Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án Xây dựng nhà máy dệt, nhuộm vải sợi

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án Xây dựng nhà máy dệt, nhuộm vải sợi nhằm cung cấp các mặt hàng vải dệt, sợi DTY, khăn các loại cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần bình ổn nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

Ngày đăng: 29-07-2024

137 lượt xem

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN.. 1

1.1. Tên chủ đầu tư. 1

1.2. Tên dự án đầu tư. 1

1.3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án. 5

1.3.1. Quy mô/Các hạng mục công trình của dự án. 5

1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất của dự án. 6

1.3.3. Sản phẩm của dự án. 15

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất  sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án. 15

1.4.1. Trong giai đoạn xây dựng. 15

1.4.2. Trong giai đoạn vận hành dự án. 22

1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án. 41

1.5.1. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án. 41

1.5.2. Các hạng mục công trình của dự án. 43

1.5.3. Biện pháp tổ chức thi công. 64

1.5.4. Tiến độ, vốn đầu tư thực hiện dự án. 69

1.5.5. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án. 70

CHƯƠNG II 74

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 74

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường. 74

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường. 74

2.2.1. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường nước thải 75

2.2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường không khí 75

2.2.3. Sự phù hợp của Cơ sở đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải rắn, chất thải nguy hại 75

CHƯƠNG III 76

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 76

3.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện dự án. 76

3.1.1. Hiện trạng tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện dự án. 76

3.1.2. Hiện trạng chất lượng môi trường. 76

3.2.2. KCN Dệt may Rạng Đông. 79

3.2.3. Đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận xả thải 85

3.3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án  86

3.3.1. Các vị trí lấy mẫu. 86

3.3.2. Kết quả đo đạc, phân tích. 87

CHƯƠNG IV.. 89

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN  ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.. 89

4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư. 89

4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành dự án. 137

4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải 138

Chỉ tiêu. 167

4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn vận hành  186

4.2.2.1. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn vận hành liên quan đến chất thải 186

4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 240

4.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án. 240

4.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục. 242

4.3.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác. 242

4.3.3.2. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 244

4.3.4. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường. 246

4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của kết quả đánh giá, dự báo. 246

4.4.1. Về mức độ chi tiết của các đánh giá. 246

4.4.2. Về độ tin cậy của đánh giá. 246

CHƯƠNG V.. 249

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, 249

PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC.. 249

CHƯƠNG VI 250

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 250

6.1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường nước thải 250

6.2. Nội dung đề nghị cấp phép khí thải 250

6.3. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với tiếng ồn, độ rung. 251

CHƯƠNG VII 252

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM... 252

CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH.. 252

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.. 252

7.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án. 252

7.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.. 252

7.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiểu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 252

7.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật 255

7.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ, tự động, liên tục chất thải theo quy định của pháp luật 255

7.2.2. Hoạt động quan trắc môi trường theo để xuất của chủ dự án. 256

CHƯƠNG VIII 258

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN.. 258

CHƯƠNG I:

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.1. Tên chủ đầu tư

- Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH ....

- Địa chỉ trụ sở chính: ........, Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, Việt Nam.

- Người đại diện theo pháp luật: (Ông) ........   Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại liên hệ: .............

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số ........, do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp đăng ký lần đầu ngày 17 tháng 08 năm 2023.

1.2. Tên dự án đầu tư

a.Tên dự án đầu tư:

- Tên dự án đầu tư: Xây dựng nhà máy dệt, nhuộm vải sợi

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:.........., Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Quá trình hình thành dự án:

Với tốc độ phát triển trung bình lên tới gần 20%/năm, ngành dệt nhuộm nước ta đang bước vững chắc trên con đường hội nhập kinh tế và khẳng định năng lực bản thân không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Theo đánh giá dệt nhuộm Việt Nam đã xuất khẩu đạt trên 26,55 tỷ USD vào năm 2022 và nằm trong nhóm 10 nước xuất khẩu hàng may mặc, dệt nhuộm lớn nhất trên thế giới. Trong những năm gần đây, nhu cầu trong và ngoài nước ngày càng tăng là một thách thức rất lớn cho ngành dệt nhuộm.

Công ty TNHH ........ được Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần mã số ............ đăng ký lần đầu ngày 17 tháng 08 năm 2023.

Nắm bắt được nhu cầu thị trường, Công ty TNHH ....... đã đầu tư dự án “.........” tại ......., Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Dự án đã được Ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đầu tư số .......... ngày 15/08/2023.

Công ty TNHH ....... thuê đất của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng Rạng Đông theo hợp đồng thuê lại đất và thỏa thuận giữ quyền thuê đất số NO.00015/RDIP/HDTD/2023 ngày 29/08/2023 với tổng diện tích đất là 103.400 m2.

* Mục tiêu đầu tư: “Xây dựng nhà máy dệt, nhuộm vải sợi, nhằm cung cấp các mặt hàng vải dệt, sợi DTY, khăn các loại cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần bình ổn nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

+ Đáp ứng nhu cầu của thị trường các mặt hàng về dệt, nhuộm, góp phần bình ổn nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

+ Góp phần tăng GDP của huyện Nghĩa Hưng nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung.

+ Góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

* Quy mô đầu tư: Xây dựng mới công trình nhà máy sản xuất sợi vải dệt, nhuộm với quy mô và công suất như sau:

• Tổng diện tích khu đất: 103.400 m2 nằm trong KCN Dệt may Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đáp ứng công suất sản phẩm:

- Sản xuất sợi DTY: 15.000 tấn/năm.

- Sản xuất vải dệt: 14.000.000 m/năm (tương ứng 14.000.000m2/năm)

- Sản xuất khăn: 15.000 tấn/năm;

- Thời gian thực hiện: Khởi công từ Quý I năm 2024 đến Quý III năm 2025 và vận hành thử nghiệm theo quy định từ Quý III/2025.

* Tiến độ thực hiện dự án:

Theo Giấy chứng nhận đầu tư số 7648632434 do Ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định cấp ngày 15/08/2023, tiến độ thực hiện của dự án được phê duyệt như sau:

+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, hoàn thiện các thủ tục pháp lý: trong Quý I/2024.

+ Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng các hạng mục công trình của dự án: Quý I/2024 đến đầu Quý III/2025.

+ Giai đoạn hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường (Hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải ): Quý III/2025 - Quý IV/2025.

+ Giai đoạn kết thúc đầu tư và đưa vào vận hành chính thức toàn bộ dự án: Quý IV/2025.

b. Vị trí thực hiện dự án:

b1. Vị trí thực hiện dự án:

Dự án “Xây dựng nhà máy dệt, nhuộm vải sợi” được triển khai tại..., Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Vị trí và diện tích khu đất thực hiện dự án theo hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất số NO.00015/RDIP/HDTD/2023 ngày 29/08/2023 với diện tích là 103.400m2.

Vị trí giáp ranh của dự án với các khu vực xung quanh như sau:

+ Phía Đông Bắc giáp đường D5 của khu công nghiệp Rạng Đông.

+ Phía Nam giáp đất công viên cây xanh của khu công nghiệp Rạng Đông.

+ Phía Tây Bắc giáp đường N2 của khu công nghiệp.

+ Phía Tây giáp đường D4 của khu công nghiệp.

Hình 1. 1 Vị trí lô đất thực hiện dự án trên bản đồ vệ tinh

Ranh giới lô đất dự án được xác định bởi các điểm mốc có tọa độ theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 30 tại bảng sau:

* Điều kiện về khu đất xây dựng dự án:

Khu đất thực hiện dự án thuộc đất công nghiệp nằm trong KCN Dệt may Rạng Đông. Hiện nay đã được Chủ đầu tư KCN Dệt may Rạng Đông san gạt mặt bằng, trong khu đất quy hoạch không có công trình kiến trúc và dân cư sinh sống. Địa hình khu đất tương đối bằng phảng. chủ yếu cở và cây bụi cây thấp.

c. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng của dự án đầu tư:

* Văn bản pháp lý thành lập dự án:

- Giấy chứng nhận đầu tư số .......... do Ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định cấp ngày 15/08/2023 phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng nhà máy dệt, nhuộm vải sợi;

* Văn bản pháp lý về quy hoạch xây dựng dự án:

- Hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất số NO.00015/RDIP/HDTD/2023 ngày 29/08/2023 giữa Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng Rạng Đông và Công ty TNHH.......

d. Cơ quan thẩm định các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

- Chưa có.

e. Quy mô của dự án đầu tư

- Quy mô của dự án đầu tư (được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Tổng vốn đầu tư dự án: 673.589.000.000 đồng (Bằng chữ: Sáu trăm bảy mươi ba tỷ, năm trăm tám mươi chín triệu đồng). Nguồn vốn thực hiện là vốn góp của doanh nghiệp và vốn huy động đầu tư hợp pháp khác. Căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 9, Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019, Dự án thuộc tiêu chí dự án nhóm B (Nhóm Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng).

Dự án thuộc lĩnh vực công nghệ dệt có công đoạn nhuộm, do đó Dự án thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có quy mô công suất trung bình (có công đoạn nhuộm sản phẩm với quy mô 14.000.000 m/năm, tương ứng với 14.000.000 m2/năm) được quy định tại cột 4, số thứ tự 5, phụ lục II, nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

Dự án thuộc số thứ tự số 1 (mục I), phụ lục IV, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ). Đồng thời dự án thuộc điểm b, khoản 8 điều 29, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ, do đó dự án thuộc nhóm II.

Dự án thuộc tiêu chí nhóm II, tuy nhiên dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại khoản 4, điều 25, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ. Do đó dự án không thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Căn cứ khoản 1, điều 39 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020, dự án thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường.

Căn cứ theo điểm a, khoản 3, Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020, dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND tỉnh Nam Định.

=> Báo báo được thực hiện theo phụ lục IX- Mẫu báo cáo đề xuất cấp, cấp lại Giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (Kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ).

1.3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án

1.3.1. Quy mô/Các hạng mục công trình của dự án

a. Mục tiêu đầu tư

Xây dựng nhà máy sản xuất sợi DTY, sản xuất vải dệt, sản xuất khăn và các sản phẩm dệt với công suất: Sản xuất khăn: 15.000 tấn/năm; Sản xuất sợi DTY: 15.000 tấn/năm và Sản xuất vải dệt: 14.000.000 m/năm (tương ứng 14.000.000m2/năm), bao gồm các hạng mục công trình phụ trợ đi kèm đồng bộ cùng hoạt động của dự án.

+ Cung cấp các mặt hàng vải dệt, sợi DTY, khăn các loại cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần bình ổn nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

+ Đáp ứng nhu cầu của thị trường các mặt hàng về dệt, nhuộm, góp phần bình ổn nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

+ Góp phần tăng GDP của huyện Nghĩa Hưng nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung.

+ Góp phần hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt may trong nước.

+ Góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

b. Loại hình dự án

- Loại hình đầu tư của dự án: Đầu tư xây dựng mới.

- Sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, thiết bị điện đại mới 100%.

c. Quy mô của dự án

Quy mô các hạng mục công trình xây dựng

Dự án nhà máy dệt, nhuộm vải sợi được triển khai tại : ........, Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định với diện tích thực hiện là 103.400m2 là công trình xây dựng mới. Quy mô các hạng mục công trình tại dự án được phân làm khu hành chính, khu hạ tầng kỹ thuật trong đó bao gồm các hạng mục công trình bảo vệ môi trường. Quy hoạch sử dụng đất tại dự án như sau:

Bảng 1. 2. Quy hoạch cơ cấu sử dụng đất tại dự án

Quy mô sản xuất trong giai đoạn vận hành

Công suất sản phẩm của dự án được thực hiện theo Giấy chứng nhận đầu tư số ........do Ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định cấp lần đầu ngày 15/08/2023 với công suất sản phẩm như sau:

 

Bảng 1. 3. Quy mô sản xuất của dự án giai đoạn vận hành

1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất của dự án

a. Quản lý và vận hành

Chủ đầu tư là Công ty TNHH ......... sẽ tiếp quản và vận hành toàn bộ công trình. Đồng thời sẽ bố trí khoảng 10-15 cán bộ phụ trách môi trường thường xuyên kiểm tra việc vận hành các công trình bảo vệ môi trường: hệ thống xử lý khí thải, nước thải và có ký hợp đồng thu gom, vận chuyển xử lý toàn bộ CTR, CTNH phát sinh tại dự án.

Chi phí vận hành các công trình bảo vệ môi trường, quan trắc môi trường định kỳ do Chủ đầu tư chịu trách nhiệm.

b. Quy trình công nghệ sản xuất

Quy trình công nghệ của Dự án theo thứ tự như sau: Sản xuất sợi DTY à Sản xuất vải dệt à Sản xuất khăn.

- Đối với sản xuất sợi DTY: Sử dụng công nghệ gia đàn hồi bằng máy gia đàn hồi để tạo sản phẩm sợi DTY.

- Đối với sản xuất vải dệt: Từ thành phẩm sợi DTY qua các công đoạn dệt, nhuộm màu, định hình, chia cắt tấm tạo thành phẩm vải dệt.

- Đối với sản xuất khăn: Từ thành phẩm vải dệt qua các công đoạn may, đóng gói tạo được thành phẩm là khăn.

Quá trình sản xuất của Dự án được thực hiện trên cùng dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, có tính tự động hóa cao. Toàn bộ quy trình sản xuất của Dự án được trình bày trong các sơ đồ sau:

(1). Tổng thể quy trình công nghệ sản xuất:

Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ sản xuất tổng thể của Dự án

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất của Dự án bao gồm: Sợi Polyester tổng hợp POY/Polyester POY.

* Đối với sản phẩm sợi DTY: Toàn bộ nguyên liệu đầu vào được đưa vào máy gia đàn hồi giúp làm tăng độ đàn hồi của sợi, tạo thành phẩm là sợi DTY.

* Đối với sản xuất vải dệt và sản xuất khăn:

Bảng 1.4. Quy trình sản xuất của dự án qua các công đoạn sản xuất

STT

Tên quy trình

Thuyết minh

  1.  

Dệt

Nguyên liệu đầu vào (Gồm: sợi Polyester tổng hợp DTY/Polyester DTY (sản phẩm sau quy trình sản xuất sợi DTY) và Polyester POY) được thực hiện trên máy mắc sợi dọc cao tốc. Các sợi được cuốn song song theo chiều dọc trên trục mắc với mật độ, chiều rộng và chiều dài mắc theo thiết kế.

Thành phẩm của công đoạn này là tạo ra vải sợi Microfiber.

  1.  

Nhuộm màu

Là công đoạn vải sợi sẽ được tiến hành nhuộm màu theo yêu cầu của từng đơn hàng.

Vải được nhuộm tại các bồn nhuộm. Lượng vải ngâm trong mỗi bồn nhuộm trong 1 mẻ là 450 kg/bồn. Tại đây được cấp nhiệt nóng từ lò hơi để đảm bảo nhiệt độ ổn định quá trình nhuộm (1200C) với thời gian ngâm nhuộm là 90 phút/mẻ, giúp đảm bảo chất lượng màu vải nhuộm.

  1.  

Giặt

Sau qua công đoạn nhuộm, vải được giặt trong nước lạnh, quay trong vòng 5 giây. Với định mức lượng nước sử dụng là 24m3 nước/1 tấn vải.

  1.  

Sấy

Vải sau khi giặt được sấy sơ bộ ở nhiệt độ 1200C trong khoảng 90 phút để giảm bớt nước, chuẩn bị cho công đoạn định hình vải

  1.  

Định hình

Là công đoạn dùng máy kéo căng định hình để định hình vải bằng cách sấy vải dưới nhiệt độ cao, giúp cho vải có kích thước cố định và chất lượng ổn định

  1.  

Cắt

Vải bán thành phẩm được đưa vào máy cắt, cắt hàng loạt theo kích thước yêu cầu của đơn hàng

  1.  

May vá

Vải sau khi cắt được may thành sản phẩm (khăn)

  1.  

Kiểm tra

Tiến hành đánh số ký hiệu phân biệt cho từng sản phẩm vải, kiểm tra chi tiết

  1.  

Đóng gói

Sản phẩm đạt yêu cầu được đưa sang dây chuyền đóng gói và lưu kho

(2). Quy trình sản xuất hơi của Dự án

Quá trình hoạt động sản xuất của Dự án có sử dụng hơi (dạng truyền nhiệt từ dầu dẫn nhiệt) cho các công đoạn nhuộm, định hình sản phẩm. Chủ dự án dự kiến lắp đặt hệ thống lò hơi, gồm 02 lò với công suất 15 tấn/giờ/lò. Lò hơi hoạt động liên tục, 24 giờ/ngày, sử dụng nguyên liệu đốt là: Than antraxit loại II (dạng than mềm).

Dưới đây là quy trình sản xuất hơi của Nhà máy:

Hình 1.3. Quy trình sản xuất hơi nóng cấp cho hoạt động sản xuất của Dự án

Thuyết minh quy trình sản xuất hơi:

Lò hơi dẫn nhiệt hữu cơ (hay còn gọi là Lò dầu tải nhiệt đốt than) là lò công nghiệp được sử dụng ở môi trường áp suất thấp, nhiệt độ cao nhằm đem lại năng lượng nhiệt hiệu quả cao. Thiết bị được sử dụng rộng rãi trong xưởng hóa học, nhà máy gia công nhựa, nhà máy dệt, nhà máy cao su, xưởng chế biến thực phẩm, nhà máy giấy và nhà máy nhựa đường.

Than được chuyển vào đầu cấp nguyên liệu của lò hơi (dạng nằm ngang) thông qua hệ thống gầu nâng và băng chuyền tự động cấp cho bộ phận đốt của lò hơi. Tại đây nhiệt từ quá trình đốt được truyền theo các cuộn dây hình vuông kép được xếp khít nhau đến các ống cuộn. Lò hơi được cấu tạo thành trống thân trên buồng đốt nóng khói. Nhiệt từ lò hơi được sử dụng để làm nóng không khí cần thiết cho quá trình đốt lò hơi trong bộ gia nhiệt sơ bộ không khí. Sau đó khí thải ra bên ngoài được thu gom xử lý qua cụm xử lý tích hợp với lò hơi gồm: hệ thống lọc bụi bằng sứ và hệ thống xử lý SO2.

Dưới đây là hình ảnh minh họa của hệ thống lò hơi được dự kiến sử dụng của Nhà máy:

Hình 1.4. Hình ảnh minh họa hệ thống lò hơi

Thông số kỹ thuật của lò hơi:

Bảng 1.5. Thông số kỹ thuật của lò hơi

STT

Tiêu chí

Đơn vị

Thông số kỹ thuật

I

Thiết bị chính (lò hơi)

  1.  

Tên sản phẩm

-

Lò hơi dẫn nhiệt hữu cơ

  1.  

Loại

-

YLW-10500MA

  1.  

Chất dẫn

-

Dầu truyền nhiệt

  1.  

Công suất định mức

kW

10500

  1.  

Lưu lượng tuần hoàn

m3/h

340

  1.  

Dung lượng chất dẫn

m3

11.5

  1.  

Nhiên liệu

-

Than antraxit loại II (dạng than mềm)

  1.  

Lượng nhiên liệu tiêu thụ

Kg/h

2990

  1.  

Nhiệt dung riêng thấp nhất

Kj/kg

20900

  1.  

Áp lực cho phép

MPa

1,1

  1.  

Áp lực hoạt động

MPa

0,8

  1.  

Nhiệt độ cao nhất lúc hoạt động

0C

320

  1.  

Công suất nhiệt

%

>80

  1.  

Kích thước/tổng khối lượng lò hơi

(dài × rộng × cao/kg)

 

12000 × 3700 × 5940/40000

II

Các thiết bị phụ trợ

  1.  

Quạt ly tâm

Cái

Số lượng: 01

Loại GG 10-15

Vận tốc quay: 1450 vòng/phút

Áp lực gió: 2999-2734 Pa

Lưu lượng gió: 14645-20795m3/h

Thiết bị điện: loại Y180L-4

Công suất: 22kW

  1.  

Quạt dẫn gió

Cái

Số lượng: 01

Loại GY10-15

Vận tốc quay: 1450 vòng/phút

Áp lực gió: 3802-3812 Pa

Lưu lượng gió: 32138-36746m3/h

Thiết bị điện: loại Y280S-4

Công suất: 75kW

  1.  

Bơm tuần hoàn

Cái

Số lượng: 02

Loại WRY125-100-250

Vận tốc quay: 2970 vòng/phút

Độ dâng nước: 60mH2O

Lưu lượng: 2×200 m3/h

Thiết bị điện: loại Y250M-2

Công suất: 2×55kW

  1.  

Hộp điều khiển tốc độ băng tải loại GL-16P

Cái

Số lượng: 01

Thiết bị điện: YCT132-4A

Công suất: 1,1kW

  1.  

Máy tải xỉ dạng xoắn loại CZX

Cái

Số lượng: 01

Thiết bị điện: Y100L-6

Công suất: 1,5kW

  1.  

Máy nâng than loại SMT-400

Cái

Số lượng: 01

Thiết bị điện: Y100L-4

Công suất: 2,2kW

(Nguồn: Hồ sơ thiết kế cơ sở Dự án, 2024)

(3). Quy trình pha hóa chất phục vụ sản xuất tại dự án

Tại dự án sử dụng lượng lớn hóa chất phục vụ sản xuất, do đó hóa chất nhập về sẽ được pha tại phòng pha chế màu với quy trình pha trộn như sau:

Hình 1.4. Sơ đồ quy trình pha hóa chất tại dự án

Thuyết minh quy trình

Tại dự án sẽ bố trí 01 phòng hoặc khu vực pha chế màu, thuốc nhuộm kết hợp với phòng thí nghiệm với mục đích phối trộn hóa chất (pha hóa chất, thuốc nhuộm) phục vụ cho quá trình nhuộm tại dự án và phòng thí nghiệm để nhuộm các mẫu thử gửi đến khách hàng (phòng pha chế màu, thuốc nhuộm kết hợp với phòng thí nghiệm được bố trí tại tầng trệt khu vực nhà xưởng 1).

Nhà máy bố trí 01 hệ thống tự động cấp hóa chất, màu nhuộm cho máy sản xuất.

Hóa chất sử dụng cho sản xuất được định lượng tự động theo thông số đã được cài đặt sẵn trên hệ thống nhờ hệ thống máy tính. Tỉ lệ pha hóa chất được lập trình dựa trên phần mềm Windows nên cho tỉ lệ chính xác.

Quá trình phối trộn hóa chất được thực hiện trong các buồng kín và được thực hiện hoàn toàn tự động.

Hóa chất sau khi hoàn tất quá trình pha sẽ được dẫn trong các ống dẫn và chứa trong các thùng kín, sau đó chuyển đến các khu vực sản xuất.

Nhân viên tại phòng chỉ vận hành máy móc, thiết bị; Do đó, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến nhân viên.

c. Về công nghệ sản xuất của dự án:

Quy trình công nghệ sản xuất của Dự án đã được đánh giá đạt công nghệ tự động hóa cao, cụ thể như sau:

Dự án sử dụng công nghệ dệt sợi thông qua hệ thống máy móc thiết bị tự động kết hợp các sợi được đan dọc và đan ngang, xen với nhau tạo thành vải mộc theo tiêu chuẩn. Trong đó, công nghệ dệt nước là một trong những công nghệ dệt vải tiên tiến trên thế giời, không phát sinh bụi trong quá trình dệt.

Công nghệ nhuộm vải của Dự án được thực hiện tự động bằng các máy nhuộm cao áp theo từng mẻ kết hợp với chức năng tự động điều chỉnh lượng thuốc nhuộm sử dụng tùy theo từng loại màu nhuộm.

 Công nghệ của Dự án có tính tự động hóa cao, sử dụng ít lao động, năng suất cao, tiết kiệm năng lượng, hệ thống điều khiển tự động, hạn chế phát sinh chất thải, tiết kiệm nguyên liệu.

Công nghệ của dự án không nằm trong danh mục công nghệ hạn chế hoặc cấm chuyển giao theo Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ.

>>> XEM THÊM: Công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Nhà máy Thực phẩm

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha