Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án phòng khám Nha khoa

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án phòng khám Nha khoa. Phòng khám hoạt động khám, chữa bệnh chuyên khoa răng hàm mặt với 04 ghế nha (không lưu trú qua đêm). Dự kiến tối đa 1 ngày có 50 bệnh nhân đến tư vấn, thăm khám và điều trị tại phòng khám, cùng với 10 nhân viên làm việc thường xuyên tại phòng khám.

Ngày đăng: 19-09-2024

3 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT....................................................4

DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...................................................................................6

Chương I ..............................................................................................................8

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................................................8

1. Tên chủ dự án đầu tư:.................................................................................................8

2. Tên dự án đầu tư:........................................................................................................8

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư: ...................................................9

3.1. Công suất của dự án đầu tư:....................................................................................9

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: ....9

3.2.1. Công nghệ vận hành của dự án ............................................................................9

3.2.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ hoạt động của dự án đầu tư:........................10

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư: ..................................................................................10

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:.....10

4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình hoạt động dự án..10

4.2. Nguồn cung cấp điện, nước trong giai đoạn hoạt động dự án...............................11

4.3. Nhu cầu lao động...................................................................................................13

4.4. Nhu cầu máy móc, thiết bị ....................................................................................13

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư........................................................14

5.1. Các hạng mục công trình của dự án......................................................................14

5.2. Tiến độ thực hiện dự án:........................................................................................15

Chương II...............................................................................................16

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..16

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: ...16

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường: ................16

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải của dự án ....16

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận khí thải của dự án .....17

2.3. Đánh giá khả năng chịu tải mỗi trường tiếp nhận chất thải rắn của dự án............17

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ............19

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật:...........................19

1.1. Số liệu, thông tin về đa dạng sinh học có thể bị tác động bởi dự án.....................19

1.3. Các đối tượng nhạy cảm về môi trường, danh mục và hiện trạng các loài thực vật,

động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các

loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án. ..........................19

2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án:..............................................19

3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:....19

3.1. Hiện trạng môi trường đất:.............................................................19

3.2. Hiện trạng môi trường không khí....................................................19

Chương IV ........................................................................................21

ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

ĐẦU TƯ ..................................................................21

1. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn sửa chữa mặt

bằng, lắp đặt thiết bị..............................................................21

2. Đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành ...........21

2.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải..................21

2.1.1. Nguồn phát sinh........................................................................................21

2.1.2. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải .................23

2.2. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải..................................................29

2.2.1. Nguồn phát sinh.......................................................................................29

2.2.2. Biện pháp giảm thiểu................................................................................29

2.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất

thải rắn y tế, chất thải nguy hại )................................................................30

2.3.1. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường ........................................30

2.3.2. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại ....................................32

2.3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn y tế ......................................33

2.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ

thuật về môi trường ..........................................................35

2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử

nghiệm và khi dự án đi vào vận hành...........................................36

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.............................38

3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư.................38

3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan

trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.....................................39

3.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác.....................39

3.4. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.39

3.5. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường...........40

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo: .............40

Chương V.....................................................................................42

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.........................42

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải:.........................................................42

1.1. Nguồn phát sinh nước thải: ...................................................................................42

1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa:..............................................................................42

1.3. Dòng nước thải:.....................................................................................................42

1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải..42

1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: ..........................43

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải:...........................................................45

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung..............................................46

4. Nội dung cấp phép đối với chất thải rắn...................................................................47

Chương VI ........................................................................................50

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN...................................50

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật......50

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ .........................................50

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:................................51

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục

khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở. .......51

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm. .................52

Chương VII.......................................................................53

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...........................................53

PHỤ LỤC BÁO CÁO.........................................................55

MỞ ĐẦU

Công ty TNHH Phòng khám Nha khoa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số .... cấp lần đầu ngày 20 tháng 02 năm 2023, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 03/07/2023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp.

Công ty TNHH Phòng khám Nha khoa hoạt động trong lĩnh vực: khám chuyên khoa răng hàm mặt.

Công ty TNHH Phòng khám Nha khoa  tọa lạc tại địa chỉ: ............, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hòa Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Hiện tại, dự án Nha khoa đang trong quá trình tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động dự án. Ngoài ra, dự án còn thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo tuần thủ các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 trong quá trình triển khai hoạt động. Dự án Nha khoa  sẽ hoạt động chính thức sau khi hoàn tất các thủ tục liên quan về lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định.

Quy mô của dự án (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Tổng vốn đầu tư của dự án là 15.000.000.000 đồng. Dự án thuộc tiêu chí dự án đầu tư nhóm C theo Luật đầu tư công (dự án cơ sở y tế có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng), thuộc dự án nhóm III theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (Nhóm các dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 5 điều 28 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Căn cứ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường năm 2020, dự án “Nha khoa" thuộc mục II.2 Phụ lục V Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, khoản 1 Điều 39 và khoản 4 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường thì dự án thuộc đối tượng lập giấy phép môi trường do Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Dầu Một cấp.

Do đó, nay Công ty TNHH Phòng khám Nha khoa phối hợp với đơn vị tư vấn cùng lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường gửi lên Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Dầu Một. Kính đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Dầu Một xem xét cấp giấy phép môi trường của dự án “Nha khoa”, địa chỉ : ........., Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hòa Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư:

CÔNG TY TNHH PHÒNG KHÁM NHA KHOA

Trụ sở chính: ..........., Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hòa Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Người đại diện: ...........Điện thoại: ..........

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp số: .......... cấp lần đầu ngày 20 tháng 02 năm 2023, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 03/07/2023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp.

2. Tên dự án đầu tư:

“Phòng khám Nha khoa”

-    Địa điểm thực hiện dự án: ............, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hòa Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

-    Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp số: ........... cấp lần đầu ngày 20 tháng 02 năm 2023, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 03/07/2023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp.

-    Hợp đồng thuê nhà số 23/2022/HĐCT/BCMTK-PKNK ARIGA ngày 15/03/2023, giữa bên cho thuê là Công ty TNHH .......và bên thuê là Công ty TNHH Phòng khám Nha khoa.......

-    Quy mô của dự án đầu tư: Quy mô của dự án (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Tổng vốn đầu tư của dự án là 15.000.000.000 (Mười lăm tỉ đồng). Theo Điều 10, Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, Dự án có tổng vốn đầu tư là 15.000.000.000 đồng, thuộc tiêu chí đầu tư nhóm C.

-    Dự án thuộc đối tượng lập Giấy phép môi trường do UBND Thành phố Thủ Dầu Một cấp và mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án thuộc Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Bảng 1.1. Các hạng mục đầu tư

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:

3.1. Công suất của dự án đầu tư:

Quy mô dự án:

Phòng khám hoạt động tại .... Trung tâm thương mại

+ Diện tích sử dụng: 146 m2.

– Công suất hoạt động:

+ 50 lượt khách/ngày với 04 ghế nha. (không có giường bệnh lưu trú qua đêm).

+ Lượng nhân viên làm việc tại phòng khám: 10 nhân viên.

+ Thời gian hoạt động: 8 giờ đến 20 giờ (không có nhân viên ở lại qua đêm tại cơ sở).

(Nguồn: Công ty TNHH Phòng khám Nha khoa)

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

3.2.1. Công nghệ vận hành của dự án

Dự án là phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt với quy trình hoạt động như sau:

Hình 1.1. Quy trình hoạt động của dự án

Thuyết trình quy trình hoạt động:

Bệnh nhân khi đến Nha khoa, đăng ký khám dịch vụ ở quầy lễ tân, trong khi chờ đợi khách hàng có thể ăn uống và từ đó sẽ phát sinh các loại chất thải rắn, nước thải. Sau đó sẽ được bác sĩ thực hiện công tác khám và điều trị.

Ở công đoạn thăm khám, cơ sở có sử dụng 01 máy chụp phim Xquang kỹ thuật số, không sử dụng nước rửa phim, do đó không phát sinh nước thải rửa phim.

Các hoạt động điều trị như: nhổ răng, trồng răng, bọc răng sứ, cấy implant...một số chất thải phát sinh như: Nước thải (thuốc sát trùng, màu), chất thải rắn (bông, gạc, kim tiêm, bơm tiêm, bao tay), khí thải (mùi các loại dược phẩm, sát khuẩn,...). Sau khi điều trị, các thiết bị y tế sẽ được vệ sinh bằng nước cấp tại bồn rửa dụng cụ y tế và được vô trùng bằng nồi hấp dụng cụ àphát sinh nước thải y tế ở công đoạn này.

Tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ ra lịch hẹn cho khách hàng đến tái khám, kiểm tra, tháo bông, gạc. Do đó sẽ phát sinh chất thải rắn, khí thải ở công đoạn này.

3.2.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ hoạt động của dự án đầu tư:

Dự án hoạt động trong lĩnh vực khám, chữa bệnh chuyên khoa răng hàm mặt. Do đó, tất cả quy trình hoạt động, công nghệ, thiết bị đều theo quy định của ngành y tế.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:

Phòng khám hoạt động khám, chữa bệnh chuyên khoa răng hàm mặt với 04 ghế nha (không lưu trú qua đêm). Dự kiến tối đa 1 ngày có 50 bệnh nhân đến tư vấn, thăm khám và điều trị tại phòng khám, cùng với 10 nhân viên làm việc thường xuyên tại phòng khám.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:

Dự án được thực hiện tại 1 lô trong Trung tâm thương mại đã được xây dựng hoàn chỉnh, khi thực hiện dự án phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt thì dự án chỉ tiến hành bố trí lại mặt bằng, sắp xếp lại các phòng chức năng, sắp xếp cấu trúc lại nội thất, cho phù hợp hoạt động của dự án.

Dự án không tiến hành xây dựng mới. Do đó, báo cáo này không đề cập đến quá trình giải phóng mặt bằng, quá trình xây dựng mà chỉ đánh giá tác động trong quá trình hoạt động của dự án.

4.1. Nguyên liu, nhiên liu, vt liu, hóa cht s dng trong quá trình hot đng d án Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng được thể hiện trong bảng sau

Bảng 1.2. Danh mục nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất của dự án trong 1 tháng

4.2. Nguồn cung cấp điện, nước trong giai đoạn hoạt động dự án

Nguồn cung cấp điện và điện năng sử dụng:

Nguồn cung cấp điện: lấy từ hệ thống lưới điện Quốc gia do Công ty Điện lực Bình Dương cung cấp, sau đó được hạ thế (qua trạm biến thế) và đưa vào sử dụng cho hoạt động sinh hoạt của Phòng khám.

Phòng khám không sử dụng máy phát điện.

Chủ dự án cam kết trong suốt quá trình hoạt động sẽ không thuê mướn máy phát điện để sử dụng.

Lượng điện năng tiêu thụ dự kiến là 10.000 kwh/tháng.

Nguồn cung cấp nước và nhu cầu sử dụng nước:

Nguồn nước sử dụng cho hoạt động của Phòng khám được lấy từ nguồn nước do Công ty Cổ phần cấp nước Bình Dương cung cấp thông qua hệ thống cấp nước của Trung tâm Thương mại Sora Gardens SC. Nước được sử dụng vào các mục đích sau: sinh hoạt cho nhân viên và bệnh nhân, vệ sinh thiết bị và khám chữa bệnh, lau sàn.

Tính toán lượng nước sử dụng khi dự án đi vào hoạt động

+ Cấp nước cho sinh hoạt cán bộ, nhân viên y tế

Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt của cán bộ, y bác sĩ và nhân viên: số lượng cán bộ, nhân viên làm việc tại phòng khám là 10 người, TCXDVN 33:2006 tính theo trung bình đầu người là 120 lít/người/ngày, hệ số không điều hòa là 1,2; nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của cán bộ, nhân viên là: Q1 = (10 nhân viên) x 120 lít/người/ngày x 1,2 = 1,44 m3/ngày

- Cấp nước cho sinh hoạt của bệnh nhân (không lưu trú qua đêm):

Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân được tính dựa trên số lượt bệnh nhân đến khám bệnh, điều trị tối đa 50 bệnh nhân/ngày. Theo TCVN 4513:1988 – Cấp nước bên trong, tiêu chuẩn cấp nước tính cho 1 bệnh nhân là 15 lít/ngày, hệ số không điều hòa là 1,2. Như vậy nước cấp cho sinh hoạt của bệnh nhân là: Q2 = 50 người x 15 lít/người/ngày x 1,2 = 0,9 m3/ngày

Vệ sinh dụng cụ, thiết bị y tế, hoạt động điều trị

Theo kinh nghiệm thực tế của chủ dự án tại một số dự án khác, ước tính lượng nước cấp cho hoạt động vệ sinh các dụng cụ, thiết bị y tế chỉ khoảng Q3 = 0,5 m3/ngày.

Nước lau sàn, vệ sinh phòng khám

Với diện tích sàn phòng khám là 146 m2, tiêu chuẩn nước vệ sinh 0,5 lít/m2, lượng nước sử dụng cho hoạt động lau sàn: Q4 = 146 m2 x 0,5 lít/m2 = 0,073 m3/ngày

Tổng hợp tính toán nhu cầu sử dụng nước của phòng khám được thể hiện trong bảng sau :

Bảng 1.3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án

Đối với công tác PCCC, do cơ sở nằm trong tòa nhà Trung tâm thương mại, do đó, lượng nước phục vụ cho công tác PCCC sẽ từ bồn nước PCCC của tòa nhà và do Ban quản lý Trung tâm thương mại quản lý.

Hiện tại Dự án đag lên kế hoạch lắp đặt HTXLNT y tế công suất 0,5 m3/ngày đêm nhằm đảm bảo xử lý lượng nước thải y tế phát sinh đạt quy chuẩn trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tập trung của Trung tâm thương mại Sora Gardens SC.

Riêng nước thải sinh hoạt (từ nhà vệ sinh chung) của dự án, sẽ được đấu nối trực tiếp vào hệ thống xử lý nước thải của Trung tâm thương mại Sora Gardens SC. (bên trong phòng khám không có nhà vệ sinh riêng, nhà vệ sinh nằm bên ngoài và dùng chung với Trung tâm thương mại Sora Gardens SC).

4.3. Nhu cầu lao động

- Nhu cầu lao động của phòng khám: 10 người.

(Nguồn: Công ty TNHH Phòng khám Nha khoa, 2023)

4.4. Nhu cầu máy móc, thiết bị

Dự án có trang bị cho văn phòng làm việc một số máy vi tính, máy photocopy, máy điện thoại, máy lạnh phục vụ cho các công việc sao lưu, in giấy tờ, tạo môi trường làm việc mát mẻ cho cán bộ văn phòng cũng như phục vụ công việc trao đổi thông tin với các đơn vị phân phối nguyên vật liệu, sản phẩm và các đơn vị hành chính khác.

Dự án không sử dụng máy phát điện dự phòng.

Máy móc thiết bị được sử dụng để phục vụ hoạt động của dự án như sau:

Bảng 1.4. Danh mục máy móc thiết bị khi dự án đi vào hoạt động

Nguồn: Công ty TNHH Phòng khám Nha khoa 2023)

Các thiết bị, máy móc phục vụ khám chữa bệnh và thiết bị văn phòng đa số đều được nhập khẩu, thuộc công nghệ tiên tiến.

Dự án không tổ chức nấu ăn tại chỗ, nhân viên tự túc ăn uống.

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

5.1. Các hạng mục công trình của dự án

Hạng mục công trình phục vụ cho hoạt động của dự án tất cả đều là hạng mục được xây dựng trước đó với hệ thống dây điện đi ngầm, thiết bị điện cũng được cung cấp, lắp đầy đủ.

Dự án được thực hiện tại: 2nd Floor, Sora Gardens SC – Lô C19, Đại Lộ Hùng Vương, Phường Hòa Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, được thuê lại theo Hợp đồng thuê nhà số 23/2022/HĐCT/BCMTK-PKNK ARIGA ngày 15/03/2023, giữa bên cho thuê là Công ty TNHH Becamex Tokyu và bên thuê là Công ty TNHH Phòng khám Nha khoa. (đính kèm trong phụ lục).

+ Diện tích sử dụng: 146 m2

Các hạng mục công trình của dự án được bố trí như sau:.

Bảng 1.5. Các hạng mục công trình và chức năng của dự án

Ghi chú: Nhà vệ sinh nằm ngoài khuôn viên hoạt động của phòng khám, và được dùng chung với Trung tâm thương mại.

(Nguồn: Công ty TNHH Phòng khám Nha khoa, 2023)

5.2. Tiến độ thực hiện dự án:

Dự kiến thời điểm dự án « Nha khoa » bắt đầu hoạt động chính thức dự kiến: 15/10/2023. Cụ thể :

Bảng 1.6. Tiến độ thực hiện dự án

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất vải sợi Carbon, vải sợi thủy tinh

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha