Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp. Minh Phương Corp chuyên viết hồ sơ cấp giấy môi trường, ĐTM. Liên hệ 0903 649 782

Ngày đăng: 11-07-2022

635 lượt xem

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Tên chủ dự án đầu tư

1.2. Tên dự án đầu tư

- Tên dự án: Dự án đầu tư chăn nuôi hỗn hợp

- Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Bắc Kạn.

* Vị trí tiếp giáp của các khu vực sau:

- Phía Đông tiếp giáp đất rừng sản xuất và ao cá;

- Phía Tây tiếp giáp đất rừng sản xuất;

- Phía Nam tiếp giáp đất rừng sản xuất;

- Phía Bắc tiếp giáp đất rừng sản xuất;

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí khu vực dự án

Sơ đồ vị trí khu vực dự án

* Các đối tượng tự nhiên

- Vị trí khu vực thực hiện dự án: với đặc điểm bao quanh khu vực là đất rừng trồng (keo, mỡ), đồi núi, và một số ao, ruộng lúa phía Đông Nam khu vực dự án. Khu vực khá xa khu vực dân cư do đó dự án đi vào hoạt động sẽ giảm thiểu được các tác động từ dự án đến khu vực xung quanh.

- Điều kiện giao thông: Khu vực dự án có đường dải cấp phối rộng 5m nối với đường dân sinh, khoảng cách từ cổng dự án đến đường bê tông dân sinh khoảng 700m. Đây là một trong những điều kiện rất thuận cho quá trình triển khai thi công và đưa dự án đi vào chăn nuôi lợn.

- Mạng lưới Sông suối: Nước mặt trong khu vực dự án chủ yếu là nguồn nước khe, nước mưa và phân bố không đồng đều được lưu giữ các mặt ruộng, ao của một số hộ dân đang canh tác. Khu vực dự án có mương dẫn nước phục vụ tưới tiêu ruộng lúa đồng thời dẫn nước khe chảy vào suối Nà Hón chảy qua phía Đông Nam dự án, cách dự án khoảng 1,0 km. 

Người dân trong khu vực sử dụng nước tại mương trong khu vực và suối Nà Hón cho mục đích tưới tiêu cho đồng ruộng khu vực xung quanh dự án. Lưu lượng nước tại mương dẫn nước tưới tiêu không lớn và thay đổi theo mùa.

- Hệ thống rừng, khu dự trữ sinh quyển: Khu vực xung quanh dự án hiện nay chủ yếu là diện tích rừng sản xuất, chủ yếu trồng mỡ, keo. Một số hộ gia đình tại xã Cẩm Giàng trồng một số loại cây ăn quả như: chanh, bưởi, ổi và các cây màu khác. Phân lợn từ dự án sẽ phục vụ mục đích trồng trọt ngay tại địa phương và trên thực hế nhu cầu phân lợn phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã xung quanh là rất lớn.

Khu vực xung quanh dự án không có diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng tự nhiên. Trong phạm vi 5,0 km từ dự án cũng không có khu bảo tồn, rừng nguyên sinh,...

* Các đối tượng kinh tế - xã hội

- Dân cư: Khoảng cách gần nhất từ dự án đến khu dân cư khoảng 0,5 km, đến nguồn nước gần nhất khoảng 0,6 km.

- Hệ thống nước dưới đất xung quanh khu vực dự án: Qua khảo sát, trong khu vực dự án không có mỏ nước xuất lộ và giếng khoan, giếng đào. Các hộ dân trong địa bàn xã Cẩm Giàng chủ yếu sử dụng nguồn nước từ Chương trình nước sạch 135, hoặc nước khe dẫn các hộ. Vì vậy hoạt động của dự án không gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.

- Các đối tượng khác: Qua khảo sát cho thấy, tại khu vực chưa có hệ thống đường điện đã được kéo đến phục vụ tốt nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất. Về thông tin liên lạc: Đã có đường dây điện thoại cố định của VNPT, các mạng điện thọai di động: Vinaphone, Viettel sóng phủ hoạt động tốt.

 - Ngoài ra còn mương dẫn nước tưới tiêu khu vực dự án và suối Nà Hón là nơi chịu tác động bởi là khu vực tiếp nhận nước thải từ dự án.

Xung quanh khu vực dự án không có các đối tượng kinh tế, xã hội như khu đô thị, các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Quanh khu vực dự án trong vòng bán kính 2,0 km không có đền chùa, khu di tích lịch sử, khu du lịch và diện tích dành riêng cho an ninh quốc phòng.

Như vậy khoảng cách của dự án đến các đối tượng xung quanh đảm bảo quy định theo Quy chuẩn QCVN 14:2009/BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Quy hoạch xây dựng nông thôn: “Các khu vực chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp phải được quy hoạch với cự ly đảm bảo yêu cầu về khoảng cách ly vệ sinh. Khoảng cách từ nhà ở (chỉ có chức năng ở) tới các khu chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp phải lớn hơn 200m”. Đảm bảo khoảng cách theo Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT: “Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 400 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 500 mét.  Khoảng cách giữa 02 trang trại chăn nuôi của 02 chủ thể khác nhau tối thiểu là 50 mét”.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: UBND huyện.

* Quy mô của dự án đầu tư:

- Quy mô của dự án đầu tư: thuộc nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (Phụ lục I Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ).

- Quy mô chăn nuôi: 2000 lợn thịt, tương đương với: 400 đơn vị vật nuôi (hệ số quy đổi vật nuôi đối với lợn ngoại là 0,2).

- Nhu cầu sử dụng đất dự án: 8,0 ha, trong đó:

+ Diện tích công trình chăn nuôi: 0,95 ha.

+ Diện tích hạng mục phụ trợ, giao thông nội bộ: 0,55 ha.

+ Diện tích trồng cây xanh: 6,5 ha.

- Quy mô kiến trúc xây dựng dự kiến:

Quy mô các hạng mục công trình của dự án

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư:

-  Công suất thiết kế: 4.400 con lợn thịt/năm (5 tháng/1lứa). Với trọng lượng lợn thịt trung bình xuất chuồng khoảng 110 kg/con Þ Tổng trọng lượng lợn thịt xuất chuồng trong 1 năm là: Lợn thương phẩm (4.400 con x 110kg/con x 95%) = 459,8 tấn/năm. Số lợn thịt này sẽ được đưa vào các lò mổ chuyên dụng để giết thịt.

- Tổng số lợn có mặt thường xuyên trong chuồng là: 2.000 con lợn thịt.

- Quy mô kiến trúc xây dựng dự kiến:

Nhà hậu bị, nhà kỹ thuật, nhà sát trùng, nhà công nhân, nhà ăn, nhà điều hành, một số hạng mục công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật khác.

Bảng 1.4. Cơ cấu số lợn có mặt thường xuyên trong chuồng nuôi lợn thịt

Số lợn có mặt trong chuồng

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

a. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Quy trình chăn nuôi lợn thịt kèm theo sơ đồ các chất thải phát tán ra môi trường

Quy trình chăn nuôi lợn thịt

 Quy trình chăn nuôi lợn thịt

Thuyết minh tóm tắt quy trình chăn nuôi lợn thịt

- Chọn ngoại hình: Lợn nhanh nhẹn, mắt sáng, ham hoạt động, hay ăn; lợn con cai sữa trọng lượng từ 7,0 - 10 kg trở lên; da móng hồng hào, lông thưa, bóng mượt. Mình dài, cân đối, lưng thẳng, vai nở, mông rộng, 4 chân chắc khoẻ, cuộng đuôi to, khoảng cách giữa gố đuôi và hậu môn rộng, cổ không có đai, lợn có từ 12 vú trở lên, cách đều nhau, vú xộp, không có vú xẹ. Lợn đã được tiêm phòng dịch tả, phó thương hàn, đóng dấu, tụ huyết trùng; lợn đực đã được hoạn.

- Lợn từ 70 - 130 ngày tuổi (giai đoạn sau cai sữa): có trọng lượng trung bình từ 20 - 60 kg. Đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, do đó khẩu phần cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin để phát triển cả chiều dài và chiều cao thân. Thiếu dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ làm cho khung xương kém phát triển, hệ cơ vì thế cũng không phát triển, lợn trở nên ngắn đòn, ít thịt vì bắp cơ nhỏ, sự tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều hơn. Nhưng nếu dư thừa dưỡng chất sẽ làm tăng chi phí chăn nuôi, dư protein sẽ bị đào thải ở dạng ure gây hại cho môi trường, lợn dễ bị viêm khớp, tích lũy mỡ sớm. Người chăn nuôi nên cho lợn ăn theo khẩu phần có 17 - 18% protein thô, giá trị khẩu phần có từ 3.100 - 3.250 Kcal.

- Lợn từ 131 - 180 ngày tuổi (đã phát triển đầy đủ và tích lũy mỡ): có trọng lượng trung bình từ 61 - 105 kg. Đây là thời kỳ lợn tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô liên kết nên lợn sẽ phát triển theo chiều ngang, mập ra. Nên giai đoạn này lợn cần nhiều glucid, lipid hơn giai đoạn 1, ngược lại nhu cầu protein, khoáng chất, vitamin ít hơn. Dưỡng chất lúc này chỉ làm tăng chi phí thức ăn và tăng lượng mỡ, nhưng nếu thiếu dưỡng chất sẽ làm lợn trở nên gầy, bắp cơ dai không ngon, thiếu những hương vị cần thiết, thịt có màu nhạt không hấp dẫn người tiêu dùng. Giai đoạn này nhà chăn nuôi sử dụng thức ăn có khẩu phần có protein thô từ 14 - 16%, giá trị khẩu phần có từ 3.000 - 3.100 kcal. Phẩm chất thức ăn có quan hệ trực tiếp đến phẩm chất thịt lợn khi giết mổ. Nếu khẩu phần chứa nhiều chất béo xấu thì sẽ cho quầy thịt có mỡ bệu, dễ bị hóa lỏng và ôi dầu khi tồn trữ lạnh lâu (chất béo của bột cá xấu sẽ tạo mùi tanh cho thịt và ít người ưa chuộng).

 - Lợn trước khi xuất chuồng sẽ được kiểm tra chất lượng, dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.

 b. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

- Loại hình của dự án: Chăn nuôi lợn mô hình công nghiệp.

- Trang trại chăn nuôi sử dụng quy trình chăn nuôi khép kín, thức ăn công nghiệp hỗn hợp hoàn chỉnh, tự động hóa các công đoạn chăn nuôi để giảm thiểu công nhân làm việc.

- Đánh giá lựa chọn công nghệ chăn nuôi của dự án là phù hợp đảm bảo tính khả thi và xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường.

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

- Lợn thịt xuất chuồng 2.000 con/lứa, tương đương 4.400 con/năm, trung bình mỗi con 110 kg.

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

1.4.1. Nhu cầu giai đoạn thi công xây dựng

a. Nguồn cung cấp nhiên vật liệu

 * Nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu

 - Định mức nguyên vật liệu xây dựng tính cho 1m sàn nhà ở khung toàn khối như sau:

Bảng 1.5: Định mức sử dụng vật liệu xây dựng tính cho 1m2 sàn nhà ở khung toàn khối

TT

Tên vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng vật liệu

1

Gạch chỉ đặc tiêu chuẩn

Viên

550

2

Xi măng

kg

200

3

Thép tròn các loại

kg

42

4

Đá dăm

m3

0,8

5

Cát vàng

m3

0,458

[Nguồn: TS. Nguyễn Bá Vỵ, PGS. TS. Bùi Văn Yêm, Lập định mức xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội - 2007]

- Định mức trên chỉ áp dụng cho xây nhà văn phòng, bảo vệ, nhà kho, nhà vệ sinh, nhà ăn,…:

550 viên gạch/m2 sàn XD x 198 m2 sàn = 108.900 viên

- Nhà trại: mỗi nhà trại theo thiết kế có tổng tường xây đơn 350 m2

350 m2 x 68 viên/m2 = 23.800 viên gạch/nhà x 4 nhà = 95.200 viên

- Tạm ước tính nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu tối đa cho dự án tương ứng như sau:

Bảng 1.6: Nhu cầu nguyên vật liệu các hạng mục xây dựng cơ bản

TT

Tên vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng vật liệu

1

Gạch chỉ đặc tiêu chuẩn

Viên

450 tấn

2

Xi măng

kg

599 tấn

3

Thép các loại

kg

50 tấn

4

Đá dăm

m3

500 m3 => 1.000 tấn

5

Cát vàng

m3

700 m3=>  1.400 tấn

 

Tổng khối lượng

Tấn

3.499 tấn

Chú thích:

  • Trọng lượng 01 viên gạch chỉ đặc tiêu chuẩn: 1,65 kg;
  • Lấy tỷ trọng đá dăm và cát vàng: 02 tấn/m3.

Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu tối đa cho dự án khoảng 3.499 tấn.

 - Nguồn cung ứng: dự kiến lấy tại các đầu mối cung cấp tại huyện Bạch Thông và các khu vực lân cận.

* Nhu cầu nguyên, nhiên liệu

- Nhu cầu điện, xăng dầu

Điện cung cấp cho dự án trong giai đoạn này được sử dụng cho mục đích sinh hoạt của công nhân trong công trường, vận hành các máy móc xây dựng và chiếu sáng bảo vệ là chính. Lượng điện sử dụng ước tính khoảng 5 kW/ngày. Sử dụng điện lưới quốc gia tại Điện chủ yếu sử dụng để thắp sáng đèn bảo vệ trong quá trình thi công, phục vụ sinh hoạt (khoảng 3,5 kw/ngày) và phục vụ vận hành các máy móc thi công xây dựng.

Nhu cầu sử dụng điện và xăng dầu phục vụ hoạt động của các máy móc thi công được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.7: Thống kê nhu cầu sử dụng điện và nhiên liệu phục vụ cho công tác thi công xây dựng các hạng mục công trình

TT

Tên máy móc, thiết bị

Số lượng (chiếc)

Định mức sử dụng nhiên liệu

Đơn vị tính

Lượng điện, nhiên liệu sử dụng/ngày

 

I

Nhu cầu sử dụng dầu Diezel

286,02

1

Máy đào (dung tích gầu 1,25 m3)

1

82,62

lít dầu diezel/ca

82,62

2

Máy ủi 108 cv

1

46,2

lít dầu diezel/ca

46,2

3

Ôtô (loại 10 tấn)

3

38

lít dầu diezel/ca

114

4

Máy phát điện 150 KVA

1

24,0

lít dầu diezel/ca

24

5

Máy đầm rung tự hành 9T

1

19,20

lít dầu diezel/ca

19,2

II

Nhu cầu sử dụng điện

62,5

6

Máy trộn vữa 80 lít

2

5,28

kWh/ca

10,56

7

Máy trộn bêtông 250 lít

2

10,8

kWh/ca

21,6

8

Máy bơm nước 1,1 kw

2

2,97

kwh/ca

5,94

9

Máy cắt sắt cầm tay 1,7kw

2

3,2

kwh/ca

6,4

10

Máy uốn thép 5kw

2

9

kWh/ca

18

(Ghi chú: Trong giai đoạn  thi công ngày làm việc 2 ca, mỗi ca 7 tiếng, tuy nhiên các máy móc thi công trung bình ngày hoạt động 1 ca)

Như vậy tổng nhu cầu sử dụng dầu diezel là 286,02 lít/ngày. Dầu được mua từ các đại lý trên địa bàn xã.

Nhu cầu sử dụng điện của dự án trong giai đoạn xây dựng vào khoảng 8,5 kw/ngày.

Hệ thống cấp điện: Nguồn cấp điện là tuyến đường dây trung thế của điện lực.

 - Nhu cầu nước:

Nước cấp cho dự án phục vụ cho sinh hoạt của công nhân trên công trường, tưới làm ẩm để giảm mức phát tán bụi trong quá trình thi công. Tạm tính số lượng công nhân thi công thường xuyên ăn ở trên công trường chỉ khoảng 20 người. Với nhu cầu sử dụng nước là 100 lít/người/ngày đêm, nên lượng nước cần cấp sẽ là 0,2 m3/ngày đêm. Lượng nước này được cấp từ hệ thống cung cấp nước sạch của dự án.

Hệ thống cấp nước được xây dựng bằng hệ thống cấp nước tự chảy gồm các hạng bể thu nước đầu nguồn, bể lọc, lắng và bể chứa kiêm bể áp lực và hệ thống đường ống dẫn nước. Nước được xử lý lọc, lắng, khử trùng đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch ăn uống và vệ sinh chuồng trại.

Nguồn cung cấp nước cho dự án là sử dụng nước giếng khoan trong khu vực thực hiện dự án.

1.4.2. Nhu cầu giai đoạn thi công xây dựng

a. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu của dự án

Bảng 1.8: Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu của dự án trong giai đoạn hoạt động

Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu của dự án

 - Nguồn cung ứng:

+ Thức ăn chăn nuôi (cám công nghiệp chuyên dụng): Sử dụng các loại thức ăn đậm đặc hoặc hỗn hợp dành cho từng loại lợn và thực hiện theo quy trình tiêu chuẩn thức ăn quy định cho sản xuất thịt lợn sạch. Nguồn cấp từ các đơn vị cung ứng có uy tín trong và ngoài nước.

+ Thuốc thú y chuyên dụng: Cũng thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt về sử dụng thuốc thú y cho sản xuất lợn sạch. Nguồn cấp từ các đơn vị cung ứng có uy tín trong và ngoài nước (chủ yếu là Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam (C.P VINA)).

+ Hóa chất khử trùng (Omicide - thuốc phun): Do các Công ty chuyên kinh doanh, sản xuất hóa chất khử trùng có uy tín tại miền Bắc cung cấp.

b. Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác

* Nhu cầu và nguồn cung cấp điện: Nguồn điện được sử dụng để cung cấp cả mục đích sinh hoạt và mục đích sản xuất. Dự án sẽ đầu tư xây dựng một trạm biến áp mới  phía Nam khu vự dự án. Tổng nhu cầu sử dụng của dự án khoảng 874.286 Kw/năm.

* Nhu cầu cung cấp nước:

- Nhu cầu cấp nước sinh hoạt: tổng số cán bộ công nhân hoạt động trong dự án giai đoạn hoạt động là 10 người. Ước tính nhu cầu sử dụng nước của một người là 100 lít/ngày.đêm thì lượng nước cấp cho mục đích sinh hoạt là 1,0 m3/ngày.

- Nhu cầu  cấp nước cho sản xuất: Nước cấp cho sản xuất phục vụ cho nhu cầu nước uống của lợn, vệ sinh chuồng  trại và tắm cho lợn, tổng số lợn duy trì thường xuyên là 2.000 lợn thịt.

+ Nước cấp phục vụ cho nhu cầu nước uống của lợn:

 Nhu cầu nước uống của đàn lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, lứa tuổi, khẩu phần ăn, chất lượng thức ăn, chủng loại thức ăn, nhiệt độ môi trường, nhiệt độ chuồng nuôi, tình trạng sức khỏe con vật, mật độ chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi… Mỗi lứa tuổi khác nhau, có nhu cầu lượng nước tối thiểu khác nhau. Định mức sử dụng theo hướng dẫn của Viện chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể nhu cầu sử dụng nước cho từng loại lợn như sau:

Bảng 1.9: Nhu cầu nước uống của lợn

Nhu cầu nước uống của lợn trong trại

Như vậy tổng nhu cầu nước uống cho lợn tại trang trại là 14.730 lít/ngày = 14,73 m3/ngày.

+ Nước cấp cho mục đích vệ sinh chuồng trại:

Theo quy trình chăn nuôi của dự án (trang trại kín, trại lạnh), định mức nước sử dụng tối đa cho công tác vệ sinh chuồng trại đối với lợn thịt là 10 lít/con/ngày (Nguồn: Giáo trình chăn nuôi lợn – Nhà xuất bản Hà Nội – 2005). Vậy, tổng lượng nước vệ sinh chuồng trại của cả đàn lợn là:

10 lít/con/ngày x 2.000 con thịt = 20.000 lít/ngày = 20 m3/ngày.

Vậy, tổng lượng nước cấp trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động là: Nhu cầu nước sinh hoạt công nhân + nhu cầu nước uống của lợn + nhu cầu cấp nước vệ sinh chuồng trại = 1,0m3/ngày + 14,73 m3/ngày + 20 m3/ngày = 35,73 m3/ngày = 36 m3/ngày.

Bảng 1.11: Tổng nhu cầu cấp nước giai đoạn dự án đi vào hoạt động

TT

Mục đích

Nhu cầu (m3/ngày.đêm)

1

Sinh hoạt

1,0

2

Cấp nước cho sản xuất

Nước uống của đàn lợn

14,73

3

Vệ sinh chuồng trại

20

 

Tổng

35,73

 

Làm tròn

36

- Nguồn cung cấp nước: Nước sạch dùng cho chăn nuôi và sinh hoạt được lấy từ giếng khoan, qua hệ thống lọc để đảm bảo chất lượng. Chủ dự án dự kiến xây dựng 01 giếng khoan nằm trong khu vực dự án có độ sâu từ 70 – 110m. Dự kiến công suất khai thác khoảng 36 m3/ngày.đêm.

1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

1.5.1. Hiện trạng quản lý sử dụng đất của dự án

- Tổng diện tích khu đất: 8,0 ha

- Hiện trạng đất gồm: Đất nuôi trồng thủy sản (NTS); Đất trồng lúa nước còn lại (LUK) và Đất rừng sản xuất (RSX). Nguồn gốc do các hộ gia đình, cá nhân quản lý sử dụng. Cụ thể:

Bảng 1.12. Bảng hiện trạng sử dụng đất của dự án

STT

Khu đất

Loại đất

Tổng diện tích (ha)

Chủ sử dụng quản lý

Hiện trạng đất

1

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

0,18

Hộ gia đình quản lý

 

2

Đất trồng lúa nước còn lại

LUK

0,29

Hộ gia đình quản lý

Trồng lúa (người dân bỏ hoang)

3

Đất rừng sản xuất

RSX

7,53

Hộ gia đình quản lý

 

 

Tổng

 

8,0

 

 

- Diện tích 8,0 ha khu đất này Doanh nghiệp tư nhân đã thỏa thuận sơ bộ với các hộ dân về thuê quyền sử dụng đất.

 

- Vị trí thực hiện dự án không chồng lấn với các dự án khác trong khu vực. Khu đất nghiên cứu nằm trong khu vực có vị trí địa lý tốt, thuận lợi cho xây dựng, nằm gần các tuyến đường giao thông chính của địa phương. Mặt bằng thoáng đãng, thuận lợi cho việc chuyên chở, tập kết vật liệu và rất thuận lợi cho việc thi công công trình.

1.5.2. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện Dự án

1.5.2.1. Tiến độ thực hiện dự án

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

- Dự án phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2078/QĐ-TTg ngày 22/12/2017; Quyết định số 197/QĐ-UBND ngày 01/02/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;  

- Dự án phù hợp với Quyết định số 2732/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn về phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2035;

- Dự án phù hợp với Kế hoạch phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025 đã được UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành tại Kế hoạch số 777/KH-UBND ngày 25/12/2020;

- Về quy hoạch đô thị: địa điểm thực hiện dự án không nằm trong quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng các khu chức năng của tỉnh và huyện Bạch Thông.

- Mối quan hệ của dự án với các dự án khác: Xung quanh khu vực dự án không có các đối tượng kinh tế như khu đô thị, các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Quanh khu vực dự án trong vòng bán kính 2,0 km không có đền chùa, khu di tích lịch sử, khu du lịch và diện tích dành riêng cho an ninh quốc phòng;

2.2. Sự phù hợp của dự án với khả năng chịu tải của môi trường

- Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là mương thoát nước phía Đông Nam trên men theo tuyến đường vào khu vực dự án. Dự kiến mương dẫn nước này sẽ tiếp nhận nước thải của dự án. Nước thải từ mương chảy vào suối Nà Hón (hay còn gọi là Suối Cẩm Giàng) chảy qua phía Đông Nam dự án, cách dự án khoảng 1,0 km. Tổng lượng nước thải phát sinh lớn nhất của dự án là 32 m3/ngày.đêm rất nhỏ so với lưu lượng nước chảy của mương thoát nước do đó tác động của việc xả thải không lớn. Khả năng chịu tải của môi trường nước nguồn tiếp nhận là đảm bảo.

 - Mặt khác xung quanh khu vực dự án chưa có các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước mặt tại mương thoát nước thải của dự án.

CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật

3.1.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường

Theo khảo sát của đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM vị trí trang trại năm trong khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng nằm trong thung lũng với 4 phía là đồi núi cao, hiện trạng khu đất là diện tích rừng sản xuất chủ yếu là keo và mỡ, phần thung lũng là đất nuôi trồng thủy sản và đất trồng lúa nước, không gian môi trường thoáng, rộng. Hiện trạng chưa có nguồn thải nào tác động tới môi trường khu vực. Chất lượng thành phần môi trường nền khu vực dự án còn tốt, đủ khả năng chịu tải nếu dự án triển khai xây dựng và đi vào hoạt động.

3.1.2. Dữ liệu về tài nguyên sinh vật

- Hệ sinh thái trên cạn trong khu vực dự án chưa được phong phú và đa dạng,  trong khu vực dự án là đồi cây của các hộ gia đình, chủ yếu là cây keo, mỡ,…một số loại cây bụi khác. Các loài động vật trên cạn với số lượng ít, không đa dạng, chủ yếu là các loài chim nhỏ, côn trùng nhỏ, không có loài động quý hiếm cần bảo tồn.

- Hệ sinh thái dưới nước: Khu vực dự án có Ao cá và ruộng lúa của các hộ dân nằm ở phía Đông Nam trên đường vào khu vực dự án, hệ sinh thái chủ yếu là các loại thực vật thủy sinh, các loại động vật thủy sinh như: tôm, cua, cá, ếch, nhái,… Hệ sinh thái dưới nước của Suối Nà Hón cách khu vực dự án khoảng 1,0km  tương đối là phong phú, tuy nhiên không có loài động vật đặc trưng nằm trong sách đỏ Việt Nam.

* Đánh giá chung về hệ sinh vật khu vực Dự án:

- Các loài thực vật: Các loài thực vật trong khu vực Dự án là nguồn thức ăn, nơi cư trú của các loài sinh vật sống trên cây (các loài chim, sâu bọ,...), hình thành các tầng lá cây phân tán. Việc phát quang thực vật làm biến đổi cảnh quan môi trường, mất nguồn thức ăn, nơi cư trú của các loài động vật, giảm tính liên tích, giảm chất lượng sinh cảnh khu vực. Ngoài ra, các loài thực vật tạo lớp phủ bề mặt, giữ đất, giữ nước, hạn chế xói mòn, rửa trôi. Tuy nhiên, các loài cây bị phát quang trong diện tích Dự án chủ yếu là cây trồng và cây bụi, cỏ dại. Không có loài cây quý hiếm thuộc danh mục bảo tồn, do đó, tác động của Dự án đến hệ thực vật khu vực được đánh giá là không lớn.

- Các loài động vật: Các loài động vật trong khu vực Dự án tạo thành một quần xã sinh vật mà từng loài trong đó là các mắt xích trong chuỗi thức ăn. Khi thực hiện Dự án, chuỗi thức ăn bị gián đoạn, ảnh hưởng đến sinh trưởng của một số loài trong khu vực. Tuy nhiên, mức độ đa dạng các loài động vật trong khu vực Dự án, bao gồm các loài động vật trên cạn và động vật thủy sinh ghi nhận được tương đối thấp. Các loài bắt gặp là các loài phổ biến, không có loài nào nằm trong danh mục quý hiếm, cần bảo vệ. Để hạn chế tác động tiêu cực đến hệ động vật, thực vật tự nhiên trong khu vực Dự án và các vùng lân cận, Chủ Dự án sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong quá suốt quá trình triển khai Dự án.

2.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án

2.2.1. Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn tiếp nhận nước thải

a. Mạng lưới Sông suối:

Nước mặt trong khu vực dự án chủ yếu là nguồn nước khe, nước mưa và phân bố không đồng đều được lưu giữ các mặt ruộng, ao của một số hộ dân đang canh tác. Khu vực dự án có mương thoát nước khe chảy vào suối Nà Hón (hay còn gọi là Suối Cẩm Giàng) chảy qua phía Đông Nam dự án, cách dự án khoảng 1,0 km. Người dân trong khu vực sử dụng nước tại mương trong khu vực và suối Nà Hón cho mục đích tưới tiêu cho đồng ruộng khu vực xung quanh dự án. Lưu lượng nước tại mương dẫn nước tưới tiêu không lớn và thay đổi theo mùa.

b. Hệ thống nước dưới đất xung quanh khu vực dự án:

Qua khảo sát, trong khu vực dự án không có mỏ nước xuất lộ và giếng khoan, giếng đào. Các hộ dân trong địa bàn xã Cẩm Giàng chủ yếu sử dụng nguồn nước từ Chương trình nước sạch 135, hoặc nước khe dẫn các hộ. Vì vậy hoạt động của dự án không gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.

 c. Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án:

Nước thải chăn nuôi sau khi được xử lý đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT (cột B) sẽ được dẫn theo ống dẫn nước thải kích thước D=200 mm (hoặc mương dẫn), chiều dài khoảng 400m ra mương thoát nước khu vực phía Đông Nam dự án. Nước thải sẽ theo mương thoát nước dẫn vào suối Nà Hón, cách dự án khoảng 1,0km.

2.2.2. Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải

Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là mương thoát nước phía Đông Nam trên men theo tuyến đường vào khu vực dự án. Dự kiến mương dẫn nước này sẽ tiếp nhận nước thải của dự án. Trên cơ sở phương án quy hoạch, đơn vị tư vấn đã tiến hành lấy mẫu nước mặt nguồn tiếp nhận tại mương thoát nước để đánh giá chất lượng, kết quả phân tích được thể hiện dưới bảng sau:

Nhận xét:

Qua kết quả phân tích mẫu nước mặt tại mương tiếp nhận nước thải của dự án cho thấy các thông số đều nàm trong giới hạn cho phép. Như vậy có thể kết luận rằng tại khu vực dự án chưa bị ô nhiễm nguồn nước mặt tại thời điểm khảo sát. Khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là khá tốt.

2.2.3. Mô tả các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải

a. Hiện trạng khai thác

Các hoạt động khai thác, sử dụng nước thại mương dẫn nước và suối Nà Hón chủ yếu là hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp (tưới tiêu cho đồng ruộng xung quanh khu vực dự án). Người dân trong khu vực không sử dụng nguồn nước này cho mục đích sinh hoạt. Khoảng cách từ vị trí các công trình của dự án so với vị trí xả thải là khoảng 400m.

b. Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước

Tiến hành khảo sát dọc theo mương dẫn nước với phạm vi 1,0km từ vị trí xả thải đến suối Nà Hón cho thấy nguồn xả thải vào mương dẫn nước chủ yếu là nước thải phát sinh từ các hộ dân cư và các hoạt động chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp xung quanh thôn Nà Xỏm, xã Cẩm Giàng.

Không có sơ sở, nhà máy lớn xung quanh khu vực dự án

2.3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường nơi thực hiện dự án

Để có thể đánh giá toàn diện được các tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án cũng như trong quá trình dự án đi vào hoạt động. Ngày 01/12/2021, Đoàn cán bộ tham gia lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đã tiến hành lấy mẫu và phân tích các thành phần môi trường. Kết quả được dùng để đánh giá chất lượng các thành phần môi trường hiện tại (so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành) cũng như trong việc kiểm soát, phòng ngừa các vấn đề ô nhiễm môi trường sau này.

 Đánh giá tác động đến môi trường của hoạt động giải phóng mặt bằng

Hoạt động giải phóng mặt bằng chủ yếu là quá trình xử lý dọn dẹp cây cối, thảm thực vật khu vực dự án.

Tổng diện tích của dự án là 8,0 ha, trong đó: diện tích đất dành cho xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường là 0,95ha; đất dự kiến cho các hạng mục phụ trợ là 0,55 ha; còn lại là diện tích trồng cây (hiện trạng đang là keo, mỡ). Vì vậy trong giai đoạn này tổng diện tích phát quang có sinh khối phải dọn là: 1,5ha.

Tính toán trên cơ sở hiện trạng thực vật, cây cối tại khu vực áp dụng phương pháp tính của Ogawa và Kato lượng sinh khối ước tính là 6,0 tấn/ha x 1,5 ha= 9,0 tấn.

Bề mặt thảm thực vật chủ yếu là cây keo, mỡ sẽ được bán cho các cơ sở chế biến gỗ trong khu vực, còn cây cỏ, thảo mộc, dây leo sẽ được thu gom và đốt tại khu vực dự án. Giai đoạn này sử dụng các loại phương tiện máy móc đơn giản, không gây tác động lớn đến môi trường xung quanh.

Xem thêm: BÁO GIÁ DỊCH VỤ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1