Báo cáo thuyết minh dự án đầu tư bến thủy nội địa

Dự án Bến thủy nội địa bao gồm hoạt động bãi chứa, bốc dỡ các nguyên liệu dăm gỗ, quặng, than, nông sản, thép, vật liệu xây dựng, phục vụ nhu cầu vận chuyển đường thủy nội địa, đường bộ và lưu chứa hàng hóa.

Ngày đăng: 25-07-2024

94 lượt xem

MỤ​C LỤC

MỤC LỤC.. 2

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU.. 4

I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ... 4

II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN.. 4

III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ... 6

IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ.. 7

V. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG... 8

5.1. Tổng quan vận tải thủy nội địa của Việt Nam.. 8

5.2. Tiềm năng, vai trò vận tải đường thủy nội địa Việt Nam trong nền kinh tế 9

5.3. Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa Việt Nam.. 11

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 13

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 13

1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực thực hiện dự án. 13

1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực vùng Dự án. 25

1.3. Hiện trạng hạ tầng giao thông vận tải 27

1.4. Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông vận tải 30

1.5. Hiện trạng và quy hoạch tuyến đê sông Công và sông Cầu. 36

CHƯƠNG III. QUY MÔ, PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ. 38

I. PHÂN TÍCH QUY MÔ DỰ ÁN.. 38

1.1. Lượng hàng thông qua bến. 38

1.2. Công suất tàu bến tiếp nhận. 38

1.3. Quy mô hạng mục xây dựng. 39

II. PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ KHAI THÁC.. 40

2.1. Căn cứ nghiên cứu. 40

2.2. Sơ đồ công nghệ. 40

2.3. Nhu cầu sử dụng đất 44

2.4. Các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật 45

CHƯƠNG IV. TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC BẾN.. 52

1.1. Tổ chức khai thác bến. 52

1.2. Bộ máy tổ chức khai thác bến. 52

II. NHÂN LỰC VÀ CƠ CẤU NHÂN LỰC.. 52

2.1. Tính toán nhân lực. 53

2.2. Cơ cấu nhân lực. 54

2.3. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý. 54

CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.. 56

I. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG    56

1.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình. 56

1.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng. 61

II. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG.. 62

2.1. Giai đoạn xây dựng dự án. 62

2.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng. 68

CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN.. 72

I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN. 72

II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN. 74

2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. 74

2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 77

2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: 79

2.4. Phương án vay. 79

2.5. Các thông số tài chính của dự án. 80

CHƯƠNG VII. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 83

I. KẾT LUẬN. 83

II. KIẾN NGHỊ. 83

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH.. 84

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

I.  GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN LÂM SẢN 

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số: ........; Ngày cấp: đăng ký lần đầu ngày 04/06/2018, đăng ký thay đổi lần thứ 1, ngày 20/01/2021.; Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hòa Bình.

Địa chỉ trụ sở chính: .........., xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam.

Mã số thuế: .......

Vốn điều lệ: 40.000.000.000 đồng. (Bằng chữ: Bốn mươi tỷ đồng).

Điện thoại : ..........

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:

Họ tên: .......;              Giới tính: Nam          

Ngày sinh: 26/08/1992;              Quốc tịch: Việt Nam; Chức danh: Giám Đốc

Căn cước công dân số: ......;   Ngày cấp: 28/01/2011; Nơi cấp: Công an thành phố Hải Phòng.

Địa chỉ thường trú: S........., khu dân cư An Trang, xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam

Chỗ ở hiện tại:............, khu dân cư An Trang, xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.

II.  MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN

Tên dự án:

“BẾN THỦY NỘI ĐỊA”

Địa điểm thực hiện dự án: Phường Thuận Thành, Tp. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Diện tích đất dự kiến sử dụng: 84.911,81 m2

Hình thức đầu tư: Dự án đầu tư mới

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.

Tổng mức đầu tư dự kiếncủa dự án:

Tổng vốn đầu tư: 151.612.000.000 đồng. (Bằng chữ: Một năm mươi mốt tỷ, sáu trăm mười hai triệu đồng), tương đương 5.956.079 USD (Bằng chữ: Năm triệu chín trăm năm mươi sáu nghìn không trăm bảy mươi chín đô la Mỹ), Tỷ giá ngoại tệ USD là 25.455 VNĐ/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 24/07/2027, trong đó:

+ Vốn cố định: 141.612.000.000 đồng. (Bằng chữ: Một trăm bốn mươi mốt tỷ, sáu trăm mười hai triệu đồng).

+ Vốn lưu động: 10.000.000.000 đồng. (Bằng chữ: Mười tỷ đồng).

- Vốn góp của nhà đầu tư (30%): 45.483.600.000 đồng (Bằng chữ: Bốn mươi lăm tỷ, bốn trăm tám mươi ba triệu, sáu trăm nghìn đồng),tương đương 1.786.824 USD (Bằng chữ: Một triệu, bảy trăm tám mươi sáu nghìn, tám trăm hai mươi bốn đô la Mỹ), Tỷ giá ngoại tệ USD là 25.455 VNĐ/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 24/07/2027.

- Vốn huy động (70%): 106.128.400.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm lẻ sáu tỷ, một trăm hai mươi tám triệu, bốn trăm nghìn đồng), tương đương 4.169.256 USD (Bằng chữ: Bốn triệu, một trăm sáu mươi chín nghìn, hai trăm năm mươi sáu đô la Mỹ), Tỷ giá ngoại tệ USD là 25.455 VNĐ/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 24/07/2027.

Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

+ Lượng hàng qua bến thủy nội địa có công suất thiết kế: 500.000 tấn/năm.

+ Cỡ tàu khai thác: tải trọng đến 400 ÷ 1.000 tấn.

Tiến độ thực hiện dự án:

Stt

Nội dung công việc

Thời gian

1

Hoàn thiện các thủ tục pháp lý của dự án

Quý III/2024 - Quý IV/2025

2

Giai đoạn thực hiện xây dựng và lắp đặt thiết bị

Quý I/2026-Quý I/2027

3

Giai đoạn đưa dự án vào khai thác, sử dụng

Quý II/2027

 
Mục tiêu Dự án:

Mục tiêu của Dự án Bến thủy nội địa bao gồm hoạt động bãi chứa, bốc dỡ các nguyên liệu dăm gỗ, quặng, than, nông sản, thép, vật liệu xây dựng, phục vụ nhu cầu vận chuyển đường thủy nội địa, đường bộ và lưu chứa hàng hóa.

Dự án Bến thủy nội địa đi vào hoạt động sẽ giảm áp lực cho vận tải đường bộ, góp phần giảm chi phí Logistic và thân thiện với môi trường…, giúp hàng hóa thông thương nhanh, góp phần phát triển kinh tế.

Dự án mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phổ Yên cũng như của tỉnh Thái Nguyên thông qua các khoản nộp ngân sách, các khoản thuế tiêu thụ, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản lệ phí khác hàng năm của dự án. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng ngành dịch vụ tại địa phương; nâng cao tỷ trọng sản xuất xây dựng, thương mại - dịch vụ nhằm thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, chuyến dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ - thương mại, nâng cao chất lượng lao động.

III.  SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

Trên đà phát triển công nghiệp, xây dựng, khai khoáng mạnh mẽ cùng những lợi thế về hạ tầng giao thông, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ logistics.

Logistics được coi như “mạch máu” của nền kinh tế, có vai trò hết sức quan trọng trong việc kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thái Nguyên được đánh giá có tiềm năng lớn để phát triển ngành logistics nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi và hạ tầng giao thông phát triển.

Với 12 khu công nghiệp và 41 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, trong đó 5 khu đã đi vào hoạt động, Thái Nguyên đang có nguồn hàng vô cùng lớn có nhu cầu vận chuyển khắp cả nước và quốc tế. Trong đó, với nguồn hàng là thép, khoáng sản, các sản phẩm may mặc từ các khu công nghiệp như: KCN Gang thép, KCN Yên Bình, KCN Điềm Thụy… đang được vận chuyển bằng đường bộ đến khu vực bến biển thuộc thành phố Hải Phòng. Nguồn hàng than, khoáng sản, thép… từ các mỏ vật liệu và các nhà máy trên địa bàn tỉnh vận chuyển bằng đường bộ đến cụm bến Đa Phúc và các tỉnh lân cận để tiêu thụ.

Thêm vào đó, Thái Nguyên có hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, phát triển, kết nối với nhiều khu kinh tế, bến biển, bến hàng không của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Các chuyên gia đánh giá, trong tương lai, nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn tiếp tục tăng mạnh nên việc phát triển dịch vụ logistics là rất cần thiết.

Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế, ngành dịch vụ logistics của tỉnh nói chung còn chưa xứng với tiềm năng. Theo Hiệp hội vận tải ô tô tỉnh Thái Nguyên, tỉnh vẫn chưa thực sự có hệ thống kho bãi hiện đại để phát triển ngành dịch vụ logistics; các doanh nghiệp của Thái Nguyên chưa tham gia sâu vào chuỗi dịch vụ logistics nên đã hạn chế đáng kể khả năng lưu thông hàng hóa.

Trên cơ sở đánh giá những tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh, Công ty TNHH Chế biến Lâm sản đề xuất xin thực hiện dự án đầu tư Bến thủy nội địatại Phường Thuận Thành, Tp. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên với công suất hàng qua bến thủy nội địa có công suất thiết kế 500.000 tấn/năm nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa của Công ty đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành logictics, vận tải, kho bãi của tỉnh Thái Nguyên.

IV.  CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

-        Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001.

-        Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15/6/2004.

-        Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008.

-        Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012.

-        Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013.

-        Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.

-        Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 48/2014/QH13 ngày 17/6/2014.

-        Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

-        Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015.

-        Luật thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017.

-        Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020.

-        Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020.

-        Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020.

-        Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa.

-        Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học.

-        Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

-        Nghị định số 201/2013/NĐ- CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.

-        Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai số 45/2013/QH13.

-        Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.

-        Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

-        Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018 của Chính phủ về Sửa đổi một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

-        Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28/11/2018 của Chính phủ về Quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước bến biển và vùng nước đường thủy nội địa.

-        Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

-        Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật phòng cháy và chữa cháy

-        Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

-        Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

-        Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

-        Thông tư số 37/3013/TT-BGTVT ngày 24/10/2013 quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước bến, bến thủy kết hợp tận thu sản phẩm.

-        Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 05/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.

-        Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.

-        Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

V.  ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

5.1. Tổng quan vận tải thủy nội địa của Việt Nam

Theo Cục Đường thủy nội địa, Bộ Giao thông Vận tải, Việt Nam nằm trong nhóm nước có mật độ sông, kênh vào loại cao nhất thế giới, gồm 2.360 sông, kênh, tổng chiều dài khoảng 41.900km với trên 120 cửa sông. Mật độ sông, kênh bình quân là 0,27km/km2. Rõ ràng, tiềm năng để phát triển vận tải thủy nội địa rất lớn.

Hiện, tổng chiều dài đường thủy nội địa đang được quản lý khai thác là 17.253km (chiếm 41,2% tổng chiều dài sông, kênh cả nước), trong đó, đường thủy nội địa quốc gia do Cục Đường thủy nội địa trực tiếp quản lý là 7.180,8 km.

Về bến, bến, cả nước có 306 bến (198 bến hàng hóa, 11 bến hành khách, 97 bến chuyên dùng); 6.456 bến thủy nội địa (4.964 bến có phép hoạt động, còn lại là bền không phép) và 2.526 bến khách ngang sông. Hầu hết các bến biển khu vực miền Bắc, miền Nam có kết nối tự nhiên với các tuyến đường thủy nội địa, bên cạnh đó đường thủy nội địa còn kết nối đến tuyến vận tải ven biển thông qua 120 cửa sông.

Về đội tàu, tính đến cuối năm 2022, cả nước có tổng số 237.622 phương tiện thủy nội địa, tổng trọng tải khoảng 22,2 triệu tấn, tổng sức chở là hơn 619.000 người, tổng công suất gần 16,4 triệu Cv, độ tuổi bình quân 15 năm. Đặc biệt, sau hơn 8 năm hình thành tuyến vận tải ven biển, có 2.844 phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB.

Đến nay, cả nước có 236 cơ sở đóng tàu thủy nội địa, trong đó một số cơ sở đóng tàu có năng lực đóng phương tiện thủy nội địa với tổng trọng tải toàn phần đến 16.000 tấn. Số doanh nghiệp vận tải đường thủy đang hoạt động là gần 1.800 doanh nghiệp.

Với những lợi thế đó, thị phần vận tải thủy nội địa hiện chỉ đứng sau vận tải đường bộ, chiếm khoảng 21% về luân chuyển hàng hóa toàn ngành. Riêng năm 2022, sản lượng vận tải hàng hóa đường thủy nội địa đạt hơn 387 triệu tấn, tăng 22,7%; luân chuyển hàng hóa đạt 93 tỷ tấn.km, tăng 37% so với cùng kỳ 2021.

Đáng chú ý, hàng container đường thủy nội địa có bước phát triển nhanh chóng, đặc biệt ở khu vực phía Nam. Tại bến biển Bà Rịa - Vũng Tàu, hàng container đường thủy nội địa chiếm đến 43% tổng lượng hàng container thông qua bến.

Vận tải hàng hóa bằng phương tiện mang cấp VR-SB trên tuyến vận tải đường thủy ven bờ biển đã và đang phát huy được hiệu quả tích cực trong việc tăng thị phần vận tải đường thủy, ven biển và góp phần giảm tải áp lực cho giao thông đường bộ. Giai đoạn 2020 - 2021, lượng hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện VR-SB thông qua các bến thủy nội địa và bến biển đạt hơn 273 triệu tấn, tăng hơn 200% so với giai đoạn 2017 - 2019; riêng năm 2022 đạt hơn 85 triệu tấn, tăng 15% so với 2021.

5.2. Tiềm năng, vai trò vận tải đường thủy nội địa Việt Nam trong nền kinh tế

Tiềm năng vận tải đường thủy của Việt Nam đứng thứ 4 thế giới với hệ thống giao thông vận tải thủy phát triển rộng khắp, mật độ sông ngòi dày đặc. Hàng chục nghìn km đường thủy có thể khai thác cho tàu thuyền đi lại. Riêng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 12 cảng biển, 35 bến cảng, 4,9 km, với khả năng tiếp nhận cỡ tàu lớn lên đến 20.000 DWT và tổng công suất 20 đến 30 triệu tấn/1 năm. Ngoài ra, khu vực này còn có 57 cảng nội địa và gần 4.000 bến thủy. Đây là yếu tố quan trọng nâng thị phần vận tải thủy, giảm tải cho đường bộ và giá thành rẻ hơn nhiều so với hệ thống đường bộ. Hệ thống đường thủy từ thành phố Hồ Chí Minh có thể kết nối vận tải dễ dàng với các tỉnh miền Tây qua các tuyến kênh rạch, đặc biệt là khi Dự án mở rộng kênh chợ Gạo (kênh bắt đầu tại tỉnh Tiền Giang, nối liền sông Tiền Giang với sông Vàm Cỏ. Đây tuyến đường giao thông thủy huyết mạch của Đồng bằng sông Cửu Long) được hoàn thành, tàu và hàng đến được hết các tỉnh miền Tây Nam bộ.  Dự án mở rộng kênh chợ Gạo hoàn thiện sớm mang lại hiệu quả kinh tế. Khi dự án hoàn thành đầy đủ theo quy hoạch, lượng hàng thông qua 1 năm là 70 triệu tấn tấn và nếu đội tàu thay đổi thì lượng hàng thông qua là 80 triệu tấn. Xuất khẩu hàng hóa từ Đồng bằng sông Cửu Long thông qua cảng Sài Gòn và Thành phố Hồ Chí Minh và cảng Bà Rịa-Vũng Tàu thì việc này mang lại lợi ích kinh tế rất lớn.

Tại khu vực phía Bắc, tuyến vận tải thủy từ tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng đến Việt Trì, Phú Thọ, dài hơn 200 km. Trục vận tải này hiện rất thuận lợi cho phương tiện thủy vận tải container từ cảng thủy đến cảng biển. Cuối quý III năm 2021, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam nghiên cứu xây dựng một tuyến vận tải đường thủy nội địa mẫu từ Hải Phòng lên Việt Trì. Với các tiêu chí, thứ nhất là tiêu chí về số lượng lượt tàu vận chuyển cỡ tàu vận chuyển, tiêu chí về cải cách thủ tục hành chính, tiêu chí về vận tải xanh.

Cùng với việc xây dựng tuyến vận tải đường thủy nội địa mẫu, Nhà nước cũng chú trọng việc vận tải khép kín từ kho đến cảng biển. Tân cảng Quế Võ (Bắc Ninh) là 1 ví dụ. Nằm tại vị trí trung chuyển quan trọng trong vận tải thủy như kết nối đường biển với cảng lạch huyện kết nối đường bộ với Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên, cảng Tân Cảng Quế Võ (Bắc Ninh), tổ chức vận tải khép kín từ kho đến cảng biển bằng cách đầu tư đội xe đầu kéo phương tiện thủy để lấy hàng từ kho đưa đến cảng biển và ngược lại. Với mục tiêu trở thành cảng đích, Tân cảng Quế Võ là cảng ICD có chức năng thông quan hàng xuất nhập khẩu ngay tại cảng. Tại miền Nam, Dự án mở rộng kênh chợ Gạo đã hoàn thành; Dự án về phát triển hành lang vận tải Logistic miền Đông miền Tây Nam Bộ cũng được phê duyệt. Phía Bắc, ngoài nguồn vốn của World Bank, còn có các dự án trung hạn để nâng cấp cải tạo Cầu Đuống, thông thuyền cho cây cầu này.

Sự phát triển nhanh của kinh tế Việt Nam đòi hỏi hệ thống vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không và đường thủy cần phải phát triển tương xứng. Trong bối cảnh đó, việc phát triển vận tải bằng đường thủy nội địa là giải pháp quan trọng, giảm áp lực cho vận tải đường bộ, góp phần giảm chi phí Logistic và thân thiện với môi trường…, giúp hàng hóa thông thương nhanh, góp phần phát triển kinh tế.

5.3. Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa Việt Nam

Căn cứ theo Quyết định 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ Tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu đến năm 2030, phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa đồng bộ, từng bước hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030.

Cụ thể, về vận tải, khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 715 triệu tấn; khối lượng vận chuyển hành khách đạt khoảng 397 triệu lượt khách; khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt khoảng 150 tỷ tấn.km; khối lượng luân chuyển hành khách đạt khoảng 7,7 tỷ khách.km.

Về kết cấu hạ tầng: Cải tạo nâng cấp các tuyến chính có mật độ vận tải cao, đáp ứng chạy tàu 24/24 giờ; phấn đấu tổng chiều dài các tuyến khai thác đồng bộ theo cấp kỹ thuật đạt khoảng 5.000 km; phát triển hệ thống bến, bến thủy nội địa đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách trên các hành lang vận tải thủy; từng bước hiện đại hóa các bến chính, bến chuyên dùng; kênh hóa các đoạn sông qua đô thị lớn và chuyển đổi công năng bến thủy nội địa xếp dỡ hàng hóa phù hợp với quá trình đô thị hóa; hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

Quyết định nêu rõ, quy hoạch 9 hành lang vận tải thủy gồm: 1 hành lang ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang (khu vực miền Trung thuộc hành lang ven biển), 4 hành lang khu vực miền Bắc (Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội, Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình, Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình và Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai) và 4 hành lang khu vực miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh - An Giang - Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu - Tây Ninh - Thành phố Hồ Chí Minh và hành lang vận tải thủy kết nối với Campuchia qua sông Tiền, sông Hậu). Trên hành lang gồm các tuyến vận tải chính và một số tuyến vận tải nhánh.

Quy hoạch 55 tuyến vận tải chính trên 140 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 7.300 km (trong đó khai thác đồng bộ theo cấp kỹ thuật đạt khoảng 5.000 km) gồm: miền Bắc có 18 tuyến chính trên 49 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 3.028 km; miền Trung có 11 tuyến chính trên 28 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 1.229 km và miền Nam có 26 tuyến chính trên 63 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 3.043 km. Trên các tuyến vận tải, đầu tư đồng bộ các kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

Quy hoạch 54 cụm bến hàng hóa, tổng công suất khoảng 361 triệu tấn, gồm: miền Bắc có 25 cụm bến, tổng công suất khoảng 199 triệu tấn; miền Trung có 8 cụm bến, tổng công suất khoảng 9 triệu tấn và miền Nam có 21 cụm bến, tổng công suất khoảng 153 triệu tấn.

Quy hoạch 39 cụm bến hành khách chính với tổng công suất khoảng 53,4 triệu lượt khách, gồm: Miền Bắc có 10 cụm bến, tổng công suất khoảng 10,9 triệu lượt khách; miền Trung có 14 cụm bến, tổng công suất khoảng 2,5 triệu lượt khách và miền Nam có 15 cụm bến, tổng công suất khoảng 40 triệu lượt khách.

Mỗi cụm bến hàng hoá, hành khách gồm các bến thủy nội địa chính và bến thủy nội địa vệ tinh. Cỡ tàu quy hoạch bến thủy nội địa là cỡ tàu đồng bộ theo cấp kỹ thuật quy hoạch tuyến luồng đường thủy, trong quá trình triển khai, tùy theo điều kiện về hạ tầng luồng, thông số phương tiện, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định cỡ tàu khai thác bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Bến chuyên dùng được quy hoạch phát triển theo nhu cầu vận tải phục vụ trực tiếp và phù hợp với quy hoạch các khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, đóng mới sửa chữa phương tiện, chế biến nông, lâm, thủy sản.

Về định hướng phát triển đường thủy nội địa địa phương, quy hoạch đường thủy nội địa địa phương thực hiện theo phương án phát triển mạng lưới giao thông tỉnh trong quy hoạch tỉnh được quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch.

Quy hoạch bến, bến thủy nội địa trên tuyến đường thủy địa phương và bến hành khách, bến chuyên dùng, bến thủy nội địa trên tuyến đường thủy quốc gia trong quy hoạch tỉnh được phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển không gian tỉnh, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với Quy hoạch này. Hạn chế phát triển và có lộ trình di dời bến thủy nội địa xếp dỡ hàng hóa tại các khu vực nội đô ảnh hưởng lớn đến giao thông đô thị. Từng bước nâng cấp các bến thủy nội địa có đủ điều kiện và phù hợp với quy hoạch lên thành bến thủy nội địa. Ưu tiên quy hoạch phát triển bến thủy nội địa để tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên phục vụ vận tải thủy tại các vùng sâu, vùng xa.

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

I.  ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN

1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực thực hiện dự án

1.1.1. Vị trí địa lý

Vị trí thực hiện Dự án Bến thủy nội địa tại phường Thuận Thành, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên với các mặt giáp giới như sau:

+ Phía Bắc giáp đất trồng cây lâu năm

+ Phía Nam giáp đất trồng lúa

+ Phía Đông giáp sông Cầu

+ Phía Tây giáp đường đê.

1.1.2. Hiện trạng khu vực thực hiện dự án

Khu đất thực hiện dự án hầu hết là đất nông nghiệp trồng cây hàng năm khác và đất trồng lúa nước.

Hình 1 Hiện trạng khu vực thực hiện Dự án

1.1.3. Hiện trạng kết nối hạ tầng kỹ thuật

Cấp điện

Khu vực dự án đã có lưới điện trung thế, hạ thế đáp ứng cho các hộ dân trong khu vực.

Lưới điện chiếu sáng chung cột với lưới điện 0,4 kV cấp cho sinh hoạt. Dây dẫn chủ yếu là dây 4xA 25.

Cấp nước

Hiện tại trong khu vực chưa có hệ thống cấp nước tập trung, phần lớn các hộ dân trong khu vực thực hiện đang sử dụng nước mưa và nước giếng khoan phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt.

Thông tin liên lạc

Hiện nay trên địa bàn tỉnh nói chung, khu vực nghiên cứu nói riêng có nhiều thành phần kinh tế đầu tư xây dựng hệ thống thông tin liên lạc trong đó VNPT và Viettel là hai nhà khai thác chính,

Cơ sở hạ tầng chủ yếu do VNPT xây dựng và quản lý, công ty viễn thông quân đội Viettel cũng đã đầu tư xây dựng hạ tầng riêng. Các nhà cung cấp khác phần lớn là thuê tại hạ tầng viễn thông của VNPT.

Dịch vụ công nghệ thông tin (Internet): Hiện khu vực sử dụng internet còn hạn chế về tốc độ, tốc độ truy cập dịch vụ 3G còn chậm và chưa ổn định.

Như vậy, hạ tầng thông tin liên lạc tại vị trí xây dựng đã được đầu tư và khai thác tương đối ổn định gồm mạng internet, cấp truyền hình, viễn thông,…đảm bảo cung cấp cho khu bến thủy sau khi xây dựng.

Thu gom và xử lý nước thải

Khu vực chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. Nước thải các hộ dân được xử lý cục bộ bằng bể tự hoại. Còn lại nước thải không được xử lý tự thấm hoặc chảy vào rãnh thoát nước quanh nhà rồi xả thẳng vào hệ thống kênh mương thoát nước.

Chất thải rắn:

Chất thải rắn của các hộ gia đình tập trung vào các thùng rác được hợp tác xã dịch vụ vệ sinh môi trường và các đội vệ sinh phường xã thu gom. Một số hộ gia đình tự hủy rác bằng cách đốt, chôn lấp, ủ làm phân bón ngay tại vườn nhà, không hợp vệ sinh.

1.1.4. Đền bù, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn

Hiện khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất trồng cây hằng năm, đất trống cỏ dại chưa sử dụn. Quá trình triển khai dự án sẽ thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng.

Công tác rà phá bom mìn được tiến hành trên toàn bộ khu vực thực hiện trước khi thi công xây dựng công trình, do đơn vị chuyên ngành thực hiện.

1.1.5. Điều kiện khí hậu, khí tượng

Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí có liên quan và ảnh hưởng đến quá trình phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm khí quyển.

Nhiệt độ trung bình của không khí:24,70C Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 6): 30,50C Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1): 14,50C

Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong các năm gần đây từ 2018 đến 2022 được thể hiện trong Bảng dưới đây:

Bảng 1 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng và năm (oC)

Năm

Tháng

2018

2019

2020

2021

2022

1

17,5

17

19,1

15,7

17,6

2

17,1

21,5

19,1

20

14,5

3

22,2

21,9

22,5

21,7

22,1

4

23,8

26,4

21,8

24,7

23,7

5

28,6

27,2

28,6

28,8

25,7

6

29,3

29,6

30,5

30,5

29,6

7

29,2

29,6

30,4

29,9

29,4

8

28,3

28,9

28,6

29,4

28,9

9

28,1

28

28,1

28,3

28

10

24,8

25,5

24,1

23,9

25,2

11

22,7

22,3

22,7

21,1

24,6

12

18,9

18,3

17,6

17,7

16,5

TB năm (oC)

24,2

24,7

24,4

24,3

23,8

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2022)

Nhìn chung, nhiệt độ trung bình hàng năm dao động không lớn, tạo cho khu vực dự án có một chế độ nhiệt ôn hòa. Các ngày có nhiệt độ dưới 20oC xuất hiện trong tất cả các tháng mùa lạnh (cuối tháng 12 đến cuối tháng 2) nhưng số ngày tập trung khoảng 30-50% chủ yếu vào tháng 1 và tháng 2. Trung bình có 30-40 ngày/năm nhiệt độ dưới 20oC. Mùa đông nhiệt độ xuống thấp kèm theo mưa phùn, trời âm u, thường có sương muối.

Các tháng mùa nóng có nhiệt độ trung bình 28oC. Các ngày nhiệt độ trung bình cao hơn 30oC chỉ xuất hiện trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 7, tập trung chủ yếu vào tháng 6 và tháng 7. Trung bình 1 năm có 30 ngày nhiệt độ trên 30oC. Mùa hè có những cơn mưa bất chợt tạo sự mát mẻ cho khu vực.

Trong các mùa, biến trình ngày của nhiệt độ đều có quy luật: từ sang sớm, nhiệt độ bắt đầu tang và từ quá trưa, nhiệt độ bắt đầu giảm. Trong ngày, nhiệt độ thấp nhất vào khoảng 4-6 giờ sang, nhiệt độ cao nhất vào khoảng từ 12 giờ trưa đến 4 giờ chiều.

Lượng mưa

Lượng mưa trung bình các tháng trong các năm gần đây từ 2018 đến 2022 được thể hiện trong Bảng sau:

 

Bảng 2 Lượng mưa trung bình các tháng

 

Đơn vị: mm

Năm

Tháng

2018

2019

2020

2021

2022

1

31,4

30,5

59,3

1,5

73

2

15,3

67,2

39,3

68,8

114,2

3

59,4

45,1

135,1

40,8

59,1

4

72

175

182,4

86,7

113,6

5

120,1

136,6

207,6

226,6

503,8

6

329

323,6

165,7

101,2

153,8

7

301,8

208,2

86,3

206,9

180,2

8

417,3

313,6

395,9

401,8

381,7

9

174,3

367,4

328,4

231,1

190,7

10

227

191,4

119,5

262,5

56

11

89,1

19

19,9

28,8

51,3

12

37,9

11,7

1

2

12

Tổng

1.874,6

1.889,3

1.740,4

1.657,9

1.889,4

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2022)

Theo số liệu thống kê những năm gần đây mưa phân bố không đều giữa các năm. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.657,9 – 1.889,4mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Lượng mưa nhiều hay ít một phần do số ngày mưa nhưng chủ yếu phụ thuộc vào cường độ mưa. Trung bình 1 năm có 155,5 ngày mưa. Số ngày mưa nhiều nhất (trung bình trên 100mm/ngày) không quá 6 ngày. Lượng mưa ngày lớn nhất theo thống kê (tháng 8) là 401,8 mm.

Độ ẩm không khí

Bảng 3 Độ ẩm không khí xung quanh

Đơn vị: %

Năm

Tháng

2018

2019

2020

2021

2022

1

81

83

82

67

83

2

71

85

83

80

79

3

80

83

86

86

86

4

81

86

84

85

79

5

80

81

81

81

82

6

80

82

76

75

80

7

81

82

76

76

82

8

85

84

83

80

83

9

81

75

83

80

82

10

80

80

74

81

73

11

81

77

75

74

79

12

80

71

67

71

68

TB

80

81

79

78

80

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2022)

Độ ẩm không khí trung bình trong các năm 2018-2022 là 79,6%, tháng cao nhất 85 - 86% (tháng 2 và tháng 4), tháng thấp nhất 67% (tháng 1 và tháng 12). Độ ẩm tương đối đạt giá trị thấp nhất thường vào các đợt gió mùa ở đầu và cuối mùa đông. Độ ẩm chênh lệch giữa các mùa trong năm không lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, song cũng ảnh hưởng không tốt tới việc chế biến và bảo quản thức ăn và phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Nắng

Tổng số giờ nắng trung bình: 1.326 – 1.486 giờ

Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.387,2 giờ trong giai đoạn 2018 – 2022. Tháng có số giờ nắng cao nhất cả năm là tháng 6, số có giờ nắng ít nhất năm là tháng 1 và tháng 3. Số giờ nắng trung bình trong các tháng được thể hiện trong Bảng sau:

Bảng 4 Số giờ nắng trung bình các tháng

Đơn vị: giờ

Năm

Tháng

2018

2019

2020

2021

2022

1

27

24

40

80

41

2

23

72

51

64

30

3

80

45

26

20

34

4

52

84

52

45

115

5

190

85

152

162

85

6

150

155

206

193

152

7

163

156

185

211

193

8

128

15

150

182

190

9

159

213

126

193

138

10

142

146

134

105

190

11

134

121

125

104

125

12

83

123

79

128

113

Tổng

1.331

1.389

1.326

1.486

1.404

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2022)

Một số điều kiện thời tiết khác:

Gió mùa đông bắc: Gió mùa đông bắc là những khí áp cao hình thành từ lục địa châu Á thổi qua Hoa Nam (Trung Quốc) vào miền Bắc nước ta theo hướng Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 5. Giữa mùa đông lạnh số đợt gió nhiều hơn và sức gió mạnh hơn so với đầu mùa và cuối mùa. Mỗi đợt gió mùa tràn về ảnh hưởng tới thời tiết địa phương từ 3 tới gần 10 ngày.

Sương muối: Thường vào tháng 12 và tháng 1 năm sau, khi kết thúc các đợt gió mùa Đông Bắc, trời nắng hanh, đêm không mây, lặng gió gây bức xạ mặt đất rất mạnh. Hơi nước trong không khí giáp mặt đất ngưng kết dạng tinh thể muối. Sương muối có thể làm ngưng trệ quá trình trao đổi chất của thực vật.

Nồm: Vào mùa đông xen giữa các đợt lạnh có những ngày nóng bức bất thường hay xảy ra vào mùa xuân, độ ẩm không khí trên 90% gây ra hiện tượng ẩm ướt nền nhà.

Sương mù: Vào cuối mùa xuân (khoảng tháng 3 -4) nhất là ở những thung lũng kín, sườn núi khuất gió hay có hiện tượng mây mù đặc biệt, tầm nhìn mắt thường không quá 5m.

Bão: Trong hai năm 2018 và 2019 tỉnh Thái Nguyên vào mùa mưa bão đều xảy ra với cường độ nhẹ.

Dông sét: Thường xuất hiện vào mùa mưa bão (tháng 4-8). Dông sét là một hiện tượng của thiên nhiên, đó là sự phóng tia lửa điện khi khoảng cách giữa các điện cực khá lớn (trung bình khoảng 5km). Hiện tượng phóng điện của dông sét gồm hai loại chính đó là phóng điện giữa các đám mây tích điện và phóng điện giữa các đám mây tích điện với mặt đất.

Nhận xét chung về điền kiện khí tượng:

Nhìn chung khí hậu của khu vực dự án mang tính chất khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, với đầy đủ các kiểu hình thái như nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Bên cạnh nạn lũ lụt vùng Đồng bằng Bắc Bộ, nhất là vùng ven biển Bắc Bộ, hàng năm phải hứng chịu ảnh hưởng lớn của bão và áp thấp nhiệt đới. Hệ quả mưa to, gió lớn của bão và áp thấp nhiệt đới đưa lại những biến động lớn trong chế độ mưa, gây ra sự ngập úng làm thiệt hại lớn về người và của. Ở đồng bằng Bắc Bộ cũng chịu ảnh hưởng của thời tiết gió tây khô nóng. Sự khô hạn trong mùa khô và sự gián đoạn mưa thời kỳ đầu mùa hè thường dẫn đến sự khô hạn (thiếu nước) đáng kể, gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp. Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có thời tiết mưa phùn và nồm ẩm rất đặc trưng và đều khắp, nhất vào các tháng II, III. Thời tiết gió nồm và mưa phùn này ngoài việc làm tăng đáng kể độ ẩm không khí, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng, còn gây han gỉ, chập mạch các thiết bị điện tử, làm hư hỏng các máy móc hiện đại.

1.1.6. Điều kiện thủy hải văn

(1) Sông Cầu

Sông Cầu: là sông chính trong hệ thống sông Thái Bình với tổng chiều dài là 288km. Thời nhà Lý gọi là sông Phú Lương, thời Nguyễn gọi là sông Đồng Mỗ, ở phía đông bắc Thành phố, chảy theo hớng tây bắc - đông nam tạo nên danh giới hành chính tự nhiên với huyện Đồng Hỷ. Đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên thuộc vùng trung lưu dài 25 km; ở đoạn này dòng sông mở rộng từ 70 đến 100 m. Lưu lượng nước trung bình trong những ngày lũ lên tới 1.460 m3/s. Mùa khô lưu lượng nước nhỏ, trung bình 11,1m3/s.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án Nhà máy dược phẩm Minh Dân tiêu chuẩn GMP

 

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha