Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi bò thịt đã sử dụng các phương pháp đánh giá để định tính và định lượng các tác động của dự án và quy trình xin phép đầu tư trại chăn nuôi bò thịt.
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT iv
1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án 1
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 2
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 3
2.2. Các văn bản pháp lý của dự án 7
2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập 8
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 8
4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường 11
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 13
1.1. Thông tin chung về dự án 13
1.1.3. Vị trí địa lý của dự án 13
1.1.4. Mục tiêu; quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án 18
1.2. Các hạng mục công trình của dự án 18
1.2.1. Quy mô sử dụng đất và các hạng mục công trình của dự án 18
1.2.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất khu vực thực hiện dự án 32
1.3.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất phục vụ dự án 33
1.3.2. Nhu cầu cấp điện phục vụ dự án 46
1.3.3. Nhu cầu cấp nước phục vụ dự án 47
1.3.4. Sản phẩm và công suất của dự án 54
1.3.5. Nhu cầu lao động phục vụ dự án 55
1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành của dự án 56
1.5. Biện pháp tổ chức thi công xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị 61
1.6. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 65
1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án 65
1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 66
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 68
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 68
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 74
2.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến dự án 80
2.2. Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án 80
2.2.1. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý ... 80
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên sinh vật ... 83
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động 131
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 212
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo.... 213
CHƯƠNG 4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 215
4.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 215
4.2. Chương trình giám sát môi trường 223
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ THAM VẤN 230
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 231
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi bò thịt đã sử dụng các phương pháp đánh giá để định tính và định lượng các tác động của dự án và quy trình xin phép đầu tư trại chăn nuôi bò thịt.
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BOD |
|
: Nhu cầu oxy sinh hóa |
BTNMT |
|
: Bộ Tài nguyên và Môi trường |
BYT |
|
: Bộ Y tế |
COD |
|
: Nhu cầu oxy hóa học |
CP |
|
: Cổ phần |
CS-PCTP |
|
: Cảnh sát phòng chống tội phạm |
CTNH |
|
: Chất thải nguy hại |
DO |
|
: Oxy hòa tan |
ĐTM |
|
: Đánh giá tác động môi trường |
ĐVT |
|
: Đơn vị tính |
GSMT |
|
: Giám sát môi trường |
KCN |
|
: Khu công nghiệp |
NĐ-CP |
|
: Nghị định - Chính phủ |
NM XLNTTT |
: Nhà máy xử lý nước thải tập trung |
|
NXB |
|
: Nhà xuất bản |
PCCC |
|
: Phòng cháy chữa cháy |
QCVN |
|
: Quy chuẩn Việt Nam |
QĐ |
|
: Quyết định |
SS |
|
: Chất rắn lơ lửng |
STT |
|
: Số thứ tự |
TCVSLĐ |
|
: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động |
TCXDVN |
|
: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam |
TNHH |
|
: Trách nhiệm hữu hạn |
TNMT |
|
: Tài nguyên và Môi trường |
Tp. |
|
: Thành phố |
TT |
|
: Thông tư |
UBND |
|
: Ủy ban nhân dân |
VN |
|
: Việt Nam |
WHO |
|
: Tổ chức Y tế Thế giới |
XLNT |
|
: Xử lý nước thải |
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM 8
Bảng 2: Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 9
Bảng 3: Giới hạn các điểm khép góc của khu đất dự án 13
Bảng 4: Quy mô sử dụng đất của dự án 18
Bảng 5: Khối lượng xây dựng các hạng mục công trình chính của dự án 19
Bảng 6: Danh sách máy móc, thiết bị dây chuyền chăn nuôi 20
Bảng 7: Khối lượng xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ và môi trường 22
Bảng 9. Thiết bị xử lý môi trường 23
Bảng 10: Thống kê khối lượng hệ thống thu gom, thoát nước mưa của dự án 24
Bảng 11: Thống kê khối lượng hệ thống thu gom, thoát nước thải của dự án 24
Bảng 12: Bảng thống kê khối lượng vật liệu xây dựng chủ yếu của dự án 26
Bảng 13. Nhu cầu nguyên liệu sử dụng trong 1 ngày 46
Bảng 14. Tổng hợp nguyên liệu, hóa chất dung trong xử lý môi trường chuồng trại và nước thải 47
Bảng 15. Bảng tổng hợp sử dụng điện theo năm 48
Bảng 16. Nhu cầu nhiêu liệu 48
Bảng 17. Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động chăn nuôi toàn trang trại 50
Bảng 18. Quy trình tiêm vacxin và hoá dược phòng bệnh cho bò 53
Bảng 19: Dự kiến tiến độ thực hiện dự án 58
Bảng 20: Tổng hợp chi phí đầu tư của dự án 58
Bảng 21. Nhu cầu lao động của công ty 60
Bảng 22: Nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2014-2018 (đơn vị: oC) 62
Bảng 23: Độ ẩm trung bình các tháng từ năm 2014-2018 (đơn vị: %) 63
Bảng 24: Tổng hợp lượng mưa các tháng từ năm 2014-2018 (đơn vị: mm) 64
Bảng 25: Số giờ nắng trung bình các tháng từ năm 2014-2018 (đơn vị: giờ) 65
Bảng 26: Vị trí lấy mẫu môi trường không khí khu vực dự án 71
Bảng 27: Phương pháp lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu vi khí hậu và không khí 72
Bảng 28: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án (KK1) 72
Bảng 29: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án (KK2) 73
Bảng 30: Vị trí lấy mẫu môi trường đất khu vực dự án 74
Bảng 31: Kết quả phân tích chất lượng đất khu vực dự án 74
Bảng 32: Tổng hợp dự báo các tác động trong giai đoạn xây dựng 75
Bảng 33: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng 76
Bảng 34: Mức độ ổn định của khí quyển theo Pasquill 78
Bảng 35: Nồng độ bụi phát tán do hoạt động san gạt mặt bằng, đào đắp đất 79
Bảng 36: Hệ số phát thải ô nhiễm do khí thải từ phương tiện vận chuyển 82
Bảng 37: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của phương tiện vận chuyển 83
Bảng 38: Nồng độ các chất ô nhiễm phát tán từ hoạt động giao thông 84
Bảng 39: Tổng hợp lượng nhiên liệu sử dụng của một số thiết bị, phương tiện 85
Bảng 40: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải phương tiện thi công 86
Bảng 41: Nồng độ ô nhiễm khí thải do phương tiện thi công 86
Bảng 42: Tải lượng các chất khí độc trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại 88
Bảng 43: Tải lượng, nồng độ chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn 88
Bảng 44: Hệ số ô nhiễm và tải lượng phát sinh từ công đoạn sơn 89
Bảng 45: Mức độ gây độc của CO 91
Bảng 46: Tác hại của SO2 đối với con người và động vật 92
Bảng 47: Tác hại của SO2 đối với thực vật 92
Bảng 48: Tác hại của NO2 đối với sức khỏe con người và động vật 93
Bảng 49: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý 94
Bảng 50: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý 94
Bảng 51: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải xây dựng 95
Bảng 52: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn 96
Bảng 53: Khối lượng, thành phần các loại chất thải rắn xây dựng khác 98
Bảng 54: Khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn xây dựng 99
Bảng 55: Mức ồn sinh ra từ hoạt động của thiết bị thi công trên công trường 101
Bảng 56: Tổng hợp dự báo các tác động của dự án trong giai đoạn chăn nuôi 118
Bảng 57: Hệ số phát thải ô nhiễm do tải trọng xe 120
Bảng 58: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của phương tiện vận chuyển 120
Bảng 60: Hệ số phát thải các chất ô nhiễm từ khí thải máy phát điện 122
Bảng 61: Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm từ khí thải máy phát điện 123
Bảng 62. Các chất tạo mùi trong nước thải chăn nuôi 125
Hình 1: Hiện trạng khu đất thực hiện dự án 25
Hình 2. Quy trình chăn nuôi bò cái 51
Hình 3. Quy trình ủ phần và dòng thải 54
Hình 4: Sơ đồ tổ chức quản lý dự án trong giai đoạn xây dựng 59
Hình 5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty 60
Hình 6. Sơ đồ nguyên lý vận hành của tháp hấp thụ khí độc 149
Hình 7. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải 154
Hình 8. Sơ đồ mô tả tổng quát hệ thống biogas 156
Hình 9. Quy trình công nghệ xử lý bò chết không do dịch bệnh 170
Hình 10. Sơ đồ quy trình tiêm phòng và tẩy ký sinh trùng 177
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2016- 2020, Đảng bộ huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đề ra mục tiêu đặt ra đến năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 5.901 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân hàng năm đạt 4,1%; cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi. Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện Châu Đức khuyến khích nông dân mở rộng quy mô và áp dụng công nghệ mới theo mô hình chuồng lạnh, con giống chất lượng cao, xử lý môi trường tốt…
Ngoài ra, huyện còn xây dựng các đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đặt biệt là doanh nghiệp trang trại, doanh nghiệp công nghệ cao và xây dựng nhiều mô hình trình diễn nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016- 2020. Được biết, Huyện Châu Đức có gần 35.982ha đất nông nghiệp, chiếm 84,77% diện tích đất tự nhiên, 8.932 hộ chăn nuôi heo với 192.000 con heo, 3.200 hộ nuôi bò, dê và 8.546 hộ nuôi gia cầm với tổng đàn gia súc, gia cầm với 696.000 con và tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 21.000 tấn/năm. Và hiện tại trên địa bàn huyện cũng chưa có trang trại nuôi bò công nghệ cao, chủ yến tập trung ở các hộ dân nuôi bò nhỏ lẻ.
Để góp phần thực hiện đề án phát triển lĩnh vực nông nghiệp của huyện Công ty TNHH Chăn nuôi Trí Anh đã thành lập dự án “ Trang Trại nuôi bò thịt công nghệ cao Trí Anh ” tại xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Dự án sẽ tạo ra được những cánh đồng cỏ, tạo nên sinh kế với nguồn thu nhập cao cho người dân trong vùng như việc trồng cỏ, bắp năng làm nguyên liệu phục vụ dự án với thu nhập, nhận khoán nuôi tăng trọng bò thịt… Dự án được triển khai với quy mô lớn nên sẽ mang lại nguồn thu ngân sách đáng kể cho địa phương.
Khi dự án đi vào hoạt động ổn định sẽ tạo nên những lợi ích to lớn như việc đa dạng hóa sản phẩm, tạo nguồn thu nhập lớn cho Công ty, trở thành dự án trọng điểm của tỉnh, tăng nguồn thu cho cho ngân sách địa phương, tăng nguồn thu nhập cho người dân trong vùng dự án thông qua việc phối hợp cung cấp cỏ, nguyên liệu phục vụ dự án,
Theo đó, dự án " Nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao Trí Anh" là dự án đầu tư mới với đàn bò thịt lên đến 3.000 con. Trong đó thời kỳ giai đoạn mới hoạt động có quy mô khoảng 1.000 con bò thịt và sau 5 năm dự đoán hoạt động ổn định với 3.000 con/năm.
Khi dự án triển khai thực hiện sẽ có những tác động tiêu cực đến không khí, đất, nước, hệ sinh thái…; tác động đến hệ thống cơ sở hạ tầng, thu nhập người dân địa phương, phát triển kinh tế trong khu vực, tình hình an ninh trật tự…và các lợi ích tích cực to lớn lên tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Do vậy Công ty TNHH Chăn nuôi Trí Anh đã phối hợp với đơn vị tư vấn Công ty CP tư vấn đầu tư và TKXD Minh Phương thực hiện đánh giá tác động môi trường cho dự án, bao gồm quá trình phân tích, đánh giá những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ quá trình xây dựng và hoạt động của dự án đến môi trường, từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục và hạn chế những tác động này.
Căn cứ theo mục 71, Phụ lục II – Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 cùa Chính phủ - Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi Trường. Dự án “ Trang trại nuôi bò thịt công nghệ cao Trí Anh, quy mô: 3.000 con/1 năm” thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do vậy, Công ty TNHH Chăn nuôi Trí Anh đã tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án với sự tư vấn của Công ty CP tư vấn đầu tư và TKXD Minh Phương. Báo cáo đánh giá tác động môi trường này sẽ đánh giá các tác động đến môi trường của tổng thể mọi hoạt động của Dự án trong quá trình hoạt động.
Nội dung và trình tự các bước thực hiện báo cáo ĐTM được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 cùa Chính phủ - Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Báo cáo ĐTM sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, tiêu cực, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình dự án hoạt động. Qua đó lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực, đảm bảo xử lý các chất thải phát sinh từ các hoạt động của dự án đạt tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước quy định.
Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Báo cáo ĐTM của dự án “ Trang trại nuôi bò thịt công nghệ cao Trí Anh, quy mô: 3.000 con/1 năm tại xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ”được thực hiện dưới sự phối hợp của các đơn vị sau:
Chủ đầu tư : Công ty TNHH Chăn nuôi Trí Anh.
+ Địa chỉ liên hệ : Ấp Phú Thạnh, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Đại diện pháp lý: Ông Bạch Quang Phát Chức vụ: Giám đốc.
+ Điện Thoại: 0918408388
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Minh Phương
+ Địa chỉ liên hệ: 28B Mai Thị Lựu, Phường Đakao, Quận 1, TPHCM
+ Đại diện pháp lý: Ông Nguyễn Văn Thanh Chức vụ: Giám đốc
+ Điện thoại : 02835146426 / 22142126
+ Email: ctyminhphuongpmc1@gmail.com
Cơ quan lấy và phân tích mẫu : Công ty TNHH TMDV TVMT Tân Huy Hoàng.
+ Địa chỉ liên hệ : B24 Cư xá Thủy Lợi 301, Đường D1, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
+ Đại diện pháp lý: Bà Phạm Thị Hải Yến Chức vụ: Giám đốc.
+ Điện thoại : 08.35122127 Fax: 08.35122127.
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường số hiệu: Quyết định số 2430/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 07 năm 2018 số hiệu VIMCERTS 076.
Quá trình tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM của dự án bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Thành lập nhóm đánh giá tác động môi trường. Lập kế hoạch chung cho công tác ĐTM và viết báo cáo ĐTM, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
- Bước 2: Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án, thực hiện các công việc như khảo sát, thu thập dữ liệu về điều kiện địa lý, địa chất, vi khí hậu, thủy văn, tài nguyên sinh vật, kinh tế xã hội.
Tiến hành lấy và phân tích mẫu nước mặt, không khí xung quanh, đất khu vực dự án.
- Bước 3: Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như khí thải, tiếng ồn, nước thải, chất thải rắn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và đi vào hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, thu thập, phân tích, đánh giá nhanh,...
- Bước 4: Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực dự án.
- Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường giai đoạn xây dựng và hoạt động của dự án, dự phòng các sự cố môi trường có thể xảy ra và biện pháp ứng phó.
- Bước 6: Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
- Bước 7: Tham vấn ý kiến cộng đồng.
- Bước 8: Trình hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo.
Danh sách các thành viên tham gia trực tiếp thực hiện báo cáo ĐTM của Dự án được liệt kê như sau:
Bảng 1: Thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
TT |
Họ và Tên |
Chức vụ |
Chuyên ngành |
Nội dung phụ trách |
Năm kinh nghiệm |
Chữ ký |
I |
Công ty TNHH Chăn nuôi Trí Anh |
|||||
1 |
Bạch Quang Phát |
Giám đốc |
|
Cung cấp thông tin, số liệu và chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung báo cáo ĐTM |
20
|
|
II |
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Minh Phương |
|||||
3 |
Nguyễn Văn Thanh |
Giám đốc |
Công nghệ môi trường |
Phân bổ nhân sự viết báo cáo |
30 |
|
4 |
Lê Thị Thùy Duyên |
TP.QLMT |
Công nghệ môi trường |
Kiểm tra toàn bộ nội dung của báo cáo |
10 |
|
5 |
Vũ Thị Là |
Chuyên viên |
Địa chất |
Viết chương Mở đầu, chương 1, 3 và 4 |
8 |
|
6 |
Phạm Thị Thanh Nga |
Chuyên viên |
Khoa học môi trường |
Viết chương Mở đầu, chương 1, 3 và 4 |
5 |
|
7 |
Lê Minh Thư |
Chuyên viên |
Công nghệ Môi Trường |
Viết chương 5, 6 và kết luận của báo cáo |
2 |
|
8 |
Hoàng Trọng Nhân |
Chuyên viên |
Công nghệ Môi Trường |
Thu thập thông tin từ chủ đầu tư |
4 |
|
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện Chủ đầu tư Dự án đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan:
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
UBND tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu;
UBND xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức.
Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
STT |
Phương pháp đánh giá |
Phạm vi áp dụng |
A |
Các phương pháp ĐTM |
|
01 |
Phương pháp liệt kê: Liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu, các tác động đến môi trường do hoạt động của dự án gây ra: nước thải, khí thải, chất thải rắn,…. Phương pháp này tương đối nhanh và đơn giản, giúp phân tích sơ bộ các tác động môi trường. |
Đối với dự án, phương pháp liệt kê được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 của báo cáo ĐTM. |
02 |
Phương pháp thống kê: Thu thập các số liệu về các điều kiện tự nhiên và môi trường, điều kiện về kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án từ các trung tâm nghiên cứu khác và các số liệu thống kê từ các kết quả đo đạc của nhiều dự án loại hình tương tự. |
Đối với dự án, phương pháp thống kê được áp dụng chủ yếu ở Chương 2 của báo cáo ĐTM. |
03 |
Phương pháp mô hình hóa môi trường: Một mô hình có độ chính xác cao có vai trò hỗ trợ rất nhiều cho tiến trình ra quyết định trong công tác quản lý môi trường. Các loại mô hình được tập trung xây dựng và đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực này gồm: các mô hình phát tán ô nhiễm không khí, các mô hình lan truyền ô nhiễm nước mặt và các mô hình lan truyền ô nhiễm nước ngầm. Hiện nay, trên thế giới các mô hình phát tán ô nhiễm không khí đã được xây dựng và ứng dụng khá phổ biến cho các dạng nguồn điểm (mô phỏng cho các ống khói loại thấp và loại cao) và các nguồn thải đường (mô phỏng quá trình phát tán của các phương tiện chạy trên đường giao thông). |
Đối với dự án, phương pháp mô hình hóa môi trường được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 của báo cáo ĐTM. |
04 |
Phương pháp đánh giá nhanh: Dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, chất thải rắn,…phát sinh từ hoạt động của dự án. Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm, chủ yếu sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập. |
Đối với dự án, phương pháp đánh giá nhanh được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 của báo cáo ĐTM. |
05 |
Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do các Bộ có thẩm quyền ban hành liên quan đến dự án. |
Đối với dự án, phương pháp so sánh được áp dụng chủ yếu ở Chương 2, Chương 3 trong báo cáo ĐTM. |
06 |
Phương pháp chồng ghép bản đồ: Phương pháp này sử dụng nhiều lớp bản đồ chồng ghép lên nhau bằng phần mềm MapInfo, Cad để thành lập các bản đồ chuyên đề. |
Đối với dự án, phương pháp chồng ghép bản đồ được sử dụng cho các bản vẽ chuyên đề. |
07 |
Phương pháp đánh giá cộng hưởng và tích lũy: Dựa trên tải lượng ô nhiễm từ các nguồn, đánh giác tác động tổng hợp đến môi trường khi các hoạt động gây tác động hoạt động đồng thời. |
Đối với dự án, phương pháp đánh giá cộng hưởng và tích lũy được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 trong báo cáo ĐTM. |
08 |
Phương pháp chuyên gia: Các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (tài nguyên, quản lý môi trường, bản đồ học và GIS, chuyên gia sinh thái, chuyên gia về công nghệ môi trường…) sử dụng kiến thức chuyên gia của mình để nhận dạng, phân tích, đánh giá… các tác động cụ thể của dự án, đóng góp ý kiến giúp Chủ đầu tư hoàn thiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở mức thấp nhất. |
Đối với dự án, phương pháp chuyên gia được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ báo cáo ĐTM.
|
B |
Các phương pháp khác |
|
01 |
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Điều tra, khảo sát thực địa là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định vị trí địa lý của dự án trong mối tương quan với các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội xung quanh; hiện trạng khu đất thực hiện dự án; hiện trạng cơ sở hạ tầng khu vực thực hiện dự án. |
Đối với dự án, phương pháp khảo sát thực địa được áp dụng chủ yếu ở Chương 1, Chương 2 trong báo cáo ĐTM. |
02 |
Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích chất lượng môi trường khu vực dự kiến thực hiện dự án và khu vực xung quanh bao gồm: hiện trạng môi trường đất, nước, không khí để làm cơ sở đánh giá các tác động của việc triển khai dự án tới môi trường. |
Đối với dự án, phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm được áp dụng chủ yếu ở Chương 2 của báo cáo ĐTM. |
03 |
Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các dự án cùng loại đã được bổ sung và chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng Thẩm định. |
Đối với dự án, phương pháp này được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ báo cáo ĐTM. |
4.1.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động liên quan tới chất thải
a1. Chất thải rắn:
- Chất thải sinh hoạt: Chủ dự án trang bị 5 thùng rác chuyên dụng dung tích 60l đặt tại khu lán trại, nơi nghỉ giữa giờ của công nhân để thuận tiện cho thu gom, lưu giữ. Chủ dự án sẽ hợp đồng với đơn vị thu gom của địa phương đến thu gom và mang chất thải đi xử lý vào cuối buổi chiều mỗi ngày.
Ngoài ra, để hạn chế lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên công trường, Chủ đầu tư sẽ tuyển các lao động địa phương, thời gian làm việc 8h/ngày, ăn trưa và nghỉ ngơi tại nhà riêng.
a2. Biện pháp giảm thiểu bụi – Khí thải:
- Xây dựng kế hoạch san lấp mặt bằng hợp lý. Thi công và vận chuyển theo hình thức cuốn chiếu, thực hiện trọn gói, từng đoạn, từng phần, thi công đến đâu hết đến đó.
- Không sử dụng các phương tiện chuyên chở, thi công quá cũ.
- Định kỳ bảo dưỡng các loại xe và thiết bị thi công để giảm tối đa lượng khí thải ra.
- Trên công trường xây dựng, trang bị và yêu cầu người lao động phải có đầy đủ bảo hộ lao động, để hạn chế các ảnh hưởng của bụi, khí thải và tiếng ồn đến sức khỏe.
a3. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nước:
* Nước mưa chảy tràn: Nước mưa sẽ được chảy tràn trên bề mặt thực hiện dự án về thoát xuống hồ sinh học và hố để xây biogas của dự án. Tại đây nước sau khi được lắng cặn các chất rắn lơ lửng sẽ được thoát ra ngoài môi trường.
* Nước thải sinh hoạt: Trong quá trình thi công, chủ dự án sẽ ưu tiên tuyển dụng nguồn nhân lực tại địa phương có điều kiện ăn ở tự túc nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải có khả năng phát sinh.
Ngoài ra do số lượng công nhân ít, thời gian thi công diễn ra không dài nên chủ dự án sẽ sử dụng nhờ nhà vệ sinh của hộ chăn nuôi bên cạnh dự án.
a4. Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do chất thải nguy hại:
Để giảm thiểu tối đa các tác động xấu do CTNH, Chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Giảm thiểu tối đa việc sửa chữa các phương tiện, máy móc thi công tại khu vực dự án.
- Trang bị các thùng chứa chất thải nguy hại có nắp đậy, dung tích 60l để thu gom và lưu trữ chất thải dạng này. Khu vực lưu trữ tạm thời chất thải nguy hại đặt trên công trường phải có mái che đảm bảo không thấm, giột, nền nhà được bê tông, có biển cảnh báo chất thải nguy hại.
- Thuê đơn vị có chức năng đến thu gom và mang chất thải nguy hại đi xử lý.
4.1.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan tới chất thải
* Biện pháp đền bù, giải phóng mặt bằng: Quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng kết hợp cùng thực hiện với UBND xã Việt Tiến. Quá trình triển khai được tiến hành theo đúng trình tự thủ tục theo quy định. Tổng số hộ cần đền bù là 08 hộ với tổng diện tích đất cần đền bù là 9.116,2m2. Giá đền bù khoảng 50.000 VND/1m2, giá hỗ trợ thiệt hại về hoa mầu cho các hộ là 32.000 VND/1m2.
* Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung:
Biện pháp giảm thiểu rung động: Chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Biện pháp kết cấu: Cân bằng máy, lắp các bộ tắt chấn động lực...
- Biện pháp dùng các kết cấu đàn hồi giảm rung như hộp dầu giảm chấn, gối đàn hồi kim loại, đệm đàn hồi kim loại, gối đàn hồi cao su, đệm đàn hồi cao su...
Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn: Để giảm thiểu tiếng ồn từ máy móc, thiết bị và các phương tiện, máy móc trong quá trình thi công Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Kiểm tra mức ồn của thiết bị, nếu mức ồn lớn hơn giới hạn cho phép thì phải lắp các thiết bị giảm âm.
- Không sử dụng các thiết bị cũ, lạc hậu có khả năng gây ồn cao.
- Thường xuyên duy tu bảo dưỡng các thiết bị máy móc, thực hiện chế độ bổ sung dầu mỡ theo định kỳ.
Ngoài ra, Chủ dự án sẽ không vận hành các máy móc gây tiếng ồn lớn như máy đóng cọc, máy đào, máy khoan... vào ban đêm để tránh tác động đến sinh hoạt của người dân ở các vùng lân cận.
4.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan tới chất thải
a1. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn:
* Chất thải rắn từ quá trình đào móng các công trình: Được sử dụng lấp móng các công trình.
* Đối với chất thải rắn xây dựng:
- Các chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: Bao xi măng, đầu mẩu thép, thùng hộp, tôn, gỗ, … được thu gom, tận dụng bán cho người thu mua phế liệu.
- Các chất thải: Gạch vỡ, đá, cát, sỏi, xi măng chết trong xây dựng được sử dụng san nền ngay trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Các chất thải không thể tận dụng được thu gom sau đó thuê đơn vị có chức năng đến thu gom, mang đi xử lý.
* Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Chủ dự án vẫn duy trì các biện pháp quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt như ở giai đoạn chuẩn bị. Cụ thể: Sử dụng lại các các thùng rác và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom và mang chất thải đi xử lý.
a2. Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi, khí thải: Các công đoạn trong quá trình thi công xây dựng như: Đào móng, đào đất, bốc xúc nguyên vật liệu,... hầu như được thực hiện ngoài trời. Do đó, các chất ô nhiễm dễ dàng khuếch tán vào môi trường không khí. Để giảm thiểu các tác động đến môi trường không khí, bên cạnh duy trì các biện pháp giảm thiểu như ở giai đoạn chuẩn bị, Chủ dự án sẽ áp dụng thêm các biện pháp sau:
- Ưu tiên chọn nguồn cung cấp vật liệu gần khu vực dự án để giảm quãng đường vận chuyển và giảm công tác bảo quản nguyên vật liệu nhằm giảm thiểu tối đa bụi và các chất thải phát sinh cũng như giảm nguy cơ xảy ra các sự cố.
- Không sử dụng các phương tiện chuyên chở, thi công quá cũ và không chở nguyên vật liệu quá đầy, quá tải trong quá trình vận chuyển, phân bố mật độ giao thông hợp lý để hạn chế bụi phát tán.
- Có kế hoạch thi công và cung cấp vật tư hợp lý, hạn chế việc tập kết vật tư vào cùng một thời điểm và khi lưu lượng giao thông lớn.
- Xe chạy đúng tốc độ, phải giảm tốc khi qua khu đông dân cư và khu vực đường đất xấu. Thùng chở vật liệu phải kín, tuyệt đối không có tình trạng rơi vãi trong quá trình vận chuyển, không được chở quá trọng tải quy định.
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng đường giao thông, có kế hoạch sửa chữa kịp thời các sự cố hỏng hóc, đảm bảo giao thông thuận tiện, tránh ùn tắc làm tăng nguy cơ phát thải bụi trên đường.
- Trên công trường xây dựng, trang bị và yêu cầu người lao động phải có đầy đủ bảo hộ lao động, để hạn chế các ảnh hưởng của bụi, khí thải và tiếng ồn đến sức khỏe.
- Phun nước thường xuyên trên tuyến đường vận chuyển về khu vực dự án với tần suất thực hiện: 2 lần/ngày.
* Đối với nước thải sinh hoạt: Chủ dự án tiếp tục áp dụng các biện pháp giống với giai đoạn trước:
- Giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt bằng việc tuyển dụng lao động địa phương có điều kiện ăn, ở tự túc. Tổ chức nhân lực hợp lý theo từng giai đoạn thi công.
- Sử dụng nhờ nhà vệ sinh của hộ chăn nuôi bên cạnh dự án.
- Tiến hành xây dựng, hoàn thiện sớm nhà vệ sinh và bể tự hoại phục vụ giai đoạn hoạt động của dự án để sử dụng luôn trong giai đoạn xây dựng dự án.
* Đối với nước mưa chảy tràn:
- Chủ dự án sẽ tiến hành xây dựng hoàn thiện các rãnh thoát nước mưa của dự án. Nước mưa sẽ được thu gom về hồ sinh học của dự án trước khi thoát ra ngoài môi trường.
- Các tuyến thoát nước mưa đảm bảo tiêu thoát triệt để, không gây úng ngập trong suốt quá trình xây dựng và không gây ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của các khu vực bên ngoài dự án.
- Không tập trung các loại nguyên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thoát vào đường thoát nước.
- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn.
a4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải nguy hại:
- Thu gom toàn bộ CTNH phát sinh và lưu giữ tại khu vực lưu giữ CTNH tạm thời được xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị. Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển và xử lý CTNH.
- Chủ dự án cam kết thực hiện công tác quản lý chất thải nguy hại theo đúng quy định của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan.
4.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải
b1. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung:
Để giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, Chủ dự án vẫn duy trì các biện pháp giảm thiểu như giai đoạn chuẩn bị.
b2. Các biện pháp giảm thiểu tác động tới Kinh tế - Xã hội:
* Các biện pháp giảm thiểu tác động đến trật tự, an ninh khu vực:
- Lấy ý kiến cộng đồng về kế hoạch thực hiện dự án cũng như thông báo cho chính quyền và nhân dân biết rõ kế hoạch phát triển dự án.
- Giữ mối liên hệ tốt với chính quyền địa phương và dân cư trong vùng để được thông báo và kết hợp giải quyết các vấn đề phát sinh xung đột trong quá trình thực hiện dự án.
- Ban quản lý công trình có biện pháp quản lý cũng như tuyên truyền, giáo dục ý thức của công nhân nhằm tránh phát sinh mâu thuẫn, xung đột với người dân địa phương, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực.
- Tăng cường tuyển dụng nguồn lao động của địa phương, có điều kiện tự túc ăn ở.
- Bố trí lực lượng bảo vệ thường xuyên để hạn chế người không có nhiệm vụ đi lại trong khu vực và giải quyết các vấn đề như trộm cắp tài sản, tai nạn giao thông…
- Tổ chức lán trại cho đơn vị thi công.
* Các biện pháp giảm thiểu tác động đến hoạt động giao thông và chất lượng đường giao thông trong khu vực:
- Tuyên truyền, chỉ đạo các lái xe chạy đúng phần đường quy định, không lạng lách đánh võng trên đường.
- Quy định các xe phải phủ bạt khi vận chuyển nguyên vật liệu, đảm bảo hạn chế tối đa việc phát tán bụi, gây mất mỹ quan trên tuyến đường vận chuyển.
- Quy định không vận chuyển nguyên liệu vào giờ cao điểm (giờ tan tầm 16 – 17h và vào ban đêm), để tránh gây ùn tắc giao thông và tai nạn.
- Yêu cầu lái xe phải có bằng lái theo đúng quy định của pháp luật, trong quá trình lái xe phải tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ.
- Thường xuyên, định kỳ bảo dưỡng xe, máy móc.
- Giảm thiểu tác động đến chất lượng đường giao thông: Trong quá trình ký kết với đơn vị thi công, trong hợp đồng sẽ quy định các điều khoản. Theo đó trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, đơn vị thi công phải đảm bảo xe chở đúng tải trọng cho phép của tuyến đường và cam kết sẽ sửa chữa, làm lại đường trong trường hợp gây ra các hiện tượng sụt lún, vỡ hỏng đường.
4.1.3.1. Nguồn gây tác động liên quan tới chất thải
a1. Giảm thiểu tác động do bụi, khí thải
* Mùi - Khí thải phát sinh từ khu chuồng nuôi:
- Phân lợn được thu gom trong ngày và xuất bán cho người thu mua, trường hợp không xuất hết thì phân sẽ được tích trữ lại chờ xuất tại nhà chứa phân. Phun chế phẩm EM vào khu vực chuồng nuôi và nhà chứa phân để hạn chế mùi và các loại vi khuẩn gây bệnh.
- Định kỳ 1 lần/tuần phun thuốc sát trùng các khu vực trong dự án để phòng trừ và diệt các mầm bệnh.
- Trang bị đầy đủ các bảo hộ lao động: Quần áo, mũ, khẩu trang… cho cán bộ công nhân viên trong quá trình chăn nuôi.
- Chuồng trại được thiết kế cao ráo, lắp đặt hệ thống quạt thông gió và hệ thống làm mát chuồng nuôi, có tác dụng duy trì nhiệt độ trong chuồng, đảm bảo chuồng nuôi luôn thông thoáng, giảm thiểu tối đa lượng khí thải phát sinh.
- Trồng cây xanh khu vực đất trống quanh khu vực chuồng trại để giảm phát tán mùi ra môi trường xung quanh.
- Vệ sinh, rửa chuồng trại sau mỗi ngày để hạn chế lượng mùi và khí thải phát sinh.
* Bụi và khí thải từ các phương tiện ra vào dự án: Nguồn thải này phân tán, không tập trung nên Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu ngay tại nguồn phát sinh như:
- Tất cả các phương tiện đều phải được kiểm tra định kỳ đạt tiêu chuẩn.
- Thường xuyên làm vệ sinh, thu gom rác, phun nước đường đi... để giảm lượng bụi do các phương tiện giao thông vận tải, xe cộ ra vào Dự án.
- Đường giao thông mặt bằng sân bãi của dự án đều được lát gạch, đổ bê tông để giảm thiểu bụi bị cuốn bay vào không khí.
- Các khoảng trống được tận dụng trồng cây xanh để tạo cảnh quan và cải thiện chất lượng không khí và vi khí hậu.
* Khí thải từ máy phát điện dự phòng: Theo các nghiên cứu và tính toán khí thải do máy phát điện có nồng độ các chất ô nhiễm đều đạt tiêu chuẩn thải QCVN 19:2009/BTNMT (cột B). Máy phát điện dự phòng chỉ hoạt động khi mất điện, thời gian mất điện là rất ít nên vấn đề ô nhiễm không khí từ nguồn phát sinh này không đáng kể.
* Khí thải mùi từ nhà bếp: Tuy mức độ tác động của các khí thải dạng này là không đáng kể, Chủ dự án sẽ kiểm soát và giảm thiểu tác động bằng cách bố trí các cửa sổ thông gió tự nhiên. Tại khu vực bếp nấu, bố trí chụp hút, khí phát sinh từ quá trình đun nấu sẽ được thu gom qua chụp hút và dẫn ra ngoài qua ống thoát khí.
a2. Giảm thiểu tác động do nước thải
* Nước mưa chảy tràn: Xây dựng hệ thống thu, thoát nước mưa chảy tràn dọc theo tuyến đường giao thông nội bộ của dự án để thu gom nước mưa từ trên mái các chuồng trại. Hệ thống rãnh thoát nước mưa B400 được xây dựng bằng gạch, trát vữa xi măng với khoảng cách 10 – 50m bố trí 01 hố ga để thu gom, lắng các chất lơ lửng. Nước mưa sau khi thu gom, xử lý được chảy xuống hồ sinh học trong dự án.
Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống dẫn nước mưa, phát hiện hỏng hóc để sửa chữa kịp thời. Đảm bảo duy trì các tuyến hành lang an toàn cho hệ thống thoát nước mưa, không để các loại rác thải, chất lỏng độc hại xâm nhập vào đường thoát nước.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Hồ sơ giấy phép môi trường và báo cáo Đánh giá tác đông môi trường cho dự án
175,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
REPORT PRELIMINARY ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT VNU HCMC INTERNATIONAL HOSPITAL PROJECT
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng trang trại chăn nuôi heo tổng hợp
170,000,000 vnđ
165,000,000 vnđ
Thuyết minh báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi heo thit chất lượng cao
175,000,000 vnđ
155,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất ống thép
550,000,000 vnđ
500,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại diện mặt trời
150,000,000 vnđ
145,000,000 vnđ
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án hút cát nạo vét sông
150,000,000 vnđ
125,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nâng cấp cảng Đông Xuyên
170,000,000 vnđ
165,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất thang máy Shindler Việt Nam
150,000,000 vnđ
135,000,000 vnđ
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường tòa nhà văn phòng khách sạn
130,000,000 vnđ
120,000,000 vnđ
Báo cáo hoàn thành ĐTM dự án đầu tư
55,000,000 vnđ
45,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu dân cư Long Thành
450,000,000 vnđ
440,000,000 vnđ
HOTLINE
0903 649 782
Công ty Cổ Phần Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển ổn định và trở thành một tập đoàn vững mạnh trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
Hướng dẫn mua hàng
Chính sách bảo mật thông tin
Chính sách đổi trả và hoàn tiền
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
© Bản quyền thuộc về Minh Phương Corp
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn