Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (gpmt) dự án Sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao trồng cây nha đam, đinh lăng, nấm và chăn nuôi gà. Quy mô dự án là: 100.000 gà thịt/lứa, 04 lứa/năm. Xây dựng 32 nguyên đơn (nhà trồng), mỗi nguyên đơn có diện tích 488m2, cao 3,767m, có mái che bằng tôn.
Ngày đăng: 29-08-2024
111 lượt xem
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Tên chủ dự án đầu tư: Hộ kinh doanh .............
Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
- Ông ...........
- CMND số : 1..............
- Ngày cấp : ............ Nơi Cấp: CA Thừa Thiên Huế.
- Địa chỉ: Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Điện thoại: .............
1.2. Tên dự án đầu tư
- Tên dự án: Sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao: trồng cây nha đam, đinh lăng, nấm và chăn nuôi gà.
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
Dự án được triển khai tại thửa đất số 394 tờ bản đồ số 18, diện tích 34.895,6 m2 ở thôn Bắc Triều Vịnh, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế theo GCNQSDĐ số ....... do UBND huyện Phong Điền cấp ngày 24/12/2018 trên cơ sở chuyển đổi một phần diện tích dự án sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao sang chăn nuôi gà quy mô lớn. Được giới hạn bởi các mốc sau theo hệ tọa độ VN 2.000 (KTT 1070 múi chiếu 30):
Các hướng tiếp giáp với dự án:
- Phía Bắc: giáp với đất trống;
- Phía Nam: giáp với đất trồng keo, tràm và đất trống;
- Phía Tây: giáp với đường bê tông;
- Phía Đông: giáp với đất trồng keo, tràm.
Sơ đồ vị trí dự án được thể hiện ở hình sau:
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu vực dự án
* Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực dự án
- Dự án nằm trên tuyến đường Tỉnh lộ 11C, giáp phía Tây dự án chủ yếu là đường bê tông nên rất thuận lợi cho quá trình xây dựng và đi vào hoạt động của dự án sau này.
- Xung quanh dự án là các khu vực đất trống, có dải cây xanh (chủ yếu là keo, tràm) nên phần nào góp phần giảm thiểu ảnh hưởng môi trường của quá trình hoạt động của dự án sau này.
- Phía Đông, Nam, Bắc dự án khoảng 5-10m có các khe nước chảy về bàu Niên, tuy nhiên vào mùa khô không có nước. Bàu Niên cách dự án khoảng 1.600m về phía Tây.
- Dự án phù hợp với Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 07/1/2020 của UBND huyện Phong Điền triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp toàn diện huyện Phong Điền theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025, không có khu dân cư sinh sống, không có quy hoạch các chợ, khu công nghiệp, bệnh viện,...
- Dự án cách khu dân cư gần nhất khoảng 600m về phía Nam.
- Dự án cách Trang trại chăn nuôi lợn của công ty CP đầu tư Agry khoảng 140m về phía Bắc. Cách công ty TNHH prenium silica Huế khoảng 1.600m về phía Nam.
- Khoảng cách từ khu vực chuồng trại, khu vực chứa chất thải chăn nuôi của Dự án đảm bảo khoảng cách 50m so với khu vực chuồng trại, khu vực chứa chất thải chăn nuôi của các trang trại của các hộ kinh doanh xung quanh.
- Tại vị trí dự án đã có đầy đủ hệ thống lưới điện quốc gia, đường ống cấp nước sạch của Công ty CP cấp nước Thừa Thiên Huế, hệ thống thông tin liên lạc với chức năng liên lạc, truyền thông tin, thông báo,… phục vụ cho dự án.
Như vậy khoảng cách của dự án đến các đối tượng xung quanh đảm bảo quy định theo Quy chuẩn QCVN 14:2009/BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Quy hoạch xây dựng nông thôn: “Các khu vực chăn nuôi,sản xuất tiểu thủ công nghiệp phải được quy hoạch với cựly đảm bảo yêu cầu về khoảng cách ly vệ sinh. Khoảng cách từ nhà ở (chỉ có chức năng ở) tới các khu chăn nuôi,sản xuất tiểu thủ công nghiệp phải lớn hơn 200m”. Đảm bảo khoảng cách theo Thông tư số 23/2019/TT- BNNPTNT: “Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 400mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 500 mét. Khoảng cách giữa 02 trang trại chăn nuôi của 02 chủ thể khác nhau tối thiểu là 50 mét”.
- Cơ quan thẩm định, cấp giấy phép xây dựng: UBND huyện Phong Điền.
* Quy mô của dự án đầu tư:
- Quy mô của dự án đầu tư: thuộc nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (Phụ lục I Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ).
- Quy mô chăn nuôi: 100.000 con gà, tương đương với: 300 đơn vị vật nuôi (hệ số quy đổi vật nuôi đối với gà là 333 con/1 đơn vị). Thuộc số thứ tự 1, mục II, phụ lục IV bàn hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
- Nhu cầu sử dụng đất dự án: 34.895,6 m2 ở ở thôn Bắc Triều Vịnh, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế theo GCNQSDĐ số ....... do UBND huyện Phong Điền cấp ngày 24/12/2018, trong đó bố trí các hạng mục:
Hiện tại, trên diện tích đất của dự án, chủ đầu tư đã xây dựng thệ thống nhà trồng, hệ thống tưới, thoát nước (theo phương án trang trại nông nghiệp được UBND huyện Phong Điền chấp thuận năm 2020 và Giấy phép xây dựng do UBND huyện Phong Điền cấp), cụ thể:
+ Đã xây dựng 32 nguyên đơn (nhà trồng), mỗi nguyên đơn có diện tích 488m2, cao 3,767m, có mái che bằng tôn.
+ Hệ thống cấp nước cho nhà trồng.
+ Hệ thống thoát nước cho nhà trồng.
+ Đường nội bộ, nhà điều hành, tường rào xung quanh khu vực thực hiện dự án.
- Về hiện trạng hệ thống năng lượng mặt trời áp mái: Chủ dự án ký kết các hợp đồng cho thuê mái của các nhà trồng với các Công ty để thực hiện lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, cụ thể:
+ Hệ thống pin được lắp trên mái công trình nhà trồng.
+ Công suất trạm biến áp: 4x1.000kVA
+ Chiều dài đường dây trung áp: 250m
Các Công ty này đã ký hợp đồng mua bán điện với Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế. Việc hợp đồng cho thuê mái và hợp đồng mua bán điện của các Công ty được thể hiện bằng các hợp đồng và được các cơ quan chức năng, UBND huyện, tỉnh đánh giá là phù hợp.
- Về hiện trạng cây trồng: Nha đam, đinh lăng được trồng bên trong các dãy nhà trồng, có đường dẫn nước tưới cho các khu vực trồng.
Diện tích đất để sử dụng thực hiện dự án chăn nuôi gà thịt sạch nằm trong tổng diện tích đất trang trại được cấp. Dự án sử dụng một phần diện tích và tận dụng các dãy nhà trồng đã xây dựng hoàn thành để cải tạo, xây dựng chuồng trại nuôi gà thịt sạch theo hướng dẫn kỹ thuật của công ty Công ty Japfa Việt Nam.
- Các hạng mục công trình chính và phụ trợ của dự án được dự kiến bố trí ở bảng sau:
Bảng 1.2. Quy mô các hạng mục công trình chính và phụ trợ của dự án
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
1.3.1. Công suất của dự án đầu tư:
a. Quy mô đầu tư chăn nuôi gà: (dự kiến đầu tư) Quy mô dự án là: 100.000 gà thịt/lứa, 04 lứa/năm.
b. Quy mô trồng trọt: (đã đầu tư năm 2020)
- Đã xây dựng 32 nguyên đơn (nhà trồng), mỗi nguyên đơn có diện tích 488m2, cao 3,767m, có mái che. Hệ thống cấp nước cho nhà trồng, hệ thống thoát nước cho nhà trồng, đường nội bộ, tường rào, nhà ở cho công nhân…
- Loại cây trồng: Nha đam, đinh lăng, nấm.
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
a. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
* Quy trình chăn nuôi gà
Toàn bộ quy trình chăn nuôi của dự án từ khâu chọn giống, thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi, xử lý phân,... đảm bảo môi trường sản xuất sạch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh và tạo ra sản phẩm gà thịt có chất lượng cao, đồng đều. Cụ thể:
- Nhập gà giống:
Khi gà giống được vận chuyển về chuồng nuôi thực hiện công tác kiểm đếm nhanh chóng đưa gà vào quây úm theo nguyên tắc:
Phân lô và thả gà cho đều các ô, tránh tình trạng ô quá nhiều ô quá ít Thả gà từ trong ra ngoài để dễ vận chuyển hộp lồng ra ngoài.
Thả gà tập chung dọc theo đường nước uống.
Kiểm tra gà sau khi thả gà, nếu thấy có vấn đề bất thường phải theo d i liên tục và báo cáo kịp thời cho cấp quản lý.
- Chăm sóc đàn gà: Luôn đảm bảo 5 yếu tố sau đây:
+ A: Nhiệt độ
Là yếu tố rất quan trọng trong thời gian úm vì gà con đang ở trong điều kiện sống tối ưu. Nếu không đảm bảo nhiệt độ sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng đàn gà sau này như
Nhiệt độ thấp làm gà ăn k m, tụ đống, dễ mắc bệnh, thiệt cao quá gây mất nước ảnh hưởng sức khỏe đàn gà…Do vậy, phải luôn chú ý để tạo được nhiệt độ tối ưu trong chuồng nuôi để gà có sức khỏe tốt nhất.
Nhiệt độ và ẩm độ phải luôn đảm bảo theo bảng sau:
Bảng 1.3. Bảng quy định nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi
Quan sát thường xuyên để điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp đảm bảo đàn gà tản đều trong quay úm để ăn uống. Nếu thấy nhiệt độ cao (gà tản xa nguồn nghiệt) thì giảm nhiệt độ bằng cách hạ bớt bạt úm, tăng thêm quạt thông gió, có thể giảm hệ thống đ n sưởi. Ngược lại, nhiệt độ trong chuồng mà giảm xuống (gà tụ lại trước nguồn nhiệt) thì nâng nhiệt độ bằng cách, giảm quạt, nâng bạt… nhưng vẫn phải đảm bảo độ thông thoáng cho đàn gà. Lưu ý: Trong 07 ngày đầu úm gà phải duy trì nhiệt độ nền chấu 29-300C.
+ B: Thức ăn
Sau khi thả gà xong 30 phút tiến hành cho gà ăn ngay. Cho gà ăn tự do từ 1 - 21 ngày tuổi, trên 21 ngày tuổi cho ăn theo tiêu chuẩn, Lưu ý: Dùng khay Bẹt trong 3 ngày đầu, giai đoạn úm gà từ 1-15 ngày tuổi: bổ sung cám liên tục không được để gà đói quá 2h.
Máng baby dùng từ 1 - 20 ngày tuổi đảm bảo đủ số lượng máng ăn theo tiêu chuẩn: Từ 1- 9 ngày tuổi: 80 gà/ máng; Từ 10- 20 ngày tuôi 50 gà/ máng
Máng treo dùng từ 21 ngày tuổi - xuất bán gà. đảm bảo đủ số lượng theo tiêu chuẩn: Từ 21- 40 ngày tuổi: 50 gà/ máng, máng ăn tự động 60 gà/ máng; Từ 41- xuất bán: 35 gà/ máng; Loại cám sử dụng theo giai đoạn và quy trình của công ty.
Lưu ý: Vào buổi sáng đầu ngày trước khi đổ cám vào máng ăn cho gà cần vệ sinh máng ăn theo cách: Thức ăn c ở các máng đổ dồn vào một máng và lau sạch các máng ăn, tránh để thức ăn c tồn đọng lâu trong máng. Lượng cám cho ăn ngày hôm sau căn cứ vào lượng cám ăn của ngày hôm trước để điều chỉnh
+ C: Nước uống
Luôn cung cấp đủ nước cho gà, nước uống phải đảm bảo không nhiễm khuẩn và các chất gây hại cho gà. Yêu cầu dùng đường nước ngay từ 1 ngày tuổi. Thường xuyên kiểm tra gà đủ nước hay không bằng cách kiểm tra diều:
Nếu diều chắc, cứng thì chứng tỏ gà thiếu nước. Nếu diều mềm, có thức ăn là đủ nước. Nếu diều mềm toàn nước thì có thể do nhiệt độ cao gà uống nhiều nước khi đó phải điều chỉnh nhiệt độ.
Điều chỉnh độ cao núm uống thường xuyên theo độ tuổi và thể trạng con gà, để gà được uống thỏa mái nhất nên chỉnh đáy núm uống cao hơn đầu gà khoảng 1cm.
Lưu ý: Trong những ngày đầu dùng gallon thì cần vệ sinh gallon hàng ngày vào đầu buổi sáng bằng cách: đổ hết nước c đi và cọ rửa sạch sẽ gallon rồi mới cho nước mới vào, tránh để nước c tồn đọng lâu trong gallon.
+ D: Chế độ chiếu sáng
Dùng bóng đ n ánh sáng vàng để chiếu sáng với cường độ ánh sáng như sau:
Thời gian bật, tắt đ n theo giai đoạn phải đúng giờ yêu cầu
+ E: Độ thông thoáng
Mật độ nuôi: Một trong những yế tố quan trọng để đảm bảo độ thông thoáng trong chuồng nuôi là mật độ nuôi, do đó phải đảm bảo mật độ nuôi như sau:
- Mùa đông: Thường nhiệt độ thấp nên phải bật quạt hẹn giờ theo chế độ sau:
+ Ngày 1 - 3: chạy quạt 1 phút nghỉ 5 phút
+ Ngày 4 - 5: chạy quạt 1 phút nghỉ 4 phút
+ Ngày 6 - 7: chạy quạt 1 phút nghỉ 3 phút
+ Ngày 7 - 21 chạy thông 1 quạt
+ Sau 21 ngày điều chỉnh ánh sáng theo hệ thống bạt sườn thì sử dụng quạt như sau: Bật 2 quạt ở tuần thứ 4 và mỗi tuần tăng thêm 1 quat. Từ tuần thứ 8 chạy thông tối đa quạt.
- Mùa hè: quạt chạy liên tục 24/ 24 giờ. Tăng bật quạt theo tuần tuổi, mỗi tuần bật tăng 1 quạt (tùy thuộc vào thời tiết từng thời điểm để điều chỉnh số lượng quạt cho phù hợp).
Điều chỉnh bạt quây úm cao thấp theo nhiệt độ: Thời tiết lạnh nâng cao bạt, thời tiết nóng hạ thấp xuống. Giãn chuồng: Mỗi lần giãn khoảng 5m2/1.000 con, giãn về phía quạt (mùa hè giãn 1 ngày một lần, mùa đông 3 ngày một lần) để đẩm bảo không gian cho gà ăn uống đủ và tạo độ thông thoáng cho con gà.
Điều chỉnh bạt giàn mát: theo nguyên tắc 01 quạt bật thì độ mở bạt giàn mát 10cm. Trong thời gian úm gà, khi quạt chạy hẹn giờ giàn mát mở khoảng từ 5 - 10 cm.
Cắt mỏ gà: Cắt mỏ gà là biện pháp để khắc phục tình trạng gà cổ nhau trong quá trình nuôi. Để đảm bảo không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe c ng như hạn chế mỏ gà mọc lại khi gà lớn, lịch cắt mỏ gà được thực hiện khi gà 7-10 ngày tuổi. Khi cắt mỏ gà cần lưu ý: Gà phải khỏe mạnh; Không trùng với lịch làm Vắc xin Trước, trong và sau ngày làm Vắc xin cho gà uống thuốc bổ để hạn chế stress. Sau khi cắt mỏ cho gà uống bằng gallon it nhât 3 ngày và đổ cám tràn vành máng Baby.
- Quản lý và ghi chép: Thường xuyên theo dõi: nhiệt độ chuồng nuôi, độ thông thoáng, thức ăn, nước uống, tình trạng sức khỏe đàn gà để điều chỉnh cho phù hợp và kịp thời. Hàng ngày cần ghi chép tất cả các số liệu về: số đầu gà hao hụt; số lượng thức ăn sử dụng; trọng lượng gà; tình trạng sức khỏe; sự cố (nếu có) để sử lý kịp thời. Ghi ch p đầy đủ các lịch làm vaccine và sử dụng thuốc Thú y.
- Vệ sinh chuồng trại: Vệ sinh chuồng trại sau một lứa nuôi: Trong quá trình nuôi, phân gà sẽ được xử lý bằng lớp đệm lót sinh học ngay tại chuồng nuôi và chuồng thả để hạn chế tối đa mùi hôi và ảnh hưởng của các loại vi khuẩn gây bệnh. Sau khi xuất chuồng, sẽ tiến hành vệ sinh tường, trần chuồng nuôi, chuồng thả, khử trùng bằng thuốc sát trùng. Đệm lót sinh học tiếp tục được sử dụng để nuôi lứa thứ 2.
- Vệ sinh chuồng trại sau một 02 lứa nuôi: Phân gà và đệm lót sinh học sẽ được thu gom, đóng bao và bán cho đơn vị có nhu cầu. Sau khi thu gom, chuồng được vệ sinh sạch sẽ các phần bám vào san, tường chuồng nuôi, chuồng thả bằng chổi và máy thổi khí (không dùng nước để rửa chuồng). Sau khi vệ sinh, sẽ tiến hành xông phóc môn, phun xịt sát trùng.
- Tiếp tục thực hiện công tác chuẩn bị đệm lót và thả nuôi lứa mới theo quy trình trên.
* Quy trình trồng trọt
Trồng đinh lăng:
- Chuẩn bị đất trồng:
+ Đinh lăng là cây sống nhiều năm, ưa ẩm, ưa sáng nhưng c ng chịu hạn, chịu bóng nhưng không chịu úng ngập. Cây có thể trồng được ở nhiều chân đất nhưng tốt nhất là trên đất pha cát, tơi xốp, thoát nước tốt. Việc chuẩn bị đất cần tiến hành trước thời điểm xuống giống khoảng 15 - 30 ngày để đất ổn định, hệ vi sinh phát triển cân bằng, tạo điều kiện tốt nhất cho cây con phát triển.
+ Sau khi cày bừa cho đất tơi tiến hành trồng theo băng rộng khoảng 2,5 – 3,5 m, mỗi băng trồng 4 - 6 hàng đơn, hàng cách hàng 50cm, luống cao 25 – 30 cm, rãnh rộng 20 – 25 cm. Trồng một hàng đơn ở giữa luống sao cho cây x cây 45 -50 cm, đảm bảo mật độ khoảng xung quanh 1000 cây/sào (360 m2).
+ Xung quanh luống nên đào rãnh sâu để để chủ động cho việc tiêu thoát nước tránh được ngập úng khiến cây bị chết hoặc sinh trưởng chậm.
- Phân bón: Phân bón lót (lượng phân bón cho 1 sào): 4 – 5 tạ phân chuồng hoai mục + 20 - 30 kg lân supe. Bón lót trước khi trồng. Phân lót cần được bón xung quanh bầu. Tuyệt đối không bỏ phân sát bầu hoặc đặt bầu trực tiếp lên phân.
- Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:
+ Tưới nước: Sau trồng thường xuyên tưới đủ ẩm để cây nhanh bám đất. Khi bộ rễ đã phát triển thì tùy theo tình hình mà tưới nước phù hợp. Lưu ý: Không được để ngập úng, nếu gặp mưa lớn phải khẩn trương tháo cạn nước. Khi tưới chỉ nên tưới vừa đủ, không để đọng nước quá lâu, dễ bị nấm bệnh tấn công.
+ Chăm sóc khác: Trồng được 2 năm tuổi trở đi, nên cắt bỏ bớt cành và lá thừa vào khoảng tháng 4 và tháng 9 hàng năm. Mỗi gốc chỉ nên để 1 -2 cành to để dinh dưỡng tập trung nuôi củ. Thường xuyên dọn cỏ sạch sẽ trong vườn, tránh để cỏ rậm rạp vừa cạnh tranh dinh dưỡng với cây, vừa là nơi cư trú, lan truyền mầm bệnh.
+ Phòng trừ sâu bệnh: Giai đoạn đầu: Chú ý phòng trừ sâu xám, rầy, rệp sáp, sâu ăn lá, nấm bệnh, … bằng các thuốc trừ sâu có tính nội hấp, lưu dẫn; Từ năm thứ 2 trở đi: Cây dễ bị chuột cắn rễ cần có các biện pháp diệt chuột thường xuyên. Nhìn chung, khi sang năm thứ 2 cây đã khỏe mạnh và rất ít sâu bệnh, công tác chăm sóc tập trung vào bón phân và tưới nước.
- Thu hoạch: Thông thường cây Đinh lăng từ 3 năm tuổi là cho thu hoạch. Thời gian thu hoạch vào tháng 10 -12 hàng năm. Sau khi thu hoạch tiến hành phân loại những thân tốt để làm giống. Các bộ phận khác như rễ, thân, lá có thể bán tươi hoặc chế biến ngay.
Trồng nha đam:
- Tưới, tiêu nước:
+ Tưới nước: Cây Nha đam chịu được nắng hạn nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô bà con phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất. Tốt nhất trong mùa khô, 3 – 5 ngày phải tưới nước 1 lần, giúp cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng sản lượng cao hơn.
+ Tiêu nước: Cây Nha đam không chịu được ngập úng quá lâu. Do vậy, nếu trời mưa dài ngày bà con phải khơi thông cách rãnh trồng tạo điều kiện để thoát nước tốt. Nếu để mương rãnh bị tích nước sẽ gây thối rễ, làm cho cây Nha đam chết hàng loạt.
- Làm cỏ xới xáo đất: Trong quá trình chăm sóc cây Nha đam phải xới xáo đất trừ cỏ nhiều đợt. Việc xới đất thường xuyên sẽ giúp cho nền đất được thông thoáng và trừ được các loại cỏ dại, làm cho quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất nhanh chóng và cây Nha đam dễ hấp thu, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.
- Bón phân:
+ Cây Nha đam có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưởng trong đất. Do đó, ngoài việc bón lót bằng phân chuồng (khoảng 2,5tấn/ha), phải thường xuyên bón thúc cho cây Nha đam bằng phân NPK.
+ Thời gian bón thúc tốt nhất là 1 tháng/lần, với liều lượng khoảng 100 Kg/ha. Khi bón phân nên tránh làm bẩn lá, thường bón trước khi trời có mưa hoặc phải tưới nước sau khi bón phân. Mỗi lần bón phân nên kết hợp với xới xáo đất để Nha đam dễ hấp thụ hơn.
- Phòng trừ bệnh hại: Ðảm bảo thông thoáng trong vườn trồng Nha đam, kịp thời tiêu nước để khống chế độ ẩm của đất phù hợp, làm cỏ đúng lúc giúp Nha đam phát triển mạnh, tạo nên khả năng kháng bệnh tốt.
Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh do trực khuẩn gây ra, bà con nên nhanh chóng cắt bỏ những lá mang bệnh đem tiêu hủy, tránh lây lan cho các lá khác.Trồng cây Nha đam chủ yếu là thu hoạch lá, do vậy trong quá trình phòng trừ bệnh hại, bà con không nên sử dụng các loại thuốc hóa học.
- Thu hoạch: Sau khi trồng khoảng 06 tháng, cây Nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần. Sau một năm xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con, bà con có thể chọn những cây con to khỏe thay thế cây mẹ, thì có thể cho thu hoạch lâu dài mà không phải ươm trồng lại từ đầu.
Trồng nấm:
- Chuẩn bị: chất rơm thành đống rộng 1,5-2m, dài 4-8m, mỗi lớp rơm cao 20-30cm. Tưới nước cho rơm thấm đều và dùng chân dậm cho dẽ, sau đó lấy nylon, rơm khô hoặc lá chuối ủ chung quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt. Sau khi ủ từ 10-12 ngày thì đem rơm chất ra luống.
Chọn meo giống: chọn bịch meo có sợi sợi tơ nấm màu trắng trong, phát triển đều khắp mặt trong bịch, mở nắp bịch có mùi tương tự như nấm rơm. Không chọn bịch có đốm màu nâu, đen, vàng cam vì những bịch này đã bị nhiễm nấm dại hoặc dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua.
Xếp mô và rắc meo giống: dỡ bỏ lớp rơm bên ngoài đống ủ, lấy rơm bên trong mang đi xếp mô, cố gắng xếp hết phần rơm đã dỡ lớp đậy khi ủ trong ngày. Chú ý phải xử lý vôi trên bề mặt trước khi chất mô.
- Chăm sóc mô nấm đã gây giống: Không tưới nước trong 3-5 ngày đầu, những ngày tiếp theo nếu thấy nấm khô thì phun nhẹ nước trực tiếp xung quanh. Đến ngày thứ 7-8 sẽ đến giai đoạn ra quả. Khi nấm ra với mật độ dày, kích thước lớn cần tưới 2-3 lượt nước một ngày (0,1 lít cho 1,2m mô/ngày).
- Chăm sóc và thu hoạch:
Giữ độ ẩm thích hợp: rút một nắm rơm ở giữa luống và bóp chặt, nếu hơi nước rịn qua kẽ tay là độ ẩm vừa, nếu không là rơm bị khô và cần phải tưới nước. Ngược lại, nếu nước chảy qua kẽ tay thành giọt thì cần phải ngưng tưới nước và giỡ áo mô cho nước bốc hơi.
Điều chỉnh nhiệt độ: nếu nhiệt độ tăng, rơm ủ thiếu nước thì dùng thùng vòi sen tưới cho mô nấm. Nếu nhiệt độ giảm, mô nấm bị lạnh phải ngưng tưới nước, đồng thời dỡ bớt áo mô và mái che nắng…
Đảo rơm áo mô: sau khi chất mô 5-8 ngày, xốc tơi rơm sau đó đậy trở lại và đảo mô để tránh tơ nấm ăn lan ra ngoài không tạo được nấm. Sau khi ủ rơm 10-14 ngày là có thể thu hoạch.
- Phòng sâu bệnh: phòng nấm dại bằng cách điều chỉnh độ ẩm nguyên liệu lúc đem trồng và hạn chế tưới khi chăm sóc; phòng nấm mốc bằng cách loại bỏ những mô đã bị bệnh ra xa khu vực nuôi trồng; chống côn trùng dùng thuốc bẫy chuột, gián, kiến…
- Thu hái nấm: hái những cây còn búp và hơi nhọn đầu. Thời gian từ 7-10 ngày, mỗi ngày 2 lần, lần 1 vào trước 6 giờ, lần 2 vào khoảng 14-15 giờ.
Thực tế, hiện nay chủ dự án chỉ tiến hành trồng cây nha đam và đinh lăng, chưa triển khai trồng nấm tại trang trại. Việc đầu tư trồng trọt không mang lại hiệu quả, cụ thể: cây đinh lăng và nấm không phát triển được, nên chủ dự án đã xin điều chỉnh một phần diện tích nhà trồng sang chăn nuôi gà để tận dụng hạ tầng có sẵn và đảm bảo hiệu quả của việc đầu tư.
b. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
-Loại hình của dự án:Chăn nuôi gà thịt mô hình công nghiệp kết hợp trồng trọt.
- Trang trại chăn nuôi sử dụng quy trình chăn nuôi khép kín, thức ăn công nghiệp hỗn hợp hoàn chỉnh, tự động hóa các công đoạn chăn nuôi để giảm thiểu công nhân làm việc.
- Đánh giá lựa chọn công nghệ chăn nuôi của dự án là phù hợp đảm bảo tính khả thi và xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường.
1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư
- Gà thịt xuất chuồng 100.000 con/lứa, tương đương 400.000 con/năm.
- Sản phẩm từ trồng trọt (Nha đam, đinh lăng, năm): 7,0 tấn.
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
1.4.1. Nhu cầu giai đoạn thi công xây dựng
a. Nguồn cung cấp nhiên vật liệu
* Nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng chủyếu
Bảng 1.3. Nguồn nguyên vật liệu sử dụng cho giai đoạn thi công của dự án
Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu tối đa cho dự án khoảng 4.251 tấn (làmtròn).
- Nguồn cung ứng: Nguồn nguyên liệu sử dụng cho công tác thi công xây dựng của dự án được mua trên địa bàn tỉnh với quãng đường vận chuyển trung bình khoảng 10km.
* Nhu cầu nguyên, nhiên liệu
- Nhu cầu điện, xăng dầu
Điện cung cấp cho dự án trong giai đoạn này được sử dụng cho mục đích sinh hoạt của công nhân trong công trường, vận hành các máy móc xây dựng và chiếu sáng bảo vệ là chính. Lượng điện sử dụng ước tính khoảng 5 kW/ngày. Sử dụng điện lưới quốc gia tại khu vực.
Nhu cầu sử dầu diezel phục vụ hoạt động của các máy móc thi công được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.4. Thống kê nhu cầu sử dụng nhiên liệu phục vụ cho công tác thi công xây dựng các hạng mục công trình
Như vậy tổng nhu cầu sử dụng dầu diezel là 286,02 lít/ngày. Dầu được mua từ các đại lý trên địa bàn huyện Phong Điền.
- Nhu cầu nước:
Nước cấp cho dự án phục vụ cho sinh hoạt của công nhân trên công trường, tưới làm ẩm để giảm mức phát tán bụi trong quá trình thi công. Tạm tính số lượng công nhân thi công thường xuyên ăn ở trên công trường khoảng 20 người. Với nhu cầu sử dụng nước là 100 lít/người/ngày đêm, nên lượng nước cần cấp sẽ là 02 m3/ngày đêm. Lượng nước này được cấp từ hệ thống cung cấp nước sạch của Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế.
Nước cấp cho xây dựng công trình: Lượng nước này được cấp từ hệ thống cung cấp nước sạch của Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế.
1.4.2. Nhu cầu giai đoạn hoạt động
a. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu của hoạt động trang trại
* Nhu cầu dùng nước: Nước được sử dụng cho các mục đích sau:
- Nước cho chăn nuôi gà;
- Nước sinh hoạt cho công nhân;
- Nước dùng cho chữa cháy,…;
- Nước dùng cho trồng trọt.
Lượng nước cần cung cấp cho các hoạt động chăn nuôi của dự án khi hoạt động với quy mô 100.000 con (Công ty Japfa Việt Nam).
+ Nước uống cho gà: Qu= 200 (ml/con.ngày) x 100.000 (con) x 10-6 (m3/ml) = 20 (m3/ngày)
+ Nước dùng cho sát trùng:
Nước sáttr ngngười:Bình quân mỗi người ra vào trại cần là 5 (lít/lần sát trùng) và tổng số công nhân hoạt động của trại là 5 người.
QSt(1)=5 (l/lần sát trùng) x 5 (người) x 10-3 (m3/l) = 0,025 (m3/ngày) §Nước sáttr ngxe:Dự kiến tối đa có khoảng 3 xe ra vào trại mỗi ngày, với lượng nước cần để sát trùng mỗi xe là 25 (lít/lần sát trùng) QSt(2) = 25 (L/lần sát trùng) x 3 (xe) x 10-3(m3/L) = 0,075 (m3/ngày)
Tổng lượng nước cần để sát trùng xe và người: QSt = QSt(1) + QSt(2) =0,025m3 + 0,075m3 = 0,1 (m3/ngày)
Vậy t ng lượng nước cung cấp cho hoạt động chăn nuôi gà của trang trại: QNG = Qu + QSt + Qvs = 20 + 0,1 + 0,22 +3= 23,32 (m3y)
- Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân: QSh= 100 (l/người.ngày) x 5 (người) x 10-3 (m3/ml) = 0,5 (m3/ngày)
- Nước cấp cho trồng cây: QTC = 5 (m3/ngày)
- Nước dùng cho vệ sinh các tấm pin năng lượng mặt trời: Các Công ty có hợp đồng thuê mái với chủ trang trại để lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời sẽ phối hợp với Chủ dự án tiến hành vệ sinh định kỳ các tấm pin, lượng nước dùng để vệ sinh đảm bảo theo khuyến cáo chất lượng nước vệ sinh tấm pin năng lượng của nhà sản xuất và không tiến hành vệ sinh vào thời điểm vệ sinh chuồng trại, với khoảng 3m3/ngày (lượng nước này do các Công ty chịu trách nhiệm).
Tổng lượng nước cấp cho hoạt động của dự án (bao gồm nước vệ sinh tấm pin năng lượng): QC = QNG + QSh + QTC + QVSTP= 23,32 + 0,5 + 5 + 3 = 31,82 (m3/ngày)
Bảng 1.5. Tổng hợp nhu cầu dùng nước của dự án
- Nước dùng cho PCCC: Lượng nước dự trữ cấp cho 1 hoạt động chữa cháy được tính cho 01 đám cháytrong 02 giờ liên tục với lưu lượng 10 lít/giây/đám cháy. QCC = 10 (lit/giây) x 2 (giờ) x 3.600 (giây/giờ) = 72.000 (lít) ~ 72 m3
* Điện:
Lượng điện tiêu thụ cho các mục đích sau:
- Quạt thông gió chuồng trại;
- Thắp sáng chuồng trại;
- Hệ thống tưới của khu vực trồng trọt;
- Sinh hoạt (thắp sáng nhà ở, nhà kho, khuôn viên, vận hành các thiết bị dùng điện khác,..).
Ngoài ra, để đảm bảo nhu cầu cung cấp điện cho dự án hoạt động được liên tục trong trường hợp gặp sự cố từ lưới điện quốc gia, dự án trang bị 01 máy phát điện dự phòng, công suất máy 150 KVA.
* Chăn nuôi gà:
- Nhucầu về congiống:
Quy mô trang trại gồm 100.000 con/chu kỳ chăn nuôi, mỗi lứa khoảng 90 ngày, gà con giống (01 ngày tuổi) được nhập từ công ty Japfa Việt Nam và được Công ty vận chuyển trực tiếp về trang trại. Gà giống với khối lượng từ 0,2 - 0,3kg. Nguồn cung cấp thức ăn cho dự án là từ Công ty Japfa Việt Nam, đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhu cầu của đàn gà. Thức ăn chính cho gà là dạng cám tổng hợp bao gồm: bột ngô, cám gạo, thảo dược…Thành phần bao gồm nhóm nguyên liệu thô, nhiều xơ: các phụ phẩm nông nghiệp (xác mỳ, lõi ngô..); Nhóm nguyên liệu giàu năng lượng: tấm, gạo, ngô, sắn, cám, khoai mỳ, các loại củ giàu tinh bột; Nhóm nguyên liệu giàu protein: đậu lạc, khô dầu, đầu cá; Nhóm nguyên liệu bổ sung: các chất muối khoáng, canxi, phốtpho…; Nhóm phụ gia: chất bảo quản, tạo mùi…(dầu cá, nước gan mực).
Thức ăn từ các xe vận chuyển nguyên liệu sẽ được đưa vào nhà kho chứa thức ăn, sau đó vận chuyển đến các máng chứa thức ăn của nhà nuôi gà. Thức ăn được lưu chứa trong kho của trại, đảm bảo cho gà dùng trong 15 ngày, khi hết, sẽ nhập thức ăn bao, 15 ngày nhập 1 lần hạn chế bụi phát tán trong quá trình nhập thức ăn.
Theo số liệu cung cấp từ Công ty Japfa Việt Nam, ước tính lượng cám trung bình cung cấp cho gà thịt là 52.000 kg/lứa/10.000 con (chuồng), thời gian nuôi 90 ngày/lứa. Tổng: 52.000 kg/lứa/10.000 con (chuồng) x 10 chuồng x 4 lứa = 2.080.000 kg/năm.
- Nhu cầu về đệm lót sinh học: Chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học nhằm xử lý mùi hôi chuồng trại, cải thiện môi trường sống cho người lao động. Một đệm lót nền chuồng được xử lý tốt có thể kéo dài thời gian sử dụng từ 6 tháng đến một năm hoặc có thể dài hơn. Với quy mô của trang trại là 100.000 con/lứa/90 ngày, Chủ dự án sẽ thay toàn bộ đệm lót sau 02 lứa nuôi (01 năm thay 2 lần đệm lót). Thành phần của đệm lót sinh học chủ yếu là vỏ trấu, chế phẩm men sinh học.
Khối lượng vỏ trấu cần sử dụng để làm đệm lót cho chuồng trại chăn nuôi gà được tính như sau:
Diện tích chuồng gà là 1.080 m2, ước tính 1m2 cần dùng khoảng 3,3kg vỏ trấu [Tham khảo số liệu từ các dự án chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh và từ Công ty apfa Việt Nam,lượng trấu sử dụng một chuồng/02 lứa là: 3,3 vỏ trấu kg/m2 x 1.080 m2 = 3.564 kg/chuồng/02lứa.
Như vậy, tổng khối lượng lượng trấu sử dụng cho 10 chuồng nuôi/02 lứa là: 3.564 kg/02lứa/chuồng x 10 chuồng = 35.564 kg/02 lứa.
Một năm trang trại nuôi 04 lứa, tổng lượng vỏ trấu cần là: 71.128 kg/năm.
- Nhu cầu về hoá chất, vắc xin, thuốc thú y: Chương trình vaccine cho gà trong nội bộ trại: Thực hiện chăn nuôi an toàn áp dụng theo Thông tư số 07/2016/TT BNNPTNTngày31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi bò thịt
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn