Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao. Sản phẩm là tôm thẻ chân trắng thương phẩm. Tổng diện tích đất của Cơ sở là 3.055.107,2 m2 với công suất thiết kế tối đa cho 48 trại sản xuất.

Ngày đăng: 16-08-2024

92 lượt xem

MỤC LỤC
 
MỤC LỤC .............................................................i
 
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ....................iv
 
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................v
 
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...........................................vii
 
Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ .............................1
 
1.Tên chủ cơ sở: ...........................................................1
 
2.Tên cơ sở: ...........................................................................2
 
3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở: .................4
 
3.1.Công suất hoạt động của cơ sở: ..................................4
 
3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở: ......................................5
 
3.3.Sản phẩm của cơ sở: ..........................................................5
 
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp
 
điện, nước của cơ sở: ........................................................12
 
4.1.Nhu cầu nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng ..........................................12
 
4.2.Nhu cầu sử dụng nhiên liệu .......................................................13
 
4.3.Nhu cầu sử dụng điện, nước ......................................................13
 
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở.......................................16
 
5.1.Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của dự án ...................................................16
 
5.2.Các hạng mục công trình của dự án ...........................................17
 
5.3.Danh mục máy móc thiết bị ........................................20
 
Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU
 
TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG ..........................................23
 
1.Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch
 
tỉnh, phân vùng môi trường .............................................23
 
2.Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường:....................... ,25
 
Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP .......32
 
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ .................................................................32
 
1.Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải ..................32
 
1.1. Thu gom và thoát nước mưa ............................................................................32
 
1.2. Thu gom, thoát nước thải............................................................ 33

1.2.1. Công trình thu gom nước thải.................................................... 33

1.2.2. Công trình thoát nước thải............................................................... 38

1.2.2. Điểm xả nước thải sau xử lý............................................. 39

1.3. Xử lý nước thải............................................................. 40

1.3.1. Xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt...................................................... 40

1.3.2. Xử lý nước thải sản xuất............................................................................ 44

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.................................................................. 56

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.................................... 58

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại.......................................................... 62

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung................................................................... 65

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường................................................ 66

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác......................................... 71

8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo

đánh giá tác động môi trường............................................................. 72

9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp................................... 82

10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường,

phương án bồi hoàn đa dạng sinh học................................................. 82

Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG....................... 83

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải......................................................... 83

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải.................................................................... 84

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung............................................................... 86

4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH....................... 86

5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm

nguyên liệu sản xuất................. 86

Chương V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............................... 87

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải....................................................... 87

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước mặt....................................................... 90

3. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải................................................. 95

Chương VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ......... 96

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải........................................... 96

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của

pháp luật..................................................... 96

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.......................... 97

Chương  VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO  VỆ  MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ............... 99

Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.............................................. 100

PHỤ LỤC BÁO CÁO.......................................................................... 102

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở:

Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần ............

Địa chỉ văn phòng: ..............., Xã Hiệp Thành, Thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.

Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: ............... - Chức vụ: Giám đốc. Năm sinh: ..........; Quốc tịch:...........; Số hộ chiếu: ..........ngày 26/11/2019, nơi cấp:...........;

Địa chỉ thường trú: ..........................; Địa chỉ: ..................., phường Thảo Điền, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Người được ủy quyền (Theo giấy ủy quyền ngày 26/8/2022):............... - Chức vụ: Giám đốc điều hành. Căn cước công dân số:.................. Cấp ngày 14/08/2022 Tại Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Địa chỉ thường trú: Khu dân cư phường 2, TP. Bạc Liêu. Địa chỉ liên lạc: Ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, TP. Bạc Liêu.

Điện thoại: .....................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp: ................, đăng ký lần đầu ngày 24 tháng 09 năm 2014, đăng ký thay đổi lần 4 ngày 07 tháng 02 năm 2022.

Chủ trương đầu tư của dự án: Dự án Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao được xây dựng trên phần đất lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 29, Luật Đầu tư năm 2020 (Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai). Theo đó, Công ty Cổ phần............ đã được chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1170/QĐ-UBND ngày 22/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất cho thuê đất thu tiền thuê hàng năm khu đất tại ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu (phần đất thu hồi quyền thuê đất trước thời hạn đối với Công ty Duyên hải Bạc Liêu, thời gian thuê đất là 50 năm).

2. Tên cơ sở:

Tên cơ sở: Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao (Theo Quyết định số 604/QĐ-UBND ngày 29/03/2019 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao).

Địa điểm cơ sở: ..................., Xã Hiệp Thành, Thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.

Loại hình sản xuất kinh doanh: Nuôi tôm thương phẩm.

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí cơ sở

  • Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các loại giấy phép có liên quan đến môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:
  • Quyết định số 342/QĐ-UBND ngày 04/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao tại ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
  • Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 10/06/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc điều chỉnh một phần Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao tại ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
  • Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Mã số QLCTNH: 95.000115.T (cấp lần đầu).
  • Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 52/GP-UBND ngày 13/09/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu.
  • Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 53/GP-UBND ngày 13/09/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu.
  • Giấy phép xả thải vào nguồn nước số 54/GP-UBND ngày 13/09/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu.

- Quy mô của cơ sở:

  • Tổng vốn đầu tư của cơ sở là 2.000.000.000.000 đồng (theo Quyết định số 604/QĐ-UBND ngày 29/03/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao).
  • Diện tích đất, đất mặt nước: 3.055.107,2 m2 .
  • Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công: Cơ sở có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên nên thuộc dự án nhóm A theo mục IV, phần A Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công.
  • Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về môi trường: Cơ sở thuộc dự

án đầu tư nhóm II theo quy định tại STT 2 Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời theo Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 54/GP-UBND ngày 13/09/2019 với thời hạn từ 13/9/2019 đến 13/9/2024 (giấy phép môi trường thành phần).

Đối chiếu quy định tại khoản 2 Điều 39, điểm c khoản 3 Điều 41 và điểm d khoản 2 Điều 42 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: Cơ sở thuộc đối tượng phải lập hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Bạc Liêu.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:

- Công suất thiết kế như sau:

+ Hiện tại: 40 trại gồm khu A: 7 trại; khu B: 14 trại; khu C: 11 trại, khu D: 8 trại. Đến năm 2030 sẽ đầu tư thêm khu G: 8 trại, nâng tổng số trại của cơ sở là 48 trại. Mỗi trại gồm 6 ao, mỗi ao có diện tích 1.600 m2.

+ Sản lượng trung bình 30 tấn/trại/vụ, có 3 vụ/năm (mỗi vụ từ 90 đến 100  ngày).

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:

a. Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm:

* Quy trình nuôi tôm thẻ chăn trắng thương phẩm:

Hình 1.2. Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm

Hoạt động sản xuất tôm sẽ phát sinh các loại chất thải như sau: bùn phù sa từ các hoạt động xử lý cấp nước đầu vào, bùn lắng từ quá trình xử lý nước thải, nước thải do thay nước trong quá trình nuôi và các chất thải rắn (chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại). Các biện pháp xử lý được trình bày chi tiết tại chương 3.

Thuyết minh quy trình:

Chuẩn bị ao nuôi

Đối với ao mới

  • Cải tạo thật kỹ qua các công đoạn: dọn sạch đáy ao, bón vôi và phơi ao từ 10 -15 ngày để tiêu diệt hết các mầm bệnh.
  • Lót bạt toàn bộ bờ và đáy ao.

Đối với ao đã nuôi

  • Sau mỗi vụ nuôi, vệ sinh đáy ao vad thiết bị nhằm loại bỏ các chất thải tồn lưu ra khu vực ao chứa chất thải, tiến hành phơi đáy để diệt trùng đáy ao.
  • Sửa bạt: Kiểm tra đường hàn, vị trí đùn, chỗ rách,... và xử lý.

Lắp đặt thiết bị:

  • Lắp đặt 1 cầu nhá, đặt nhá.
  • Lắp đặt hệ thống tạo oxy đáy.
  • Lắp đặt hệ thống điện.
  • Chuẩn bị dụng cụ: Vợt (vớt bọt) đường kính 40 cm, phuy (đựng bọt), xô (múc nước xử lý), ca (tạt thuốc), thau (đựng thức ăn), ống siphon, dụng cụ lấy mẫu nước.
  • Bơm nước vào ao khoảng 10cm, dùng dung dịch chlorine ngâm dụng cụ, thiết bị, đáy ao. Sau 2 ngày xả bỏ nước chlorine và vệ sinh lại bằng nước ngọt.

Lấy nước và xử lý: Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, cơ sở sử dụng nguồn nước mặt lấy từ biển vào, với quy trình xử lý như sau:

Hình 1.3. Quy trình xử lý nước cho ao nuôi

Nước từ biển Đông theo kênh thủy lợi chảy vào cống lấy nước. Nước qua cống và hệ thống kênh dẫn nước vào ao lắng bùn, sau đó được bơm qua hệ thống ao lắng bạt để tiếp tục lắng cặn lơ lửng.

Tiếp theo, nước được bơm vào ao xử lý (bằng các phương pháp như: sử dụng chlorine, ozon hoặc mương điện hóa) để khử trùng nước. Sau khi nước cấp thỏa các tiêu chí (thủy lý hóa, mầm bệnh) của ao nuôi thì mới bơm cấp cho các ao nuôi tôm. Trường hợp nước cấp chưa đạt thì tiếp tục xử lý, kiểm tra mẫu nước lần nước, rồi mới cấp ao nuôi. Nước sau khi khử trùng được chứa tại các ao sẵn sàng, trước khi cấp vào ao nuôi sẽ được lọc qua hệ thống lọc (bằng cát thủy tinh) và tiệt trùng UV để đảm bảo chất lượng nước cho hoạt động sản xuất.

Gây màu nước

  • Gây màu nước bằng vi sinh: Gây màu tốt giúp ổn định môi trường nước, hạn chế được tôm bị sốc giúp tăng tỷ lệ sống.

Thả tôm giống

  • Khi màu nước đã lên tiến hành kiểm tra và điều chỉnh các chỉ tiêu môi trường phù hợp rồi mới tiến hành thả giống vào sáng sớm hoặc chiều mát.
  • Tôm giống thả nuôi phải đảm bảo sạch bệnh, đạt Cơ sở ATDB theo tiêu chuẩn OIE - cấp.
  • Mật độ thả: 200 - 400 con/m2.
  • Quá trình nuôi tôm tại dự án được thực hiện theo công nghệ tự động hóa nên để kiểm soát quá trình nuôi, vệ sinh ao, cho nước vào, cung cấp thức ăn và oxy cho đến thu hoạch xả nước. Việc thả tôm nuôi cũng được tính toán cụ thể tùy thuộc vào các điều kiện thực tế tại từng thời điểm..

Chăm sóc – quản lý

Thức ăn và cách cho ăn:

  • Chất lượng thức ăn đảm bảo hàm lượng đạm từ 30 – 35% chủ yếu nhập trực tiếp từ nhà máy sản xuất thức ăn của Tập đoàn............ hoặc các nhà cung cấp đạt điều kiện theo quy định. Ngoài ra trong quá trình nuôi phải thường xuyên bổ sung các loại vitamin, khoáng vi lượng, chế phẩm sinh học,... để tăng cường sức khỏe cho tôm.
  • Đối với tôm <20 ngày tuổi, quá trình cho ăn được thực hiện thủ công với lượng thức ăn cho tôm theo đúng hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất, đồng thời cũng phải lưu ý những quá trình sau đây trong quá trình quản lý cho tôm ăn:
  • Tôm chân trắng thường ăn liên tục và ăn nhiều cữ trong ngày, những lúc trời nắng ấm, gió nhẹ nên cần tăng lượng thức ăn cho tôm vào những thời điểm này.
  • Khi nước ao nuôi có những diễn biến bất thường: trời đang mưa to gió lớn, tôm đang nổi đầu, tôm đang lột xác không nên cho ăn.
  • Để kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu từ tuần thứ 3 bắt đầu đặt nhá để cho tôm vào nhá. Việc bỏ thức ăn trong nhá nên căn cứ vào trọng lượng tôm và kiểm tra nhá một cách chặt chẽ.
  • Đối với tôm từ 30 ngày tuổi trở lên sẽ được cho ăn bằng thiết bị tự động: tăng tần suất cho ăn, tiết kiệm nhân lực.
  • Việc chuyển đổi mã số thức ăn căn cứ theo trọng lượng tôm là tiêu chuẩn, không dựa vào tuổi tôm.

Quản lý môi trường ao nuôi:

  • Về môi trường sống, tôm được nuôi trong mô hình nhà màng và nhà lưới. Bên trong các trại nuôi, các ao nuôi đều lót bạt, nguồn nước mặn được xử lý qua nhiều công đoạn rồi mới đưa vào ao nuôi. Trong mỗi ao đều có quạt nước và ống bơm oxy hoạt động suốt 24 giờ nhằm cung cấp đầy đủ lượng oxy cho tôm phát triển. Nhiệt độ ao được giữ ở mức ổn định 28 - 320C và chỉ dao động trong khoảng 1,50C từ ngày sang đêm.
  • Để cải thiện môi trường và duy trì mật độ sinh vật phù du làm thức ăn tự nhiên cho tôm định kì bổ sungcác loại chế phẩm vi sinh.
  • Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh các chỉ tiêu môi trường quan trọng sao cho luôn nằm trong ngưỡng thích hợp.
  • Các thông số cần kiểm tra hàng ngày là nhiệt độ pH, độ kiềm; ở ao nuôi mật độ cao cần kiểm tra thêm chỉ tiêu DO. Các thông số trên nên kiểm tra 02 lần mỗi ngày vào 7 - 8 giờ sáng và 3 - 4 giờ chiều.

Thay nước:

  • Thường xuyên cấp bổ sung nước giữ ở mức 1,0m.
  • Trong quá trình nuôi căn cứ vào môi trường ao, chất lượng nước để quyết định việc thay nước và lượng nước cần thay cho ao nuôi:
  • Thời điểm bắt đầu thay nước: Từ 7-10 ngày sau khi thả.
  • Lượng nước thay: dao động từ 5-20%.
  • Tần suất thay 2 - 3 lần/tuần.
  • Sử dụng khoáng định kỳ cho ao nuôi: 2 ngày/ lần
  • Xử lý đáy định kỳ cho ao nuôi: 2 lần/ tuần
  • Diệt khuẩn cho ao nuôi: Diệt khuẩn cho ao nuôi thông qua việc xét nghiệm sinh. Nếu xét nghiệm phát hiện mật độ vi khuẩn có hại vượt ngưỡng cho phép thì tiến hành diệt khuẩn.
  • Điều chỉnh pH: bằng CaO, mật rỉ đường, Dolomite, Soda, Alkanline.
  • Điều chỉnh độ trong bằng: CaCO3, Dolomite, Zeolite.
  • Khi NH3 và H2S vượt quá tiêu chuẩn, giải pháp đầu tiên là xi phong đáy ao để xả bớt căn, bổ sung vi sinh chuyển hóa Nitrosomonat – Nitrobacteria, tăng cường sục khí. Dùng Zeolite để kết tủa chất hữu cơ xuống đáy thuận tiện cho việc xi phong.
  • Thu hoạch: Sau từ 90 -100 ngày nuôi, tôm thẻ chân trắng đạt cỡ thương phẩm từ 30 - 50 con/kg thì tiến hành thu hoạch.

Ưu điểm của quy trình nuôi

  • Hệ thống công trình được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Ao nuôi được bao che giúp hạn chế thấp nhất tác động của khí hậu, thời tiết bất thường, tiêu cực; Ngăn chặn được sự xâm nhập mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.
  • Sử dụng vi sinh giúp đẩy mạnh quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường khu nuôi đồng thời hạn chế sự xâm nhập của yếu tố bất lợi từ môi trường vào khu nuôi.
  • Ưu tiên sử dụng các công nghệ hiện đại nhằm đạt được các mục tiêu chính là tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

* Các công nghệ, kỹ thuật hiện đại áp dụng trong sản xuất

Tại Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao, từ khi hoạt động đến nay, Công ty Cổ phần  luôn không ngừng nghiên cứu, cải tiến các kỹ thuật nuôi với phương châm ưu tiên áp dụng các công nghệ sản xuất hiện đại, thân thiện với môi trường nhằm hướng đến việc phát triển bền vững trong hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời phải đảm bảo hạn chế tối thiểu việc phát sinh chất thải và các tác động tiêu cực đối với môi trường.

Các công nghệ, kỹ thuật đang được áp dụng từ khâu lựa chọn tôm giống đến suốt quá trình nuôi tại cơ sở cụ thể như sau:

  • Nguồn tôm giống sử dụng: Trong hoạt động sản xuất tôm thương phẩm, nguồn tôm giống tốt đóng vai trò rất quan trọng. Nguồn tôm giống được cung cấp từ các Trại giống thuộc Tập đoàn..., được chọn lọc qua các thế hệ tôm bố mẹ theo công nghệ của Viện CSIRO (Úc), đạt các tiêu chuẩn tăng trưởng và chống chịu với dịch bệnh, phù hợp nhiệt độ thấp, độ mặn thấp. Các trại giống cung cấp cho Cơ sở đều đạt chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Cục Thú y cấp.
  • Vận chuyển tôm giống: Quá trình vận chuyển tôm giống được giám sát nhiệt độ, theo dõi hành trình xe vận chuyển tôm giống, cảnh báo cho người vận chuyển tôm biết khi nhiệt độ bên trong xe vận chuyển vượt ngưỡng cho phép bằng còi báo hoặc đèn báo.
  • Thiết kế ao nuôi: Các ao nuôi được thiết kế có mái che phủ (che bằng bạt tráng HDPE/PE hoặc lưới lan). Đây là công nghệ có tính thực tiễn cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, hạn chế rủi ro từ các mầm bệnh bên ngoài, tăng mùa vụ và giảm chi phí giá thành sản xuất.
  • Xử lý nước cấp: Nước cấp được xử lý bằng công nghệ điện hóa sóng siêu âm kết hợp Nano Bubble có tác dụng diệt khuẩn trong nước mà không sử dụng hóa chất gây tác động xấu đến môi trường, tạo điều kiện cho vi sinh phát triển. Ngoài ra, vật liệu lọc sử dụng trong cột lọc trước khi cấp cho ao nuôi được lựa chọn là cát thủy tinh có đặc tính là tuổi thọ sử dụng rất cao, hạn chế các phát thải do thay thế vật liệu lọc nước gây ra.
  • Kiểm soát chất lượng nước ao nuôi: bằng dụng hệ thống xi phong - thu bọt tự động trong ao nuôi: thu được vỏ tôm, xác tôm, chất hữu cơ trong nước một cách liên tục, nhờ đó giảm việc phát sinh các chất ô nhiễm trong nước, giảm lượng nước phải xả bỏ và cấp bổ sung.
  • Máy cho ăn tự động: Máy cho ăn được cài đặt tự động giờ ăn giúp tăng tần suất cho ăn và tiết kiệm nhân lực. Ngoài ra, máy cho ăn tự động còn giúp phân bố thức ăn đều theo diện tích ao giúp tiết kiệm thức ăn, giảm lượng thức ăn thừa.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học (probiotic, prebiotic, synbiotic): Chế phẩm sinh học được sử dụng trong xử lý nước trước khi cấp vào các ao nuôi nhằm tạo vi sinh có lợi và điều kiện thuận lợi cho tảo khuê phát triển. Ngoài ra, chế phẩm sinh học còn được trộn vào thức ăn nhằm tạo khả năng hấp thu tốt cho tôm, hạn chế lượng thức ăn dư thừa trong nước, từ đó giảm tần suất thay nước và giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải.
  • Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh hay bất kỳ hóa chất cấm nào trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.
  • Tự động hóa hoàn toàn tất cả các hệ thống bơm điều khiển trong trại nuôi thương phẩm bao gồm các trạm bơm đầu nguồn 22Hp, hệ thống bơm trộn nước 5,5Hp, hệ thống bơm hồ lắng 5,5Hp.
  • Công tác kiểm nghiệm: Tại cơ sở có phòng Lab đạt chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2017 – Lĩnh vực Thủy Lý Hóa với Mã số Vlas 1358 (hiệu lực lần đầu 3/2021, hiệu lực công nhận 3/2024): Phòng Lab có chức năng phân tích mẫu nước ao nuôi nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước, tăng hiệu quả nuôi do xử lý kịp thời các rủi ro về mầm bệnh.

Ngoài các công nghệ đang áp dụng chính thức như trên, Cơ sở cũng đang trong quá trình thử nghiệm nhiều kỹ thuật, công nghệ khác, sau khi đánh giá hiệu quả sẽ xem xét để triển khai trong thời gian tới:

  • Máy đếm tôm trực tiếp trong ao nuôi: kiểm soát mật độ, kích cỡ tôm trong ao nuôi. Từ đó phục vụ cho việc kiểm soát hệ số thức ăn FCR , kiểm soát được sức khỏe tôm và có chế độ chăm sóc phù hợp.
  • Công nghệ Nano oxy: tăng hiệu quả cung cấp oxy trong ao nuôi, giảm chi phí điện năng cho việc sục khí. Đối với loại hình nuôi tôm thương phẩm, việc sục khí đảm bảo nồng độ oxy trong nước tiêu thụ lượng điện năng rất lớn. Giảm được nhu cầu điện năng từ hoạt động này giúp giảm sử dụng năng lượng, gián tiếp giảm các khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Dự kiến trong tương lai, Cơ sở sẽ tiếp tục nghiên cứu để triển khai các công nghệ sau:

  • Tự động hóa việc thu thập và giám sát dữ liệu nhiệt độ, độ mặn, độ pH, của nguồn nước biển đầu vào làm cơ sở để phân tích dữ liệu nước biển đầu vào theo từng ngày, tháng, năm.
  • Tự động hóa việc thu thập dữ liệu chất lượng nước trong ao nuôi như: nhiệt độ, độ mặn, độ pH, oxy hòa tan, kiềm,.... Dữ liệu chất lượng nước sẽ được lưu trữ, cảnh báo online khi chất lượng nước không đạt theo yêu cầu.
  • Tự động hóa mô hình điều khiển quạt oxy trong nước cho ao nuôi.
  • Mô hình điều khiển tập trung từ phòng quản lý trung tâm kiểm soát toàn bộ hoạt động nuôi.
  • Công nghệ cho ăn tự động: Khi tôm đói, chúng sẽ kẹp càng lại, ngay lập tức, thiết bị thu sóng siêu âm Sonar dưới đáy ao sẽ tiếp nhận tín hiệu và truyền lệnh tới hệ thống máy chủ để cho tôm ăn. Sau khi tôm đã no thì hệ thống cũng dừng hoạt động. Công nghệ mới này giúp tôm được chủ động cho ăn khi có nhu cầu.

3.3. Sản phẩm của cơ sở:

Sản phẩm của Cơ sở là tôm thẻ chân trắng thương phẩm.

Sản lượng trung bình 30 tấn/trại/vụ, có 3 vụ/năm, mỗi vụ từ 90 đến 100 ngày.

Với công suất thiết kế tối đa của Cơ sở là 48 trại, tương đương 1.440 tấn/vụ, 4.320 tấn/năm.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

4.1. Nhu cầu nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng

Nguyên, vật liệu phục vụ cho quá trình hoạt động của cơ sở như sau:

Tôm giống thẻ chân trắng: Được cung cấp bởi Công ty Cổ phần........... - Bạc Liêu tại phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu. Số lượng tôm giống thả nuôi phụ thuộc và biến động rất lớn vào tình hình diễn biến của thị trường và kết quả sản lượng nuôi của vụ trước, cảnh báo diễn biến dịch bệnh và khả năng kiểm soát của khu vực.

Nhu cầu về thức ăn, thuốc thủy sản, vôi: Được các công ty chuyên cung ứng thức ăn, thuốc thủy sản trong khu vực, vận chuyển đến khu nuôi tôm của công ty. Các đại lý, cửa hàng phân phối của các nhãn hàng này trong khu vực, đảm bảo các loại vật tư hóa chất sử dụng đều thuộc danh mục cho phép sử dụng tại Việt Nam và đạt các yêu cầu riêng của ............, không thuộc danh mục cấm sử dụng, có xuất xứ, công bố chất lượng hàng hóa rõ ràng nhằm đảm bảo hiệu quả của quá trình sản xuất tôm.

Cách tính khối lượng thức ăn:

Lượng thức ăn cho tôm thay đổi phụ thuộc vào mỗi giai đoạn tôm phát triển và trọng lượng của tôm trong mỗi giai đoạn. Qua thực tế quá trình nuôi tại cơ sở, tỷ lệ cho ăn trung bình FCR dao động từ 1,3 – 1,5 tấn thức ăn/1 tấn tôm, lấy trung bình: 1,5 kg thức ăn/1 kg tôm.

Khối lượng thức ăn/năm: 1,5 tấn thức ăn/1 tấn tôm x 4.320 tấn tôm/năm = 6.480 tấn thức ăn/năm. 

Khối lượng thuốc thủy sản, vôi của cơ sở khi đi vào hoạt động như sau:

Bảng 1.2. Nhu cầu về thuốc thủy sản, vôi của cơ sở

4.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

Nhiên liệu sử dụng tại công ty chủ yếu là dầu DO, xăng A95 dùng cho xe, máy bơm và máy phát điện dự phòng, nhiên liệu được các cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại địa phương cung cấp đến tận công ty với nhu cầu sử dụng như sau:

Bảng 1.3. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu tại cơ sở

4.3. Nhu cầu sử dụng điện, nước

4.3.1. Nhu cầu sử dụng điện

Sử dụng nguồn điện lưới quốc gia thông qua tuyến đường dây 22 kV chạy qua xã Hiệp Thành và cơ sở đã đầu tư 04 trạm biến áp (2 trạm 3p-1000KVA, 2 trạm 3p-1250KVA). Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, cơ sở đã đầu tư 04 nhà máy phát điện, mỗi nhà có 02 máy phát điện dự phòng (Hiệu Cumins và Baudouin; công suất 1000 KVA, 1360KVA, 1250KVA và 750KVA; xuất xứ từ Mỹ).

Nhu cầu sử điện của cơ sở như sau:

  • Năm 2022: 10.861.876 kWh/năm.
  • Năm 2023: 5.775.920 kWh/năm.

4.3.2. Nhu cầu sử dụng nước

a) Nguồn nước sử dụng:

Nguồn nước phục vụ cho các hoạt động của cơ sở là nước mặt (lấy từ Biển Đông) và nước dưới đất (03 giếng khoan), cụ thể:

Nước mặt: Trong quá trình sản xuất tôm thương phẩm của công ty, nguồn nước mặt đóng vai trò rất quan trọng. Nước được lấy từ biển Đông qua hệ thống cống và kênh dẫn nước, được xử lý đạt yêu cầu trước khi cấp cho các ao nuôi.

Bảng 1.4. Thông số kỹ thuật cơ bản của công trình khai thác, sử dụng nước

Theo Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 53/GP-UBND ngày 13/09/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu (thời hạn cấp phép 05 năm từ ngày 13/09/2019 đến ngày 13/09/2024), với lưu lượng khai thác, sử dụng nước mặt là 18.000 m3/ngày đêm, tương đương 0,208 m3/s. Công ty đang thực hiện hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác sử dụng nước mặt nộp sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định của Luật Tài nguyên nước.

Nước dưới đất: Để phục vụ cho sinh hoạt của công ty, nguồn nước ngầm được bơm từ giếng khoan của công ty (3 giếng – sử dụng 2 giếng và 1 giếng dự phòng) và được xử lý bằng hệ thống lọc thô trước khi bơm phân phối đến nơi sử dụng, với quy

Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống lọc nước giếng khoan

Cơ sở đã được UBND tỉnh cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất tại Giấy phép số 52/GP-UBND ngày 13/09/2019 (thời hạn cấp phép 05 năm từ ngày 13/09/2019 đến ngày 13/09/2024), với tổng lưu lượng khai thác được cấp phép tối đa m3/ngày đêm. Hiện tại công ty đang thực hiện hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất theo đúng quy định của Luật Tài nguyên nước.

b) Nhu cầu sử dụng nước:

Nhu cầu sử dụng nước cho quá trình sản xuất (nguồn cấp nước là nước mặt và nước dưới đất):

Nhu cầu sử dụng nước cho quá trình nuôi tôm: Theo thực tế quá trình sản xuất thời gian qua của Công ty Cổ phần ........., lượng nước cấp sử dụng tối đa là 2,75m3/kg tôm thu hoạch, với tổng sản lượng tôm thu hoạch tối đa là 4.320 tấn tôm/năm. Do đó lượng nước mặt sử dụng tối đa được tính như sau: 4.320.000 kg/năm x 2,75 m3/kg = 11.880.000 m3/năm

Như vậy lượng nước mặt sử dụng trung bình mỗi ngày là 32.547,95 m3/ngày.

  • Nhu cầu sử dụng nước cho Nhà xét nhiệm: Khoảng 0,5 m3/ngày, để vệ sinh dụng cụ xét nghiệm, rửa tay.
  • Nước cấp cho các Nhà an toàn sinh học: Khoảng 10 m3/ngày, để vệ sinh diệt khuẩn cho các vật dụng, xe máy – xe tải ra vào trại nhằm tránh mang các mầm bệnh từ bên ngoài trong khu sản xuất.
  • Nước cấp cho Garage, Khu xưởng cơ khí: Chủ yếu sử dụng để rửa xe, vệ sinh máy móc thiết bị với lưu lượng khoảng 02 m3/ngày.

Nhu cầu sử dụng nước cho quá trình sinh hoạt (nguồn cấp nước là nước dưới đất):

Nước cấp sinh hoạt của nhân viên: Theo QCVNXD 01:2021/BXD, định mức lượng nước cấp là 120 lít/người/ngày. Khi hoạt động với công suất tối đa, Cơ sở có khoảng 250 nhân viên. Như vậy tính toán được lượng sử dụng như sau: 250 người x lít/người/ngày = 30.000 lít/ngày = 30 m3/ngày.

Nước cấp nhà ăn: Theo TCVN 4513:1988, định mức lượng nước cấp cho các nhà ăn tập thể là 18 lít/người/suất ăn. Như vậy tính toán được lượng sử dụng cho nhà ăn như sau: 500 suất ăn x 18 lít/người/ngày = 9.000 lít/ngày = 9 m3/ngày.

Tổng lượng nước cấp sinh hoạt khoảng 39 m3/ngày đêm.

Bảng 1.5. Tổng lượng nước cấp tại cơ sở

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

5.1. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của dự án

Vị trí xây dựng dự án hoàn toàn phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của thành phố Bạc Liêu theo Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 25/04/2023 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của thành phố Bạc Liêu.

Dự án được thực hiện trên thửa đất có tổng diện tích sử dụng đất là 3.055.107,2 m2, thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần ........... theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CC580782 do UBND tỉnh Bạc Liêu cấp ngày 16/09/2021: Thửa đất số 173, tờ bản đồ số 02, diện tích 3.055.107,2m2, mục đích sử dụng đất là đất nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay việc xây dựng và bố trí các hạng mục công trình đảm bảo phù hợp với mục đích sử dụng đất (đất nuôi trồng thủy sản) do UBND tỉnh cấp.

5.2. Các hạng mục công trình của dự án

Tổng diện tích đất của Cơ sở là 3.055.107,2 m2 (sau khi đã cắt giảm 100.000 m2 để xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản ), với công suất thiết kế tối đa cho 48 trại sản xuất. Hiện tại các hạng mục công trình chính và phụ trợ đã đầu tư hoàn chỉnh cho 40 trại, còn lại 8 trại và các hạng mục công trình phụ trợ đi kèm sẽ được đầu tư từ nay đến năm 2030; các hạng mục công trình bảo vệ môi trường đã được đầu tư 100%. Do nhưng yêu cầu về kỹ thuật sản xuất có thay đổi trong quá trình nuôi tôm để đạt được hiệu quả cao nhất (như trong từng khu có tăng diện tích của mỗi ao nên giảm số lượng trại; giảm phần tổng diện tích ao nuôi, tăng phần diện tích ao lắng - ao chứa nước đầu vào….) dẫn đến cơ cấu diện tích đất của các hạng mục công trình có điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế nên có thay đổi về cơ cấu diện tích sử dụng đất so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được duyệt. Hiện nay, các hạng mục công trình và tỷ lệ % diện tích bố trí các hạng mục công trình của cơ sở được thể hiện qua bảng sau:

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Cảng cạn

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha