Dự án di dời nhà máy sản xuất kim loại hợp kim nhôm

Dự án di dời nhà máy sản xuất kim loại hợp kim nhôm đầu tư nâng cấp cải thiện lại hệ thống xử lý khí thải của dự án, mà diện tích xưởng hiện tại lại không đáp ứng được

Ngày đăng: 22-06-2020

1,584 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1

1.1 Thông tin của dự án 1

1.1.1 Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án 1

1.1.2. Chủ dự án 2

1.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình dự án 2

1.3. Quy trình sản xuất hợp kim nhôm 3

1.4. Lượng nước sử dụng 5

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 6

2. Đánh giá, dự báo các tác động từ quá trình hoạt động của dự án 6

2.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 6

2.1.1. Bụi và khí thải 6

2.1.2. Tác động đến môi trường nước 11

2.1.3. Tác động của chất thải rắn 13

2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 15

2.2.1. Tiếng ồn, rung 15

2.2.2. Tác động do nhiệt thừa 16

2.2.3. Nước mưa chảy tràn 17

2.2.4. Đánh giá tác động của dự án đến các đối tượng xung quanh 17

2.3. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án 17

2.3.1. Tai nạn lao động 17

2.3.2. Sự cố cháy nổ 18

2.3.3.  Sự cố ngộ độc thực phẩm 19

2.3.4. Tai nạn lao động 19

2.3.5. Sự cố hệ thống xử lý khí thải 20

2.3.6. Sự cố rò rỉ, tràn đổ chất thải nguy hại 20

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 21

3.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án 21

3.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 21

3.1.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải 30

3.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án 33

3.2.1. An toàn giao thông 33

3.2.2. Biện pháp phòng chống tai nạn và bảo hộ lao động cho công nhân 33

3.2.3. Phòng ngừa sự cố cháy nổ 34

3.2.4. Phòng chống sét 35

3.2.5. Kiểm soát các cháy nổ tại bãi giữ xe 35

3.2.6. Phòng chống sự cố do hư hỏng bể tự hoại 36

3.2.7. Phòng chống sự cố do hư hỏng hệ thống xử lý khí thải 36

3.3. Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 36

CHƯƠNG 4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 38

4.1. Chương trình quản lý môi trường 38

4.2. Chương trình giám sát môi trường 44

4.3. Tổ chức giám sát và kinh phí thực hiện 44

Phụ lục 46

 

 

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 : Danh mục máy móc thiết bị của dự án 2

Bảng 2.1. Dự báo tổng hợp các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động của dự án 6

Bảng 2.2. Thành phần khí độc trong khói thải của các phương tiện giao thông 7

Bảng 2.3. Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông 7

Bảng 2.4. Hệ số ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện giao thông 8

Bảng 2.5. Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông 8

Bảng 2.6. Tải lượng các chất ô nhiễm của lò đúc nhôm sử dụng dầu DO 9

Bảng 2.7. Nồng độ các chất ô nhiễm của lò đúc nhôm sử dụng dầu DO 9

Bảng 2.8. Thành phần khí thải phát sinh từ quá trình phân hủy rác 10

Bảng 2.9. Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường 12

Bảng 2.10. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) 12

Bảng 2.11. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 13

Bảng 2.12. Các tác động chính của rác thải sinh hoạt 13

Từ hoạt động các phương tiện giao thông trong khuôn viên nhà máy 15

Từ hoạt động của các máy móc, thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất 15

Bảng 2.13. Thời gian chịu được tối đa tiếng ồn của tai người 16

23

Bảng 3.1. Các thông số kỹ thuật của HTXL nước thải Dự án 27

Bảng 3.2. Kinh phí thực hiện các công trình bảo vệ môi trường 36

Bảng 4.1. Kế hoạch quản lý môi trường của dự án 39

Bảng 4.2. Bảng kinh phí giám sát môi trường định kỳ 45

 

DANH M.2. Bảng

Hình 1.1. Quy trình công nghệ sản xuất hợp kim nhôm 3

Hình 3.1. Quy trình xử lý khí thải từ quá trình làm sạch và nấu nhôm 23

Hình 3.2. Hệ thống xử lý khí thải của dự án 24

Hình 3.3. Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 26

Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải 27

Hình 3.5. Phương thức quản lý CTR 29

Hình 3.6. Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa 32

 

 

DANH MỤC VIẾT TẮT

NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ

TT : Thông tư

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

TNMT : Tài nguyên và Môi trường

QĐ : Quyết định

UBND : Ủy ban nhân dân

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

BYT : Bộ Y tế

STT : Số thứ tự

VN : Việt Nam

XLNT : Xử lý nước thải

HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải

NXB : Nhà xuất bản

WHO : Tổ chức Y tế thế giới

Tp : Thành Phố

 

 

 

 

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1 Thông tin của dự án

1.1.1 Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án

Chi nhánh Công ty Cổ phần Bạch Gia (sau đây viết tắt là Chi nhánh) có địa chỉ tại ấp 5, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành (nay là Thị xã Phú Mỹ), tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0309525531-001, đăng ký lần đầu ngày 19 tháng 4 năm 2010, đăng ký thay đổi lần đầu ngày 16 tháng 08 năm 2010 của Phòng đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và hoạt động theo ủy quyền của Công ty Cổ phần Bạch Gia. Chi nhánh bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất năm 2011 trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hợp kim nhôm trên diện tích mặt bằng là 4.803 m2;

Chi nhánh đã được Ủy ban nhân dân thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận chủ trương đầu tư và địa điểm xây dựng tạm “Xưởng sản xuất hợp kim Nhôm” tại xã Tóc Tiên, Thị xã Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tại văn bản số 1932/UBND-KTHT ngày 22 tháng 10 năm 2010; đã lập Bản cam kết bảo vệ môi trường (BVMT) cho dự án “Xưởng sản xuất hợp kim Nhôm” tại ấp 5, xã Tóc Tiên, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và được Ủy ban nhân dân Thị xã Phú mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác nhận tại Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết BVMT số 2006/UBND-TNMT ngày 02 tháng 11 năm 2010.

Hiện nay, xung quanh Công ty có dân cư tập trung đông đúc nên vị trí sản xuất của dự án đã không còn phù hợp với quy hoạch đất phục vụ sản xuất tại địa điểm ấp 5, xã Tóc Tiên, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Công suất đăng ký trong Bản cam kết bảo vệ môi trường của Dự án tại địa chỉ ấp 5, xã Tóc Tiên, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 850 tấn sản phẩm/năm, với 50 công nhân hoạt động 03 ca (08 tiếng/ca).

Thêm vào đó, Công ty muốn đầu tư nâng cấp cải thiện lại hệ thống xử lý khí thải của dự án, mà diện tích xưởng hiện tại lại không đáp ứng được vấn đề này đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương, cải thiện điều kiện kinh tế.

Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên tại xã Tóc Tiên, thị trấn Phú Mỹ có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu sản xuất và diện tích để thực hiện dự án.

Chính vì vậy Công ty chúng tôi kính mong Ủy ban nhân dân thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận chủ trương đầu tư di dời nhà máy từ  địa điểm tại ấp 5, xã Tóc Tiên, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tới địa điểm khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên tại xã Tóc Tiên, thị trấn Phú Mỹ.

Bên cạnh đó, CN Công ty có đề xuất thêm 01 địa điểm thuộc thửa số 183 tờ bản đồ số 27 (đính kèm Giấy CN QSDĐ photo) tọa lạc ngay sát cạnh khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên xã Tóc Tiên, thị trấn Phú Mỹ với diện tích 6,456 m2.

 

1.1.2. Chủ dự án

- Cơ quan chủ dự án : CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH GIA

- Địa chỉ : Ấp 5, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Đại diện pháp lý : Ông Bạch Quang Tùng

- Chức vụ : Giám đốc

- Loại hình cơ sở : Công ty cổ phần

- Vốn đầu tư: 25 tỷ đồng

Giấy ĐKKD: số 0309525531-001  Cấp lần đầu ngày 19 tháng 4 năm 2010, đăng ký thay đổi lần đầu ngày 16 tháng 08 năm 2010.

Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ngành nghề kinh doanh chính liên quan đến dự án: Sản xuất hợp kim Nhôm.

Hoạt động hiện nay của chủ đầu tư: Chủ đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trong ngành sản xuất hợp kim Nhôm, và có sự quan tâm đặc biệt tới môi trường. Do đó muốn xin chủ trương để di dời dự án “Xưởng sản xuất hợp kim nhôm” tại ấp 5, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sang khu vực Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên tại xã Tóc Tiên, thị trấn Phú Mỹ để phù hợp cho hoạt động sản xuất cũng như không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.

1.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình dự án

Bảng 1.1 : Danh mục máy móc thiết bị của dự án

STT

Tên máy móc,

thiết bị

Số lượng

Công suất sản xuất

Năm sản xuất

Tình trạng thiết bị

Nơi sản xuất

Nguồn cung cấp

1. 

Máy cắt vụn kim loại Scraps shredder
machine

01

1 tấn/1h

2019

New

China

China

2. 

Lò đốt sơ cấp (lò đốt cấp 1)

1

1 tấn/1h

2019

Mới

VN

VN

3. 

Lò đốt thứ cấp (lò đốt cấp 2)

1

-

-

-

-

-

4. 

Lò nấu

03

250kg/1h

-

-

-

-

5. 

Hệ thống xử lý khí thải

1

18.000m3/h

 

-

-

-

6. 

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

1

13 m3/ngày đêm

 

-

-

-

(Nguồn: Chi nhánh Công ty Cổ phần Bạch Gia )

Bảng 1.2 : Nguyên vật liệu sử dụng cho Dự án

 

STT

Tên nhiên vật liệu

Khối lượng (tấn/tháng)

1.

Silic kim loại 441 nhập khẩu

10

2.

Nhôm vụn, nhôm phế liệu, nhôm thỏi hợp kim

380

3.

Đồng kim loại

7

4.

Dầu DO

47

(Nguồn: Chi nhánh Công ty Cổ phần Bạch Gia )

1.3. Quy trình sản xuất hợp kim nhôm

Hình 1.1. Quy trình công nghệ sản xuất hợp kim nhôm

Thuyết minh quy trình

Nguyện vật liệu là nhôm vụn và nhôm phế liệu sau khi nhập kho sẽ được công nhân đem đi phân loại và cắt thành những mảnh nhỏ qua máy cắt vụn kim loại Scraps shredder machine công suất 1 tấn/1h (01 máy cắt hoạt động liên tục với 3 ca làm việc/ngày, mỗi ca 8h), tác dụng cắt để giảm  thể tích.

Nhôm nguyên liệu sau khi được cắt nhỏ sẽ chuyển qua công đoạn xử lý làm sạch bằng băng tải nạp liêu tự động. Tại đây sẽ xảy ra hai quá trình:

- Nhôm nguyên liệu từ băng tải sẽ qua lò đốt sơ cấp (lò quay cấp 1) để đốt tạp chất, công suất 1 tấn/1h với cấu tạo lò hình trụ, nằm ngang, chuyển động quay quanh trục của lò giúp nguyên liệu được đảo trộn đều, nâng cao hiệu quả xử lý. Nhiệt độ trong lò ở mức 600oC nhằm khí hóa toàn bộ tạp chất, chất hữu cơ có trong nhôm. Lò quay sử dụng nhiên liệu đốt là dầu DO, dùng béc đốt điện tử, điều chỉnh PID – đây là phương pháp tự động hóa với khả năng điều chỉnh sai số thấp nhất có thể, tăng tốc độ đáp ứng, giảm độ vọt lố, hạn chế sự dao động nhằm giữ nhiệt độ trong lò quay ở mức 600oC, giữ tính ổn định cho các mẻ nguyên liệu đầu ra. Tại quá trình này, nguyên liệu sẽ được đốt sạch tạp chất, sau đó chuyển qua lò nấu nhôm.

- Khí thải dạng Hydrocacbon, oxit cacbon phát sinh từ lò đốt sơ cấp do ảnh hưởng của áp suất sẽ đi lên lò đốt thứ cấp (lò đốt cấp 2) với nhiệt độ duy trì 1100oC thông qua nhiên liệu đốt là dầu DO, dùng béc đốt điện tử, điều chỉnh PID. Tại lò đốt thứ cấp, khí thải sẽ được đốt thành các dạng tồn tại SOx, NOx, COx, bụi…thời gian lưu khí trong lò khoảng 2 -3 giây sau đó được đưa qua hệ thống xử lý khí thải. 

Hệ thống xử lý khí thải bao gồm hệ thống đường ống làm mát, dẫn khi đến cyclone lọc bụi khô, sau đó qua hệ thống lọc bụi tay áo, cuối cùng qua tháp hấp phụ than hoạt tính và khí sạch qua đường ống khói đi ra ngoài môi trường (vấn đề này sẽ được làm rõ trong Chương 3 của báo cáo).

Nhôm nguyên liệu sau khi được đốt sạch tạp chất sẽ được xe nâng và xẻng cơ khí dẫn qua lò nấu nhôm cấu tạo hình trụ đứng, công suất 250Kg/h với nhiệt độ trong lò khoảng 700oC trong thời gian 3 tiếng sẽ chuyển đổi trạng thái từ rắn sang lỏng. Nguyên liệu đốt là dầu DO dùng béc đốt điện tử, điều chỉnh PID nhằm duy trì nhiệt độ ổn định trong lò nấu. Quá trình này phát sinh nhiều bụi khí thải dạng SO2, NO2, CO,… chúng sẽ được dẫn qua hệ thống xử lý khí thải bằng hệ thống đường ống thông qua thiết bị thu tự động bởi hệ thống điều khiển Seimens PLC S7‐1200 - là thiết bị tự động hóa đơn giản nhưng có độ chính xác cao, được thiết kế dưới dạng các module nhỏ gọn. Vì vậy công nhân chỉ thao tác trên máy, nghiêm cấm công nhân tiếp cận trực tiếp khu vực lò tránh ảnh hưởng của nhiệt tỏa ra tại lò. 

Nhôm sau khi nấu xong sẽ được nhân viên dùng gàu múc tự động để múc nhôm lỏng ra khuôn, sau đó chờ kiểm tra sản phẩm lỗi và cuối cùng lưu kho xuất hàng.

Dây chuyền hoạt động của công ty chủ yếu là tự động hóa, cơ khí hóa 80%. Công nhân sẽ đứng máy điều khiển, kiểm tra chất lượng, số lượng sản phẩm và kiểm hàng hóa ra vào công ty.

Thời gian sản xuất cho 1 mẻ là 4-5 h từ khâu nhập liệu tới khâu thành phẩm.

 

1.4. Lượng nước sử dụng 

Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân:

Nước cấp cho mục đích sinh hoạt: (Theo tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 của Bộ xây dựng về cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, bảng 3.1 và bảng 3.4, lượng nước sử dụng 45 lít/người/ca bao gồm nước từ quá trình rửa tay, nước từ quá trình nhà vệ sinh công nhân với hệ số không điều hòa 2,5). Dự án sử dụng 100 lao động làm việc luân phiên 3 ca/ngày, môi ca 8 tiếng.

Qsh = 45 lít/người/ca × 100 người × 2,5 = 11. 250 lít/ngày = 11,25 m3/ngày

1.5. Công suất của Dự án

Dự án của Chi nhánh Công ty cổ phần Bạch Gia là Dự án đầu tư sản xuất hợp kim nhôm công suất 4.500 tấn/năm

 

 

 

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Bảng 2.1. Dự báo tổng hợp các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động của dự án

Các chất ô nhiễm chính

Nguồn phát sinh

Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Khí thải và bụi

Hoạt động giao thông vận tải chuyên chở nguyên vật liệu và hàng hóa.

Từ hoạt động của lò đốt nhôm vụn, nhôm phế liệu

Từ nhà vệ sinh, nhà chứa rác

Nước thải

Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên

Chất thải rắn thông thường

Quá trình sản xuất

Rác thải sinh hoạt

Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại từ quá trình hoạt động của văn phòng, sản xuất và bảo dưỡng máy móc, phương tiện vận chuyển

Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Tiếng ồn, độ rung

Các phương tiện vận chuyển và máy móc thiết bị sản xuất

Sự cố điện, cháy nổ

Do chập cháy điện trong nhà xưởng

Tai nạn lao động

Do quá trình bốc dỡ hàng, di chuyển hàng hóa

Sự cố ngộ độc thực phẩm

Do đặt suất ăn công nghiệp

Nhiệt thừa

Các máy móc thiết bị sản xuất, độ thông thoáng của nhà xưởng

Nước mưa

Nước mưa chảy tràn trong khu vực

2. Đánh giá, dự báo các tác động từ quá trình hoạt động của dự án

2.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải

2.1.1. Bụi và khí thải

 Bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển ra vào dự án

Các phương tiện vận chuyển ra vào công ty là các loại xe ô tô, xe máy của công nhân, xe tải vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm và các phương tiện vận chuyển, xếp dỡ như xe nâng,.... Nhiên liệu sử dụng của các phương tiện này chủ yếu là xăng và dầu diezel. Các nhiên liệu này khi bị đốt cháy sẽ sinh ra khói thải chứa các chất  ô  nhiễm  không  khí. Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải trên chủ yếu là bụi, SO2, NOx, COx.

 

Bảng 2.2. Thành phần khí độc trong khói thải của các phương tiện giao thông

Loại xe/nhiên liệu

SO2

(g/km)

NOx

(g/km)

CO

(g/km)

CO2 (g/km)

Bụi (g/km)

Xe 2 bánh/xăng

0,03

0,23

17,00

15,45

0,2

Xe hơi, xe tải nhẹ/xăng

0,18

0,30

3,80

189,00

0,07

(Nguồn: Đinh Xuân Thắng – Ô nhiễm không khí – NXB ĐHQG TP.HCM, 2003)

Trong quá trình hoạt động, hàng ngày tại khu vực Công ty sẽ có các hoạt động giao thông vận tải chuyên chở nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm ngoài ra còn có xe máy của công nhân viên, xe ô tô của khách hàng.... Các loại phương tiện sử dụng nhiên liệu chính là xăng và dầu DO, quá trình vận hành sẽ sinh ra khí thải bao gồm bụi, SOx, NOx, CO, THC,...gây tác động tiêu cực đến môi trường. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của phương tiện vận tải phụ thuộc vào số lượng xe lưu thông, chất lượng nhiên liệu sử dụng, tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông và chất lượng đường giao thông.

Theo thiết kế thì trung bình tổng khối lượng nguyên liệu và sản phẩm của cả Nhà máy khoảng 30 tấn/ngày. Phương tiện vận chuyển nguyên nhiên liệu và sản phẩm của dự án là loại xe có trọng tải 3,5 - 10 tấn và dùng nhiên liệu là dầu DO thì tổng số lượt xe ra vào Nhà máy khoảng 2-5 lượt/ngày.

Tổng số lượng công nhân viên làm việc tại Nhà máy là 100 người. Vì vậy, số phương tiện sử dụng khoảng 100 xe gắn máy. 

Xe dịch vụ bao gồm ô tô đưa đón ban giám đốc, khách hàng ra vào nhà máy khoảng 1-2 xe/ngày.

Với  nhu cầu nhiên liệu tiêu thụ trung bình tính chung cho các loại xe gắn máy 2, 3 bánh là 0,03 lít/km, cho các loại ô tô chạy xăng là 0,15 lít/km và các loại xe ô tô chạy dầu là 0,3 lít/km. (Nguồn: Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ tại Tp.HCM). Với quãng đường hoạt động trong khuôn viên Nhà máy là 500m, lượng nhiên liệu sử dụng cho hoạt động giao thông được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.3. Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông

Loại phương tiện

Số lượt xe

(lượt/ngày/0,5km)

 

 

 

Mức tiêu thụ (lít/km)

Tổng nhiên liệu (lít/ngày)

 

Xe gắn máy trên 50cc

100

0,03

3

Xe ô tô

2

0,15

0,3

Xe  tải  lớn  động  cơ  Diesel 3,5 đến 16 tấn

3

0,3

0,45

Hệ số ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện giao thông theo đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới WHO được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.4. Hệ số ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện giao thông

Loại phương tiện

Hệ số ô nhiễm (kg/1.000lít)

Bụi

SO2

NO2

CO

VOC

Xe gắn máy trên 50cc

-

0,76S

0,3

20

3

Xe ô tô

0,07

1,62S

1,78

15,73

2,23

Xe  tải  lớn  động  cơ  Diesel 3,5 đến 16 tấn

4,3

20S

70

14

4

(Nguồn: Handbook of emission, Non Industrial source, Netherlands, 1987)

Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu (thường = 0,05%).

Như vậy, tải lượng các chất ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông được tính toán như sau:

Bảng 2.5. Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông

Loại phương tiện

Hệ số ô nhiễm (kg/1.000lít)

Bụi

SO2

NO2

CO

VOC

Xe gắn máy trên 50cc

-

0,0285

0,225

15

2,25

Xe ô tô

0,0105

0,01215

0,267

2,3595

0,3345

Xe  tải  lớn  động  cơ  Diesel 3,5 đến 16 tấn

1,935

0,45

31,5

6,3

1,8

Nhận xét:

Nhìn chung tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông (xe gắn máy, ô tô, xe tải) không lớn nên mức độ tác động không đáng kể. Bên cạnh đó, xe cộ ra vào nhà máy không tập trung tại một thời điểm mà phân bổ di chuyển rải rác trong ngày nên mức độ ảnh hưởng sẽ thấp hơn so với tải lượng tính toán.

Ngoài ra, đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên sẽ gây tác động đến nhiều loại đối tượng khác nhau tùy theo chất lượng đường xá, số lượng, chủng loại và tình trạng vận hành của các phương tiện giao thông. Đối tượng tác động của nguồn thải này là người dân tham gia giao thông, môi trường không khí, động thực vật và các công trình kinh tế xã hội xung quanh khu vực mà các phương tiện này di chuyển.

Chủ đầu tư sẽ có biện pháp quản lý nội vi nhằm giảm thiểu tác động từ hoạt động của các phương tiện giao thông để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh. Biện pháp giảm thiểu sẽ được trình bày ở chương 3.

 Bụi từ quá trình bốc dỡ nguyên liệu, sản phẩm

Lượng bụi này mang tính gián đoạn, ảnh hưởng cục bộ, chủ yếu ảnh hưởng tới các công nhân trực tiếp bốc xếp và có thể dễ dàng kiểm soát được. Chủ dự án sẽ quan tâm tới nguồn ô nhiễm này để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân cũng như môi trường không khí xung quanh.

 Bụi và khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu cung cấp nhiệt cho lò

Khi dự án đi vào hoạt động sẽ sử dụng dầu DO cho quá trình đốt, lượng dầu DO với tổng mức tiêu hao nhiên liệu theo ước tính của Chủ dự án là 47 tấn/tháng (tương đương khoảng 65,3kg/h). Khi dự án hoạt động sẽ sinh ra khí thải, trong đó các thành phần ô nhiễm môi trường bao gồm: bụi, SO2, NO2, CO, VOC. 

Để có cơ sở tính toán, đánh giá nồng độ ô nhiễm của khí thải, báo cáo sử dụng hệ số ô nhiễm phát thải khi sử dụng nhiên liệu là dầu DO theo phương pháp tính nhanh của WHO để tính toán ra tải lượng ô nhiễm như sau:

Bảng 2.6. Tải lượng các chất ô nhiễm của lò đúc nhôm sử dụng dầu DO

Stt

Thông số ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm(*)

(kg/tấn dầu)

Tải lượng ô nhiễm

(g/h)

1

Bụi

1,79

117

2

SO2

18,8S

61

3

NO2

8,62

563

4

CO

0,24

16

 

(*)Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, anh Land Pollution –WHO,2013.

Ghi chú:

- S: Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO = 0,05% (Nguồn: Petrolimex, năm 2014).

- Tải lượng (g/h) = Hệ số ô nhiễm (kg chất ô nhiễm/tấn dầu) x Lượng dầu sử dụng (kg/giờ).

Theo “Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường Thành phố Hồ Chí Minh”, ta có thể tích khí phát sinh do đốt 1kg dầu DO ở điều kiện chuẩn khoảng 22 – 24 m3 khí thải/kg dầu DO. Lưu lượng khí thải phát sinh:

QK = 24(m3 chuẩn/kgNL) x 65,3 (kg NL/giờ) = 1.567,2 m3/giờ.

Với tải lượng và lưu lượng khí thải như trên, nồng độ khí thải lò đúc nhôm được tính toán như bảng sau:

Bảng 2.7. Nồng độ các chất ô nhiễm của lò đúc nhôm sử dụng dầu DO

Stt

Thông số ô nhiễm

Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/m3)

Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/Nm3)

QCVN 19:2009/BTNMT cột B  (Kp =1, Kv = 1)

1

Bụi

74,7

68,4

200

2

SO2

38,9

35,6

500

3

NO2

359,2

329,1

850

4

CO

10,2

9,3

1000

 

Ghi chú:

- Nồng độ (mg/m3) = Tải lượng (g/h) x 1.000/ lưu lượng (m3/h).

- Nồng độ (mg/Nm3) = Nồng độ (mg/m3) x  (với t = 250C)

Nhận xét:

Với hàm lượng lưu huỳnh 0,05% có trong dầu DO như hiện nay thì thành phần khí thải đầu ra của lò quay cũng như lò nấu nhôm đều có nồng độ đạt quy chuẩn cho phép QCVN 19:2009/BTNMT, cột B.

 Đối với khu vực chứa rác

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong rác thải tại khu vực chứa rác thải phát sinh nhiều chất khí ô nhiễm, đặc biệt là các chất khí gây mùi khó chịu như: H2S, CH4, CO2, các hợp chất của nitơ,… chất thải rắn được lưu trữ lâu ngày sẽ sinh ra một lượng lớn khí thải với các thành phần như sau:

Bảng 2.8. Thành phần khí thải phát sinh từ quá trình phân hủy rác

Stt

Thành phần khí thải

Phần trăm (%)

1

CH4

45 ÷ 60

2

CO2

40 ÷ 60

3

N2

2 ÷ 5

4

H2S

0,1 ÷ 1,0

5

NH3

0 ÷ 1,0

6

H2

0 ÷ 0,2

 

(Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993.)

Nhận xét:

Khí methane (CH4) và khí cacbonic (CO2) chiếm chủ yếu trong thành phần khí thải phát sinh từ quá trình phân hủy rác. Đây là hai nguồn chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính và nếu khí methane tồn tại trong không khí ở nồng độ từ 5 – 15% có thể gây cháy nổ.

 Ngoài ra, nơi tập trung rác hữu cơ là nơi dễ phát sinh mùi sẽ thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián,… và các loại vi trùng gây ra các bệnh truyền nhiễm cho con người. Đa số mầm bệnh do ruồi, nhặn truyền đều nhiễm trực tiếp qua đường thức ăn, nước uống … như bệnh kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán, nhiễm trùng mắt,…

Do đặc trưng khí hậu Việt Nam (nhiệt đới, độ ẩm cao) nên việc lưu giữ rác thải sinh hoạt quá 24 giờ sẽ bắt đầu phát sinh mùi hôi. Vấn đề này, Công ty sẽ hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển xử lý theo đúng quy định.

 Khí thải phát sinh từ lò quay đốt tạp chất nhiên liệu và 3 lò nấu nhôm sẽ được thu gom chung về  hệ thống xử lý khí thải của Công ty để xử lý.

 Mùi hôi phát sinh từ nhà vệ sinh

Xưởng sản xuất là nơi ra vào của khá nhiều công nhân, nhân viên. Nhà vệ sinh có rất nhiều loại vi trùng cứng như E. coli bám ở các vòi nước, máy sấy tay, máy rút giấy, nắm cửa, các sọt rác không được dọn dẹp thường xuyên dẫn đến các bệnh nhiễm trùng từ các bệ toilet. Trong khi nguy cơ lây nhiễm bệnh đường sinh dục từ nhà vệ sinh là tối thiểu, thì nhiễm ký sinh trùng như giun kim và giun tròn lại có nguy cơ phổ biến, nhất là lây từ bệ toilet. Các loại kí sinh trùng này có thể được truyền qua ghế nhà vệ sinh. Đối với tất cả các loại kí sinh trùng, vệ sinh tốt là cách bảo vệ tốt nhất. Bất kì ai cũng có thể làm lây kí sinh trùng trên tay của họ lên các bề mặt và các đồ dùng trong nhà vệ sinh, từ đó vô tình sẽ lây lan sang người khác.

Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà vệ sinh còn do nhiều yếu tố gây ra, trong đó nồng độ ammoniac (NH3) trong nhà vệ sinh là yếu tố quan trọng hơn cả. NH3 không ăn mòn thép, nhôm, tan trong nước gây ăn mòn kim loại màu: kẽm, đồng và các hợp kim của đồng. NH3 tạo với không khí một hỗn hợp có nồng độ trong khoảng từ 16 đến 25% thể tích sẽ gây nổ.

- NH3 là khí độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ thống hô hấp.

- Ngưỡng chịu đựng đối với NH3 là 20 – 40 mg/m3.

- Tiếp xúc với NH3 với nồng độ 100 mg/m3 trong khoảng thời gian ngắn sẽ không để lại hậu quả lâu dài.

- Tiếp xúc với NH3 ở nồng độ 1.500 – 2.000 mg/m3 trong thời gian 30’ sẽ nguy hiểm đối với tính mạng.

Tuy nhiên, vấn đề mùi phát sinh từ các nhà vệ sinh trong nhà máy sẽ được giải quyết một cách dễ dàng và triệt để nếu như có các công tác quản lý, dọn dẹp, sạch sẽ của các công nhân vệ sinh.

2.1.2. Tác động đến môi trường nước

 Nước thải sinh hoạt

Tổng số cán bộ, công nhân viên của Nhà máy là 100 người. Dựa vào lưu lượng nước cấp sinh hoạt cho công nhân viên đang làm việc tại Nhà máy là 11,25 m3/ngày. Định mức nước thải sinh hoạt được tính bằng 100% lượng nước cấp tương đương 11,25 m3/ngày.

Đặc trưng của loại nước thải này là có nhiều chất lơ lửng và nồng độ chất hữu cơ cao (từ nhà vệ sinh). Các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt chủ yếu là các loại Carbonhydrate, Protein, Lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxy hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ nói trên thành CO2, N2, H2O, CH4… chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị phân hủy hiếu khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD5. Như vậy, chỉ số BOD5 càng cao cho thấy lượng chất hữu cơ có trong nước thải càng lớn, oxy hòa tan trong nước thải ban đầu bị tiêu thụ nhiều hơn, mức độ ô nhiễm của nước thải cao hơn.

Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn có một lượng chất thải rắn lơ lửng có khả năng gây hiện tượng bồi lắng cho các nguồn tiếp nhận nó, khiến chất lượng nước tại nguồn này xấu đi. Các chất dinh dưỡng như N, P có nhiều trong nước thải sinh hoạt chính là các yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng hoá.

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha