Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác đất làm vật liệu san lấp

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác đất làm vật liệu san lấp. Mỏ khai thác nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng (đất làm vật liệu san lấp) để phục vụ thi công Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư khu vực.

Ngày đăng: 13-08-2024

95 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................5

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ..........................................................6

MỞ ĐẦU..............................................................................................................8

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN ........................................................................8

1.1.Thông tin chung về dự án...................................................................8

1.2.Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư.....................9

1.3.Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng,

quy hoạch tỉnh, quy hoạch của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án

với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan .........9

2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) ..10

2.1.Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM.10

2.2.Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án......11

2.3.Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM ..........12

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG .....................12

4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...........................13

4.1.Các phương pháp ĐTM........................................................................13

4.2.Các phương pháp khác ..................................................................14

5. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM..................................14

5.1. Thông tin về dự án ...............................................................................14

5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường .....16

5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh trong giai đoạn hoạt động của Dự án......1

5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ dự án.......................20

CHƯƠNG 1.THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN.......................................................21

1.1.THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ..........................................................................21

1.1.1. Tên dự án ......................................................................................21

1.1.2. Chủ dự án....................................................................................21

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án...............................................................21

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án..........................22

1.1.5.Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường...22

1.1.6. Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án25

1.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN............40

1.2.1. Các hạng mục công trình chính.................................................................40

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ ..............................................................40

1.2.3. Các hoạt động của dự án............................................................................40

1.2.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường................41

1.2.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến ........................................................41

1.2.6. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của

dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường ..............................................42

1.3.NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN;

NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ..............42

1.3.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện,nước .........42

1.3.2. Các sản phẩm của dự án............................................................................43

1.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH........................................................43

1.4.1. Phương pháp khai thác ..............................................................................43

1.4.2. Quy trình khai thác....................................................................................44

1.5.BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG.................................................................44

1.5.1. Xây dựng tuyến đường mở mỏ từ +27 đến +85.......................................45

1.5.2. Tạo diện khai thác ban đầu + 85 m...........................................................45

1.5.3. Xây dựng hố giảm tốc...............................................................................46

1.5.4. San gạt mặt bằng sân công nghiệp +37....................................................47

1.5.5. Xây dựng mương thu gom nước...............................................................47

1.5.6. Tổ chức thi công các công trình phụ trợ...................................................48

1.6.TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ

ÁN ...........................................48

CHƯƠNG 2.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI

TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN....................................................52

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI............................................52

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất....................................................................52

2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng ......................................................56

2.1.3. Điều kiện thủy văn, hải văn........................................................60

2.1.4. Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án và đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn

của nguồn tiếp nhận nước thải.......................................................61

2.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................61

2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................62

2.2.1. Hiện trạng các thành phần môi trường ......................................................62

2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học ......................................................................64

2.3. NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ

MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................................65

2.4. SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN.............65

CHƯƠNG 3.ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ

SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG............................................................67

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG .............67

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động............................................67

3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp

giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường .........................................81

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH ........................................85

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động..........................................85

3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp

giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường ...............................100

3.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG ...............................................................................112

3.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ

NHẬN DẠNG, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO......................................................................113

CHƯƠNG 4.PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN

BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC...........................................................................115

4.1. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN KHAI

THÁC KHOÁNG SẢN...........................................................................115

4.1.1. Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường..................................115

4.1.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường....................................................121

4.1.3. Kế hoạch thực hiện..................................................................................123

4.1.4. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường .......................................127

Chương 5.CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.............134

5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN.............134

5.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ

ÁN...............................................................................135

Chương 6. KẾT QUẢ THAM VẤN......................................................137

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.......................................................139

1. KẾT LUẬN......................................................................................139

2. KIẾN NGHỊ..............................................................................................139

3. CAM KẾT..............................................................................................139

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO ............................................142

PHỤ LỤC I.TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ..143

Phụ lục 1. Chi phí đo vẽ địa hình.......................................143

1. Các căn cứ thành lập đơn giá.............................................143

2. Tổng hợp chi phí...................................................................143

Phụ lục 2. Dự toán chi phí trực tiếp trồng và chăm sóc 1ha rừng keo lai thuần loại....145

PHỤ LỤC II ........................................................152

MỞ ĐẦU

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1.Thông tin chung về dự án

Đất san lấp có vai trò chiến lược trong các ngành xây dựng, giao thông đường bộ và xây dựng dân dụng,… Trong quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì nguồn nguyên liệu đất xây dựng nói chung và đất san lấp có nhu cầu khá lớn, đặc biệt tập trung tại những khu đô thị, khu công nghiệp.

Theo Quyết định số 6217/UBND-KT ngày 28/08/2023 của UBND tỉnh Bình Định đồng ý cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất thành phố Quy Nhơn sử dụng mỏ đất san lấp QN03, diện tích 2,5ha tại phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn để phục vụ thi công xây dựng Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư khu vực 1,phường Trần Quang Diệu và Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu vực 10, phường Hải Cảng,thành phố Quy Nhơn, Ban QLDA đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất thành phố Quy Nhơn đã ủy quyền cho Công ty TNHH Dịch vụ và Xây dựng .... lập hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp tại mỏ QN03, phường Bùi Thị Xuân.

Để có cơ sở cho việc triển khai thực hiện dự án, Công ty TNHH Dịch vụ và Xây dựng .... đã tiến hành lập Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại mỏ QN03 và được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt trữ lượng tài nguyên khoáng sản tại Quyết định số 1340/QĐ-UBND ngày 17/4/2023. Theo đó, diện tích thăm dò là 2,5ha, diện tích phê duyệt trữ lượng là 2,5ha, trữ lượng địa chất đất làm vật liệu san lấp theo cấp 122 là 184.500 m3.

Sau khi có Quyết định phê duyệt trữ lượng Công ty TNHH Dịch vụ và Xây dựng .... tiến hành lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật cho dự án: Khai thác đất làm vật liệu san lấp (diện tích 2,5 ha) phục vụ thi công Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư khu vực 1, phường Trần Quang Diệu và Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu vực 10, phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn.

Bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, các hoạt động của Dự án sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng bất lợi nhất định đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Theo quy định tại mục số 9 Phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, thì Dự án thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do đó, Công ty TNHH Dịch vụ và Xây dựng ..... đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án: Khai thác đất làm vật liệu san lấp (diện tích 2,5 ha) phục vụ thi công Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư khu vực 1, phường Trần Quang Diệu và Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu vực 10, phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn. Trên cơ sở đó, dự báo các ảnh hưởng, các sự cố có thể xảy ra đồng thời đưa ra các biện pháp hạn chế và khắc phục nhằm mục đích khai thác khoáng sản gắn liền với bảo vệ môi trường bền vững.

1.2.Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

UBND tỉnh Bình Định là cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án: Khai thác đất làm vật liệu san lấp (diện tích 2,5 ha) phục vụ thi công Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư khu vực 1, phường Trần Quang Diệu và Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu vực 10, phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn tại Văn bản số 6217/UBND-KT ngày 28/08/2023.

1.3.Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Về quy hoạch khoáng sản: Theo Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của UBND tỉnh về điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đất, cát làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 thuộc thẩm quyền quản lý và cấp phép của tỉnh, khu vực khai thác đất thuộc quy hoạch điểm mỏ số hiệu QN03.

Khu vực này không thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định theo Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 28/01/2015 của UBND tỉnh Bình Định. Đồng thời, khu vực này chưa cấp phép hoạt động khoáng sản cho tổ chức, cá nhân nào.

Về quy hoạch lâm nghiệp: Trong khu vực mỏ và trên các đồi núi vùng lân cận chủ yếu là rừng trồng tái sinh gồm các loại cây keo, bạch đàn và cây bụi thấp, dây leo gai góc mọc xen lẫn nhau. Một số diện tích rừng được người dân trồng keo, bạch đàn đang trong quá trình khai thác và một số ít diện tích trồng mới.

Quy hoạch 03 loại rừng:

− Theo Quyết định số 4854/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Bình Định thì khu vực mỏ thuộc đất ngoài lâm nghiệp.

− Theo Quyết định số 2937/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định thì diện tích mỏ đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ.

CHƯƠNG 1

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.1. Tên dự án

KHAI THÁC ĐẤT LÀM VẬT LIỆU SAN LẤP (DIỆN TÍCH 2,5 HA) PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ KHU VỰC(Sau đây gọi tắt là Dự án)

1.1.2. Chủ dự án

− Chủ dự án: Công ty TNHH Dịch vụ và Xây dựng ........

− Địa chỉ: ............, Phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

− Người đại diện pháp luật: .........  Chức vụ: Giám đốc

− Điện thoại:........

− Tiến độ thực hiện: Năm 2024 – 2025

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án

Khu vực thăm dò có diện tích 2,5 ha được khoanh định trong ranh giới quy hoạch số hiệu QN03 có tổng diện tích 159,5 ha thuộc phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Theo Giấy phép thăm dò Khoáng sản số 225/GP-UBND ngày 10/12/2023 của UBND tỉnh Bình Định, diện tích thăm dò được giới hạn bởi các điểm góc 1, 2, 3,4 và 5 có hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 3o, KTT 108o15’ và Cao độ Quốc gia Hòn Dấu – Hải Phòng như sau:

Các giới cận xung quanh khu vực mỏ khai thác như sau:

− Phía Bắc giáp: rừng trồng và đường đất hiện trạng;

− Phía Nam giáp: rừng trồng hiện trạng;

− Phía Đông: giáp rừng trồng hiện trạng và đường đất hiện trạng;

− Phía Tây: giáp rừng trồng hiện trạng

Hình 1.1. Vị trí khu vực mỏ khai thác

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Hiện trạng khu vực mỏ thuộc khoảnh 6, tiểu khu 344, phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn.

− Theo Quyết định số 4854/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Bình Định thì khu vực mỏ thuộc đất ngoài lâm nghiệp.

− Theo Quyết định số 2937/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định thì diện tích mỏ đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ.

Diện tích 2,5ha mỏ đất có hiện trạng cụ thể:

+ Rừng phòng hộ (ký hiệu: RPH): 24.933,9 m2;

Toàn bộ diện tích 2,5 ha do Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn quản lý.

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

− Khu vực khai thác đất nằm trên địa phận phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn, địa hình là đồi núi. Xung quanh dự án hiện trạng là rừng trồng keo lai, cách xa khu dân cư. Dân cư hiện trạng sống tập trung dọc theo tuyến đường Quốc lộ 1A, cách Dự án khoảng 600m về phía Tây. Cách Dự án khoảng 580m về phía Tây là Tịnh xá Ngọc Định (tuyến đường vận chuyển đất không đi ngang qua Tịnh xá).

− Cách phía Bắc Dự án khoảng 800m có Nhà máy phân bón Nhật Nam.

− Tuyến đường vận chuyển đất: vị trí mỏ đất –> tuyến đường đất hiện trạng do Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn quản lý (đoạn AB) –> tuyến đường hiện trạng do Ban CHQS thành phố Quy Nhơn quản lý (đoạn BC) –> đường đất hiện trạng khu vực mỏ đất 213 (đoạn CD) –> đường bê tông hiện trạng khu vực Trung đoàn CSCĐ Nam Trung Bộ (đoạn DE) –> đường Long Vân – Long Mỹ –> Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư khu vực 1, phường Trần Quang Diệu (9,5 km) –> đường Trần Hưng Đạo –> Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu vực 10, phường Hải Cảng (18,5 km).

Hình 1.2. Tuyến giao thông vào khu vực mỏ khai thác

Hiện trạng cụ thể của các tuyến đường vận chuyển được mô tả như sau:

+ Tuyến đường đất hiện trạng do Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn quản lý (đoạn AB): có chiều dài khoảng 6080m, rộng khoảng 3,0-3,5m. Căn cứ theo Văn bản số 344/LNQN-KTBVR ngày 19/10/2023 của Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn, trong quá trình thực hiện, nếu có kế hoạch mở rộng tuyến đường Công ty TNHH Dịch vụ và Xây dựng ..... sẽ làm việc với Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn về công tác đền bù, GPMB và hoàn trả tuyến đường trước khi tiến hành khai thác.

+ Tuyến đường hiện trạng do Ban CHQS thành phố Quy Nhơn quản lý (đoạn BC): cách điểm đầu tuyến đường này khoảng 40m, hiện trạng đã được trải bê tông, mặt đường rộng khoảng 3m; đoạn còn lại dài khoảng 985m hiện trạng là đường đất, rộng khoảng 3,0-3,5m. Trong quá trình vận chuyển trên tuyến đường này, nếu xảy ra hư hỏng mặt đường bê tông, bờ tràn, cây trồng trên đất thuộc quản lý của Ban CHQS thành phố, Chủ dự án sẽ có phương án xử lý, khắc phục và hoàn trả nguyên trạng theo đúng như kiến nghị của đơn vị tại Văn bản số 976/BCH-TM, ngày 09/11/2023.

+ Tuyến đường đất khu vực mỏ 213 (đoạn CD): có chiều dài khảng 1.205m, bề rộng nền đường khoảng 5,5m; đảm bảo 02 làn xe chạy.

+ Tuyến đường bê tông hiện trạng khu vực Trung đoàn CSCĐ Nam Trung Bộ (đoạn DE): chiều dài khoảng 650m, có chất lượng đường tương đối tốt, bề rộng mặt đường khoảng 6m. Dân cư sinh sống thưa thớt, có khoảng 02 hộ sinh sống dọc đường.

+ Đoạn đường Long Vân – Long Mỹ: Đường có kết cấu bê tông nhựa, mặt đường rộng 22,5m, chất lượng tốt, không gian thông thoáng, mật độ các phương tiện lưu thông không quá cao. Dân cư sinh sống thưa thớt, dọc theo tuyến đường chủ yếu là đất trồng lúa, lác và keo của người dân.

+ Tuyến đường Hùng Vương –> đường Trần Hưng Đạo –> vị trí san lấp: Đường có kết cấu bê tông nhựa, mặt đường rộng 10-15m, chất lượng mặt đường tương đối tốt. Dân cư sinh sống đông đúc dọc hai bên đường, mật độ phương tiện lưu thông cao.

Sau khi kết thúc khai thác, tại các đoạn đường đất, Chủ dự án sẽ tiến hành san gạt, hoàn trả lại hiện trạng ban đầu, đảm bảo tuyến đường đi lại, trồng và khai thác rừng của người dân

Đặc điểm khu vực thực hiện dự án

Đặc điểm địa hình, thảm thực vật

Khu vực mỏ có địa hình cao dần từ Đông sang Tây. Địa hình phân cắt thành những dải sườn kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Độ cao tuyệt đối thay đổi từ 36,1 ÷ 143,8m. Diện tích khu vực mỏ nằm ở phía nam phường Bùi Thị Xuân, có địa hình dạng đồi thấp đỉnh dạng kéo dài, sườn dốc kéo dài theo phương Bắc – Nam. Trong diện tích mỏ, độ cao tuyệt đối thay đổi từ 50m đến 120m, thuộc dạng phân cắt trung bình, độ dốc địa hình từ 15 - 30o. Địa hình bị phân cắt bởi các hệ thống khe rãnh nhỏ ở phía Bắc và phía Đông, không tích tụ dòng chảy. Nhìn chung khu mỏ rất thuận lợi cho công tác thăm dò và khai thác.

Trong khu vực khảo sát và trên các đồi núi vùng lân cận chủ yếu là rừng trồng keo lai và cây bụi thấp, dây leo gai góc mọc xen lẫn nhau.

Đặc điểm sông suối

+ Trong khu vực mỏ bao quanh bởi các hệ thống sông suối lớn, nhỏ; có suối Dứa cách Dự án khoảng 540m về phía Bắc với lưu lượng nước chảy lớn, là dòng chảy gộp của hai suối Đắc Võ (phía Tây) và suối Lở (phía Nam); ngoài ra còn có các suối nhỏ chảy theo hướng Tây Bắc đổ về dòng chảy chính Suối Dứa.

+ Khu vực mỏ diện tích nhỏ nhưng hệ thống khe suối, khe rãnh lớn và nhỏ tương đối phát triển, hiện tại không tích tụ dòng chảy chỉ thoát nước trong mùa mưa lũ.

+ Khu vực khai thác nằm tại gần đỉnh đồi, do đó hướng thoát nước theo địa hình tự nhiên, từ cao xuống thấp theo các khe rãnh hiện trạng. Từ khu vực đỉnh đồi phía Nam dự án nước thoát về khu vực phía Tây, Tây Bắc, Đông, Đông Bắc.

Điều kiện giao thông

Khu vực Dự án có điều kiện giao thông rất thuận lợi, có đường khai thác chạy bao quanh khu mỏ ở điểm gần nhất (góc 1) khoảng 30-50m. Để đến được khu mỏ, từ thành phố Quy Nhơn đi về hướng Tây khoảng 6,5km đến ngã tư Phú Tài, từ đây theo Quốc lộ 1A đi về phía Nam khoảng 7,5km, đến đây tiếp tục rẽ về phía Đông khoảng 130m là đến vị trí khu mỏ hoặc từ Quy Nhơn đến ngã ba Long Vân chạy theo đường Long Vân – Long Mỹ đến ngã tư Long Mỹ, theo đường bê tông, đường đất hiện trạng đến mỏ.

Nhìn chung, điều kiện giao thông tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển đất đến vị trí công trình.

1.1.6. Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

1.1.6.1. Mục tiêu của dự án

− Khai thác đất làm vật liệu san lấp để phục vụ thi công Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư khu vực

− Góp phần tăng thu ngân sách cho Nhà nước; thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

1.1.6.2. Loại hình dự án

Mỏ khai thác nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng (đất làm vật liệu san lấp).

1.1.6.3. Quy mô của dự án

Dự án: Khai thác đất làm vật liệu san lấp (diện tích 2,5 ha) phục vụ thi công Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư khu vực 1 , phường Trần Quang Diệu và Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu vực 10, phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn tại mỏ QN03, phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn được triển khai trên diện tích 2,5 ha.

Loại và cấp công trình:

− Loại công trình: Công trình mỏ khai thác nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng.

− Cấp công trình: Cấp III.

Phạm vi báo cáo

− Vị trí mỏ đất: khu đất dự án nằm tại mỏ đất QN03, phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn nằm cách vị trí san lấp khoảng 14,8 km về phía Tây Nam.

− Khuvực sanlấp: Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư khu vực 1, phường Trần Quang Diệu và Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu vực 10, phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn.

− Tuyến đường vận chuyển: vị trí mỏ đất –> tuyến đường đất hiện trạng do Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn quản lý –> tuyến đường hiện trạng do Ban CHQS thành phố Quy Nhơn quản lý –> đường đất hiện trạng khu vực mỏ đất 213 –> đường bê tông hiện trạng khu vực Trung đoàn CSCĐ Nam Trung Bộ –> đường Long Vân – Long Mỹ –> đường Hùng Vương –> đường Điện Biên Phủ –> vị trí san lấp.

− Khi triển khai dự án sẽ tác động đến khu vực rừng xung quanh, khu vực hai bên tuyến đường vận chuyển đất từ vị trí mỏ đến vị trí san lấp; tác động từ nước mưa chảy tràn đến vùng hạ lưu.

1.1.6.4. Công suất của dự án

a. Nhu cầu đất san lấp của Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư khu vực 1, phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn và Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu vực 10, phường Hải Cảng

Theo biên bản làm việc ngày 22/11/2023 về việc thống nhất phân trữ lượng địa chất huy động khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp mỏ QN03, phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn để phục vụ thi công Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư khu vực 1, phường Trần Quang Diệu và Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu vực 10, phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn cần là 142.504 m3 nguyên khối địa chất tương đương 186.823 m3 nguyên khai (hệ số nở rời 1,311).

Trong đó:

+ Khối lượng phục vụ thi công Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư khu vực 1, phường Trần Quang Diệu trong năm 2024 là 94.215m3 nguyên khối địa chất tương đương 123.516 m3 nguyên khai (hệ số nở rời 1,311);

+ Khối lượng phục vụ thi công Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu vực 10, phường Hải Cảng trong năm 2024 là 48.289 m3 nguyên khối địa chất tương đương 63.307 m3 nguyên khai (hệ số nở rời 1,311);

a. Trữ lượng khai thác

Theo Quyết định số 1340/QĐ-UBND ngày 17/4/2024 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt trữ lượng tài nguyên khoáng sản, trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác là 184.500 m3 địa chất.

Căn cứ hồ sơ thiết kế mỏ, thuyết minh Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, công suất khai thác của mỏ (sau tổn thất) là 142.504 m3 địa chất, tổng thời gian vừa XDCB vừa khai thác là 08 tháng.

Từ công suất dự kiến nêu trên Chủ dự án sẽ đầu tư các thiết bị như sau:

Tính toán số lượng máy xúc

Trong quá trình khai thác đất, Chủ dự án dự kiến sử dụng máy xúc thủy lực gầu ngược XE265C với dung tích gầu 1,25 m3 hoặc loại tương tự. Thông số kỹ thuật của máy xúc được lựa chọn là loại máy xúc có chiều cao xúc lớn nhất 10,24m, chiều sâu xúc lớn nhất 5,48m, bán kích xúc trên mức đặt thiết bị 9,7m. Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên QCVN 04:2009/BCT khi dùng máy xúc thủy lực gầu ngược, chiều cao tầng khai thác không được lớn hơn tổng chiều cao và chiều sâu xúc lớn nhất của máy xúc. Chiều cao tầng khai thác của mỏ trung bình là 4,6 m. Máy xúc thủy lực gầu ngược với thiết kế bánh xích có thể di chuyển trên địa hình khu vực đồi núi đến tất cả các vị trí dự án khi tiến hành khai thác và phục hồi môi trường. Do đó, loại máy xúc được lựa chọn là phù hợp với hình thức khai thác và hiệu quả kinh tế của Dự án.

Năng suất của máy xúc như sau: Qc = 3600 × E × Kd × T × η,m3⁄ca ckr

Trong đó:

E: dung tích gầu xúc, E = 1,25 m3;

Kd: hệ số xúc đầy gầu, kd = 0,85 (hệ số đầy gầu từ 0,8 – 1,1); T: thời gian 1 ca, t = 8 giờ;

η: hệ số sử dụng thời gian, η = 0,8;

tck: thời gian chu kỳ xúc, với chế độ làm việc bình thường, tc = 35 giây; Kr: hệ số nở rời của đất trong gầu, Kr = 1,185. Qc = 3600 × 1,25 × 0,85 × 8 × 0,8 = 590 m3⁄ca

Năng suất năm của máy xúc:

Qn = Qc .N. n, (m3/năm) Trong đó:

N: số ngày làm việc trong năm, N = 240 ngày; n: số ca làm việc trong ngày, n = 1 ca/ngày.

Qn = 590 x 240 x 1 = 141.600 m3/năm

Số máy xúc cần thiết phục vụ mỏ

Số máy xúc cần thiết được xác định theo công thức sau: N = A × k chiếc n

Trong đó:

A: công suất khai thác mỏ hàng năm;

k: hệ số dự trữ công suất, k = 1,2;

Qn: năng suất năm của máy xúc.

Bảng 1. 2. Bảng tổng hợp chỉ tiêu công tác xúc bốc của mỏ

Số lượng ô tô vận chuyển

Chủ dự án dự kiến sẽ sử dụng loại xe ô tô có tải trọng 12T để vận chuyển đất, mục đích để đẩy nhanh tiến độ vận chuyển đất đi san lấp dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư khu vực 1, phường Trần Quang Diệu (9,5 km) và Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu vực 10, phường Hải Cảng (18,5 km), thành phố Quy Nhơn, giảm thiểu số lượng lượt xe vận chuyển.

Năng suất ô tô vận tải được xác định theo công thức sau: Qô = 3600 × q × n × T × kt × ηc ; T/ngày c

Trong đó:

+ q: tải trọng ô tô, q = 12 tấn;

+ T: thời gian làm việc trong ca, T = 8 giờ;

+ kt: hệ số sử dụng tải trọng, kt = 0,9;

+ n: số ca làm việc trong ngày, n = 1;

+ hc: hệ số sử dụng thời gian trong ngày, hc = 0,9;

+ TC: thời gian chu kỳ xe chạy: TC = tx + td + tc + tk + tm;

+ tx: thời gian xúc đầy xe, q.kr .t'c x gd .E.kd

+ gd: thể trọng tự nhiên trung bình của đất , gd = 1,62 T/m3;

+ E: dung tích gầu xúc, E = 1,25 m3;

+ kd: hệ số xúc đầy gầu, kd = 0,85;

+ Kr: hệ số nở rời của đất, trong gầu xúc, Kr = 1,185;

+ t’c: thời gian chu kỳ xúc, t’c = 35 giây; tx = 1,62 × 1,25 × 0,85 = 289,15 giây

+ td: thời gian dỡ hàng, td = 60 giây;

+ tc: thời gian chạy có tải: tc = V × 3600 = 40 × 3600 = 1.260 giây

+ tk: thời gian chạy không tải: tk = Vk × 3600 = 50 × 3600 = 1.008 giây

Lc, Lk: chiều dài quãng đường chạy có tải và không có tải: 14 km (chiều dài trung bình tuyến đường từ mỏ đất đến dự án san lấp bằng các tuyến đường hiện trạng);

Vc, Vk: tốc độ xe chạy có tải và không tải, đường bằng phẳng, chọn tốc độ xe: 40 km/h, 50 km/h;

+ tm: thời gian trao đổi ở bãi chứa và gương xúc: 120 giây; ðThời gian chu kỳ xe chạy Tc (giây):

Tc = tx + td + tc + tk + tm = 289,15 + 60 + 1.260 +1.008 +120 = 2.737,15 giây; ðNăng suất ô tô vận tải được xác định theo công thức sau: Qô = 3600 × 12 × 1 × 8 × 0,9 × 0,9 = 102,27 (Tấn/ngày)

Tính toán số lượng ô tô vận tải cần thiết: Được xác định theo công thức sau: Nx = Qô × N × k Trong đó:

m: khối lượng đất san lấp cần vận chuyển = sản lượng đất san lấp khai thác theo địa chất x Thể trọng tự nhiên trung bình của đất.

Qô: năng suất ô tô (tấn/ngày);

N: số ngày làm việc trong năm; k: hệ số dự trữ công suất, k = 1,2.

Bảng 1. 3. Tổng hợp chỉ tiêu công tác vận tải của mỏ

Kế hoạch khai thác

Công suất khai thác mỏ hàng năm Thể trọng tự nhiên trung bình của đất (gd)

Cung độ vận tải đất san lấp

Số ngày làm việc trong năm (N) Số ca làm việc trong ngày (n)

Thiết bị vận tải

Tải trọng ô tô (q)

Thời gian làm việc trong ca Hệ số sử dụng tải trọng (kt)

Hệ số sử dụng thời gian trong ngày (hc)

TC: thời gian chu kì xe chạy: TC = tx + td + tC + tk + tm

tx - thời gian xúc đầy xe: tx = (q.kr.t'c)/(gd.E.kd) Dung tích gầu xúc (E) Hệ số xúc đầy gàu (Kd)

Hệ số nở rời của đất san lấp trong gàu xúc (Kr)

Thời gian chu kì xúc (t’c) Thời gian dỡ hàng (td)

tC: thời gian chạy có tải: tc= Lc/Vc tk: thời gian chạy không tải: tk=Lk/Vk Vc, Vk: Tốc độ xe chạy có tải và không tải, đường bằng phẳng, chọn tốc độ xe

Tuổi thọ mỏ

Thời gian tồn tại của mỏ (tuổi thọ của mỏ) được xác định trên cơ sở tài nguyên đất trong toàn biên giới mỏ, công suất khai thác đất theo thiết kế, thời gian xây dựng cơ bản mỏ, thời gian làm thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng và thuê đất.

Theo kế hoạch của Công ty TNHH Dịch vụ và Xây dựng .... về việc báo cáo khối lượng đất đắp, tiến độ thực hiện, ranh giới tọa độ, diện tích khai thác mỏ đất QN03 tại phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định phục vụ thi công Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư khu vực 1, phường Trần Quang Diệu và Dự án Hạ tầngkỹthuậtkhuvực10,phườngHảiCảng,thànhphố QuyNhơn thì tuổi thọ mỏ xác định là 08 tháng trong năm 2025.

1.1.6.5. Công nghệ (giải pháp kỹ thuật công nghệ)

a. Biên giới khai trường

Nguyên tắc xác định biên giới khai trường

Biên giới khai trường được xác định dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

− Phù hợp với ranh giới theo quy hoạch khoáng sản của tỉnh Bình Định;

− Phù hợp với ranh giới thăm dò và đánh giá tài nguyên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

− Có thể khai thác được tối đa tài nguyên khoáng sản có ích đã được phê duyệt;

− Biên giới kết thúc khai trường khai thác có các thông số đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên TCVN 5326-2008.

Các chỉ tiêu biên giới khai trường chủ yếu của mỏ bao gồm:

− Kích thước bề mặt khai trường;

− Chiều sâu khai thác;

− Góc dốc bờ moong kết thúc;

− Trữ lượng đất san lấp trong giới hạn khai trường.

Lựa chọn biên giới khai trường

Biên giới trên mặt

Biên giới trên mặt khai trường là toàn bộ diện tích 2,5 ha đã được tiến hành thăm dò vàđược UBNDtỉnh phê duyệttrữ lượngtài nguyên khoángsản.Biên giớikhaitrường được giới hạn bởi các điểm khép góc có tọa độ theo Bảng 1.1.

Chỉ tiêu biên giới khai trường

Các chỉ tiêu cơ bản của khai trường mỏ cụ thể như sau:

Bảng 1. 4. Chỉ tiêu biên giới khai trường mỏ

 b. Trữ huy động đưa vào thiết kế khai thác và trữ lượng khoáng sản khai thác trong trữ lượng huy động

Trữ lượng đất làm vật liệu san lấp được phê duyệt

Trữ lượng địa chất đất làm vật liệu san lấp theo báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đất làm vật liệu san lấp đã được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt tại Quyết định số 1340/QĐ-UBND ngày 17/4/2024 là: 184.500 m3 (ở thể địa chất).

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá TĐMT dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha