo vệ

1

1

30

7

Hồ nước

-

01

153

8

Sân đường nội bộ

-

-

2.609

III

Các hạng mục công trình BVMT

 

 

 

1

Kho chứa chất thải

 

 

25

-

Kho chứa chất thải rắn thông thường

 

 

10

-

Kho chứa chất thải nguy hại

 

 

15

2

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải

01

 

 

-

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung công suất 50m3/ngày.đêm

-

01 HT

32

-

HT thu gom và tiêu thoát nước mưa

-

01 HT

-

-

HT thu gom và tiêu thoát nước thải

-

01 HT

-

3

Cây xanh

-

-

4.925,6

Tổng

 

 

23.166,6

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án.

1.3.1. Giai đoạn triển khai xây dựng.

Tổng khối lượng nguyên, vật liệu chính trong quá trình thi công ước tính khoảng 209.806 tấn.

Bảng 2: Khối lượng nguyên, vật liệu chính của dự án

Theo hồ sơ dự toán chi phí xây dựng của dự án:Xây dựng nhà máy sản xuất......)

- Phương án cung cấp nguyên, vật liệu phục vụ thi công xây dựng:

Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng do nhà thầu cung cấp vận chuyển đến chân công trình. Toàn bộ vật tư, nguyên vật liệu xây dựng công trình do nhà thầu cung cấp phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng của công trình do bên thiết kế và chủ đầu tư quy định. Chủ đầu tư cam kết sẽ giám sát và phối hợp chặt chẽ với nhà thầu vận chuyển trong quá trình thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải phát sinh.

* Nhu cầu sử dụng nước

- Nhu cầu nước chủ yếu phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của công nhân và nước phục vụ quá trình xây dựng. Cụ thể như sau:

+ Nước cấp sinh hoạt: Tham khảo một số công trường có hoạt động xây dựng cho thấy, lượng nước sinh hoạt cấp cho công nhân lao động khoảng 60 lít/người. Tổng số cán bộ và công nhân thi công xây dựng tại Dự án là 50 người. Vậy tổng lượng nước sử dụng là: Q= (50 x 60)/1.000 = 3m3/ngày.đêm.

+ Nước cấp cho hoạt động vệ sinh máy móc: Trong quá trình thi công, các xe chở nguyên vật liệu và  thiết bị, máy móc, dụng cụ xây dựng tham gia thi công sẽ được vệ sinh. Với số lượng máy trộn bê tông là 8 máy, trong đó bao gồm 04 máy công suất 250l và 04 máy công suất 150 lít. Lượng nước cần sử dụng để vệ sinh máy dự kiến như sau:

Với máy trộn bê tông công suất là 250 lít, dự kiến lượng nước sử dụng để vệ sinh khoảng 250 lít/1 máy/ngày. Dự án sử dụng 04 máy trộn bê tông thể tích là 150 lít, nhu cầu sử dụng nước là: 0,25 × 4 = 1m3/ngày.

Với thể tích máy trộn bê tông là 150 lít, dự kiến lượng nước sử dụng để vệ sinh khoảng 150 lít/1 máy/ngày. Dự án sử dụng 4 máy trộn bê tông thể tích là 150 lít, ta có nhu cầu sử dụng nước là: 0,15 × 4 = 0,6 m3/ngày.

Ta có nhu cầu sử dụng nước để vệ sinh máy móc như sau: 1 m3/ngày + 0,6 m3/ngày = 1,6 m3/ngày.

Tổng nhu cầu nước trong giai đoạn xây dựng là: 3m3/ngày+1,6 m3/ngày= 4,6m3/ngày .

1.3.2. Giai đoạn vận hành

* Nhu cầu nước cấp cho dự án giai đoạn đi vào khai thác sử dụng

Bảng 3. Tổng hợp nhu cầu dùng nước của dự án

Hoạt động sử dụng n­ước

Quy mô

Định mức

 

Nhu cầu

(m3/ngày)

Nư­ớc sinh hoạt của CBCNV nhà máy

80ngư­ời

80 l/người ngày đêm

6,4

Nước dùng cho hoạt động trộn bê tông

320,5 tấn/ngày

91 lít/tấn

29,1

Nước vệ sinh khu vực sản xuất bê tông và nước vệ sinh phương tiện vận chuyển

320,5 tấn/ngày

-

5

Nước cấp cho hoạt động của lò hơi

 

Lò hơi 3 tấn/h hoạt động 8h/ngày

1m3/1 tấn

24

Hoạt động tưới cây, rửa đường PCCC

 

5

Tổng

69,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Cấp điện

Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, lượng điện sử dụng dự kiến khoảng 300.000 kWh/tháng

1.3.3. Quy trình hoạt động, quy mô của dự án.    

* Quy trình sản xuất bê tông, cấu kiện bê tông

* Quy trình sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột

* Quy trình sản xuất gia công cơ khí

1.4. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

1.5. Các tác động môi trường chính của dự án.

* Giai đoạn thi công xây dựng:

- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình thi công xây dựng.

- Chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình thi công xây dựng.

- Nước thải phát sinh từ hoạt động của công nhân xây dựng

* Giai đoạn vận hành:

- Bụi, khí thải, tiếng ồn phát sinh từ quá trình phối trộn nguyên liệu bê tông, hoạt động của lò hơi, sấy nguyên liệu, quá trình bốc dỡ, tập kết nguyên vật liệu, hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào nhà máy, hoạt động phương tiện đi lại của CBCNV và khách hàng ra vào Nhà máy.

-Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động của máy móc thiết bị

- Nước thải sinh hoạt từ hoạt động của cán bộ công nhân viên của nhà máy và nươcs vệ sinh máy móc thiết bị tham gia hoạt động sản xuất.

- Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy

1.6. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án.

1.6.1. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải:

* Giai đoạn thi công xây dựng: Bụi, khí thải từ hoạt động của máy móc thiết bị thi công, từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải xây dựng. Thành phần khí thải: Bụi, CO, SO2, NOx,..

* Giai đoạn vận hành:

+ Khí thải phát sinh từ hoạt động các phương tiện tham gia giao thông ra vào khu vực dự án . Thành phần khí thải chủ yếu là bụi, , CxHx ,CO, SO2, NOx,..

+ Khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tinh bột: hoạt động của máy nghiền, máy rung, sấy sản phẩm, đóng bao sản phẩm.Thành phần chủ yếu là bụi cám, các khí NH3, SO2, CO2,NO2, ... khi các khí này phát sinh vào môi trường không khí sẽ phát sinh mùi.

+ Bụi mịn từ công đoạn cân định lượng, phối trộn liệu tại trạm trộn xi măng,

+ Hơi mùi hữu cơ từ quá trình phân hủy rác từ khu vực kho chứa chất thải, khu xử lý nước thải

1.6.2. Quy mô, tính chất của nước thải

* Giai đoạn thi công xây dựng:

- Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân phát sinh khoảng 3m3/ngày.đêm. Thành phần gồm: TSS; BOD5; COD; Amoni; Nitrat; Sunfua; Photphat; vi khuẩn,….

- Nước thải xây dựng: Nước thải phát sinh từ quá trình rửa các thiết bị, dụng cụ xây dựng phát sinh khoảng 1,6 m3/ngày. Thành phần chủ yếu: TSS,…

- Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án với tải lượng 43.159m3/năm. Thành phần chủ yếu là chất rắn (đất, cát,...) bị cuốn trôi theo.

* Giai đoạn vận hành:

- Nước thải sinh hoạt: phát sinh khoảng 6,4m3/ngày đêm. Thành phần chứa các chất ô nhiễm chủ yếu ở dạng hữu cơ như: COD, BOD5, Nitơ, phốt pho, hàm lượng cặn lơ lửng (SS) cao và một số loại vi sinh vật.

- Nước thải sản xuất: phát sinh khoảng 6m3/ngày.đêm. Phát sinh từ hoạt động vệ sinh khu vực sản xuất bê tông và nước vệ sinh phương tiện vận chuyển nguyên liệu sản xuất 4m3/ngày và nước vệ sinh bể xử lý khí thải lò hơi 2m3/ngày. Thành phần chứa các cặn rắn như đất, cát, đá, xi măng…

 - Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án với tải lượng 42.874m3/năm. Thành phần chủ yếu là chất rắn (đất, cát,...) bị cuốn trôi theo.

1.6.3. Quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường:

* Giai đoạn thi công xây dựng:

- Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động của cán bộ, công nhân xây dựng với khối lượng khoảng 20 kg/ngày. Thành phần: thực phẩm, thức ăn thừa, giấy vụn, bìa carton, ...

- Chất thải xây dựng phát sinh trong quá trình thi công xây dựng, khối lượng phát sinh khoảng 20,4tấn/cả quá trình thi công xây dựng. Thành phần: thảm thực vật phát quang, bê tông, gạch, đá, gỗ vụn, cặn vữa hỏng thải.

* Giai đoạn vận hành:

- Chất thải rắn sinh hoạt của CBCNV của nhà máy.Thành phần gồm: Giấy vụn, bìa carton, vỏ hoa quả thải,...với lượng phát sinh không thường xuyên khoảng 32kg/ngày

- Chất thải rắn sản xuất:

* Quá trình sản xuất tinh bột

+ Từ quá trình hoạt động của băng tải, máy sàng rung, đóng bao, khu vực sản xuất tinh bột,... Thành phần hạt cám bị rơi vãi, bao bì thải.

+ Từ hoạt động của lò hơi đốt than, bếp sấy than. Thành phần xỉ than thải

- Tải lượng chất thải: căn cứ theo nguồn nguyên liệu đầu vào:

+ Xỉ than thải chiếm khoảng 10% khối lượng than sử dụng 720tấn x 10% = 72 tấn/năm = 6tấn/tháng

+ Vỏ bao bì lỗi không sử dụng được chiếm khoảng 2% khối lượng vỏ bao sử dụng 10kg/tháng.

* Quá trình sản xuất bê tông

+ Từ quá trình vận chuyển cấu kiện bê tông: Cấu kiện bê tông nứt vỡ, hỏng. Thành phần vụn vỡ bê tông vỡ hỏng thải

 + Từ quá trình bốc dỡ xi măng. Thành phần: Vỏ bao bì xi măng ...

Tải lượng:

+ Căn cứ khối lượng của 1 vỏ bao xi măng 50 kg là 200g. Với khối lượng sử dụng xi măng cho công đoạn sản xuất các sản phẩm bê tông đúc là 19.083 tấn/năm thì khối lượng vỏ bao xi măng là 6,36 tấn/tháng

+  Cấu kiện bê tông hỏng dự kiến chiếm 0,5% khối lượng sản phẩm tương đương bằng 500tấn/năm.

 * Quá trình gia công cơ khí

+Từ quá trình cắt kéo định hình, thành phẩm không đảm bảo kỹ thuật. Thành phần:  kim loại hỏng thải, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, đầu mẩu vụn thải từ quá trình cắt chiếm tỷ lệ khoảng 15% khối lượng nguyên liệu đầu vào hay 135 tấn/năm hay 11,25 tấn/tháng

* Quá trình xử lý nước thải

 Bùn thải từ trạm xử lý nước thải tập trung khoảng 300kg/năm.

Ngoài ra còn có, bao bì chứa nguyên liệu thải, carton thải, giấy vụn thải, túi nilon,...

1.6.4. Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại:

* Giai đoạn thi công xây dựng:

- Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công, xây dựng chủ yếu là dầu thải, chất thải nhiễm dầu từ hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc thi công và phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu của dự án. Khối lượng phát sinh: 200 kg.

* Giai đoạn vận hành: Chất thải nguy hại của dự án chủ yếu từ khu vực văn phòng, khu vực xưởng sản xuất, hoạt động bảo dưỡng máy móc thiết bị, Thành phần gồm: Dầu thải, giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quanh thải hỏng, với tổng lượng phát sinh khoảng 850kg/năm

1.7. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

1.7.1. Công trình, biện pháp thu gom và xử lý nước thải:

* Giai đoạn thi công xây dựng:

Chủ dự án sẽ phối hợp với nhà thầu thi công thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường như sau:

- Đối với nước thải sinh hoạt: Chủ dự án bố trí 02 nhà vệ sinh di động bằng nhựa composite có thể tích lưu chứa 2m3/bể để thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Định kỳ 1-2 ngày hợp đồng với đơn vị có chức năng hút bùn cặn, nước thải đưa đi xử lý theo quy định.

- Đối với nước thải thi công, xây dựng: Chủ dự án sẽ khơi thông tuyến thoát nước tự nhiên có trong khu vực dự án và đào rãnh thu gom nước xung quanh chân công trình để thoát nước. Nước thải sau thu gom sẽ chảy qua hố ga lắng cặn, trước khi thải ra mương phía Bắc của dự án. Không bố trí hạng mục rửa xe trên công trường.

- Đối với nước mưa chảy tràn: Bố trí các mương rãnh thu nước tạm thời, và các hố ga lắng cặn kích thước (1,2x1,2x1,5)m, thể tích khoảng 2,1m3, có lưới chắn để thu gom nước mưa chảy tràn sau đó thoát ra mương tiêu phía Bắc của dự án

- Ngoài ra, đơn vị thi công thường xuyên kiểm tra vệ sinh, nạo vét bùn cặn tại đường cống, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước.

* Giai đoạn vận hành

- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải:

+ Dự án xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước mưa, tách riêng hệ thống thu gom, xử lý nước thải;

+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực nhà vệ sinh của các khu vực nhà điều hành, xưởng sản xuất số 1, 2,3, và nước thải phát sinh từ khu vực nhà ăn được xử  lý sơ bộ qua các bể tự hoại của từng khu vực sau đó dẫn ra hệ thống thu gom nước thải tập trung và dẫn về Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 15m3/ngày.đêm để tiếp tục xử lý

+ Nước thải sản xuất: phát sinh từ quá trình vệ sinh máy móc thiết bị phương tiện vận chuyển của quy trình sản xuất cấu kiện bê tông, nước vệ sinh bể xử lý khí thải lò hơi theo hố ga lắng cặn dẫn ra Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 15m3/ngày.đêm để tiếp tục xử lý

* Hệ thống xử lý tập trung công suất 15m3/ngày.đêm

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải công suất 15m3/ngày.đêm

1.Bể điều hòa (EQualization tank)

Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng nước thải và các chất cần xử lý để bảo đảm hiệu quả cho các quy trình xử lý sinh học về sau, nó chứa nước thải và các chất cần xử lý ở các giờ cao điểm, phân phối lại trong các giờ không hoặc ít sử dụng để cung cấp ở một lưu lượng nhất định 24/24 giờ cho các hệ thống sinh học phía sau. Nhiệm vụ của bể điều hòa: điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải, làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc liên tục ổn định cho các công trình xử lý tiếp theo, tránh hiện tượng quá tải, nhằm hạn chế việc gây sốc tải trọng cho vi sinh vật cũng như giữ cho hiệu quả xử lý nước thải được ổn định, các bể sinh học phía sau hoạt động hiệu quả. Đồng thời tại bể cũng diễn ra quá trình phân hủy một phần chất hữu cơ trong nước thải (khoảng 5% BOD) Nước thải sau đó sẽ được bơm điều hòa bơm với một lưu lượng dòng chảy ổn định vào Bể sinh học thiếu khí – Anoxic để thực hiện quá trình xử lý sinh học tiếp theo.

2.Bể thiếu khí ( anoxic tank)

Tại Bể Anoxic, NO3- trong nước thải sinh ra từ quá trình oxy hóa amoni ở trong bể hiếu khí, được bơm tuần hoàn về bể anoxic, cùng với bùn hoạt tính, và nước thải nạp vào, với điều kiện thiếu oxy (anoxic), quá trình khử NO3- thành N2 tự do được thực hiện và N2 tự do sẽ thoát ra ngoài không khí. Hàm lượng Nitơ tổng trong nước thải giảm xuống mức cho phép. Quá trình chuyển hóa Nitơ hữu cơ trong nước thải dưới dạng amoni thành nitơ tự do được diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter:

Quá trình Nitrification: NH4+ + 1.5 O2 => NO2- + 2H+ + H2

Quá trình Denitrification: NH4+ => NO2- => NO3- => N2

 Tại bể Bể Anoxic có hệ thống khuấy trộn với tốc độ cho phép đủ nhằm duy trì sự sống  và xáo trộn bùn để  tạo ra điều kiện thiếu khí cho sự hoạt động của chủng vi khuẩn khử nitrat sẽ tách oxy từ nitrat cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ.

3.Bể hiếu khí với giá thể vi sinh lơ lửng (MBBR)

Tại bể hiếu khí thiết kế để sử dụng giá thể lơ lửng các phản ứng sinh học hiếu khí xảy ra bằng cách bổ sung nguồn khí bằng phương pháp thổi khí, sử dụng các đĩa khí nhằm phân phối đều lượng không khí đảm bảo cho hàm lượng DO hòa tan trong nước dao động từ 2 – 5 mgO2/l.

Trong bể hiếu khí dính bám MBBR, hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Đồng thời quá trình cấp khí phải đảm bảo được các vật liệu luôn ở trạng thái lơ lửng và chuyển động xáo trộn liên tục trong suốt quá trình phản ứng. Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải để phát triển thành sinh khối. Quần thể vi sinh sẽ phát triển và dày lên rất nhanh chóng cùng với sự suy giảm các chất hữu cơ trong nước thải. Khi đạt đến một độ dày nhất định, khối lượng vi sinh vật sẽ tăng lên, lớp vi sinh vật phía trong do không tiếp xúc được nguồn thức ăn nên chúng sẽ bị chết, khả năng bám vào vật liệu không còn. Khi chúng không bám được lên bề mặt vật liệu sẽ bị bong ra rơi vào trong nước thải. Một lượng nhỏ vi sinh vật còn bám trên các vật liệu sẽ tiếp tục sử dụng các hợp chất hữu cơ có trong nước thải để hình thành một quần xã sinh vật mới.

Ngoài nhiệm vụ xử lý các hợp chất hữu cơ trong nước thải, thì trong bể sinh học hiếu khí dính bám lơ lửng còn xảy ra quá trình Nitritrat hóa và Denitrate, giúp loại bỏ các hợp chất nito, photpho trong nước thải. Mặt khác quá trình nito một phần còn được thực hiện tại bể lắng sinh học. Vì vậy hiệu quả xử lý hợp chất nito, photpho trong nước thải sinh hoạt của công trình này rất tốt.

4.Bể lắng bùn thứ cấp

Bể được đặt sau công trình xử lý sinh học có chức năng lắng toàn bộ hàm lượng bùn sinh học lơ lửng trong nước thải sau xử lý sinh học nhằm mục đích giảm hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước, hàm lượng ô nhiễm COD, BOD có trong nguồn chất thải rắn. Ngoài ra, bể còn có chức năng thu lại nguồn dinh dưỡng để cấp bùn sinh học theo đường bùn tuần hoàn về các bể xử lý chức năng phía trước đó.

Bể có kế cấu bao gồm: hệ thống ống trung tâm phân phối nước đều xung quanh, Hệ thống tấm lắng lamella hỗ trợ tăng hiệu suất lắng bùn thứ cấp ( Do bông bùn sinh ra từ quá trình xử lý sinh học thường nhỏ và có trọng lượng riêng nhỏ), hệ thống máng răng cưa thu nước để đưa sang bể chứa nước trung gian.

5.Bể trung gian

Tại đây nước sau bể lắng được châm hóa chất  khử trùng, hóa chất ở đây là Javen có tác dụng loại bỏ vi khuẩn và vi trùng có trong nước thải. Nước sau khi khử trùng đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu trước khi dẫn ra đường thoát nước thải của Công ty

6.Bể chứa bùn

Bể có chức năng chứa lượng bùn thải sinh ra từ quá trình xử lý sinh học. Bùn tại bể lắng sinh học thứ cấp một phần được đưa về cấp lại dinh dưỡng cho các bể chức năng, phần còn lại được theo đường ống dẫn xả về bể chứa bùn. Bùn thải sau khi lắng được chứa lại trong bể, phần nước lắng bề mặt được đưa về bể điều hòa để tiếp tục xử lý tuần hoàn. Đối với bùn cặn Công ty định kỳ thuê đơn vị có chức năng đến và thu gom đem đi xử lý cùng với chất thải rắn công nghiệp.

Sau khi khử trùng, nước thải được dẫn ra hố ga chứa nước sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) và QCVN 40:2008/BTNMT (cột B) trước khi xả ra ngoài kênh nội đồng tiếp giáp với dự án về phía Bắc

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trường cơ sở Xí nghiệp luyện cao su

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha