Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở IDC tại Vũng Tàu

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở IDC tại Vũng Tàu. Quy mô đón tàu: Bến sà lan có quy mô đón tàu có tải trọng lớn nhất 3.000 DWT. Quy mô tiếp nhận hàng, các loại hàng bốc dỡ, chuyển tải tại cảng.

Ngày đăng: 09-08-2024

79 lượt xem

1.  Tên chủ cơ sở.............................................................. 7

2.  Tên cơ sở............................................................ 7

2.1.  Địa điểm thực hiện cơ sở......................................... 7

2.2.   Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án..... 10

2.3.  Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy

phép môi trường thành phần....... 11

2.4.  Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)....... 11

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở........ 13

3.1.  Công suất hoạt động của cơ sở............................ 13

3.2.  Công nghệ sản xuất của cơ sở................... 13

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp

điện, nước của cơ sở.......................... 28

5.  Các thông tin khác liên quan đến cơ sở........................ 30

5.1.1.   Các hạng mục công trình chính........................................ 32

5.1.2.   Các hạng mục công trình phụ trợ............................... 33

5.1.3.   Các công trình bảo vệ môi trường....................... 36

5.2.  Tiến độ thực hiện cơ sở, tổ chức quản lý và thực hiện cơ sở...................... 37

5.3.  Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của cơ sở.................................... 38

5.4.  Hiện trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cảng hiện hữu............... 40

Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA

MÔI TRƯỜNG.................................... 43

1.   Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân

vùng môi trường.................... 43

2.  Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường....... 44

Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.................................. 45

1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải................... 45

1.1.  Thu gom, thoát nước mưa........................................................ 45

1.2.  Thu gom, thoát nước thải................................................. 48

2.  Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải....................................... 57

3.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường................. 59

3.1.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt............................... 59

3.2.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường................. 60

4.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại......................................... 61

5.  Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung............................................... 63

6.  Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường................................................... 63

7.  Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác..................................................... 69

8.  Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác

động môi trường (theo Quyết định số 4923/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 của UBND tỉnh BR- VT)        70

8.1.  Bổ sung quy trình khai thác than tại cảng cho giai đoạn 2........................................ 70

8.2.  Các hạng mục công trình thay đổi của giai đoạn 2............................................. 72

8.3.  Đánh giá các tác động thay đổi cho giai đoạn 2............................................... 74

8.4.  Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường thay đổi so với

báo cáo ĐTM đã được phê duyệt bổ sung cho giai đoạn 2................... 75

Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG................ 77

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải......................................................................... 77

2.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.................................................... 77

3.  Yêu cầu về quản lý chất thải, phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường................................. 78

Chương V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ........................ 81

1.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải....................................... 81

2.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải........................................ 82

CHƯƠNG VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ................ 83

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải......................................... 83

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải...... 83

2.  Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.........84

2.1.  Chương trình quan trắc môi trường định kỳ............................ 84

2.2.  Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải................................ 84

2.3.  Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo

quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở................ 85

3.  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm...................................... 85

Chương VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI

CƠ SỞ..................................................................................................... 86

Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ............................................ 87

PHỤ LỤC        88

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ CƠ SỞ

1.Tên chủ cơ sở

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần .....

Địa chỉ văn phòng: .........., phường 1, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng

Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: ............ Chức vụ: Tổng giám đốc.

Điện thoại: .........; Fax: ........

Website:..................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số ......... đăng ký lần đầu ngày 22/05/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 21 ngày 18/11/2020.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số ........... đăng ký lần đầu ngày 7/7/2008, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 21/05/2018.

2.Tên cơ sở

ICD Hưng Thái (giai đoạn 1)

2.1.Địa điểm thực hiện cơ sở

Cơ sở được thực hiện tại phường ........, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vị trí khu đất triển khai giai đoạn 1 là 81.476,9 m2, trong đó 72.651,1 m2 đất đã được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số ......... ngày 01/10/2009 và hiện đã triển khai xây dựng các công trình và đã đi vào hoạt động. Phần diện tích còn lại 8.825,8m2 nằm tiếp giáp đường số 965 hiện là đất trống Công ty đã đổ bê tông thành sân và tạm sử dụng (theo biên bản xác minh ngày 23/6/2020 của UBND thị xã Phú Mỹ, đính kèm phụ lục báo cáo).

Khu đất có vị trí tiếp giáp như sau:

  • Phía Bắc: giáp rạch Ngã Tư.
  • Phía Nam: giáp Cảng Quốc Tế Cái Mép (cảng CMIT).
  • Phía Tây: giáp sông Thị Vải.
  • Phía Đông: giáp đường liên cảng Cái Mép (đường 965).

 

Hình 1.1. Vị trí khu đất

2.2.Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án

Quyết định số 2368/QĐ-UBND ngày 23/08/2017 của UBND tỉnh BR-VT về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500 Hệ thống kho bãi Cụm dịch vụ hàng hải. Văn bản số 696/UBND-VP ngày 23/01/2019 của UBND tỉnh BR-VT về việc chủ trương mở rộng và điều chỉnh dự án Hệ thống kho bãi – cụm dịch vụ hàng hải ....

Quyết định số 289/QĐ-UBND ngày 11/02/2019 của UBND tỉnh BR-VT quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Quyết định số 1990/QĐ-UBND ngày 16/07/2020 của UBND tỉnh BR-VT về việc phê duyệt Kế hoạch ứng phó Sự cố tràn dầu áp dụng cho hoạt động hệ thống kho bãi, cụm dịch vụ hàng hải ..........tiếp nhận tàu có trọng tải đến 3000 tấn của Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hải dầu khí.........., tại phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ, tỉnh BR-VT.

Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 25/11/2021 của UBND tỉnh BR-VT về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án ICD ......... tại phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ, tỉnh BR-VT.

Văn bản số 17100/UBND-VP ngày 14/11/2021 của UBND tỉnh BR-VT về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án ICD .......... tại phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ của Công ty Cổ phần ........

Văn bản số 2581/SGTVT-QLKC ngày 31/10/2017 của Sở Giao thông vận tải tỉnh BR- VT về việc thỏa thuận tuyến bến cảng thuộc công trình Hệ thống kho bãi – cụm dịch vụ ..........

Quyết định số 404/QĐ-BGTVT ngày 04/03/2019 của Bộ Giao thông vận tải về việc công bố Cảng thủy nội địa ......... tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

Văn bản số 2957/SGTVT-KHTC ngày 08/09/2021 của Sở Giao thông vận tải về việc thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng thủy nội địa giai đoạn 2 – Dự án ICD .....

Văn bản số 2594/SKHĐT-ĐT ngày 09/08/2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc điều chỉnh chủ trương dự án ICD ..... tại phường ....., thị xã Phú Mỹ của Công ty Cổ phần.....

Hợp đồng số 06/2019/HMOSC-VNL ngày 31/01/2019 giữa Công ty và Công ty Cổ phần Vina Logistics về việc cho thuê quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng và Phụ lục hợp đồng số 04/2023/PLHĐKT/HMOSC-VNL ngày 31/01/2023.

Văn bản số 2957/SGTVT-KHTC ngày 08/09/2021 của Sở Giao thông vận tải tỉnh BR- VT về việc thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng thủy nội địa giai đoạn 2 – Dự án ICD Hưng Thái của Công ty Cổ phần Hưng Thái Holdings.

Văn bản số 4143/UBND-VP ngày 27/04/2020 của UBND tỉnh BR-VT về việc thuê đất để thực hiện dự án hệ thống kho bãi Cụm dịch vụ hàng hải ....., tại phường....., thị xã Phú Mỹ.

Biên bản xác minh thực địa khu đất 8.825,8m2 ngày 23/06/2020 của UBND thị xã Phú Mỹ.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP 878449 ngày 01/10/2009 (thửa đất số 66; tờ bản đồ số 52, diện tích 72.651,1m2).

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AL 599601 ngày 08/04/2008 (thửa đất số 65; tờ bản đồ số 52, diện tích 76.468,1m2).

Văn bản số 257/STNMT-CCQLĐĐ ngày 16/01/2020 về việc thuê đất để thực hiện dự án hệ thống kho bãi – Cụm dịch vụ hàng hải ., tại phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ.

Giấy phép xây dựng số 63/GPXD ngày 07/09/2018 của Sở Xây dựng ngày 07/09/2018 và Phụ lục ban hành kèm theo ngày 28/2/2023.

2.3.Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần

Quyết định số 4923/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 của UBND tỉnh BR-VT về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án ICD ..... tại phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ, tỉnh BR-VT.

2.4.Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)

Tổng mức đầu tư của cơ sở là 451.277.000.000 đồng trong đó mức đầu tư cho giai đoạn 1 là 322.253.000.000 đồng (theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 4383361466 đăng ký lần đầu ngày 7/7/2008, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 21/05/2018 và Quyết định số 289/QĐ- UBND ngày 11/02/2019 của UBND tỉnh BR-VT quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư). Cơ sở thuộc tiêu chí phân loại dự án Nhóm B, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019 được Quốc hội thông qua ngày 13/06/2019 và Phụ lục 1 của Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ.

Cơ sở không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II – Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP và không có yếu tố nhạy cảm môi trường (Khu đất thực hiện cho giai đoạn 1 của cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: AP 878449 ngày 01/10/2009; Biên bản xác minh thực địa khu đất 8.825,8m2 ngày 23/06/2020 với tổng diện tích sử dụng đất là 81.476,9 m2, khu đất được quy hoạch là đất cơ sở sản xuất kinh doanh và diện tích mặt nước trước bến được sử dụng là 5.000m2 (theo Quyết định số 404/QĐ-BCTVT ngày 04/03/2019 của Bộ Giao thông vận tải)) theo khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Do đó, căn cứ Phụ lục IV- Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, cơ sở thuộc đối tượng quy định tại số thứ tự 2, mục I – Dự án đầu tư nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vì vậy cơ sở thuộc danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường và cơ sở có phát sinh nước thải xả ra môi trường phải được xử lý theo quy định.

Cơ sở đã được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 131/QĐ-UBND ngày 18/1/2018 cho giai đoạn 1.

Ngày 11/02/2019, UBND tỉnh đã có Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 289/QĐ-UBND ngày 11/02/2019, theo đó điều chỉnh tên dự án; ICD.........., tăng vốn đầu từ 332,253 tỷ đồng lên 451,277 tỷ đồng; mở rộng diện tích đất sử dụng từ 8,15 ha lên thành 15,5 ha, bao gồm giai đoạn 1: phần 8,15 ha hiện hữu, giai đoạn 2: phần diện tích mở rộng 7,65 ha, dự kiến đến cuối năm 2022 đưa vào hoạt động.

Tiến độ thực hiện cơ sở:

+ Giai đoạn 1: Đã được UBND tỉnh phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500 theo Quyết định số 2368/QĐ-UBND ngày 22/08/2017; Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng số 63/GPXD ngày 07/09/2018; Sở Giao thông vận tải có Quyết định số 281/QĐ-SGTVT ngày 15/10/2018 về việc công bố Cảng Hưng Thái và Quyết định số 404/QĐ-BGTVT ngày 04/03/2019 về việc công bố Cảng thủy nội địa ........tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài. Giai đoạn 01 của dự án đã đi vào hoạt động.

+ Giai đoạn 2: Đã được UBND tỉnh phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500 tại Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 25/01/2021. Theo văn bản số 2594/SKHĐT-ĐT ngày 09/08/2021 của Sở Kế Hoạch và Đầu tư, Công ty đã đề xuất điều chỉnh dự án đầu tư với các nội dung sau:Nội dung quy định tại Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 289/QĐ-UBND ngày 11/02/2019 của UBND tỉnh là Công ty Cổ phần Dịch vụ........... Để nghị đổi tên thành: Công ty Cổ phần ............ Với lý do: Đổi tên Nhà đầu tư để cập nhật theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3500798008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp đăng ký thay đổi lần thứ 21 ngày 18/11/2020.

Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án: Nội dung quy định tại Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 289/QĐ-UBND ngày 11/02/2019 của UBND tỉnh “Giai đoạn 2 dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động cuối năm 2022”. Đề nghị điều chỉnh thành: “Giai đoạn 2 dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động vào quý III/2024.

Với những nội dung điều chỉnh trên đã được UBND tỉnh chấp thuận theo văn bản số 17100/UBND-VP tỉnh ngày 11/11/2021. Ngày 24/12/2021, cơ sở đã được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 4923/QĐ-UBND.

Hiện tại, giai đoạn 1 của cơ sở đã đi vào hoạt động, giai đoạn 2 vẫn chưa xây dựng. Đối với giai đoạn 1, đã hoàn thành xây dựng tất cả các hạng mục công trình và đã đi vào hoạt động khai thác và không có gì thay đổi so với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt theo Quyết định số 4923/QĐ-UBND ngày 24/12/2021. Đối với giai đoạn 2, cơ sở có một số nội dung thay đổi so với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt theo Quyết định số 4923/QĐ-UBND của UBND tỉnh BR-VT, cụ thể như sau:

  • Bổ sung hoạt động lưu trữ than quy trình khai thác than tại cảng.
  • Đầu tư kho chứa than tại nhà kho số 5 (kho chứa hàng) có diện tích 9.945m2.
  • Bãi đổ xe chờ làm hàng số 5 thay đổi thành bãi lưu chứa than có diện tích 7.470 m2.

Với những thay đổi trên, chúng tôi sẽ cập nhật các số liệu, nội dung thay đổi và tiến hành đánh giá các nguồn ô nhiễm mới phát sinh (nếu có) trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường này.

Kết luận:

  • Căn cứ khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
  • Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường: Căn cứ điểm a và điểm c khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Sở Tài nguyên và môi trường.
  • Thời hạn cấp giấy phép môi trường của cơ sở là 10 năm theo điểm c khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường.
  • Báo cáo được viết theo mẫu phụ lục X – Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Phạm vi báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Cấp cho toàn bộ các công trình hiện hữu của giai đoạn 1.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở

3.1 Công suất hoạt động của cơ sở

Quy mô sử dụng đất, vùng mặt nước: Tổng diện tích sử dụng đất của cơ sở cho giai đoạn 1 là 81.476,9 m2, diện tích mặt nước trước bến sà lan là 5.000 m2 (Quyết định số 404/QĐ- BGTVT ngày 04/03/2019 của Bộ Giao thông vận tải).

Quy mô đón tàu: Bến sà lan có quy mô đón tàu có tải trọng lớn nhất 3.000 DWT. Quy mô tiếp nhận hàng, các loại hàng bốc dỡ, chuyển tải tại cảng.

Các mặt hàng bốc dỡ, chuyển tải tại cảng bao gồm: hàng container, hàng rời (hàng nông sản, than,vv) và hàng đóng bao. Trong đó bao gồm các loại hàng hóa: thiết bị máy móc, cấu kiện, hàng nông sản, hàng may mặc, giày da, hàng thực phẩm, hàng điện tử, đồ gia dụng, văn phòng phẩm, vật liệu xây dựng, phân bón đóng bao và than.

Quy mô công suất nhập hàng của cơ sở: 4.000.000 tấn hàng hóa/năm. Trong đó:

Bảng 1.2. Quy mô công suất nhập hàng

Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường năm 2021

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở

Là khu kho bãi, lữu trữ hàng hóa và dịch vụ logistics.

+ Lựa chọn công nghệ khai thác tại cơ sở:

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, độ sâu khu nước của cơ sở, tình hình thực tế đội tàu vận tải trên tuyến luồng sông Thị Vải và rạch Ngã Tư từ đó dự kiến đội tàu đi đến cơ sở được xác định là tàu hàng tổng hợp, tàu container có trọng tải lớn nhất đến 3.000 tấn.

Căn cứ vào nhu cầu về khối lượng, chủng loại hàng hóa qua cơ sở theo dự báo: đội tàu dự tính đi đến cơ sở và quy trình công nghệ bốc xếp hàng hóa tại các dự án tương tự trong khu vực, từ đó lựa chọn công nghệ khai thác tại cơ sở như sau:

Hàng từ sà lan lên bến và ngược lại được bốc xếp bằng cần trục chân đế cố định. Xe nâng, xe tải vận chuyển hàng từ bến vào kho và ngược lại.

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình tổng thể vận chuyển hàng hóa

+ Công nghệ khai thác hàng tổng hợp:

*Tại tuyến bến:

Sử dụng cần cẩu MACGREGOR 45T/30m và 36T/36m (hoặc MACGREGOR 40T/28m và 25T/41,3m) lắp đặt cố định trên cầu cơ sở để bốc xếp hàng tổng hợp từ sà lan lên các phương tiện vận tải và ngược lại.

*Tuyến sau bến:

Vận chuyển hàng từ bến vào kho, bãi cơ sở và ngược lại:

+ Đối với hàng bao, kiện, thùng: sử dụng xe tải loại 10÷30T.

+ Đối với hàng kim khí, thiết bị, hàng dạng cuộn, bó có kích thước lớn, cồng kềnh: Sử dụng xe đầu kéo và rơ moóc.

Bốc xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống kho bãi và ngược lại: Sử dụng xe nâng 5÷10T; cần trục bánh hơi sức nâng lớn nhất Qmax = 45T, sức nâng khai thác 10÷15T ở tầm với R=15m.

Bốc xếp hàng trong kho: Sử dụng xe nâng loại 2,5÷3,0T kết hợp với lao động phổ thông.

Vận chuyển container từ bến vào bãi cảng và ngược lại: Sử dụng xe chuyên dụng Container.

Nâng hạ container có hàng tại bãi sử dụng xe nâng RSD 45 tấn.

Nâng hạ container rỗng tại bãi sử dụng xe nâng 5÷10T.

Vận chuyển hàng tổng hợp: xe tải chuyên dụng H10÷H30.

Cụ thể như sau:

3.2.1.Xếp dỡ hàng đóng bao

a. Dụng cụ xếp dỡ

Lưới chắn bảo vệ: hỗ trợ cho việc xếp dỡ hàng hóa, tránh tổn thất cho hàng. Lưới được chắn từ mạn sà lan đến cầu cảng.

Dây sling: dùng chằn buộc, hỗ trợ trong thao tác nâng hạ mã hàng – kích thước: D28x12m – cấu tạo: chất liệu bằng vải được bện lại.

Tại cảng, việc cơ giới hóa bốc xếp hàng bách hóa tổng hợp được thực hiện thông qua các tấm pallet (tấm đệm chất hàng), các dây chão bện hoặc đối với các kiện hàng đặc biệt có những bánh xe gắn trực tiếp vào kiện hàng.

b. Phương án xếp dỡ

c.Diễn giải quy trình

*Dưới hầm sà lan

Nhập: Công nhân chia thành từng nhóm 2 người khiêng bao xếp lên công cụ xếp dỡ, mỗi mã hàng trên võng gồm 40 bao loại 25 kg, 20 bao loại 50 kg xếp thành 4 hàng. Khi cần cẩu đưa bộ móc, hoặc ngáng kéo xuống hầm sà lan công nhân móc mã hàng cho cần trục nâng chuyển lên. Cần cẩu có thể kéo tối đa cùng lúc 02 mã hàng (chú ý sức nâng cho phép của cần cẩu). Xuất hàng xuống sà lan áp dụng ngược lại hàng hóa từ trên bến sẽ vận chuyển ra cầu sà lan sau đó được công cụ xếp dỡ đưa hàng xuống sà lan.

*Trên cầu bến

Xếp hàng trên mâm xe nâng hoặc xe tải: khi cần trục hạ mã hàng xuống cách sàn cầu 0,2m công nhân điều chỉnh mã hàng hạ đúng vị trí, tháo mã hàng khỏi móc cần trục, cột chặt quai võng cho mã hàng không bị sạt, lắp dụng cụ xếp dỡ không hàng vào móc để cần cẩu đưa xuống hầm sà lan. Xe nâng xúc mâm có hàng di chuyển vào kho. Xếp hàng trên phương tiện vận chuyển là xe tải: khi mã hàng còn cách sàn xe 0,2m công nhân vào vị trí điều chỉnh cho mã hàng hạ đúng vị trí, tháo mã hàng ra khỏi móc cần trục. Sau đó, tiến hành thao tác chất xếp hàng lên sàn xe. Mã hàng cuối cùng cần được hạ trên bàn kê dỡ tải sau đó xếp hàng lên sàn xe.

*Dưới sà lan

Cần cẩu di chuyển mã hàng xuống vị trí trong hầm hàng sà lan theo sự hướng dẫn của công nhân đánh tín hiệu (công nhân đứng móc). Khi mã hàng đã được hạ ổn định công nhân sẽ tháo móc mã hàng và lắp móc dụng cụ xếp dỡ không hàng vào móc cẩu. Sau đó tiến hành thao tác xếp hàng trong hầm sà lan.

*Trong kho

Xe nâng di chuyển mã hàng từ cầu bến vào trong kho nâng mã hàng đặt trên cây hàng (khoảng cách từ 20-40cm) công nhân tiến hành bốc dỡ mã hàng và tiến hành chất xếp lên cây hàng.

Xe vận chuyển chuyển mã hàng từ cầu bến vào kho: trường hợp do thiếu công nhân phải dùng xe nâng hỗ trợ thì xe nâng xúc mâm đặt lên trên sàn xe (khoảng cách 20cm) để công nhân xếp hàng từ sàn xe lên mâm, sau đó xe nâng xúc mâm vào kho cho công nhân lắp lan can vào mâm, sau đó đưa mâm hàng lên trên cây hàng (khoảng cách 20-40cm) để công nhân tiến hành chất xếp lên cây hàng.

d.Biện pháp chất xếp, chất bảo quản

  • Dưới hầm sà lan
  • Hàng được dỡ lên theo từng lớp từ sân miệng hầm tiến về các vách và từ trên xuống dưới những với độ sâu không quá chiều cao 5 bao hàng. Trên phương tiên vận chuyển:
  • Chất hàng lên mâm xe nâng có thể giữa nguyên mã hàng cùng với dụng cụ xếp dỡ và có thể được xe nâng đặt lên sàn phương tiện vận chuyển.
  • Công nhân chất hàng trực tiếp lên sàn xe hàng chất từ phía đầu xe theo từng lớp cho đạt tới độ cao vách sàn xe rồi đi dần về phía đuôi xe.

*Dưới sà lan

Hàng được xếp từ trong vách ra phía ngoài sân hầm theo từng lớp. Trước khi xếp hàng cần tiến hành kê lót và thực hiện các biện pháp chống ẩm cho hàng.

*Trong kho

Xe tải vận chuyển hàng hóa vào trong kho chứa. Trước khi xếp các lớp đầu tiên trên nền kho cần thực hiện các biện pháp kê lót chống ẩm và ngập nước cho hàng. Đống hàng được thành lập xếp cách tường kho 0,5m, theo chiều cao 4-5 bao xếp lùi vào phía trong đống 0,2m, chiều cao đống hàng không vượt quá khả năng chịu tải của bao bì và trọng lượng của đống hàng không vượt quá tải trọng cho phép của nền kho.

Kho kín bằng tường có mái che bằng tôn, cửa ra vào để chứa các loại hàng hóa đóng bao (quy cách kho chứa: Kho được chia ra thành các kho nhỏ bởi các tường ngăn cách để chứa riêng biệt hàng nông sản, trong kho chứa đối với hàng đóng bao được chất lên trên các tấm pallet để tránh ẩm, trong kho bố trí thiết bị băng tải phục vụ cho việc bốc dỡ bao từ xe xuống khu vực chứa và ngược lại nhằm giúp cho công tác bốc xếp nhanh chóng, giảm sức lao động tạm thời trước khi chuyển đến nơi tiêu thụ, đo đó việc phát sinh chất thải hầu như không có, chủ yếu là chất thải rắn do việc bốc xếp làm rách bao bì, hàng hóa rơi vãi, loại chất thải này dễ thu gom để đóng lại hoặc xử lý cùng chất thải rắn.

Hình 1.7. Quy trình bốc xếp, lưu giữ vận chuyển hàng hóa đóng bao

*Bảo quản

Không dùng móc để hỗ trợ trong các thao tác xếp dỡ hàng.

Không xếp dỡ hàng khi có mưa phải có các biện pháp chống ẩm ướt cho hàng. Không sử dụng hoặc chất xếp lên các vật có cạnh sắc nhọn có thể gây rách hỏng bao.

Hàng phải được sử dụng chất xếp chắc chắn ổn định theo từng lớp trên dụng cụ xếp dỡ, sàn phương tiện vận chuyển, trong kho.Việc bảo quản và lưu giữ trong kho theo yêu cầu của khách hàng. Do đó với khả năng của diện tích 05 kho chứa sẽ đảm bảo lưu chứa một lượng lớn hàng. Trong trường hợp không còn khả năng lưu chứa (hầu hết rất hiếm khi xảy ra). Chủ đầu tư sẽ không tiếp nhận thêm hàng hoặc hàng bốc được chuyển đi ngay.

*Các loại chất thải phát sinh

Bụi, khí thải của phương tiện vận chuyển, chất thải rơi vãi do rách bao chứa, bao bì hư hỏng, dây đai, chất thải rắn trong quá trình bảo dưỡng thiết bị máy móc.

Hình 1.8. Mô hình bốc xếp, lưu giữ vận chuyển hàng hóa đóng bao

Yêu cầu kỹ thuật an toàn:

  • Công nhân khi làm việc phải mang đầy đủ trang bị phòng hộ lao động.
  • Không lấy hàng sâu, không lấy hàng chồng bao. Hai mã hàng kép đúp phải nằm sát nhau.
  • Không chất xếp quá tải, quá chiều cao an toàn của dụng cụ xếp dỡ, phương tiện vận chuyển.
  • Lấy hàng dưới hầm sà lan và chất hàng trong kh đúng trình tự, quy cách tránh làm sạt hàng qua phía tren cabin sà lan.
  • Tài xế xe tải không được ở trên xe khi cần trục đang nâng hạ hàng trên xe.
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của dụng cụ xếp dỡ, thiết bị nâng, phương tiện vận chuyển trước khi vận hành và sử dụng.
  • Thực hiện đầy đủ nội quy an toàn lao động trong xếp dỡ hàng hóa.

3.2.2.Xếp dỡ hàng rời (hàng nông sản,vv)

Đối với các loại hàng rời sẽ sử dụng gầu xúc hàng rời đưa vào phễu, sau đó xe tải hoặc băng tải đưa vào đáy phễu để chuyển hàng lên sà lan/xe tải chạy thẳng hoặc vào kho để lưu chứa tạm thời.

Tùy vào nhu cầu vận chuyển của khách hàng, từ kho cảng, hàng rời có thể được thiết bị chuyên dùng chuyển lên ô tô hoặc được đưa lên băng tải để chuyển hàng lên sà lan.

Hình 1.9. Quy trình bốc xếp, lữu giữ vận chuyển hàng hóa hàng rời

a.Đặc điểm hàng hóa

Lúa, ngô, đậu tương,vv, nhập qua cảng dưới dạng hàng rời bằng các sà lan hàng khô, có tính năng hút ẩm, dễ bị mốc, sâu mọt.

b.Mô tả quy trình

Dưới hầm cầu: Sau khi mở nắp hầm hàng và tiến hành kiểm tra an toàn kỹ thuật các thiết bị và công cụ xếp dỡ, cần trục đưa gầu xuống lấy hàng tại khoảng sân hầm. Khi lượng hàng tại khu vực sân hầm đã hết thì cần chuẩn bị mặt hàng ở sân hầm để đưa xe gạt xuống làm việc. Xe gạt sẽ lùa gom hàng phía trong sân hầm ra ngoài cho gầu ngoạm thao tác, ngoài ra công tác này có thực hiện bằng xe cuốc. Khi lượng hàng còn quá ít gầu ngoạm không thao tác được công nhân dùng xẻng, xúc vét hàng đổ vào ben cho cần trục kéo lên.

Tại cầu bến: cần trục đưa gầu có hàng lên bờ. Tại cầu ô tô vào vị trí lấy hàng tài xế ra khỏi xe cabin xe. Cần trục hạ gầu từ từ xuống đổ vào phễu, nếu gầu một dây khi hạ xuống phễu phải giữ sàn phễu, gầu 2 dây đổ hàng khi cách sàn phễu khoảng cách <1m.

Tại kho: Ôtô vận chuyển hàng chạy vào kho, vào vị trí đổ hàng bằng cách nâng thùng xe trút đổ hàng lên đống. Xe xúc gầu sẽ thực hiện công tác vun ủi lập đống hàng. Kích thước đống hàng lập tại kho phụ thuộc vào lượng hàng và sức chịu tải của kho. Hàng được xuất ra khỏi kho sẽ được xe xúc gầu đảm nhận hoặc bằng cách đóng vào bao (50 kg/bao) tại kho rồi chất lên xe tải. Xe chở nông sản với sản lượng 3.744 tấn/ngày bốc dỡ tại bến cho 02 sà lan/ngày.

Theo quy trình bốc dỡ của cơ sở bao gồm bốc dỡ vận chuyển bằng đường bộ và bằng đường thủy trong đó: bốc dỡ bằng đường bộ khoảng 50%, bốc dỡ bằng đường thủy khoảng 50% cho các sà lan dưới 1.000 tấn bằng các hình thức bốc trực tiếp từ sà lan sang sà lan hoặc từ kho chứa xuống sà lan. Như vậy, tính cho 01 ngày bốc dỡ 3.744 tấn thì lượng nông sản vận chuyển bằng đường bộ khoảng 3.744 tấn x 50% = 1.872 tấn/ngày, vận chuyển bằng đường thủy khoảng 1.872 tấn/ngày.

Như vậy nếu tính cho đường thủy vận chuyển hàng nhập là sà lan 3.000 tấn và hàng xuất là sà lan 500 tấn trung bình bởi sà lan 500 tấn thì số lần nhập hàng qua bến là 02 lần và số lần xuất hàng qua bến là 04 lần.

Đối với đường bộ, nông sản được các xe tải của kho bãi vận chuyển về kho chứa hoặc xe của khách hàng có trọng tải chở từ 20-26 tấn/xe, tính trung bình là 23 tấn/xe trong trường hợp vận chuyển hết lượng nông sản nhập trong ngày thì số lần xe vào nhận hàng là: 1.872 tấn/ngày ÷ 23 tấn/xe = 82 chuyến/ngày.

c.Phương pháp chất xếp, bảo quản

Trước khi đổ lập đống hàng trong kho phải vệ sinh kho sạch sẽ khô ráo, dùng bạt trải lót nền kho tránh ẩm cho hàng. Đống hàng đổ đống bằng ô tô tự đổ sau đó dùng xe gạt hoặc gầu vun đống, đống hàng cách tường kho 0,5m.

Quy cách kho chứa: kho được chia ra thành các kho nhỏ bởi các tường ngăn cách để chứa riêng biệt các khu vực chứa hàng nông sản. Đối với hàng rời nông sản sẽ được bố trí tại khu vực riêng trong kho và được ngăn với khu vực khác bởi tường ngăn, phía trên mái có lắp đặt hệ thống PCCC bằng nước, trong kho bố trí hệ thống đèn hồng ngoại bẫy côn trùng kèm theo hệ thống hút, định kỳ được thay khi các tấm hút dính công trùng đầy tấm, đèn hỏng sẽ được vận chuyển về kho chứa chất thải nguy hại và thay bóng đèn mới.

Ngoài biện pháp dùng đèn bẫy côn trùng. Cơ sở sử dụng thêm biện pháp thuê đơn vị có chức năng diệt mối, mọt, côn trùng trong quá trình lưu kho các loại hàng hóa nông sản. (Chất thải từ hoạt động này sẽ được đơn vị diệt mối, mọt, côn trùng thực hiện thu gom và vận chuyển về không lưu chứa tại cơ sở).

d.Công tác đảm bảo an toàn lao động

Không được lại gần cách 2,5m đối với thiết bị xếp dỡ: gầu hoặc ben khi chúng chưa ở vị trí cân bằng vững chắc. Không được xả hàng rơi đột ngột với số lượng lớn. Không được lên mặt phễu chọc phá vòm khi đang cẩu đang rót hàng. Khi làm hàng với gầu người lái cẩu phải thao tác thận trọng, không được để chúng dao động với biên độ lớn và quăng vào vách hầm hàng. Phải đổ hàng xuống xe tải thông qua phễu.

Công nhân đóng mở cửa phễu đúng thời điểm tránh làm hàng xả ra ngoài xe. Công nhân san hàng trên xe phải lưu ý tránh cửa phễu đang xả hàng. Không đổ hàng ở độ cao lớn hơn quy định tránh bay bụi. Sử dụng gầu ngoạm kín miệng tránh rơi vãi hàng. Khi làm việc ở hầm sà lan công nhân phải mang những thiết bị bảo hộ an toàn cá nhân.

Trong thời gian gom hàng ở hầm sà lan cần lưu ý sự di chuyển của các thiết bị xếp dỡ bằng cần cẩu. Công nhân lái cẩu phải tiến hành công tác kiểm tra kỹ thuật máy và công cụ xếp dỡ trước khi làm hàng. Không được quăng gầu ngoạm hàng bằng cần cẩu. Thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động.

3.2.3.Công nghệ khai thác hàng container

Tại tuyến bến

Sử dụng cần cẩu tháp loại MACGREGOR lắp đặt cố định trên cầu cảng để bốc xếp hàng Container từ sà lan lên các phương tiện vận tải và ngược lại.

*Tuyến sau bến

Vận chuyển container từ cầu cảng vào kho bãi sử dụng xe chuyên dùng loại 20 feet và 40 feet. Tại khu vực bãi chứa container sử dụng cẩu bánh hơi sức nâng 40 tấn và xe nâng RSD sức nâng 45 tấn để nâng container có hàng, xe nâng 5÷10 tấn để nâng container rỗng.

Hình 1.10. Quy trình bốc xếp, lữu giữ vận chuyển hàng hóa bằng container

*Các loại chất thải phát sinh

Bụi, khí thải của phương tiện vận chuyển, chất thải rắn trong quá trình bảo dưỡng thiết bị máy móc. Sự cố đắm chìm sà lan, cụ thể như sau:

a.Đặc điểm hàng hóa

Container gồm: container 20 feet, 40 feet có chiều cao 9 feet 6 in, 8 feet 6 in. Container có các cấu tạo vách kín, vách cách nhiệt với contanier, không có tấm nóc, không có vách bên hông nóc, kiểu sàn chờ tải và khung container với chứa bồn. Hàng hóa chứa trong container rất đa dạng: hàng khô, lỏng, hàng thực phẩm tươi sống, thiết bị máy móc, kim loại. Trọng lượng có hàng Q = 24-35 tấn, không hàng Q = 2,37-5,87 tấn. Sà lan chuyên chở container có trọng tải đến 3.000DWT.

b.Quy trình vận hành

*Dưới hầm tàu/sà lan

Hàng nhập: dưới sà lan các công nhân tháo tăng đưa khóa chằng buộc container trên sà lan. Khi cần trục hạ khung cầu bán tự động ăn khớp với các lỗ khóa trên container công nhân điều khiển cho gù kéo xoay góc 900 khóa vào khớp góc trên container xong vào vị trí an toàn cho cần trục kéo hàng lên. Cần cẩu dùng khung cẩu tự động để xếp dỡ container nên tất cả thao tác của cần cẩu phải theo người làm tín hiệu. Trường hợp dùng khung có gù rời kéo container biến dạng hoặc khi sà lan bị nghiêng: cần trục hạ khung xuống cho bộ móc nằm trên nóc container thì dừng lại cho công nhân lên nóc container lắp gù khóa vào khớp góc sau đó xoay đi góc 900 cho gù khóa vào hàng. Cần trục kéo căng dây cho công nhân kiểm tra, nếu các gù khóa vào khớp góc an toàn công nhân về vị trí an toàn cho cần trục kéo mã hàng lên. Khi làm hàng với sà lan xe nâng xúc container đặt lên rơ- moóc. Đầu kéo rơ- moóc có hàng chạy vào trong bãi cho xe nâng xếp dỡ.

Hàng xuất: cần trục di chuyển hàng hạ vào vị trí theo yêu cầu, khi hàng đã nằm ổn định công nhân điều khiển gù kéo xoay ngược lại góc 900 mở khóa cho cần trục lấy khung ra khỏi hàng.

*Trên cầu bến:

Hàng nhập: cần trục kéo hàng lên hạ xuống cầu bến hoặc sàn rơ- moóc, đối với trường hợp sử dụng khung cẩu bán tự động công nhân điều khiển cho gù kéo xoay ngược 900 mở khóa. Trong trường hợp sử dụng khung cẩu tự động hoàn toàn thì lái cẩu điều khiển cho khóa của khung mở, sau đó lái cẩu nâng chuyển khung không hàng lên khỏi container. Xe nâng, đầu kéo di chuyển hàng vào bãi.

Hàng xuất: container được xe tải, xe nâng hoặc đầu kéo đưa đến cầu tàu. Cần cẩu hạ khung cẩu cho gù kéo lọt vào các khớp góc trên container xong vào vị trí an toàn cho cần trục kéo hàng lên cao 0,2m dừng lại kiểm tra, nếu mã hàng an toàn cho cần trục kéo đưa xuống hầm sà lan.

*Trên bãi:

Việc làm hàng sẽ do các thiết bị xe nâng, reachstacker, RTG thực hiện công tác chất xếp bảo quản hàng cũng như xuất hàng ra khỏi bãi. Các công nhân cơ giới thực hiện các thao tác nâng chuyển hàng không có sự tham gia của công nhân thủ công mà thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ phụ trách quản lý bãi container.

Chú thích: reachstacker là dòng thiết bị nâng thủy lực dùng nâng hạ, xếp dỡ, di chuyển container trong khu vực kho bãi của cảng (thường là các cảng loại nhỏ, đến loại trung, cảng nội địa); RTG (Rubber Tired Gantry Crane) là loại cẩu dùng để nâng đỡ các loại hàng hóa, thiết bị có trọng lượng lớn được sử dụng trong hoạt động xếp dỡ tàu và container.

c. Biện pháp bốc xếp và bảo quản

Dưới hầm sà lan

Container xếp theo từng lớp chồng khít tầng trên với tầng dưới hoặc vào các khóa giữa các lớp hàng. Hàng được xếp từ trong vách hầm ra ngoài miệng hầm, các lớp hàng xếp trên mặt boong được lắp thêm khóa liên kết các container với nhau và neo vào mạn sà lan. Các container xếp trên boong cao hai lớp phải dùng khóa liên kết dọc giữa hai lớp và phải chằng buộc vào sà lan chắc chắn. Ngoài ra, cơ sở còn bố trí khu vực chứa container lạnh.

*Trên xe​ tải

Container được xếp đúng vào các vị trí có lắp khóa trên sàn phương tiện, hoặc vào đúng vị trí sàn xe vận chuyển.

Xe bốc container: như tính toán trong điều kiện tối ưu nhất là 260 container thông qua bến sà lan, tính cho trường hợp bốc dỡ toàn bộ sang cảng xuất chủ yếu sang cảng CMIT là 260 chuyến xe/ngày (tính cho 01 container/lượt vận chuyển). Như vậy, trình tự thực hiện bốc dỡ container được thực hiện với năng suất khai thác 13 container/giờ tức khoảng 60 phút/13 = 4,6 phút/container được thực hiện bởi 07 đầu kéo thực hiện quay vòng để đảm bảo khi cẩu bốc container theo 01 chu trình được thực hiện có ngay xe chờ sẵn để đón container vận chuyển sang cảng CMIT bên cạnh cơ sở. Như vậy một xe sẽ thực hiện khoảng 30 phút cho 01 chu trình vận chuyển. Với khoảng cách cơ sở giáp ranh với cảng CMIT trong thời gian 30 phút cho 01 chuyến là rất khả thi, ngoài ra còn một lượng container được lưu chứa tạm thời tại kho bãi để dự phòng trong trường hợp cảng CMIT chưa tiếp nhận hàng.

*Trên bãi:

Container được xếp thành các lô các dãy, tại các bãi do reachstacker làm hàng container có hàng có thể chất cao tối đa là 5 tầng, với RTG là 4 tầng nếu bằng xe nâng 3 tầng. Các container rỗng thì có thể chất cao 5 tầng. Đảm bảo khi xếp chồng các container phải tiếp xúc với nhau tại các khớp góc, không được chồng container 20 feet lên trên container 40 feet. Container được bảo quản tại các bãi chuyên dùng cho khả năng chịu lực, không bị đọng nước với độ nghiêng thích hợp đảm bảo độ ổn định của chồng hàng theo chiều cao. Trong trường hợp có dự báo bão, container phải được xếp thành khối.

Hình 1.11. Quy trình bốc dỡ container

3.2.4.Hoạt động xếp dỡ than

Nội dung xếp dỡ than đã được đề cập trong thuyết minh quy hoạch chi tiết 1/500 dự án đầu tư quy hoạch xây dựng công trình hệ thống kho bãi cụm dịch vụ hàng hải Hưng Thái (ICD Hưng Thái giai đoạn 1). Quy hoạch chi tiết 1/500 giai đoạn 1 của cơ sở đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2368/QĐ-UBND ngày 23/08/2017.

Quy trình x​ếp dỡ than cụ thể như sau:

Hình 1.12. Quy trình bốc xếp than

Thuyết minh quy trình: than cập cảng bốc xếp bằng gầu xúc chuyên dụng đặt trên bến, than từ cảng chuyển xuống tàu/sà lan bằng phễu di động và hệ thống băng tải kín, đối với quy trình nhập than có thể sử dụng băng tải hoặc rót than trực tiếp từ phễu di động xuống xe chở hàng. Hệ thống băng tải sử dụng loại băng tải kín, tự động nhằm tránh các tác động của gió, mưa.

Hình 1.13. Hình ảnh hệ thống băng chuyền kín

>>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấp phép môi trường của Nhà máy chế biến hải sản

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha