Quy hoạch thực hiện dự án xây dựng khu công nghiệp cửa khẩu Bình Phước

Là khu công nghiệp tập trung tại khu kinh tế cửa khẩu nằm trong hệ thống các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh, thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp với các dự án có ngành nghề như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Công nghiệp thực phẩm; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng;

Ngày đăng: 18-11-2021

974 lượt xem

Quy hoạch thực hiện dự án xây dựng khu công nghiệp Bình Phước

  • Địa điểm thực hiện dự án: xã Lộc Thạnh – huyện Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước.
  1. Mục tiêu đầu tư:

TT

Mục tiêu hoạt động

Mã ngành theo VSIC

(Mã ngành cấp 4)

Mã ngành CPC

(đối với các ngành nghề có mã CPC, nếu có)

1

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Chi tiết: Kinh doanh bất động sản; Đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.

6810

(Chính)

 

2

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.

Chi tiết: Xây dựng công trình công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng và khu công nghiệp, thủy lợi, công trình cấp thoát nước và xử lý môi trường, công trình đường dây và trạm biến thế điện.

4290

 

3

Khai thác, xử lý và cung cấp nước

Chi tiết: Đầu tư vào dự án cung cấp nước sạch.

3600

 

4

Thoát nước và xử lý nước thải

3700

 

 
  1. Quy mô đầu tư:

Mô tả quy mô bằng các tiêu chí sau:

- Diện tích đất sử dụng: 424,54 Ha.

- Công suất thiết kế: Khu công nghiệp 424,54 ha. Trong đó:

TT

Hạng mục

Diện tích đất (ha)

Tỷ lệ (%)

Mật độ xây dựng tối đa (%)

Diện tích xây dựng tối đa (ha)

Hệ số SDĐ tối đa (lần)

Tầng cao (tần)

 

Tổng diện tích lập quy hoạch

424,54

100,0

40-60

198,77

0,05-2

1 - 5

1

Đất trung tâm dịch vụ - điều hành khu công nghiệp

13,92

3,28

40,0

5,57

2,00

1 - 3

2

Đất xây dựng nhà máy công nghiệp

303,17

71,41

60,0

181,90

1,80

1 - 5

3

Đất cây xanh

58,35

13,74

10,0

3,32

0,10

1 - 2

4

Đất hạ tầng kỹ thuật

13,29

3,13

60,0

7,97

1,20

1 - 2

5

Đất giao thông

35,81

8,44

 

 

 

 

 

- Sản phẩm đầu ra: Là khu công nghiệp tập trung tại khu kinh tế cửa khẩu nằm trong hệ thống các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh, thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp với các dự án có ngành nghề như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Công nghiệp thực phẩm; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp phụ trợ gồm: Linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì và các ngành nghề khác phù hợp theo với Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp đặc thù LeDaNa - Diện tích 424,54ha” tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước được phê duyệt bởi Quyết định số: 522/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 03 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Loại công trình: Công trình hạ tầng kỹ thuật.

3. Hệ thống đường giao thông trong Khu công nghiệp.

3.1.1.  Các tiêu chuẩn – quy trình kỹ thuật áp dụng cho thiết kế giao thông:

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

- TCVN 4054 –2005: Đường ô tô - yêu cầu thiết kế

- TCXD 104 – 2007: Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế.

- 22 TCVN 211 – 06: Quy trình thiết kế áo đường mềm

- Quy trình thiết kế áo đường mềm. 22TCN 211-06.

- Quy trình thiết kế áo đường cứng. 22TCN 223-95.

3.1.2. Quy hoạch hệ thống đường giao thông:

a) Quy hoạch mạng lưới đường giao thông: (Theo Quy hoạch chi tiết 1/2000 của Khu công nghiệp Ledana đã được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt tại Quyết định số 2427/QĐ-UBND ngày 25/10/2018)

- Giao thông đối ngoại:

Gồm 4 tuyến đường chạy quanh khu công nghiệp, có lộ giới 31m (lòng đường 15m; vỉa hè 8x2=16m) và 26,5m (lòng đường 10,5m; vỉa hè 5x2=16m)

- Giao thông khu vực thiết kế

+ Mạng lưới đường được thiết kế liên kết vuông góc với tuyến đường đối ngoại và hình thành một trục chính chạy theo hướng Bắc Nam tạo mạng lưới đường dạng xương cá, phân tách thành những khu vực công nghiệp riêng biệt.

+ Bãi đỗ xe tập trung được bố trí phù hợp trong từng xí nghiệp sản xuất và sẽ xác định cụ thể trong giai đoạn dự án.

- Quy mô các tuyến đường khu vực quy hoạch

+ Mặt cắt 1-1: lộ giới 63m gồm Lòng đường 2x18m = 36m; vỉa hè: 6,5x2=13m; dải phân cách kết hợp cảnh quan 14m.

+ Mặt cắt 2-2: Quy mô mặt cắt ngang đường rộng 28,5m: Lòng đường 22,5m; vỉa hè: 3x2=6m.

+ Mặt cắt 3-3: Quy mô mặt cắt ngang đường rộng 21m: Lòng đường 15m; vỉa hè: 3x2=6m;

b) Quy hoạch san nền:

Cao độ xây dựng cho khu vực: Hxd ≥ + 77m.

Giải pháp san nền dựa trên địa hình tự nhiên, đảm bảo độ dốc dọc phục vụ các loại xe đi lại thuận tiện trong khu đất.

Hướng dốc san nền từ lô đất về hệ thống thoát nước nằm dọc các tuyến đường giao thông, với độ dốc san nền i=0,4% ¸ 0,8%. Đối với khu vực đồi cao, độ dốc san nền i=1% ¸ 2%.

c. Hệ thống đường giao thông: gồm 11 thuyến đường có chiều dài 13.611,45m. Trong đó:

- Đường trục chính KCN gồm: Đường D5 và đường N1

- Đường nội bộ KCN gồm: Đường D1, D2, D3, D4, D6, D7, D8, D9, D10.

Chi tiết tại Công văn số 480/SXD-PTĐT&HTKT ngày 22/03/2019 của Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước về việc Thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở dự án: Quy hoạch thực hiện dự án xây dựng khu công nghiệp Bình Phước.

3.1.3. Giải pháp thiết kế

a/ Tuyến đường

Các tuyến đường trong khu đất được vạch tuyến trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch mạng lưới đường. Các chỉ tiêu kỹ thuật tuyến của hệ thống giao thông nội bộ được thiết kế hợp lý để phục vụ việc đi lại cho các phương tiện giao thông đến từng khu đất một cách dễ dàng, thuận tiện. Chiều rộng 1 làn xe tính toán 3,00m÷3.75m.

Cao độ mặt đường được thiết kế phù hợp với cao độ nền của toàn khu vực, cao độ thiết kế thay đổi bám theo độ dốc tự nhiên của khu vực quy hoạch. Trắc dọc thiết kế được khống chế theo cao độ của đường Tuần tra biên giới và cao độ hiện trạng.

Mạng lưới đường được thiết kế liên kết vuông góc với tuyến đường đối ngoại và hình thành một trục chính chạy theo hướng Bắc Nam tạo mạng lưới đường dạng xương cá, phân tách thành những khu vực công nghiệp riêng biệt.

Bãi đỗ xe tập trung được bố trí phù hợp trong từng xí nghiệp sản xuất và sẽ xác định cụ thể trong giai đoạn dự án.

- Quy mô các tuyến đường khu vực quy hoạch

+ Mặt cắt 1-1: lộ giới 63m gồm Lòng đường 2x18m = 36m; vỉa hè: 6,5x2=13m; dải phân cách kết hợp cảnh quan 14m.

+ Mặt cắt 2-2: Quy mô mặt cắt ngang đường rộng 28,5m: Lòng đường 22,5m; vỉa hè: 3x2=6m.

+ Mặt cắt 3-3: Quy mô mặt cắt ngang đường rộng 21m: Lòng đường 15m; vỉa hè: 3x2=6m;

b/ Các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến

       -Độ dốc dọc tối đa của đường imax= 6%

       - Độ dốc ngang mặt đường in = 2%

       - Độ dốc ngang hè đường in = 1.5%

       - Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu Rmin= 2000 m

       - Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu Rmin= 600 m

       - Bán kính cong bó vỉa tại các ngã 3, 4: R = 10m - 30 m

c/ Kết cấu áo đường

- Theo tiêu chuẩn 22TCN 211-06 cấp tải trọng tính toán cho đường trong khu công nghiệp với các thông số tính toán sau:

Mô đun đàn hồi yêu cầu                  : Ey/c= 155 Mpa

Tải trọng trục                        : 120 KN

Đường kính vệt bánh xe                  : D = 36 cm

áp lực tính toán                                 : P = 0.6 Mpa

- Dự kiến kết cấu áo đường như sau:

Mặt đường bê tông nhựa

Móng cấp phối đá dăm loại 1

Móng cấp phối đá dăm loại 2

Lớp sát móng dày 30 cm đầm nén đạt K=0.98

Đất nền đầm nén đạt K=0.95

e/ Bó vỉa hè

Dùng để bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật và một phần lát gạch tự chèn dành cho người đi bộ.

            Bó vỉa bằng bê tông M250 đổ bằng máy mác 200 kích thước (230 x 260 x 1000) mm. Bó vỉa tại dải phân cách dùng loại bó vỉa đứng 530x2000x1000 mm M250.

 f/ Tổng hợp khối lượng

Bảng tổng hợp khối lượng giao thông

TT

Tên mặt cắt

Chiều dài (m)

Bề rộng (m)

Diện tích (m2)

Mặt đường

Phân cách giữa

Hè đường

Dải cây xanh

Mặt đường

Hè đường

Dải cây xanh

1

Mặt cắt 1-1

709,50

2x18.00

14,00

2x6.50

2x7.00

25542,00

9223,50

9933,00

2

Mặt cắt 2-2

3293,11

22,50

-

2x3.00

2x7.00

74094,98

19758,66

46103,54

3

Mặt cắt 3-3

6388,01

15,00

-

2x3.00

2x7.00

95820,15

38328,06

89432,14

TỔNG HỢP

10390,62

 

 

 

 

195457,13

67310,22

145468,68

  1. Hệ thống cấp nước trong Khu công nghiệp Bình Phước.

3.2.1. Tiêu chuẩn áp dụng

- QCVN 07-2016/BXD: Quy chuẩn xây dựng quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật.

- TCXD 33 – 2006: Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 2622-1996: Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình.

3.2.2. Nhu cầu sử dụng nước

  • Nước cấp cho các xí nghiệp CN: 45 m3/ha
  • Nước cấp cho các khu kỹ thuật: 0,2 m3/ha
  • Nước cấp cho trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng: 2,5m3/ha
  • Nước sinh hoạt cho CBCNV: trung bình 50 l/người.ngày.
  • Nước tưới cây: 10 m3/ha
  • Nước tưới đường: 10 m3/ha
  • Dự phòng, rò rỉ: 10% lượng nước cung cấp
  • Số giờ tính toán trong ngày T = 16 giờ
  • Chỉ tiêu cấp nước cứu hoả: 40 l/s

Bảng tính toán nhu cầu dùng nước

TT

Các nhu cầu dùng nước

Quy mô số lượng

Tiêu chuẩn cấp nước

Đơn vị

Tổng cộng (m3/ngđ)

1

2

3

4

 

5

 

1. Cấp nước sản xuất dung cho khu công nghiệp

 

 

 

 

1

Nhu cầu cấp nước sản xuất Nhà máy Qsx

328.3 (ha)

45

m3/ha

14773.1

2

Nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho công nhân Qsh (tính 1ha có từ 105 đến 110 công nhân)

34,470 (người)

50

l/người.ngđ

1723.5

3

Tổng cộng (Qsx+Qsh) (m3/ngđ)

 

 

 

16496.6

4

Nhu cầu cấp nước cây xanh Qt (m3/h)

45.6 (ha)

10

m3/ha

455.5

5

Nhu cầu cấp nước tưới đường  Qt (m3/h)

36.9 (ha)

10

m3/ha

369.4

6

Nhu cầu cấp nước khu kỹ thuật (m3/ngđ)

10.2 (ha)

0.20

m3/ha

2.0

7

Nhu cầu cấp nước nhà điều hành và dịch vụ hỗn hợp (m3/ngđ)

4.3 (ha)

10.00

m3/ha

42.5

8

Qtb(m3/ngđ)

 

 

m3/ngđ

17366.0

9

Kng

 

1.2

 

 

10

Qngmax

 

 

m3/ngđ

20839.2

11

Lưu lượng dự phòng, rò rỉ (m3/ngđ)

10%Qng max tổng

m3/ngđ

2083.9

12

Qngmax tổng (m3/ngđ)

 

 

m3/ngđ

22923.1

13

Qtb(m3/h) ( tính làm việc 16 tiếng)

 

 

 

m3/h

1433

14

Qhmax(m3/h) lấy Kh =1.3

 

1.3

m3/h

1862.5

15

Qmax(l/s)

 

 

l/s

517.4

Công suất trạm cấp nước lấy tròn: 23.000 m3/ngđ.

3.2.3. Nguồn nước

Theo quy hoạch chung nguồn nước và công trình đầu mối cấp nước: Nhà máy nước số 1 tại xã Lộc Hòa công suất 15.000 m3/ngđ, nguồn nước hồ suối Nuy; NMN thứ 2 tại xã Lộc Tấn công suất 15.000 m3/ngđ, khai thác nước Hồ Lộc Thạnh; NMN thứ 3 tại Lộc Hiệp công suất 45.000 m3/ngđ lấy nước Sông Bé, cần làm đập ngăn nước hoặc xây dựng hồ chứa nước.

Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt hệ thống cấp nước chung của toàn khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư chưa được hoàn thiện, khu công nghiệp xây dựng nhà máy cấp nước với công suất tối đa 23.000 m3/ngđ. Nguồn nước thô lấy từ nước ngầm xung quanh khu dự án nghiên cứu. Công suất thực tế của nhà máy cấp nước sẽ tùy thuộc vào tiến độ xây dựng khu công nghiệp. Về dài hạn vẫn tiếp tục sử dụng nguồn nước chung theo QHC đã xác định, hạn chế các ảnh hưởng do việc khai thác nước ngầm lâu dài.

3.2.4. Giải pháp thiết kế hệ thống cấp nước

  • Mạng lưới cấp nước của khu công nghiệp là đường ống cấp nước kết hợp : cấp nước sản xuất + chữa cháy theo một đường ống chung và được thiết kế theo mạng vòng chính kết hợp với mạng lưới cụt có đường kính không nhỏ hơn  Ø = 100mm để đảm bảo cho áp lực tại điểm đầu và điểm cuối của mạng không bị quá chênh lệch và bất cứ điểm nào trên khu vực đều có thể nhận được nước từ 2 hướng khác nhau. Đường ống cấp nước đặt bên dưới vỉa hè, độ sâu đặt ống trung bình 1m (tính đến đỉnh ống). 
  • Trên mạng lưới đường ống cấp nước chính có bố trí các hố ga xả cặn ở nới thấp để sục rửa và van xả khí ở nơi cao.
  • Các tuyến ống chính hoặc đoạn quá dài > 1km và ở các nút có đặt các van khóa với mục đích khóa tạm 1 đoạn ống để sửa chữa.
  • Tại các góc chuyển hướng, van, tê, cút đều đặt các trụ đỡ bằng bê tông cốt thép.
  • Các đường ống phân phối vào từng công trình đơn vị được tổ chức theo sơ đồ mạng lưới cụt.
  • Trên các đường ống nhánh phân phối nước vào các công trình đơn vị có bố trí tê chờ, hố van để đấu nối với ống cấp nước vào từng công trình đơn vị.
  •  Cấp nước cứu hoả: Hệ thống cấp nước cứu hoả được thiết kế là hệ thống cấp nước cứu hoả áp lực cao, áp lực nước tối thiểu tại trụ cứu hoả là 30m. Việc chữa cháy sẽ do xe cứu hoả của đội chữa cháy của KCN thực hiện. Nước cấp cho xe cứu hoả được lấy từ các trụ cứu hoả dọc đường. Các trụ cứu hoả kiểu nổi theo tiêu chuẩn 6379-1998 được bố trí tại các ngã ba, ngã tư đường và dọc tuyến ống với cự ly khoảng 150m 1 trụ cứu hoả.

3.2.5. Tính toán thuỷ lực

  • Mạng lưới đường ống cấp nước sẽ được tính toàn thuỷ lực trong hai trường hợp:
  • Trong giờ dùng nước lớn nhất.
  • Trong giờ dùng nước lớn nhất và có cháy xảy ra.
  • Khi có cháy tính toán cho trường hợp cấp nước chữa cháy áp lực cao, áp lực tại điểm bất lợi nhất khi có cháy là 20m. Số đám cháy xảy ra đồng thời lấy theo ở trên.
  • Khi tính toán thuỷ lực cho mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất, ta tính toán cấp nước cho khu công nghiệp với áp lực dư tại điểm bất lợi nhất là 30m.
  • Các bước tính toán:

- Tính toán lưu lượng của từng tuyến ống.

      Lưu lượng nước cấp trung bình lấy theo công thức:

                             QtbCN= F.qoCN                   (m3/ngđ)

 qoCN _Tiêu chuẩn cấp nước của 1ha nhà máy trong 1 ngày qoCN = 45(m3/ha.ngđ)

     F_Diện tích lô của nhà máy (ha)

     Để tính toán thuỷ lực lựa chọn tiết diện ống,ta lấy theo công thức:

Qmax.ng= Kng.max.Qtt  

Kng.max = 1.3

Qtt= (Kh.max.Qmax.ng /16)/3.6

Trong đó:

Qtt- lưu lượng nước cấp tính toán (l/s).

Kh.max - hệ số không điều hoà chung, Kh.max đối với khu công nghiệp thì Kh.max = 1,3. Đối với khu công nghiệp thời gian phục vụ là 16 giờ.

  • Xác định chiều dài tính toán cho mạng lưới: ltt = m.lthực (m)

m: hệ số kể đến mức độ phục vụ của đoạn ống ( m≤1 )

lthực: chiều dài thực của đoạn ống tính toán (m)

+ Tính toán lưu lượng đơn vị dọc đường                       qđv =... (l/s.m)

+ Tính toán lưu lượng dọc đường của từng đoạn ống                qdd = ltt. qđv

+ Tính lưu lượng tại các nút và tính toán thuỷ lực chọn đường kính ống.

3.2.6. Vật liệu đường ống, vị trí đặt ống cấp nước

Vật liệu ống cấp nước dùng ống gang dẻo miệng bát dùng cho khu công nghiệp có đường kính từ f100-f500mm chịu áp lực pn=16. Độ sâu chôn ống tối thiểu cách mặt đất 1m (tính từ mặt đất đến đỉnh ống).

Các van chặn tại các điển nút thuộc tuyến ống chính và van lắp trụ cứa hỏa dùng loại van có mặt bích BB theo tiêu chuẩn DIN8074:1999, để tháo lắp khi sử chữa. Trụ cứu hỏa được sử dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam 6379-1998.

Tất cả các van khóa và tê, cút đều đặt trụ đỡ ống bằng bê tông đá dăm mác 200. Tất cả mạng lưới đường ống đều lấp cát và tưới nước đầm chặt đạt K=0.9.

Các hố van xả khí và xả cặn đều xây bằng gạch đặc mác 100 vữa xi măng cát mác 75 và trát trong bằng vữa xi măng mác 75, nắp đan bằng bê tông cốt thép mác 200#.

3.2.7. Tổng hợp khối lượng:

Bảng tổng hợp khối lượng cấp nước

TT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

1

D350mm

m

1.350

2

D300mm

m

4.400

3

D250mm

m

1.850

4

D200mm

m

1.900

5

D150mm

m

1.500

6

D100mm

m

300

7

Trụ cứu hỏa

Trụ

51

 
  1. Hệ thống thoát nước mưa trong Khu công nghiệp Bình Phước.

3.3.1. Tiêu chuẩn thiết kế

+ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 07:2016/BXD.

+ Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước 20TCN-51-84 ; TCXD7957-2008

3.3.2. Giải pháp thiết kế

a/ Lưu vực và hướng thoát nước:

Hệ thống thoát nước mưa của dự án Khu công nghiệp Bình Phước sẽ được xây dựng trên cơ sở bám sát tính chất lưu vực tự nhiên hiện có và thiết kế san nền của khu công nghiệp.

Hướng thoát nước chính theo tự nhiên của khu vực dự án có 2 tuyến thoát nước chính:

  • Lưu vực thoát nước 1 nằm ở phía Bắc dự án có hướng chính của khu dự án chảy từ Đông Nam sang Tây Bắc đổ ra sông Chiu Riu.
  • Lưu vực thoát nước 2 nằm ở phía Nam dự án có hướng chính của dự án Khu công nghiệp chảy từ Bắc sang Tây Nam đổ ra suối Bok.
  • Phía Tây dự án xây dựn hệ thống mương hở xây đá hộc để thu gom nước trong khu công nghiệp nhằm làm giảm chiều sâu chôn cống.

c/ Giải pháp thiết kế hệ thống thoát nước mưa:

Phương án thoát nước mưa: dung kiểu hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn gồm: mạng lưới thoát nước mưa và mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt + sản xuất riêng.

Các tuyến thoát nước mưa sẽ được thiết kế bằng hệ thống cống tròn BTCT và hệ thống mương hở bố trí dọc theo các trục đường thu nước mưa từ các khu vực xây dựng để thoát ra hệ thống sông và suối thoát nước.

d/ Vật liệu rãnh thoát nước:

Mạng lưới thoát nước trong khu công nghiệp Bình Phước dùng cống tròn BTCT kết hợp với hệ thống rãnh bê tông đậy tấm đan bê tông cốt thép. Tuyến cống chạy dọc theo các đường giao thông để thu nước mưa của đường và trong các lô đất khu công nghiệp có đường kính từ D800-D2000. Hệ thống rãnh bê tông đậy tấm đan BTCT có kích thước BXH=2000x1500 và BXH=3000x1500. Thu nước đường ở khu công nghiệp dùng hố ga hàm ếch (thu nước mưa gián tiếp) đặt dọc theo theo lề đường.

Tuyến mương bao chạy dọc nằm ở phía Tây dự án bên đường trung tâm là tuyến mương hở xây đá

3.3.3. Tiêu chuẩn và công thức tính toán

        Tính toán thuỷ lực theo TCVN 7957:2008 hệ thống thoát nước mưa theo phương pháp ‘cường độ giới hạn’. Lưu lượng nước mưa trong cống tính theo công thức:

                             Q = m x y x q x Ø ( l/s)

Trong đó :           Q : Lưu lượng tính toán cho 1 đoạn cống ( l/s )

                 y : Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ của lưu vực thoát nước lấy trung bình   y = 0,7.

 m : Hệ số phân bố mưa rào, xác định theo công thức :

 m  = 1 / (1+0.001 x Ø2/3).

Với diện tích của lưu vực thoát nước lớn hơn 300 ha lấy m = 0.94.

                 Ø: Diện tích lưu vực (ha )

q : Cường độ mưa tính toán  ( l/s.ha)  tính theo công thức   :                                                                                      

    (3)


Trong đó:

Với    q: cường độ mưa tính toán ( l/s/ha),

     P: chu kỳ ngập lụt lấy P = 10 năm đối với khu công nghiệp và p=2 đối với khu đô thị.

     t: thời gian tập trung nước mưa (phút)

     A,C,b,n- Tham số xác định theo điều kiện mưa của địa phương, có thể chọn theo Phụ lục B; đối với vùng không có thì tham khảo vùng lân cận. Đối với khu công nghiệp Bình Phước  lấy thông số khí hậu địa điểm gần nhất là Tp Bảo Lộc

                 b = 30             c =   0,58

                 n =  0,95         A= 11100

 Tính toán thuỷ lực:

Tính toán thuỷ lực cho tuyến ống cống sẽ căn cứ theo lưu lượng chảy lớn nhất trong 1 giây theo công thức Manning.

     Q = 1/n x W x R2/3 x I1/2

     Trong đó :

                 Q : Lưu lượng tính toán ( khả năng tiêu). W : Diện tích mặt cắt ướt

                 v : Vận tốc dòng chảy          I : Độ dốc thuỷ lực

                 R : Bán kính thuỷ lực           n : Hệ số nhám ( với rãnh bê tông thì n = 0,015, mương hở đất n=0.03 và mương hở xây đá n=0.025).

3.3.4. Tổng hợp khối lượng:

Bảng tổng hợp khối lượng thoát nước mưa

TT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

 
 

1

D800 mm

m

1.700

 

2

D1000 mm

m

4.800

 

3

D1200 mm

m

450

 

4

D1500 mm

m

8.200

 

5

Cống hộp 1500x1500

m

1.500

 

6

Cống hộp 2000x1500

m

1.500

 

7

Cống hộp 2300x1500

m

850

 

8

Cống hộp 3000x1500

m

1.100

 

9

Mương hở 3000x2000

m

600

 

10

Mương hở 3000x2600

m

1.200

 

11

Mương hở 4000x2000

m

970

 

12

Mương hở 4000x2700

m

1.000

 

13

Mương hở 4000x2900

m

750

 

14

Mương hở 4000x3000

m

450

 

15

Hố ga thoát nước mưa

Hố

405

 

16

Cửa xả

Cửa

11

 
 

3.4. Hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

3.4.1. Tiêu chuẩn thiết kế

+ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, QCVN 07-2016/BXD

+ Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước 20TCN-51-84; TCXD7957-2008

* Các tài liệu tham khảo:

-  Mạng lưới thoát nước – Hội cấp thoát nước VN - Chương trình cấp nước và vệ sinh UNDP/WB – Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 2001.

-  Thoát nước đô thị - Một số vấn đề về lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam - Nhà xuất bản xây dựng 2002.

- Các bảng tính toán thuỷ lực cống và mương thoát nước - Nhà xuất bản xây dựng 2003.

3.4.2. Nhu cầu thải nước

Khu Công nghiệp :

  • Tiêu chuẩn cấp nước sản xuất: 45 (m3/ha.ngđ). Tiêu chuẩn thải sản xuất lấy bằng 80% tiêu chuẩn nước cấp.
  • Nước sinh hoạt: 50 (l/ng.ngđ)

Bảng tính toán thoát nước thải

TT

Các nhu cầu thải nước

Quy mô số lượng

Tiêu chuẩn thải

Đơn vị

Tổng cộng (m3/ngđ)

1

2

3

4

 

5

 

1. Thoát  nước sản xuất dung cho khu công nghiệp

 

 

 

 

1

Nhu cầu thoát nước sản xuất Nhà máy Qsx

328.3 (ha)

45

m3/ha

11818.4

2

Nhu cầu thoát nước sinh hoạt cho công nhân Qsh (tính 1ha có từ 105 đến 110 công nhân)

34,470 (người)

50

l/người.ngđ

1723.5

3

Tổng cộng (Qsx+Qsh) (m3/ngđ)

 

 

 

13542.0

4

Nhu cầu thoát nước khu kỹ thuật (m3/ngđ)

10.2 (ha)

0.20

m3/ha

2.0

5

Nhu cầu thoát nước nhà điều hành và dịch vụ hỗn hợp (m3/ngđ)

4.3 (ha)

10.00

m3/ha

42.5

6

Lưu lượng nước thải Qtb(m3/ngđ)

 

 

m3/ngđ

13586.5

7

Kdng

 

1.3

 

 

8

Qngmax

 

 

m3/ngđ

17662.5

9

Qngmax tổng (m3/ngđ)

 

 

m3/ngđ

17662.5

10

Qtb(m3/h) ( tính làm việc 16 tiếng)

 

 

m3/h

1103.9

11

Qhmax(m3/h) lấy K0max =1.3

 

1.57

m3/h

1733.1

12

Qmax(l/s)

 

 

l/s

481.4

3.4.3. Tính toán hệ thống thoát nước thải.

Hệ thống đường ống thoát nước là hệ thống tự chảy, được tính toán dựa trên công thức Chezy.

                                                   Q = Vw

Trong đó:

Q - Lưu lượng dòng chảy tính toán, m3/s

w­- Diện tích mặt cắt ướt, m2

V - Vận tốc trung bình, m/s = C*(R*I)1/2

 Trong đó:

C - Hệ số Chezy liên quan đến độ nhám và bán kính thuỷ lực, m1/2/s

R  - Bán kính thuỷ lực dựa trên hình dạng ống, m2

I   - Độ dốc thuỷ lực

Hệ số Chezy được tính theo công thức sau (Viện sỹ N.N. Pavloski):C = 1/n*Ry

Trong đó:

y= hàm số của độ nhám và bán kính thuỷ lực

=  2,5n1/2 - 0,13 - 0,75R1/2 (n1/2 - 0,1)

n = độ nhám, phụ thuộc vào từng loại chất liệu ống

* Độ dốc tối thiểu

imin = 0,003 đối với đường ống đường kính 300mm

* Độ đầy tối đa           

- £ 0,6d đối với đường ống đường kính 200mm tới 300mm

* Vận tốc cho phép    

- Vmin ³ 0,8m/s đối với đường ống đường kính 300mm tới 400mm

- Vận tốc lớn nhất trong các đường ống £ 2,5m/s để tránh gây phá hoại ống.

 

Tham khảo các dự án xây dựng khác >>

 

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha