Tham vấn ĐTM Dự án Kè chống sạt lở kết hợp bãi thải nạo vét Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

Tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kè chống sạt lở kết hợp bãi thải nạo vét Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Nâng cao năng lực đáp ứng neo đậu tránh trú bão cho các loại tàu cá và tàu khách, tàu hàng có trọng tải đến 2.000DWT của khu neo đậu hiện hữu, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của người dân, doanh nghiệp hoạt động trên vùng biển tỉnh và các tỉnh lân cận tại ngư trường Tây Nam Bộ trong mùa mưa bão;

Ngày đăng: 21-09-2024

56 lượt xem

1.      MỤC LỤC...................................................................................i

3.      DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................v

4.      DANH SÁCH CÁC BẢNG....................................................vi

5.      DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................viii

MỞ ĐẦU............................................................................................1

1.      XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN.........................................................1

1.1.     Thông tin chung về dự án...........................................1

1.2.     Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi..3

1.3.     Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy

hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, mối quan

hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước

có thẩm quyền phê duyệt. ...............................................3

1.3.1      Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia......3

1.3.2      Quy hoạch phát triển các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020

và tầm nhìn đến năm 2030................................................4

1.3.3      Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang .......................................6

1.3.4      Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Kiên Giang và kế hoạch phát triển thủy sản

tỉnh Kiên Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045........................6

2.      CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM:...............7

2.1.     Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi

trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án.................7

2.2.     Văn bản pháp lý, quyết địnhhoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩmquyền về dự án...10

2.3.     Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh

giá tác động môi trường.................................................................10

3.      TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG:................10

3.1.     Thông tin về đơn vị tư vấn: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (SIWRR).......11

3.2.     Danh sách những người trực tiếp tham gia thực hiện báo cáo ĐTM .................11

3.3.     Các bước thực hiện ĐTM của dự án......................................................................13

4.      PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG:...................................14

4.1.     Các phương pháp ĐTM...........................................................................................14

4.1.1.     Phương pháp đánh giá nhanh..........................................................................14

4.1.2.     Phương pháp chuyên gia ..................................................................................14

4.1.3.     Phương pháp liệt kê số liệu về môi trường.......................................................14

4.1.4.     Phương pháp nhận dạng các tác động.............................................................15

4.2.     Các phương pháp khác............................................................................................15

4.2.1.     Phương pháp thống kê xử lý số liệu.................................................................15

4.2.2.     Phương pháp kế thừa số liệu từ tham khảo tài liệu.........................................15

4.2.3.     Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa.........................................................15

4.2.4.     Phương pháp tham vấn cộng đồng...................................................................16

4.2.5.     Phương pháp lấy và phân tích mẫu..................................................................16

5.      TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM............................................16

5.1.     Thông tin về dự án...................................................................................................16

5.1.1.     Thông tin chung:...............................................................................................16

5.1.2.     Phạm vi, quy mô, công suất...............................................................................16

5.1.3.     Quy trình vận hành ...........................................................................................17

5.1.4.     Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án..........................................18

5.1.5.     Các yếu tố nhạy cảm về môi trường..................................................................18

5.2.     Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môtrường..18

5.3.     Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 19

5.3.1.     Nước thải, khí thải: ...................................................................19

5.3.2.     Chất thải rắn, chất thải nguy hại................................................19

5.3.3.     Tiếng ồn, rung ...........................................................20

5.3.4.     Các tác động môi trường khác....................................................20

5.4.     Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.....................20

5.4.1.     Các công trình và biện pháp thu gom và xử lý nước thải, khí thải.................20

5.4.2.     Công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại....................21

5.4.3.     Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác:...............22

5.4.4.     Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường:................22

5.5.     Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ dự án...........................23

5.5.1.     Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng..........23

5.5.2.     Chương trình giám sát môi trường giai đoạn vận hành..................................24

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.................................25

1.1.     THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN............................................25

1.1.1.     Các thông tin chung của dự án...............................................25

1.1.2.     Vị trí địa lý của dự án.....................................................................25

1.1.3.     Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án..........................28

1.1.4.     Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường....29

1.1.5.     Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án...........................31

1.2.     CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CỦA DỰ ÁN..................................35

1.2.1.     Các hạng mục công trình chính ..................................................35

1.2.2.     Hạng mục công trình phụ trợ..................................................37

1.2.3.     Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường....................39

1.3.     NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN

CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN............................39

1.3.1      Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến...........................................39

1.3.2      Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu ...........................................40

1.3.3      Nhu cầu sử dụng nước................................................................41

1.3.4      Nhu cầu sử dụng điện .......................................................42

1.3.5      Sản phẩm của dự án...................................................................42

1.4.     VẬN HÀNH, KHAI THÁC KHU NEO ĐẬU, TRÁNH TRÚ BÃO....................42

1.4.1      Quy định khai thác......................................................42

1.4.2      Phương án điều hành khai thác..............................46

1.5.     BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG...................................................47

1.5.1      Biện pháp xây dựng công trình chính...............................................47

1.6.     TIẾN ĐỘ, VỐN ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ..53

1.6.1      Tiến độ thực hiện dự án..............................................53

1.6.2      Tổng vốn đầu tư........................................................................53

1.6.3      Tổ chức quản lý và thực hiện dự án......................................54

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI

TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN..............................................56

2.1.     ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ...........................56

2.1.1.     Điều kiện tự nhiên.................................................56

2.1.2.     Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................70

2.2.     HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT KHU VỰC DỰ ÁN.....74

2.2.1.     Dữ liệu về đặc điểm môi trường khu vực dự án...............................................74

2.2.2.     Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí........................75

2.2.3.     Hiện trạng tài nguyên sinh vật..........................................................................87

2.3.     NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ

MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN.........................................................97

2.4.     SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN ................98

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ

XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ

MÔI TRƯỜNG................................................................99

3.1.     ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG................99

3.1.1.     Đánh giá, dự báo các tác động.........................................................99

3.1.2.     Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm

thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường......................................................113

3.2.     ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH.......................................126

3.2.1.     Đánh giá, dự báo các tác động..........................................................126

3.2.2.     Các công trình, biện pháp thu gom, lưu trữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm

thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường...............................................130

3.3.     TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .....133

3.3.1.     Danh mục công trình và kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường của dự án. ...133

3.3.2.     Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường........134

3.4.     NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO..................................................136

3.4.1.     Mức độ chi tiết của các đánh giá.............................................136

3.4.2.     Độ tin cậy của các đánh giá.............................................137

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI

HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC.....................................................139

CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.............140

5.1      CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN................140

5.2      CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN ..............147

5.2.1 Giám sát chất thải............................................................................................147

5.2.2 Giám sát chất lượng môi trường khác............................................................147

5.2.1.1 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng....147

5.2.1.2 Chương trình giám sát môi trường giai đoạn vận hành............................148

CHƯƠNG 6. KẾT QUẢ THAM VẤN ..............................................150

6.1      QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG .......150

6.1.1      Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử.................150

6.1.2      Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến..............................................150

6.1.3      Tham vấn bằng văn bản..............................................................150

6.2      KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG.........................................150

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT............................................153

1. Kết luận ......................................................................153

2. Kiến nghị ............................................................................155

3. Cam kết của chủ dự án đầu tư ............................................156

PHỤ LỤC ....................................158

MỞ ĐẦU

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1. Thông tin chung về dự án

Vùng biển Tây Nam Bộ (TNB) được xác định là một trong 5 ngư trường trọng điểm của cả nước. Đây là vùng biển giàu tiềm năng, có trữ lượng nguồn lợi thủy sản (NLTS) phong phú, đa dạng, có thế mạnh về phát triển kinh tế biển. Ngư trường khai thác biển TNB có diện tích rộng, NLTS dồi dào, đa chủng loại, nhiều loài có giá trị kinh tế cao và khả năng khai thác lớn. Đáy biển tương đối bằng phẳng, trên biển có nhiều đảo và quần đảo che chắn tạo điều kiện thuận lợi cho tàu cá với các nghề lưới kéo, lưới rê, lưới vây... khai thác quanh năm. Bên cạnh đó, hệ thống sông, kênh, rạch trải khắp vùng tạo thuận lợi cho các nghề khai thác thủy sản (KTTS) nội đồng và nuôi trồng thủy sản (NTTS) phát triển.

Kiên Giang là cửa ngõ hướng ra biển Tây của các tỉnh vùng ĐBSCL, có ranh giới biển giáp các nước trong khối ASEAN, có biên giới trên bộ giáp Campuchia với cửa khẩu quốc tế Hà Tiên. Tỉnh Kiên Giang có thế mạnh về kinh tế biển, có vị trí thuận lợi phát triển thủy sản, là tỉnh trọng điểm đối với nghề cá vùng biển TNB và cả nước. Do vậy, ngành khai thác và chế biến thuỷ sản là một ngành kinh tế mũi nhọn có tiềm năng phát triển mạnh mang lại lợi ích cao. Sản lượng khai thác thủy sản tỉnh Kiên Giang theo thống kê năm 2020 đạt 572.070 tấn. Tổng số lượng tàu thuyền trên địa bàn toàn tỉnh tính đến năm 2020 có 9.890 chiếc, trong đó đội tàu khai thác xa bờ (KTXB) với chiều dài trên 15m là 3.995 chiếc (http://cucthongkekg.gov.vn/). Riêng trên địa bàn huyện Kiên Hải chiếm 1.503 tàu với tổng công suất 159.390 CV, trong đó tàu dài trên 15m có 340 chiếc (tàu công suất <250CV có 1.301 chiếc, 250 ÷ <400CV có 48 chiếc, >400CV có 154 chiếc). Trong đó, số lượng tàu thuyền đăng ký với địa phương thường xuyên về neo đậu tại đảo là 520 tàu (tàu có công suất lớn nhất 600CV).

Hiện nay, khi có dông bão xảy ra ngoài số lượng tàu thuyền đăng ký thường xuyên về neo đậu, còn nhiều tàu đánh bắt vãng lai từ các địa phương khác về tránh bão, theo thống kê của địa phương số lượng tàu thuyền về tránh dông, bão có lúc lên đến trên 1.000 tàu (tàu có công suất lớn nhất 600CV). Nơi neo đậu truyền thống của tàu thuyền ở khu vực này chủ yếu ở khu vực Hòn Ngang, thuộc xã Nam Du.

Trước diễn biến thiên tai phức tạp và những thiệt hại lớn do bão gây ra, ngay từ năm 2005 khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu cá đã được quy hoạch xây dựng trong Quyết định số 288/2005/QĐ-TTG ngày 8/11/2005 về việc Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số1349/QĐ-TTgngày9/8/2011 vềviệcphê duyệtđiều chỉnhquyhoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 và được khẳng định lại trong quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có tổng cộng 13 khu neo đậu tránh trú bão. Trong đó, huyện đảo Kiên Hải - tỉnh Kiên Giang có 2 khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng là Hòn Tre (1.000 tàu/600CV) và Nam Du (1.000 tàu/600CV) phục vụ cho tàu cá đánh bắt trên ngư trường trọng điểm của các tỉnh Tây Nam Bộ.

Hình 1. Bản đồ các khu neo đậu tránh trú bão tỉnh Kiên Giang theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Việc xây dựng Kè chống sạt lở kết hợp bãi thải nạo vét khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá nhằm bảo đảm an toàn, giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản của ngư dân khi xảy ra thiên tai, bão lũ và giúp ngư dân có nơi neo đậu tránh trú bão an toàn, yên tâm đánh bắt xa bờ, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nghề cá nói riêng, kinh tế biển nói chung và giữ vững an ninh quốc phòng vùng biển Tây Nam của nước ta. Dự án cũng tạo ra quy đất để phát triển cơ sở hạn tầng nghề cá cho khu vực thúc đẩy ngư dân ra khơi.

- Sự cần thiết phải lập báo cáo ĐTM đối với dự án:

▪ Dự án tiến hành xây dựng các công trình trên địa bàn xã Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Dự án sẽ sử dụng 93,23 ha đất, đất mặt nước (gồm: vùng nước neo đậu tránh trú bão 71,6ha; bãi chứa đất nạo vét 21,63ha).

▪ Căn cứ theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, Dự án thuộc nhóm dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại điểm c Khoản 4, Điều 28 của Luật bảo vệ môi trường năm 2020. Do đó, Dự án này thuộc đối tượng cần phải lập báo cáo ĐTM để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM:

▪ Dự án nằm trên địa bàn xã Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Đây là dự án do UBND tỉnh Kiên Giang quyết định chủ trương đầu tư.

▪ Căn cứ theo Khoản 3, Điều 35 của Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 thì UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM cho dự án Kè chống sạt lở kết hợp bãi thải nạo vét khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.1. Các thông tin chung của dự án

− Tên Dự án: Kè chống sạt lở kết hợp bãi thải nạo vét khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

− Loại hình Dự án: Cải tạo – xây mới bổ sung

− Cơ quan chủ đầu tư Dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh.

− Thông tin liên hệ:

▪Địa chỉ ...........Đường Tôn Đức Thắng - Phường Vĩnh Bảo, Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang.

▪Người đại diện: ... .  Chức vụ: Giám đốc

▪Điện thoại: ............

− Tiến độ thực hiện dự án: 2024 -2026.

+ Lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi: Quý 1/2024;

+ Quý 2/2024: Khảo sát, thiết kế, thẩm định và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công;

+ Lựa chọn Nhà thầu thi công xây dựng; các công tác tư vấn khác;

+ Quý 3/2024 ÷ Quý 3/2026: Tiến hành thi công xây dựng các hạng mục công trình:

▪ Thi công xây dựng tuyến kè chống sạt lở bãi thải chứa đất nạo vét;

▪ Thi công xây dựng cầu tàu kết hợp kè bảo vệ bờ;

▪ Nạo vét luồng và khu nước neo đậu kết hợp đổ thải tạo mặt bằng (21,63ha);

+ Giai đoạn kết thúc đầu tư: Quý 4/2026: Nghiệm thu, bàn giao, quyết toán công trình, đưa vào sử dụng.

1.1.2. Vị trí địa lý của dự án

Vị trí đầu tư xây dựng Kè chống sạt lở kết hợp bãi thải nạo vét Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá ... nằm ở phía Tây đảo Hòn Ngang, thuộc xã Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, cách đất liền (huyện An Minh) khoảng 49 km và cách Thành phố Rạch Giá khoảng 84 km, có tứ cận tiếp giáp:

- Phía Bắc tiếp giáp đê chắn sóng của dự án Khu neo đậu tránh trú bão;

- Phía Đông tiếp giáp đảo Hòn Ngang;

- Phía Nam tiếp giáp biển;

- Phía Tây tiếp giáp khu nước neo đậu của dự án Khu neo đậu tránh trú bão; Chi tiết vị trí, tọa độ khu vực dự án như trong và Hình 3- Hình 5.

Hình 3: Vị trí vùng dự án

Hình 4: Bản đồ vị trí khu vực dự án trong quần đảo Nam Du

Hình 5: Mặt bằng dự kiến của dự án tại đảo Hòn Ngang
 
1.1.3. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án
 
Tổng nhu cầu sử dụng đất của công trình là: 93,58ha, chủ yếu là diện tích mặt nước do nhà nước quản lý bao gồm:
 
- Phân theo hạng mục:
 
▪Nạo vét luồng và khu nước neo đậu tàu: 71,6ha;
 
▪Bãi chứa sản phẩm nạo vét: 21,63ha;
 
Nhu cầu sử dụng đất trên cạn (tạm thời) phục vụ thi công: khoảng 2,0ha để bố trí các công trình phụ trợ, tạm thời để phục vụ thi công (lán trại, kho chứa, bãi tập kết vật tư, …) tại mặt bằng bãi chứa đất nạo vét của dự án Khu neo đậu tránh trú bão;
 
Hình 6: Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2021 khu vực đảo Hòn Ngang, xã Nam Du
 
1.1.4. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
 
Vị trí dự án thực hiện ở khu nước phía Tây đảo Hòn Ngang, thuộc xã Nam Du, huyện Kiên Hải.
 
- Khu vực này là nơi có dân cư đông thứ 2 trong quần đảo Nam Du (sau hòn Củ Tron thuộc xã An Sơn) với dân số là 3.484 người, trong đó tập trung đông ở phía bờ Tây đảo Hòn Ngang nơi thực hiện dự án. Khoảng cách từ vị trí các hạng mục công trình tới khu tập trung dân cư phía trong bờ dao động từ 20 -70m (cách con đường mới và khoảng đất lấn biển). Riêng đoạn gốc đê chắn sóng K1-1 có khoảng 20 hộ dân sống gần khu vực ven bờ (đoạn không có kè). Hòn Ngang đã và đang được các cấp chính quyền địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao khả năng tuần tra và bảo vệ tổ quốc. Các hạng mục đầu tư bao gồm:
 
▪Khu lấn biển Hòn Ngang với tổng diện tích 5.44ha gồm 1.32ha bờ Đông và 4.12ha bờ Tây. Trong đó, phía bờ Tây bố trí khu chợ - khu dịch vụ đa hợp, khu nhà ở liền kề, khu nhà ở tái định cư, trạm xăng dầu, khu đất trạm máy phát điện; Phía bờ Đông bố trí công trình trung tâm văn hoá thể thao, khu chợ, hạ tầng kỹ thuật (trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, cây xanh);
 
▪01 cầu tàu phía bờ Tây và 01 cầu tàu phía bờ Đông dài 120m, rộng từ 6,0m ÷ 10,0m nằm ngay trung tâm khu lấn biển;
 
▪Tuyến đường bê tông xi măng vòng quanh đảo với chiều rộng mặt đường 6,5m;
 
- Khu nước phía Tây đảo Hòn Ngang được che chắn tự nhiên theo nhiều hướng bởi các đảo lớn nhỏ xung quanh (quần đảo Nam Du có khoảng 21 đảo lớn nhỏ) nên vào mùa mưa bão, sóng gió tự nhiên tác động thấp, ít có sóng lớn do đà gió bị hạn chế nên trong phạm vi khu vực dự án người dân thường xuyên neo đậu và đặt nuôi các lồng, bè cá.
 
▪Toàn xã có 232 phương tiện với tổng công suất 14.011 CV, tổng sản lượng khai thác ước đạt 5.557 tấn hải sản các loại.
 
▪Hiện toàn xã có 143 bè với 454 lồng. Trong năm 2021, xuất bán 671 tấn cá các loại (chủ yếu cá bớp, cá mú).
 
▪Phương tiện thủy nội địa trên địa bàn xã có 59 phương tiện đò dọc, đò ngang. Trong đó: có 3 Cano, 16 võ lãi composite đủ điều kiện hoạt động, chủ yếu vận chuyển hành khách và hàng hóa qua lại giữa các đảo, đất liền và ngược lại tạo điều kiện cho nhân dân đi lại dễ dàng. Ước vận chuyển khoảng 51.500 lượt hành khách và 17.750 tấn hàng hóa các loại (năm 2021).
 
Hình 7: Bản đồ vị trí khu dân cư và các đối tượng kinh tế - xã hội nằm gần khu vực dự án
 
Nhìn chung, các đối tượng như ghe tàu neo đậu của người dân và các phương tiện thủy nội địa, các lồng bè của người dân sẽ chịu ảnh hưởng do việc triển khai dự án. Dự án đã bố trí nguồn vốn hỗ trợ (dự kiến 5 tỷ đồng từ vốn ngân sách tỉnh Kiên Giang) để di dời các hộ nuôi cá lồng, bè ra các khu vực khác để triển khai dự án.
 
Khu vực quần đảo Nam Du hiện nay đã được đầu cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch, đặc biệt là phía Hòn Củ Tron, xã An Sơn. Tuy nhiên, phía đảo Hòn Ngang, xã Nam Du hiện mới đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng (cầu tàu, đường quanh đảo) và khu vực này chủ yếu phục vụ neo đậu cho tàu cá, nuôi trồng thủy hải sản (lồng, bè cá) nên chưa phát triển du lịch. Hoạt động tour du lịch, thăm quan, tắm biển, ngắm san hô, …cho du khách chủ yếu ở các đảo ít người hoặc không có người như Hòn Dầu (cách dự án 1.200m), Hòn Bờ Đập (cách vị trí dự án 500m) và Hòn Mấu (cách vị trí dự án 2.500m), …và các đảo khác ở xa hơn. Nhìn chung, các khu vực này hầu như không chịu ảnh hưởng của hoạt động triển khai dự án.
 
Nếu dự án được triển khai, hình thành tuyến đê chắn sóng kết hợp với cơ sở hạ tầng đang được đầu tư thì sẽ tác động tích cực đến hoạt động du lịch của đảo Hòn Ngang trong tương lai.
 
Hình 8: Bản đồ vị trí các đảo có hoạt động du lịch nằm gần khu vực dự án
 
1.1.5. Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án
 
1.1.5.1 Mục tiêu dự án
 
- Chống sạt lở, bảo vệ mặt bằng bãi thải chứa đất nạo vét (mặt bằng khu dịch vụ hậu cần nghề cá và nuôi biển sau này) cũng như tuyến đường bờ phía Tây Nam đảo Hòn Ngang;
 
- Nâng cao năng lực đáp ứng neo đậu tránh trú bão cho các loại tàu cá và tàu khách, tàu hàng có trọng tải đến 2.000DWT của khu neo đậu hiện hữu, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của người dân, doanh nghiệp hoạt động trên vùng biển tỉnh Kiên Giang và các tỉnh lân cận tại ngư trường Tây Nam Bộ trong mùa mưa bão;
 
- Tận dụng đất thải nạo vét tạo mặt bằng phục vụ phát triển hạ tầng khu dịch vụ hậu cần nghề cá và nuôi biển sau này của địa phương
 
Nhiệm vụ cụ thể của dự án:
 
- Xây dựng tuyến kè chống sạt lở, bảo vệ mặt bằng bãi thải chứa đất nạo vét (mặt bằng khu dịch vụ hậu cần nghề cá và nuôi biển sau này) cũng như tuyến đường bờ phía Tây Nam đảo Hòn Ngang;
 
- Nạo vét luồng và khu nước neo đậu;
 
- Đồng thời tận dụng đất thải nạo vét tạo mặt bằng;
 
1.1.5.2 Quy mô, công suất
 
a. Quy mô
 
Quy mô các hạng mục của Kè chống sạt lở kết hợp bãi thải nạo vét khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá bao gồm:
 
- Tuyến kè chống sạt lở: 1.465m (bảo vệ chống sạt lở cho 21,63ha mặt bằng);
 
- Cầu tàu kết hợp kè bảo vệ bờ: 120m;
 
- Nạo vét luồng và khu nước neo đậu tàu: 58,2ha / 71,6ha;
 
- San nền tạo mặt bằng: san nền tạo mặt bằng cho 7,02ha và 4,61 ha là khu dự trữ để chứa vật liệu nạo vét;
 
 
Bảng 4: Thông tin chi tiết về các hạng mục công trình đầu tư xây dựng trong dự án
 
b. Công suất
 
Khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu cá đảo Nam Du đang được thi công xây dựng với số lượng tàu cá lớn nhất vào neo đậu là 1.000 tàu cá, trong đó:
 
- Tàu cá có chiều dài ≤ 20m (dưới 90CV): 370 tàu;
 
- Tàu cá có chiều dài từ 20 ÷ 28m (90 ÷ 450CV): 380 tàu;
 
- Tàu cá có chiều dài ≥ 28m (≥ 450CV): 250 tàu.
 
Dự án Kè chống sạt lở kết hợp bãi thải nạo vét Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá sau khi hoàn thành sẽ tăng cường năng lực tiếp nhận tàu thuyền neo đậu tránh trú bão, bao gồm:
 
- Tàu cá có công suất đến 600CV hoặc tàu có chiều dài đến 35m;
 
- Tàu khách 2.000GT hoặc tàu hàng có trọng tải đến 2.000DWT;
 
Ngoài ra, việc nạo vét thi công kè chống sạt lở kết hợp bãi thải sẽ tạo mặt bằng lấn biển mở rộng thêm 21,63ha, tận dụng hiệu quả và không lãng phí nguồn đất nạo vét. Địa phương có thể sử dụng một phần mặt bằng được hình thành để chỉnh trang đô thị, phát triển du lịch địa phương;
 
1.1.5.3 Công nghệ và loại hình dự án
 
a. Công nghệ:
 
- Công nghệ thi công:
 
▪Hạng mục đê chắn sóng: sử dụng công nghệ đê chắn sóng dạng thùng chìm (cho đoạn K1-1 - sử dụng đối với vị trí có nền đá tầng nông) và đê chắn sóng dạng cừ ván BTCT ƯST SW500B phía trước và neo chống bằng cọc phía sau (cho các đoạn đê còn lại K1-2, K1-3, K1-4, K2, K3 -sử dụng đối với nền địa chất có đá xuất hiện tầng sâu).
 
▪Hạng mục nạo vét luồng và khu neo đậu tàu: bằng tàu hút công suất 585CV, chiều sâu nạo vét ≤6m, chiều cao ống xả ≤3m, chiều dài ống xả 1200m. VLNV được bơm trực tiếp từ vị trí nạo vét theo ống xả vào bãi chứa VLNV sau lưng kè, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường nước khu vực nạo vét.
 
- Công nghệ vận hành:
 
▪Vận hành neo đậu tàu trong khu neo đậu tránh trú bão phải phù hợp với hiện trạng neo đậu và tập quán neo đậu thực tế của ngư dân tại địa phương và ngư trường khu vực;
 
▪Đồng thời, tuân thủ theo quy định tại Quyết định số 982/QĐ-TCTS-KTTS ngày 28/10/2016 của Tổng cục thủy sản - Bộ NN&PTNT về việc ban hành hướng dẫn tàu thuyền tránh, trú, neo đậu và giải pháp bảo vệ ao, đầm, lồng bè nuôi trồng thủy sản khi có bão, áp thấp nhiệt đới: Tàu neo đậu thành từng cụm tối đa 3 tàu/cụm neo;
 
b. Loại hình dự án:
 
- Dự án nhóm B;
 
- Cấp công trình: Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cấp IV;
 
- Loại hình dự án gồm: Kè chống sạt lở kết hợp bãi thải nạo vét Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
 
1.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CỦA DỰ ÁN
 
1.2.1. Các hạng mục công trình chính
 
Dự án gồm hạng mục chính là:
 
- Xây dựng tuyến kè chống sạt lở: 1.465m (bảo vệ chống sạt lở cho khoảng 21,63ha mặt bằng);
 
- Xây dựng cầu tàu kết hợp kè bảo vệ bờ: 120m;
 
- Nạo vét luồng và khu nước neo đậu tàu: 71,6ha;
 
- San nền tạo mặt bằng: 21,63ha;
 
Các thông số kỹ thuật các hạng mục công trình được tóm tắt như trong Bảng 4.
 
Chi tiết từng hạng mục công trình được cụ thể như sau:
 
1.2.1.1 Tuyến kè chống sạt lở
 
Chiều dài tuyến kè: 1465 m chia là 5 nhóm
 
Kè bảo vệ bờ loại 1 (kè tường đứng cừ SW600): 678 m Kè bảo vệ bờ loại 2 (kè tường đứng cừ SW840): 285 m
 
Kè bảo vệ bờ loại 3 (kè mái nghiêng phía khu neo đậu): 270 m; Kè bảo vệ bờ loại 4 (kè mái nghiêng phía biển): 172 m
 
Bến tàu khách (kè tường đứng cừ SW840): 120 m
 
a. Kết cấu đê chắn sóng
 
 
Hình 9: Mặt cắt ngang điển hình kè chống sạt lở
 
1.2.1.2 Bãi chứa sản phẩm nạo vét
 
Tổng diện tích khu neo đậu: 71,6 ha trong đó diện tích mặt nước cần nạo vét là 58,2 ha;
 
1.2.1.3 Nạo vét vùng nước neo đậu tàu thuyền
 
Bảng 5: Tọa độ ranh giới nạo vét luồng và khu nước neo đậu tàu
 
1.2.2. Hạng mục công trình phụ trợ
 
Các công trình phụ trợ bao gồm:
 
- Hệ thống báo hiệu;
 
- Thiết bị thông tin liên lạc, cứu hộ cứu nạn.
 
1.2.2.1Hệ thống báo hiệu
 
- Trụ đèn báo hiệu khu neo đậu: Kết cấu trụ báo hiệu bằng ống inox cao 9,0m, trên đỉnh trụ có gắn đèn báo hiệu SL-C600 (hoặc tương đương), tại vị trí 6,0m trên thân trụ có gắn đèn báo hiệu SL60-2nm (hoặc tương đương);
 
- Cột đèn báo hiệu đầu đê: Tổng số cột báo hiệu đầu đê 06 cột. Kết cấu cột báo hiệu đầu đê độc lập bằng ống inox cao 6,0m, trên có gắn đèn báo hiệu SL60-2nm hoặc loại tương đương.
- Phao báo hiệu luồng và khu nước neo đậu: Tổng số phao báo hiệu 04 bộ. Phao báo hiệu có đường kính 1,7m; Kết cấu phao vỏ thép bọc composite chống rỉ, liên kết rùa neo và xích.
 
- Cột báo hiệu luồng và vùng nước neo đậu: Tổng số cột báo hiệu 04 cột. Kết cấu cột báo hiệu bằng inox và sơn màu theo quy định báo hiệu đường thủy nội địa.
 
 
Hình 10: Cấu trúc cột báo hiệu đê chắn sóng và khu nước
 
 
Hình 11: Phao báo hiệu luồng và khu nước
 
1.2.2.2 Thiết bị thông tin liên lạc và cứu hộ, cứu nạn:
 
- Hệ thống thông tin liên lạc, bao gồm:
 
▪Thiết bị thông tin liên lạc tầm trung: có tầm phủ sóng của hệ thống MF (băng tần 2MHz) từ 35 hải lý đến dưới 250 hải lý;
 
▪Thiết bị thông tin liên lạc tầm xa: có tầm phủ sóng trên 250 hải lý;
 
- Thiết bị cứu hộ, cứu nạn:
 
▪Ca nô cứu hộ: 01 chiếc công suất tối thiểu 90CV, được sử dụng nhằm mục đích đề điều tiết tàu thuyền ra vào khu neo đậu tránh trú bão. Trong điều kiện vận hành mùa gió bão, ca nô phải có công suất tối thiểu khoảng 90CV (tương đương công suất tàu cá đánh bắt xa bờ nhỏ nhất);
 
▪Trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn khác;
 
1.2.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
 
Đây là dự án xây dựng công trình thủy lợi (đê, kè, nạo vét luồng) nên các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường tập trung chủ yếu phục vụ thi công các hạng mục trong giai đoạn xây dựng.
 
Để hạn chế, giảm thiểu các tác động tới môi trường trong quá trình thi công thì các đơn vị thi công phải có nhà vệ sinh tự hoại tại khu vực lán trại và bố trí các nhà vệ sinh di động trên sà lan thi công (hạng mục này nằm trong kinh phí chuẩn bị mặt bằng), bố trí các thùng rác, các thùng chứa dầu thải, thùng chứa giẻ nhiễm dầu tại các khu vực công trường thi công, sà lan thi công và khu vực lán trại của công nhân.
 
Tại khu vực bãi chứa vật liệu nạo vét 21,63ha đã được thiết kế kè bảo vệ bờ (với chiều dài 1465m, cao trình đỉnh +2,5m, bề rộng mặt kè 4,0m) để lưu chứa vật liệu nạo vét (chủ yếu là cát) tận dụng san lấp làm mặt bằng cho khu vực hậu cần nghề cá sau này. Để lưu chứa và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường, bãi chứa VLNV sẽ được phân chia làm 3 khoang được gia cố bằng cừ thép, mỗi khoang 7ha để lắng cặn lơ lửng trước khi chảy ra biển.
 
 
GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha