Báo cáo đề xuất giấy phép môi trường (GPMT) Nhà máy chế biến mủ cao su. Sản phẩm của nhà máy là cao su SVR 3L, SVR 5 và SVR 10 với quy mô 9.000 tấn sản phẩm/năm.
Ngày đăng: 17-09-2024
101 lượt xem
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DỰ ÁN
A.TÓM TẮT VỀ XUẤT XỨ, HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA DỰ ÁN
Ngành công nghiệp sản xuất cao su là một trong các ngành công nghiệp có bề dày truyền thống ở nước ta. Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước hội nhập tích cực vào kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, ngành này chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đã mang lại hiệu quả cao, đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động
Do đó Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại....đã được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực chế biến cao su.
Trước đây Công ty TNHH Phú Hưng có một nhà máy chế biến mủ cao su công suất 6.000 tấn sản phẩm/năm. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Nhà máy đã được phê duyệt tại Quyết định số 1195/QĐ-UBND ngày 25/06/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh. Sau đó Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại ....đã mua lại toàn bộ nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty TNHH ...
Năm 2016, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại .... đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp Giấy xác nhận việc đã thực hiện hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến cao su.
Năm 2018, Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại.... nhận thấy cần phải nâng công suất chế biến của Nhà máy mới đáp ứng nhu cầu của thị trường. Vì vậy, Ban lãnh đạo Công ty đã quyết định nâng công suất chế biến của Nhà máy từ 6.000 tấn sản phẩm/năm lên 9.000 tấn sản phẩm/năm và đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương theo Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 30 tháng 1 năm 2018.
Nhà máy chế biến mủ cao su .... được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với mã số dự án là ........., chứng nhận lần đầu ngày 24/05/2010, thay đổi lần thứ 2 ngày 30/01/2018 với quy mô dự án là 9.000 tấn sản phẩm/năm. UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định số 801/QĐ-UBND ngày 23/03/2018 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Mở rộng, nâng công suất Nhà máy chế biến cao su từ 6.000 tấn sản phẩm/năm lên 9.000 tấn sản phẩm/năm do Công ty TNHH Sản xuất Thương mại .... làm Chủ dự án.
Năm 2019, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định số 2546/QĐ-UBND ngày 25/11/2019 về việc bổ sung nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt tại Quyết định số 801/QĐ-UBND ngày 23/03/2018. Cụ thể bổ sung thêm 01 lò dầu tải nhiệt công suất 2,2 triệu kcal/giờ.
Năm 2020, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại ... đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh xác nhận việc đã hoàn thành hệ thống xử lý khí thải 01 lò dầu tải nhiệt công suất 2,2 triệu kcal/giờ.
Căn cứ lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Trên cơ sở đó, Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại .... tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho “Nhà máy chế biến mủ cao su công suất 9.000 tấn sản phẩm/năm” tại tổ 4, ấp Thạnh Thọ, xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên theo mẫu báo cáo đề xuất tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
CHƯƠNG I
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI....
Địa chỉ: ............, xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:............ Chức vụ: Giám đốc - Điện thoại: ............
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ..........., đăng ký lần đầu ngày 06/02/2015, thay đổi lần thứ 1 ngày 05/07/2016.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với mã số dự án ...... chứng nhận lần đầu ngày 24/05/2010, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 19/10/2016, chứng nhận thay đổi lần thứ hai ngày 30/01/2018.
Địa điểm cơ sở: ..........., xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Vị trí nhà máy tiếp giáp các đối tượng như sau:
Hình 1.2. Vị trí nhà máy
Khoảng cách từ nhà máy đến các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội và các đối tượng khác xung quanh khu vực nhà máy:
Xung quanh Dự án chủ yếu là đất nông nghiệp, hiện trạng đang trồng cây cao su, cây mì của người dân.
Trong bán kính 2km không có vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử văn hóa.
Hình 1.3. Vị trí dự án đến các đối tượng xung quanh
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án
Nhà máy đã được cấp các giấy phép liên quan đến môi trường gồm:
+ Giấy xác nhận số 5246/GXN-STNTMT ngày 23/11/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh xác nhận về việc đã thực hiện hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến cao su thuộc Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại ....
+ Quyết định số 801/QĐ-UBND ngày 23/03/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy chế biến cao su .... từ 6.000 tấn sản phẩm/năm lên 9.000 tấn sản phẩm/năm.
+ Quyết định số 2546/QĐ-UBND ngày 25/11/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt bổ sung nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt tại Quyết định số 801/QĐ- UBND ngày 23/03/2018.
+ Văn bản số 4920/STNMT-PBVMT ngày 31/07/2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vận hành hệ thống xử lý khí thải lò dầu tải nhiệt mã số MV 2200 có công suất 2,2 triệu kcal/giờ.
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
+ Dự án “Nhà máy chế biến mủ cao su công suất 9.000 tấn sản phẩm/năm” có tổng vốn đầu tư là 70.000.000.000 VNĐ (Bảy mươi tỷ đồng).
+ Căn cứ theo Nghị định số 40/2020/NĐ – CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công thì dự án thuộc nhóm B theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.
+ Căn cứ theo Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc mục số 1, cột 2 Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình tại Cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
- Công suất hoạt động: 9.000 tấn sản phẩm/năm. Trong đó:
+ Dây chuyền chế biến sản phẩm từ mủ nước là 6.000 tấn sản phẩm/năm
+ Dây chuyền chế biến sản phẩm từ mủ tạp là 3.000 tấn sản phẩm/năm.
Thuyết minh quy trình chế biến sản phẩm từ nguyên liệu mủ nước
Hình 1.4. Quy trình sản xuất cao su từ nguyên liệu mủ nước
Thuyết minh quy trình:
Mủ nước được vận chuyển về nhà máy sau khi qua lưới lọc 40 lỗ/inch sẽ được chế biến qua các công đoạn như sau:
Công đoạn xử lý nguyên liệu:
Mủ nước nguyên liệu được vận chuyển về nhà máy bằng các xe thu gom chuyên dụng. Về đến nhà máy, mủ nước được xả vào hồ quậy mủ. Các cánh khuấy được bố trí xung quanh hồ quậy, trong khoảng thời gian từ 15 – 30 phút sẽ khuấy 1 lần để tránh mủ bị cô đặc. Tiếp theo, lượng Acid loãng 1% được châm vào kết hợp với máy khuấy để dung dịch mủ trong bể đạt độ pH là 4,5 – 5 thì bắt đầu quá trình xả mủ vào các mương đánh đông (cứ 1.000 lít mủ nước sẽ châm 10 lít acid fomic loãng).
Công đoạn gia công cơ học:
Mủ sau khi được xả vào các mương đánh đông, sau từ 6 – 8 giờ sẽ đông lại thành khối nổi lên trên mặt mương. Mủ được đưa qua máy cán kéo di chuyển theo đường rây trên mương dẫn. Độ dày của mủ sau khi ép giảm xuống còn dưới 0,1 m.
Sau khi ra khỏi máy cán kéo tờ mủ rơi xuống mương dẫn. Tại đây tờ mủ được loại hơn 80% nước. Sau đó, mủ theo bằng tải đến 3 máy cán Creper. Tại các máy cán, tờ mủ được làm mỏng lại, loại hoàn toàn tạp chất và hoá chất ra khỏi tờ mủ.
Sau khi qua máy cán, tờ mủ theo băng tải đến máy cán cắt để cắt thành từng hạt nhỏ (hạt cốm tinh). Sau đó, hạt mủ được bơm chuyển cốm hút và đưa lên sàn rung để tách nước. Công dụng của sàn rung là tách nước ra khỏi mủ, rải đều vào thùng ở dạng tơi không bị nén chặt tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sấy, cải thiện tốt chất lượng sau khi sấy. Cao su qua sàn rung phải được tách nước triệt để, không bị vón cục trước khi đưa sang công đoạn sấy. Từ sàn rung, hạt mủ rơi vào thùng sấy và bắt đầu công đoạn sấy.
Công đoạn sấy sản phẩm:
Cao su từ sàn rung rơi xuống thùng sấy, dùng tay phân phối đều trong thùng sấy, không được đè nén cao su không được xếp cao su quá chiều cao của thùng sấy. Không được phun nước vào cao su đã xếp vào thùng sấy.
Các giai đoạn trong quá trình sấy như sau:
Nhiệt độ sấy từ 100 oC - 120oC và thời gian sấy khoảng 10 phút. Tổng thời gian sấy (từ lúc vào lò đến lúc ra lò) của 01 lò sấy khoảng 4 – 5 giờ. Thời gian sấy phụ thuộc vào tình trạng của hạt cốm, độ ẩm môi trường, nhiệt độ. Thùng sấy sau khi ra khỏi lò, mủ được lấy ra khỏi các hộc sấy bằng các mốc sắt và đưa sang công đoạn đóng bành.
Toàn bộ hoạt động của lò sấy như: nhiệt độ sấy, thời gian sấy, đẩy thùng vào lò, điều chỉnh áp lực nhiệt, báo động sự cố…được điều khiển tự động bằng một tủ điện lắp ở phía đầu ra mủ của lò sấy.
Hình 1.5. Quy trình sản xuất sản phẩm cao su từ nguyên liệu mủ tạp
Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu đầu vào là mủ tạp được phân loại theo phẩm chất: mủ đông, mủ chén, mủ dây được thu gom từ các cơ sở thu mua mủ cao su trên địa bàn tỉnh. Tổng khối lượng nguyên liệu mủ tạp phục vụ cho quy trình sản xuất tại nhà máy là 4.615 tấn/năm.
Mủ tạp được phân loại, lưu trữ tại bãi chứa nguyên liệu nền xi măng có độ dốc nhẹ nghiêng về mương thu gom nước thải, sau đó đưa vào sản xuất.
Tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất đều bán tự động. Quy trình sản xuất theo từng công đoạn cụ thể như sau:
Cắt lát, trộn khuấy rửa mủ 1: Mủ sẽ đưa sang máy cắt lát 1 để cắt thành những miếng thô, làm giảm kích thước của mủ, giảm tạp chất, sau đó đưa vào hồ quậy để trộn, khuấy rửa. Tại hồ quậy rửa 1, công nhân sẽ tiến hành nhặt rác còn sót lại trong mủ như lá cây, bao bì,…
Cắt lát, trộn khuấy rửa mủ 2: Mủ sau khi được cắt lát và rửa lần 1, sẽ theo vít tải inox đưa sang máy cắt lát 2 để cắt lát thô. Mủ sau khi cắt sẽ được rửa và tách tạp chất tại hồ quậy rửa 2, công nhân sẽ tiếp tục nhặt rác còn sót lại trong mủ lần nữa.
Băm búa: Mủ từ hồ quậy 2 sẽ theo vít tải đưa sang máy băm búa. Tại đây, mủ sẽ được băm lần nữa để làm giảm tạp chất và kích cỡ đồng đều.
Trộn, khuấy rửa mủ 3: mủ sau khi được băm sẽ rơi vào hồ quậy 3 để rửa sạch trước khi đưa sang công đoạn cán.
Cán 1, 2, 3, 4: mủ sau khi băm được đưa sang các máy cán 1, 2, 3, 4. Tờ mủ được chuyển từ máy cán này đến máy cán khác bằng băng tải cao su. Trong khi cán có nước tưới vào giữa 2 trục cán. Tờ mủ sau khi qua máy cán giúp loại bỏ tạp chất và giảm bề dày tờ mủ, thuận lợi cho công đoạn tiếp theo. Sau khi qua máy cán, mủ sẽ được tạo thành tờ để cung cấp cho máy cán cắt tinh 1.
Cán cắt tinh 1: tờ mủ từ máy cán số 4 đưa vào máy cán cắt tinh bằng băng tải cao su. Máy cán cắt tinh 1 cắt tờ mủ thành những hạt cốm có kích thước đồng đều.
Cán 5, 6, 7, 8: mủ từ máy cán cắt tinh 1 theo vít tải đến máy cán 5, 6, 7, 8. Tờ mủ được chuyển từ máy cán này đến máy cán khác bằng băng tải cao su. Trong khi cán có nước tưới vào giữa 2 trục cán. Tờ mủ sau khi qua máy cán giúp loại bỏ tạp chất và giảm bề dày tờ mủ, thuận lợi cho công đoạn tiếp theo. Sau khi qua máy cán, mủ sẽ được tạo thành tờ để cung cấp cho máy cán cắt tinh 2.
Cán cắt tinh 2: mủ từ máy cán số 8 được đưa vào máy cán cắt tinh 2 bằng băng tải cao su, tờ mủ phải đồng đều và liên tục. Máy cán cắt tinh cắt tờ mủ thành hạt cốm có kích thước nhỏ đồng đều, đồng thời loại tạp chất ra khỏi mủ một cách triệt để, tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn xông sấy. Cấp nước cho máy cán cắt phải đầy đủ trong suốt quá trình vận hành.
Bơm cốm: sau khi qua công đoạn cán cắt tinh, các hạt cốm được dòng nước đưa đến miệng hút của bơm cốm.
Sàn rung: hạt cốm được bơm lên sàn rung nhờ miệng hút của bơm cốm để đưa mủ vào thùng sấy. Công dụng của sàn rung là tách nước ra khỏi mủ, rải đều vào thùng ở dạng tơi không bị nén chặt tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sấy, cải thiện tốt chất lượng sau khi sấy. Cao su qua sàn rung phải được tách nước triệt để, không bị vón cục trước khi đưa sang công đoạn sấy. Từ sàn rung, hạt mủ rơi vào thùng sấy và nước được đưa về lại hồ rửa của máy cán cắt tinh.
+ Giai đoạn 1: vật liệu được hút để ráo nước trong hạt mủ nhờ quạt hút ẩm.
+ Giai đoạn 2: vật liệu được gia nhiệt và tách hơi nước ra khỏi hạt mủ dần cho đến hết.
Sản phẩm của nhà máy là cao su SVR 3L, SVR 5 và SVR 10 với quy mô 9.000 tấn sản phẩm/năm.
Hình 1.7. Sản phẩm cao su SVR 10
Đặc tính kỹ thuật sản phẩm cao su SVR 3L, SVR 5 và 10 của Nhà máy như sau:
Bảng 1.2. Đặc tính kỹ thuật sản phẩm cao su SVR 3L, SVR 5 và SVR 10
Hàm lượng chất bẩn (% m/m, không vượt quá) |
Hàm lượng tro (% m/m, không vượt quá) |
Hàm lượng Nitơ (% m/m, không vượt quá) |
Hàm lượng chất bay hơi (% m/m, không vượt quá) |
Độ dẻo đầu (P0), không nhỏ hơn |
Chỉ số duy trì (PRI), không nhỏ hơn |
SVR 3L |
|||||
0,03 |
0,50 |
0,60 |
0,80 |
35 |
60 |
SVR 5 |
|||||
0,05 |
0,60 |
0,60 |
0,80 |
30 |
60 |
SVR 10 |
|||||
0,08 |
0,60 |
0,60 |
0,80 |
- |
50 |
Nguồn: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3769:2004 về Cao su thiên nhiên SVR
Bảng 1.3. Nhu cầu nguyên liệu sử dụng của cơ sở
TT |
Tên nguyên liệu |
Đơn vị |
Số lượng |
Mục đích sử dụng |
Xuất xứ |
1 |
Mủ nước |
Tấn/năm |
17.143 |
Sản xuất cao su SVR 3L, SVR 5 |
Các cơ sở thu mua mủ cao su trên địa bàn tỉnh |
2 |
Mủ tạp |
Tấn/năm |
4.615 |
Sản xuất cao su SVR 10 |
Các cơ sở thu mua mủ cao su trên địa bàn tỉnh |
3 |
Bao bì |
Tấn/năm |
22,5 |
Đóng gói thành phẩm |
Việt Nam |
4 |
Đế pallet gỗ |
Cái/năm |
7.104 |
Lưu chứa thành phẩm |
Việt Nam |
Nguồn: Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại..............
Mủ tạp bao gồm mủ đông, mủ chén, mủ dây:
+ Mủ đông: là mủ nước hoặc mủ tận thu được để đông tự nhiên, có màu trắng vàng.
+ Mủ chén: là mủ nước đông trên chén.
+ Mủ dây: là mủ đông tụ trên miệng cạo.
- Phương án lưu giữ nguyên liệu: nguyên liệu mua về sẽ được chứa tại bãi chứa mủ tạp, sau đó đưa vào sản xuất liền trong ngày, không để tồn đọng. Trường hợp tồn đọng, lượng mủ còn lại sẽ được tập kết tại bãi chứa mủ tạp nền được tráng bê tông xi măng, có gờ bao xung quanh và phủ bạt che kín lượng mủ này. Định kỳ 2 – 3 lần/ngày tiến hành phun xịt chế phẩm Enviclean để hạn chế mùi hôi phát sinh. Nước rỉ tại bãi chứa và sân nguyên liệu sẽ được dẫn về mương thu gom và đưa về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.
Đối với sản phẩm SVR 3L, SVR 5
Với công suất 6.000 tấn sản phẩm/năm, lượng mủ nước cần cho sản xuất là 17.143 tấn/năm. Số ngày làm việc trong năm là 250 ngày, thì khối lượng sản phẩm mỗi ngày là 24 tấn sản phẩm/ngày và khối lượng mủ nước cần cho sản xuất là 68,57 tấn/ngày.
Trong quá trình sản xuất, cứ 100 kg nguyên liệu mủ nước sẽ cho ra 35 kg mủ thành phẩm (chiếm 35%) và 65 kg nước thải phát sinh từ bản thân mủ nước tương đương 65 lít nước thải (chiếm 65%).
Lượng nước thải từ bản thân mủ nước phát sinh mỗi ngày chiếm 65% khối lượng nguyên liệu, cụ thể: 65% x 68,57 tấn/ngày = 44,57 tấn nước thải/ngày ~ 44,57 m3 nước thải/ngày. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, lượng nước cấp vào các công đoạn sẽ bằng lượng nước thải ra.
Theo Biên bản kiểm tra thực tế ngày 08/12/2023 về tình hình khai thác nước và nộp thuế tài nguyên tại Nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại ....(đính kèm phụ lục), thì lượng nước cần cho sản xuất cao su SVR 3L, SVR 5 trung bình từ 15,31 m3/tấn sản phẩm đến 15,58 m3/tấn sản phẩm. Vậy định mức sử dụng nước trong sản xuất cao su đối với sản phẩm cao su SVR 3L, SVR 5 trung bình là 15,45 m3/tấn sản phẩm.
>>> XEM THÊM: Hồ sơ giấy phép môi trường và báo cáo Đánh giá tác đông môi trường cho dự án
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn