Thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Đặc biệt, Luật đầu tư đã chú trọng hơn các trường hợp, trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, quy định rõ ràng những trường hợp nào phải xin chủ trương đầu tư, ai có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng? Thẩm quyền phê duyệt đối với từng loại dự án đầu tư xây dựng? và một số trường hợp cấp giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư không phải xin chủ trương.

Ngày đăng: 21-09-2021

1,213 lượt xem

Thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Vì vậy, Luật đầu tư 2014 là yếu tố quan trọng góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo môi trường thuận lợi cho lĩnh vực đầu tư phát triển. Đặc biệt, Luật đầu tư đã chú trọng hơn các trường hợp, trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, quy định rõ ràng những trường hợp nào phải xin chủ trương đầu tư, ai có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng? Thẩm quyền phê duyệt đối với từng loại dự án đầu tư xây dựng? và một số trường hợp cấp giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư không phải xin chủ trương.

Bài viết này dựa trên luật Luật đầu tư 2014, Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020, Luật Đầu tư công năm 2019... và kinh nghiệm thông qua nghiệp vụ tư vấn đầu tư cho hàng trăm dự án đầu tư xây dựng mỗi năm của Minh Phương. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về đầu tư xây dựng và thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.

1. Dự án đầu tư xây dựng là gì?

Tại Khoản 15 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.”

2. Ai có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

2.1  Thẩm quyền phê duyệt, quyết định dự án sử dụng vốn đầu tư công

Theo Luật Đầu tư công năm 2019, thẩm quyền phê duyệt, quyết định dự án sử dụng vốn đầu tư công bao gồm:

  • Thủ tướng Chính phủ
  • Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

2.2. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định đối với dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp có sử dụng vốn đầu tư của nhà nước

Tại điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2018 có quy định thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư là Hội đồng Thành viên, Chủ tịch công ty quyết định đối với dự án đầu tư xây dựng không quá 50% vốn chủ sở hữu, Hội đồng Thành viên, Chủ tịch công ty sẽ phân cấp cho Tổng giám đốc và Giám đốc quyết định các dự án đầu tư xây dựng. Các trường hợp không thuộc thẩm quyền của mình thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty báo cáo cho cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt. Cụ thể:

1. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định của doanh nghiệp:

a) Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công.

Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định các dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp;

b) Trường hợp dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức quy định tại điểm a khoản này, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.

2.3. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định đối với dự án PPP

Người có thẩm quyền phê duyệt, quyết định đối với dự án PPP là Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trong ương và cơ quan khác; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Tại điều 21 Luật Đầu tư quy định như sau:

1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này.

2. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác phê duyệt dự án thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của Luật này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 12 của Luật này.

2.4. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công

Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công mà không thuộc trường hợp doanh nghiệp sử dụng dụng vốn nhà nước để đầu tư xây dựng và các dự án sử dụng vốn khác, thì thẩm quyền phê duyệt, quyết định đầu tư xây dụng đó chính là chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư xây dựng hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

 

Xem thêm Trình tự, thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở mới nhất 2021

 

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1