NỘI DUNG THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

NỘI DUNG THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.

Ngày đăng: 14-07-2022

534 lượt xem

NỘI DUNG THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1.Vị trí thực hiện dự án đầu tư

Địa điểm xây dựng: Dự án được thực hiện tại cụm công nghiệp tỉnh Tuyên Quang.

2. Tác động môi trường của dự án đầu tư

Các tác động chính của dự án đầu tư nhà máy sản xuất chế biến nông sản tại cụm công nghiệp tỉnh Tuyên Quang được thể hiện qua các giai đoạn bao gồm:

Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư.

Giai đoạn thi công xây dựng dự án.

Giai đoạn hoàn thiện đưa nhà máy đi vào vận hành ổn định với công suất thiết kế sản phẩm rau quả đông lạnh 3.000 tấn/năm và các sản phẩm thực phẩm khác 600 tấn/năm.

Theo từng giai đoạn, các hoạt động diễn ra có phần khác nhau nên yếu tố tác động đến môi trường và nguồn gây ô nhiễm cũng sẽ thay đổi.

2.1. Các tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị của dự án

Giai đoạn chuẩn bị của dự án bao gồm thực hiện các thủ tục lập dự án, hoàn thiện các hồ sơ về đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường diễn ra trong thời gian ngắn. Việc thực hiện các hồ sơ, thủ tục không phát sinh các tác động có hại đến môi trường.

2.2. Các tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

Giai đoạn xây dựng các hạng mục công trình của dự án là giai đoạn gây ra những ảnh hưởng tương đối lớn đến môi trường của khu vực. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này diễn ra trên diện rộng và trong khoảng thời gian nhất định của dự án nên chỉ mang tính chất cục bộ.

2.2.1. Các tác động đến môi trường của hoạt động giải phóng mặt bằng

Cụm công nghiệp nói chung đã được phê duyệt chi tiết theo Quyết định số 548/QĐ-UBND ngày 4/11/2019 của UBND huyện.

Hiện trạng khu đất thực hiện dự án chủ yếu là đất trồng lúa và một phần đất ở, đất trồng cây hàng năm của hộ gia đình và UBND  đang quản lý,  sử dụng. Khi tiến hành triển khai dự án, Chủ đầu tư sẽ thực hiện công tác bồi thường, GPMB. GPMB đối với các hộ dân có diện tích đất nằm trên diện tích đất quy hoạch đầu tư xây dựng dự án phải thu hồi với chi phí bồi thường,  GPMB tương đối lớn. Ngoài ra hệ thống hạ tầng kỹ thuật của cụm công nghiệp cũng chưa được đầu tư xây dựng theo quy hoạch sẽ làm phát sinh thêm các chi phí cho nhà đầu tư.

Khi tài sản trên đất, đất canh tác, đất sản xuất của các hộ dân trong diện giải tỏa bị thu hồi, mặc dù nhận được kinh phí đền bù, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp nhưng cũng có ảnh hưởng tới cơ hội việc làm từ đó ảnh hưởng tới thu nhập của người dân địa phương. Nếu không kịp thời cấp đất canh tác mới hoặc phương án đào tạo, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp thì việc làm và thu nhập của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chủ dự án tiến hành các thủ tục, hồ sơ để thực hiện GPMB và bồi thường theo quy định, giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhân dân và cộng đồng.

2.2.2. Các đánh giá tác động môi trường của hoạt động thi công xây dựng

Các tác động đến môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án được trình bày như sau:

Bảng 1: Các tác động đến môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng dự án

Các tác động đến môi trường

Các đối tượng bị tác động trong giai đoạn thi công của dự án được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2: Đối tượng bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

Các tác động đến môi trường gây nên rủi ro trong thi công xây dựng

2.2.3. Các tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố trong quá trình thi công xây dựng

Trong quá trình thi công, xây dựng dự án sẽ khó lường trước được các rủi ro, sự cố bất thường có thể xảy ra như:

  • Sự cố tai nạn lao động: Tai nạn lao động có thể xảy ra tại bất kỳ một công đoạn thi công xây dựng nào của dự án, nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động rất đa dạng, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

  • Sự cố cháy nổ, chập điện, sét đánh: Thiên tai có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của dự án ví dụ như tình trạng mưa lớn gây ngập úng, gió lớn và lốc xoáy trên địa bàn, sét đánh… đặc biệt là các hình thái thời tiết bất thường diễn ra do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

  • Sự cố tai nạn giao thông: Tai nạn giao thông có nguy cơ xảy ra trong quá trình thi công, xây dựng gây thiệt hại về tài sản và tính mạng. Nguyên nhân có thể do phương tiện thi công không đảm bảo an toàn kỹ thuật; người điều khiển phương tiện không tuân thủ các nguyên tắc về an toàn giao thông. Ảnh hưởng của tai nạn giao thông đối với con người và tài sản là tương đối rõ ràng. Ở mức độ nhẹ là hỏng xe, phương tiện tham gia giao thông, xây xát chân tay,.. Ở mức độ nặng hơn là gây chân, tay, đa chấn thương các bộ phận trên cơ thể và nghiệm trọng hơn nữa là có thể dẫn tới tử vong. Do đó, tai nạn giao thông là vấn đề nghiêm trọng luôn cần được quan tâm đúng mức.

  • Rủi ro, sự cố trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị: Những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị: Bị kẹt chân tay khi dỡ kiện hoặc khi vận chuyển, lắp đặt; Làm đổ hoặc rơi gây hỏng chi tiết máy; Do va chạm với xe nâng. Các tai nạn trong giai đoạn xây dựng thường là các tai nạn nhỏ, có thể gây xước hoặc thâm tím chân tay,…

2.3. Các tác động môi trường trong giai đoạn vận hành dự án

2.3.1. Các tác động đến môi trường giai đoạn vận hành dự án

Các tác động đến môi trường trong giai đoạn vận hành dự án được trình bày như sau:

Nhà máy khi đi vào hoạt động sẽ có khả năng phát sinh các rủi ro, sự cố sau:

  • Sự cố tai nạn lao động: Sự cố về an toàn lao động thường xảy ra trong quá trình hoạt động của dự án gây thiệt hại về người và tài sản, trong đó cơ bản như vật nặng kẹp vào tay chân, trượt ngã, điện giật; tai nạn trong quá trình vận hành máy móc thiết bị sản xuất,… Nguyên nhân dẫn đến tai nạn có thể do công nhân không được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động, không được tập huấn, đào tạo thường xuyên về quy trình vận hành thiết bị, máy móc thiết bị không được bảo dưỡng thường xuyên, ý thức của công nhân kém,…

  • Sự cố cháy nổ: Sự cố cháy nổ đối với hoạt động của nhà máy có thể xảy ra trong một số trường hợp liên quan đến cháy nhiên liệu, vận hành lò hơi gây cháy nổ, vận hành hệ thống đông lạnh, vận hành máy biến áp, máy phát điện,…

An toàn vệ sinh thực phẩm: An toàn vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người lao động.

  • Sự cố hỏng hệ thống xử lý nước thải: Sự cố hỏng hệ thống xử lý khí thải, nước thải có thể xảy ra trong quá trình sản xuất gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân lao động và khu vực lân cận.

  • Sự cố trong kho lạnh:

+  Hiện tượng đóng băng trong kho lạnh:

Sự chênh lệch lớn độ ẩm trong và ngoài kho lạnh (ví dụ kho lạnh ở nhiệt độ 00C đến -250C) là nguyên nhân xảy ra hiện tượng ngưng tụ. Khi vận chuyển hàng hóa vào hoặc ra kho lạnh, tần suất đóng mở cửa sẽ làm luồng hơi ấm và ẩm đi vào trong kho, hoặc do rò rỉ trên đường ống, thành tường của kho. Lúc này sẽ xuất hiện hiện tượng ngưng tụ (do hệ thống lạnh vận hành để đạt được nhiệt độ cài đặt). Hiện tượng ngưng tụ sẽ đến đọng sương, đóng băng, tạo tuyết, sương mù,…xuất hiện bên trong kho lạnh như trên trần, sàn, tường, những palet, thùng chứa hàng và cả hệ thống làm lạnh làm giảm công suất lạnh.

+ Sự cố rò rỉ khí NH3Trong kho lạnh, các bình chứa khí amoniac dùng để làm lạnh có nguy cơ bị bật nắp hoặc rò rỉ do áp suất quá cao bên trong bình chứa. Khí amoniac có tính độc rát cao và khả năng gây bỏng cho người trực tiếp tiếp xúc khi có nồng độ cao.

  • Sự cố nổ nồi hơi: Một số nguyên nhan cơ bản gây ra sự cố nổi nồi hơi như: Nổ do nhiên liệu, cạn nước quá mức, chất lượng nước đầu vào không đảm bảo, khởi động thiết bị sai quy định, lắp đặt nồi hơi không đúng quy cách, điều kiện bảo dưỡng kém,…

  • Sự cố thiên tai: Bão, áp thấp nhiệt đới, sét đánh trong giai đoạn hoạt động của nhà máy.

3. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường

3.1. Biện pháp giảm thiểu tác động do tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị

Giai đoạn chuẩn bị của dự án không phát sinh các tác động tiêu cực nên loại trừ biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ở giai đoạn này.

3.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường giai đoạn thi công xây dựng

3.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn giải phóng mặt bằng

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất chế biến nông sản tại cụm công nghiệp tỉnh Tuyên Quang. Hiện trạng khu vực quy hoạch xây dựng là đất trồng lúa và một phần đất ở, đất trồng cây hàng năm của hộ gia đình và UBND quản lý, sử dụng. Khu vực dự án không có hộ dân sinh sống.

Chủ dự án tiến hành các thủ tục hồ sơ để thực hiện giải phóng mặt bằng và bồi thường theo đúng quy định, giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhân dân và cộng đồng.

3.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng

a. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí

b. Bụi do hoạt động đào đắp, san gạt

  • Sử dụng các máy thi công mới, phát thải lượng khí ít.

  • Tiến hành thi công tập trung, thi công dứt điểm từng công đoạn, tránh kéo dài thời gian.

  • Quá trình đào đắp: Thực hiện theo phương án đào đến đâu được tập kết và đổ san gạt đến đấy và thực hiện trong ngày.

  • Che chắn công trường thi công: Sử dụng tường tôn cao 3m bao quanh khu vực dự án, đặc biệt che chắn cẩn thận khu vực tiếp giáp với tuyến đường dẫn từ tuyến đường chính đi vào dự án.

  • Phun nước tưới ẩm nhằm giảm thiểu bụi khu vực thi công phát tán vào môi trường. Phun nước vào thời điểm buổi sáng và buổi chiều đặc biệt là khi thời tiết khô, nóng. Tần suất tưới nước: Mỗi ngày 02 lần và 04 lần/ngày đối với thời tiết nắng nóng.

  • Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho các CBCNV thi công trên công trường để hạn chế ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe công nhân.

  • Kiểm tra định kỳ sức khỏe cho công nhân để hạn chế các bệnh về đường hô hấp.

  • Trong quá trình san gạt, thi công xây dựng các công trình tại dự án nếu phát hiện khoáng sản, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật.

b. Bụi, khí thải từ quá trình bốc dỡ, lưu trữ nguyên, vật liệu xây dựng

Trong quá trình bốc dỡ, lưu trữ nguyên vật liệu của dự án, bụi phát sinh chủ yếu đối với một số loại nguyên vật liệu gồm cát, đá, xi măng,...Để giảm thiểu bụi từ quá trình này, Chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau:

  • Tiến hành bốc dỡ đúng nơi quy định tại vị trí tập kết nguyên vật liệu (vị trí tập kết khu vực tiếp giáp với nhà điều hành dự án). Trong thời gian bốc dỡ hạn chế những người không liên quan ra vào khu vực để tránh tác động của bụi.

  • Không tiến hành bốc dỡ vào ngày mưa, gió lớn.

  • Nếu bốc dỡ trong những ngày nắng nóng sẽ kết hợp tưới nước dập bụi khi cần thiết.

  • Đảm bảo nguyên liệu được phủ bạt, che chắn cẩn thận, đặc biệt là cát, sỏi,... hạn chế gió phát tán bụi vào môi trường, tránh bị cuốn theo dòng nước vào những ngày mưa.

  • Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động đối với công nhân trực tiếp tiến hành bốc dỡ.

c. Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng

- Giảm thiểu khí thải từ các máy móc, thiết bị thi công:

+ Sử dụng nhiên liệu đúng chất lượng quy định của máy móc, nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp.

+ Sử dụng các loại máy móc, thiết bị hiện đại, tiêu hao ít nhiên liệu và thân thiện với môi trường.

+ Thường xuyên kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị,...

+ Bố trí lịch thi công phù hợp, không bố trí thi công tập trung tại một vị  trí để hạn chế thải ra môi trường lượng khí thải quá lớn cùng một lúc. Tuy nhiên, mật độ các phương tiện thi công phụ thuộc vào bố trí công trình xây dựng.

+ Kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ phương tiện vận tải và thiết bị thi công.

+ Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho CBCNV tại công trường.

- Giảm thiểu khí thải từ công đoạn hàn, cắt kim loại:

+ Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp tham gia công đoạn hàn: kính hàn, găng tay, mũ và quần áo bảo hộ lao động.

+ Yêu cầu công nhân hàn chấp hành đúng nội quy công trường và nội quy an toan lao động.

+ Sử dụng các loại que hàn theo đúng quy định và phù hợp với mục đích sử dụng.

d. Giảm thiểu tác động của tiếng ồn và độ rung

  • Để giảm bớt tiếng ồn và rung động cần phải có kế hoạch thi công hợp lý. Các thiết bị thi công gây tiếng ồn lớn như máy khoan, máy đào… không được hoạt động trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.

  • Công nhân thi công trên công trường sẽ được trang bị bảo hộ lao động hạn chế hoặc chống ồn như mũ bảo hiểm, chụp tai…

  • Các phương tiện vận chuyển hạn chế dùng còi trong khu dân cư.

  • Thường xuyên bảo dưỡng và định kỳ kiểm tra các phương tiện thi công, thay thế các bộ phận bị truyền động do dão, lắp đặt và bảo trì các thiết bị giảm thanh, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về độ ồn theo quy định và luôn đảm bảo máy móc hoạt động tốt.

  • Đối với các thiết bị có độ ồn lớn, chống rung lan truyền bằng dùng các kết cấu đàn hồi giảm rung như hộp dầu giảm chấn hay gối đàn hồi cao su...

  • Chống rung cho việc ép cọc bằng việc hạn chế số lượng thiết bị thi công đồng thời bố trí cự ly của các thiết bị có cùng độ rung để tránh cộng hưởng.

  • Quy định tốc độ xe từ 15 – 20 km/h trong khu vực tập trung đông dân cư, tuyến đường vận chuyển nguyên, vật liệu đặc biệt là tuyến đường nối từ Quốc lộ 2C đi vào khu vực dự án.

2. Giảm thiểu tác động tới môi trường nước

a. Nước thải sinh hoạt

  • Tăng cường tuyển dụng công nhân là người dân địa phương có điều kiện tự túc ăn, ở và sinh hoạt. Tổ chức thi công hợp lý để giảm tối đa sự tập trung nhân công trong giai đoạn xây dựng, giảm phát thải đến mức thấp nhất.

  • Ngoài ra để giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn này, Chủ dự án bố trí các nhà vệ sinh lưu động. Định mức 20 người/nhà vệ sinh, do vậy trong khu vực công trường sẽ lắp đặt 01 nhà vệ sinh lưu động, loại 300 lít/nhà. Định kỳ bổ sung chế phẩm EM để tăng hiệu quả xử lý.

Vị trí cụ thể của nhà vệ sinh lưu động trên công trường trong giai đoạn thi công xây dựng phụ thuộc nhiều vào hình thức tổ chức thi công của các nhà thầu. Việc lựa chọn vị trí sẽ tuân thủ theo nguyên tắc sau:

  • Cách xa nguồn nước sử dụng và công trình vệ sinh được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm cũng như các quy định vệ sinh của Bộ Y tế và Bộ Xây dựng (TCVN 7957:2008).

  • Không gây ảnh hưởng đến các hộ gia đình, cơ quan,…xung quanh khu vực dự án.

  • Không gây mất thẩm mỹ, mất mỹ quan đô thị. Không đặt các cụm nhà vệ sinh lưu động ngoài khuôn viên dự án.

  • Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước thải. Đường thoát nước thải sinh hoạt tạm thời sẽ được đưa vào tuyến quy hoạch hay hệ thống thoát nước tùy theo từng giai đoạn thực hiện xây dựng dự án. Đảm bảo nguyên tắc không gây trở ngại, làm mất vệ sinh cho các hoạt động xây dựng của dự án cũng như không gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước thải chung của khu vực xung quanh.

  • Phân bùn từ bể phốt công trường sẽ do đơn vị cung cấp dịch vụ VSMT có đầy đủ tư cách pháp nhân thu gom và xử lý theo định kỳ 10 ngày/lần. Cam kết không xả vào nguồn nước tiếp nhận hoặc các khu vực không được phép.

b. Nước mưa chảy tràn và nước thải thi công

Trong quá trình thi công xây dựng, Công ty bố trí rãnh thoát nước và định hướng dòng chảy ngay từ giai đoạn đầu để đảm bảo vấn đề tiêu thoát nước bề mặt, không gây nên tình trạng ngập úng cục bộ, đồng thời để hạn chế lượng nước mưa chảy tràn kéo theo các chất bẩn trong khu vực gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Phương án thiết kế mạng lưới thoát nước mưa cũng như thoát nước thải của dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi đưa vào thiết  kế, xây dựng.

  • Mặt khác chủ dự án sẽ chú ý tới các đường thoát nước mưa tại các bãi tập kết nguyên vật liệu, tạo các rãnh thoát nước mưa tạm thời nhằm tránh tồn đọng nước mưa đồng thời tạo khả năng lắng cặn trước khi nước mưa thoát ra nguồn tiếp nhận.

  • Phương án thoát nước chảy tràn bề mặt chủ yếu dựa vào khả năng thoát nước tự nhiên theo độ dốc của địa hình, đào thêm các tuyến rãnh thoát nước tạm. Nước thoát chủ yếu theo hướng Tây về phía QL2C.

  • Quá trình thi công đến đâu gọn đến đấy, không dàn trải trên toàn bộ diện tích nhằm hạn chế lượng mưa kéo theo chất bẩn, nhất là vào mùa mưa.

  • Các phương tiện thi công, vận chuyển đến thời kỳ bảo dưỡng cần đưa đến các xưởng sửa chữa cơ khí, gara để sửa chữa và thay thế. Không tiến hành sửa chữa, thay dầu mỡ trên khu vực công trường nhằm hạn chế tới mức thấp nhất sự rơi vãi của các loại dầu mỡ ra môi trường.

  • Tất cả nước thải thi công công trình bao gồm nước thải xây dựng, nước rửa thiết bị,... sẽ được tập hợp tại hố thu nước để lắng và một phần quay lại sử dụng tuần hoàn cho công tác xây dựng. Phần nước thải còn lại được xử lý sơ bộ bằng cách cho qua song chắn rác trước khi vào hố lắng để lọc, lắng rác thải và cặn lắng nhằm hạn chế tối đa các chất gây ô nhiễm môi trường trước khi thải  vào nguồn tiếp nhận. Hố ga và rãnh thoát nước đều được thiết kế có nắp đậy bằng tấm đan bê tông.

  • Tất cả nước thải thi công công trình bao gồm nước thải xây dựng, nước rửa thiết bị,... sẽ được tập hợp tại hố thu nước để lắng và một phần quay lại sử dụng tuần hoàn cho công tác xây dựng. Phần nước thải còn lại được xử lý sơ bộ bằng cách cho qua song chắn rác trước khi vào hố lắng để lọc, lắng rác thải và cặn lắng nhằm hạn chế tối đa các chất gây ô nhiễm môi trường trước khi thải  vào nguồn tiếp nhận. Hố ga và rãnh thoát nước đều được thiết kế có nắp đậy bằng tấm đan bê tông.

3. Giảm thiểu chất thải rắn

a. Chất thải rắn sinh hoạt

Dự án tuyển dụng chủ yếu công nhân địa phương nên giảm bớt nhu cầu ăn ở tại công trường.

Tất cả rác sinh hoạt được thu gom và tập trung vào các thùng chứa có dung tích 120 lít (trang bị 03 thùng phuy). Công ty sẽ thuê đơn vị có chức năng đến thu gom và đưa đi xử lý hàng ngày.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả trong công tác thu gom rác thải đối với công nhân trên công trường cần:

  • Lập nội quy tại công trường, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong mỗi người công nhân lao động.

  • Tuyên truyền giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh của công nhân xây dựng, tránh việc vứt rác bừa bãi gây mất vệ sinh và mỹ quan.

b. Chất thải rắn xây dựng

  • Hạn chế tối đa các chất thải phát sinh trong thi công.

  • Thu gom đất đá, vật liệu xây dựng, vỏ các bao bì xi măng, cót ép, gỗ đưa vào các vị trí trên khuôn viên khu đất xây dựng dự án để tái sử dụng vào các mục đích khác hoặc san lấp mặt bằng.

  • Thực hiện tốt việc phân loại chất thải rắn và vệ sinh trong suốt giai đoạn xây dựng. Tận dụng triệt để các loại phế liệu xây dựng phục vụ cho chính hoạt động xây dựng của dự án.

  • Sử dụng vật liệu xây dựng quy cách, đúng tiêu chuẩn tránh gây lãng phí.

  • Các loại phế liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng như bao bì xi măng, chai lọ, các mẩu sắt thép dư thừa... sẽ được thu gom để bán cho đơn vị thu mua.

c. Chất thải nguy hại

  • Giảm thiểu tối đa việc sửa chữa xe, máy móc công trình tại khu vực dự án (chỉ sửa chữa trong trường hợp có sự cố). Hoạt động thay dầu, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị sẽ chuyển cho Trung tâm bảo dưỡng thiết bị máy móc gần nhất trong khu vực.

  • Phân loại chất thải theo đúng quy định về quản lý CTNH.

  • Thu gom tối đa lượng dầu mỡ rơi vãi và giẻ lau dính dầu mỡ…vào các thùng chứa riêng biệt có nắp đậy đặt ở kho tạm trong khu vực dự án. Trang bị 01 thùng phuy loại 120 lít đặt tại khu vực công trường có dán nhãn để chứa chất thải nguy hại phát sinh (đặt ở nơi có mái che).

  • Hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định của pháp luật.

3.3. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường giai đoạn vận hành

3.3.1. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

a. Giảm thiểu bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển

Bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm, phụ phẩm được xem là dạng ô nhiễm phân tán dọc theo tuyến đường vận chuyển. Để ngăn ngừa và hạn chế khả năng phát tán bụi, khí thải ra môi trường không khí, Công ty yêu cầu chủ phương tiện thực hiện các biện pháp sau:

  • Bố trí công nhân thường xuyên quét dọn sân, nhà xưởng để hạn chế ô nhiễm do bụi gây ra.

  • Tiến hành trồng cây xanh xung quanh khuôn viên nhà máy để tạo bóng mát, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường.

  • Thực hiện biện pháp tưới nước làm ẩm đường giao thông, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nắng nóng, khô hanh với tần suất 02 lần/ngày và bố trí các phương tiện giao thông ra vào nhà máy hợp lý, khoa học, bãi đỗ xe rộng rãi, thông thoáng từ mọi phía.

  • Định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển hàng hóa của nhà máy. Không sử dụng các phương tiện giao thông vận tải quá cũ, quá thời gian lưu hành.

  • Phương tiện vận chuyển chở đúng tải trọng và đi đúng tốc độ quy định, xe phải được vệ sinh sạch sẽ tránh gây ảnh hưởng mùi trong lúc vận chuyển.

b. Giảm thiểu bụi, khí thải từ nồi hơi

Khí thải phát sinh từ nồi hơi đốt bằng dầu DO được xem là nguồn tác động không ô nhiễm nhiều tới môi trường không khí, tuy nhiên khi lựa chọn, Chủ đầu tư sẽ xem xét, nghiên cứu, lựa chọn kỹ càng những đơn vị cung cấp nồi hơi có cam kết khí thải đầu ra không vượt quá quy chuẩn cho phép.

c. Giảm thiểu khí thải từ máy phát điện dự phòng

Máy phát điện dự phòng chỉ sử dụng trong trường hợp nhà máy mất điện nên mức độ ô nhiễm phát sinh từ máy phát điện không lớn và không thường xuyên. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa nguồn tác động từ máy phát điện, Chủ dự án thực hiện biện pháp giảm thiểu như sau:

  • Bố trí khu vực đặt máy phát điện riêng biệt, cách xa khu văn phòng,  nhà xưởng…nhằm giảm thiểu tác động khí thải từ máy phát điện đến khu vực xung quanh.

  • Chủ đầu tư ưu tiên lựa chọn máy phát điện loại tốt từ nhà sản xuất uy tín, thường xuyên kiểm tra độ mòn chi tiết định kỳ và bảo dưỡng, thay thế những thiết bị hư hỏng. Sử dụng loại dầu có hàm lượng %S = 0,05% để giảm nồng độ SO2 trong khí thải. Bảo trì bảo dưỡng để khí thải đạt tiêu chuẩn cho phép.

  • Bố trí quạt thông gió ở vị trí hợp lý đảm bảo tiêu thoát khí thải phát sinh trong quá trình chạy máy phát điện.

  • Sử dụng móng bê tông vững chắc, xây dựng tường gạch quanh khu vực đặt máy và lắp đệm giảm chấn để chống rung dưới chân máy.

d. Mùi từ hệ thống xử lý nước thải tập trung

Thành phần ô nhiễm trong nước thải chế biến nông sản, nước thải sinh hoạt với hàm lượng cặn và các chất hữu cơ cao. Quá trình vận chuyển nước thải từ phân xưởng sản xuất, chế biến và khu vệ sinh của CBCNV đến điểm tập kết nước thải để đấu nối vào các công trình xử lý và từ hệ thống XLNT đến hệ  thống thoát nước chung của cụm công nghiệp lâu ngày sẽ làm lắng đọng chất  rắn đồng thời phát sinh mùi hôi do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ. Do vậy, việc khai thông cống rãnh, vệ sinh mặt bằng sẽ được Chủ dự án quan tâm thực hiện nhằm hạn chế khả năng phát sinh mùi hôi.

Để giảm thiểu mùi hôi phát sinh trên đường thoát nước thải, Công ty sẽ bố trí nhân viện vệ sinh định kỳ, khai thông cống rãnh 01 lần/tuần tránh tình trạng ứ đọng các loại chất thải trên đường thoát nước.

e. Mùi từ nhà chứa rác thải sinh hoạt, phụ phế phẩm và khu chứa chất thải nguy hại

Công ty sẽ thực hiện các biện pháp để giảm thiểu mùi hôi từ khu nhà chứa RTSH, kho chứa phụ phế phẩm và khu chứa CTNH như sau:

  • Lưu giữ tạm thời các loại rác thải sinh hoạt, phụ phế phẩm trong các thùng kín có nắp đậy. Riêng đối với CTNH chứa trong các thùng có nắp đậy và dán nhãn cảnh báo.

  • Đối với các loại phụ phế phẩm như rau, củ, quả thừa, bị hỏng, Công ty tiến hành thu gom tập trung sau đó cho các hộ gia đình gần dự án tận dụng trong chăn nuôi.

  • Đối với các loại thực phẩm chế biến khác có thành phần hữu cơ không đạt yêu cầu được thu gom chưa trong các thùng có phủ một lớp đá để giảm quá trình phân hủy hữu cơ gây mùi hôi.

  • Khi khối lượng rác thải đủ lớn, Công ty thuê đơn vị có chức năng về môi trường đến thu gom, vận chuyển đi xử lý tránh phát tán mùi, chất thải ra môi trường.

f. Mùi hóa chất từ hoạt động sản xuất

Trong hoạt động chế biến nông sản và vệ sinh khử trùng nhà máy thường sử dụng các hóa chất khác nhau như Chlorine, các chất tẩy rửa…tạo ra các chất gây mùi, hơi hóa chất có tác động đến môi trường và sức khỏe con người khi tiếp xúc trong đó đặc trưng nhất là Chlorine.

Trong hệ thống cấp đông, đông lạnh sử dụng các chất dung môi lạnh như Amoniac (NH3) trong quá trình sản xuất có thể phát sinh hiện tượng rò rỉ hơi  hóa chất gas lạnh gây mùi hóa chất trong khu vực công nghệ sản xuất của nhà máy, tuy nhiên Công ty trang bị các thiết bị ngăn ngừa rò rỉ hơi hóa chất, hệ thống tải lạnh được kiểm định an toàn, máy nén lạnh luôn được bảo hành đảm bảo độ kín, các thiết bị, bồn chứa an toàn hóa chất…thực hiện theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 08/02/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP.

Ngoài ra, nhà máy thực hiện các biện pháp giảm thiểu mùi từ hóa chất trong quá trình sản xuất như sau:

  • Đối với việc sử dụng hóa chất tẩy rửa và khử trùng (Chlorine) tại dự án luôn tuân thủ đúng liều lượng, đúng quy cách sử dụng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí bên trong và bên ngoài nhà máy (an toàn vệ sinh môi trường).

  • Đối với công nhân trực tiếp làm công tác vệ sinh nhà xưởng cần được trang bị và sử dụng đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động như: gang tay, ủng cao su, mặt nạ phòng độc…để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.

  • Trang bị đồng hồ kiểm tra áp lực, chống rò rỉ khí Amoniac (NH3) để kịp thời ngăn ngừa sự cố rò rỉ NH3 ra môi trường xung quanh.

  • Trong quá trình sản xuất các nguồn hóa chất dùng trong sản xuất đều có

quy định chặt chẽ về hướng dẫn sử dụng, trang bị bảo hộ lao động theo quy định và có chế độ kiểm tra giám sát chặt chẽ cũng như sử dụng an toàn.

  • Khu vực chứa hóa chất phải được cách ly, đặt các biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn sử dụng, cảnh báo cháy. Phần mái kho chứa phải được bố trí quạt hút thông gió. Bố trí vòi nước áp suất mạnh, mặt nạ phòng độc để dễ dàng sử dụng khi có tình huống sự cố xảy ra.

3.3.2. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải

a. Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn có thành phần ô nhiễm chủ yếu là các chất rắn lơ lửng không có hóa chất độc hại từ quá trình sản xuất do các máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất đều được thực hiện trong nhà xưởng, không có dầu mỡ hay chất thải do sản xuất cuốn theo nước mưa.

Thu gom nước mặt trên mặt bằng sử dụng hố ga thu nước mưa. Cuối mỗi đường ống thoát nước mưa sẽ xây dựng bể lắng/hố ga để tách chất rắn lơ lửng trong nước mưa trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung.

  • Hệ thống thoát nước mưa được thiết kết hợp giữa hệ thống rãnh xây có nắp đan hở rãnh và hệ thống cống ngầm.

  • Tuyến rãnh thoát nước thiết kế cho các công trình xây dựng có kích thước B=0,4 – 0,5m; H=0,6 – 0,7m xây dựng dọc theo tuyến đường từ đó thoát ra hệ thống thoát nước chung.

  • Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống đường ống dẫn nước mưa. Kiểm tra phát hiện hỏng hóc để có kế hoạch sửa chữa thay thế kịp thời.

  • Đảm bảo duy trì các tuyến hành lang an toàn cho toàn hệ thống thoát nước mưa. Không để các loại rác thải, chất lỏng độc hại xâm nhập vào đường thoát nước.

  • Thực hiện tốt các công tác vệ sinh công cộng để giảm bớt nồng độ các chất bẩn trong nước mưa.

b. Nước thải sinh hoạt

* Nước thải sinh hoạt từ khu vệ sinh:

Nước thải sinh hoạt của dự án phát sinh chủ yếu là nước thải từ khu vực vệ sinh của CBCNV làm việc trong nhà máy. Nước thoát từ khu vệ sinh được thu gom vào bể tự hoại để xử lý ở ngay mỗi khu nhằm giảm bớt nồng độ các chất hữu cơ sau đó dẫn ra bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy.

Đơn vị sẽ xây dựng bể tự hoại cải tiến để xử lý nước thải sinh hoạt cho phép đạt hiệu suất tốt nhất và ổn định. Bể tự hoại là công trình thực hiện đồng thời hai chức năng: Lắng và phân hủy cặn lắn. Cặn rắn được giữ lại trong bể từ 03 – 06 tháng. Trong thời gian này dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Phần nước thải được thải ra ngoài theo ống dẫn, còn lượng bùn dư sau thời gian lưu thích hợp sẽ được thuê xe hút chuyên dùng.

* Nước thải nhà bếp:

Đặc trưng của nước thải từ khu vực nhà ăn có chứa hàm lượng dầu mỡ tương đối cao, nếu không được thu gom xử lý sẽ gây tắc nghẽn đường ống thoát nước. Vì vậy, để giảm thiểu tác động của nước thải phát sinh từ khu nhà ăn, Chủ đầu tư sẽ tiến hành lắp đặt bể tách dầu mỡ để thu lượng dầu nổi trên bề mặt trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

c. Nước thải sản xuất

- Nước thải rửa nông sản:

Nước thải phát sinh từ quá trình rửa rau, củ, quả; rửa dụng cụ chế biến được xử lý sơ bộ bằng bể lắng cát. Bể lắng cát có tác dụng loại bỏ cát, dăm, các loại xỉ khỏi nước thải. Trong nước thải, bản thân cát không độc hại tuy nhiên sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các công trình và thiết bị trong thiết bị xử lý như ma sát làm mòn thiết bị, lắng cặn trong các ống dẫn, làm giảm thể tích hữu dụng của các bể xử lý và tăng tần số làm sạch các bể này.

Hoạt động của bể lắng cát dựa trên nguyên lý lắng nhờ tác dụng của trọng lực. Thiết kế bể lắng cát để các hạt cát và các hạt vô cơ được giữ lại còn các chất lơ lửng hữu cơ khác thì chảy sang các công trình xử lý tiếp theo.

- Nước giải nhiệt cho nồi hơi:

Trong quy trình sản xuất của nhà máy, công đoạn sơ chế (luộc và chần) nông sản được thực hiện bằng nồi hơi. Lượng nước sử dụng cho giải nhiệt nồi hơi được tái sử dụng và được bổ sung phần nước bị bốc hơi.

d. Trạm xử lý nước thải tập trung

Hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy sản xuất chế biến nông sản được xây ngầm bằng BTCT, nắp đậy bằng bê tông. Toàn bộ nước thải của nhà máy sau khi được xử lý sơ bộ tại mỗi công trình sẽ đưa về trạm xử lý nước thải tập trung bao gồm hệ thống các bể sinh học: bể điều hòa, hệ thống xử lý hóa lý, bể thiếu khí, bể hiếu khí, bể lắng, bể khử trùng. Nước thải sau khi xử lý qua hệ thống XLNT tập trung đạt loại B, QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Nước thải sau đó chảy ra điểm đấu nối với hệ thống thoát nước thải của cụm công nghiệp.

3.3.3. Về công trình, biện pháp xử lý chất thải rắn

a. Đối với RTSH và phụ phế phẩm nông sản

+ Lưu giữ tạm thời các loại rác thải sinh hoạt và phụ phế phẩm trong các thùng kín có nắp đậy tại nhà chứa rác thải sinh hoạt trong nhà máy, bố trí 10 thùng rác tại khuôn viên dự án để thu gom rác thải sinh hoạt.

+ Phần chất thải vô cơ (chủ yếu là chai lọ, vỏ đồ uống…) tiếp tục được phân loại thu gom vào một khu vực riêng tại nhà máy và bán lại cho tổ chức, cá nhân thu mua.

+ Đối với các loại rác thải hữu cơ như rau, củ quả, canh, cơm thừa được công nhân thu gom tận dụng để chăn nuôi.

+ Chủ dự án ưu tiên sử dụng lao động tại chỗ để hạn chế lượng chất thải sinh hoạt phát sinh.

+ Đối với các phụ phế phẩm trong sản xuất, vào cuối mỗi ca làm việc trong ngày, Công ty sẽ cho nhân viên vệ sinh của nhà máy đến phân xưởng sơ chế để thu gom, tập kết lượng rác trên vào kho chứa rác thải của nhà máy.

+ Đối với bao bì hỏng, giấy vụn: Lượng rác thải này được công nhân thu gom, tạm chứa ở kho chứa RTSH sau đó bán cho các đơn vị thu mua phế liệu.

+ Đối với thùng chứa Chlorine, cal chứa nước chuyên dụng rửa rau quả: Được thu gom và rửa sạch cal chứa trước khi bán phế liệu.

+ Đối với bùn thải tại HTXL nước thải: Nhà máy ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý đến nạo vét định kỳ.

+ Bên cạnh đó, Công ty sẽ tuyên truyền, giáo dục ý thức công nhân giữ gìn vệ sinh môi trường chung sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi.

+ Chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị có chức năng về môi trường trong việc thu gom, vận chuyển rác thải của huyện Sơn Dương để tiến hành vận chuyển RTSH, các phụ phế phẩm nông sản đến bãi rác tập trung, tránh tồn đọng lượng rác thải trên với khối lượng lớn trong thời gian dài.

b. Đối với CTNH

+ Đơn vị tiến hành phân loại chất thải theo đúng quy định về quản lý CTNH.

+ Thu gom tối đa lượng dầu mỡ rơi vãi và giẻ lau dính dầu mỡ…vào các thùng chứa riêng biệt có nắp đậy đặt trong nhà chứa CTNH, bên ngoài nhà chứa có dán các biểu tượng cảnh báo nguy hại. Bố trí 03 thùng phuy 120 lít có nắp đậy để chứa CTNH.

+ Hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định của pháp luật.

3.3.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động khác

Biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

a. Đối với tiếng ồn, độ rung từ hoạt động của máy móc, thiết bị sản xuất

  • Dây chuyền công nghệ của dự án được trang bị các máy móc hoàn toàn mới, hiện đại nên mức độ tạo ra tiếng ồn, rung động được hạn chế.

  • Đơn vị lắp đệm chống ồn cho máy móc, thiết bị sản xuất để hạn chế tối đa tiếng ồn và chấn động làm ảnh hưởng đến công nhân.

  • Kiểm tra máy móc định kỳ, bôi trơn và thay những chi tiết hư hỏng đảm bảo quá trình sản xuất.

  • Kiểm tra định kỳ các thông số kỹ thuật về mức độ ồn trong xưởng sản xuất nhằm đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động.

  • Công nhân được trang bị các phương tiện chống ồn, chống rung (như nút bịt tai, mũ, quần áo bảo hộ,…).

  • Trồng cây xanh xung quanh Nhà máy nhằm hấp thụ giảm ồn và giảm bụi, khí thải phát tán vào môi trường xung quanh.

  • Kiểm tra thường xuyên và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động của công nhân.

b. Đối với tiếng ồn, độ rung từ hoạt động của phương tiện vận tải

  • Yêu cầu các lái xe sử dụng còi xe đúng quy định của ngành giao thông.

  • Bố trí số lượng xe vận chuyển hợp lý, trọng tải của xe đảm bảo đúng với trọng tải của đường.

  • Đảm bảo vận chuyển đúng tải trọng, tuân thủ Luật An toàn giao thông.

  • Tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, công nhân về tuân thủ luật lệ an toàn giao thông, nâng cao ý thức tránh nhiệm của người tham gia giao thông.

  • Có kế hoạch tu dưỡng, bảo trì định kỳ đối với tuyến đường vận chuyển, phối hợp với nhân dân chính quyền địa phương cùng tu dưỡng bảo trì, sửa chữa nếu hệ thống đường xảy ra hiện tượng hỏng hóc, xuống cấp.

Xem thêm: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NÚT GIAO LẬP THỂ QUỐC LỘ 5

 

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1