Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở nhà máy chế biến lâm sản

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở nhà máy chế biến lâm sản. Sản phẩm đầu ra tại cơ sở là các sản phẩm giường, tủ,bàn ghế, … với công suất sản xuất: 2.150m3 sản phẩm/năm.

Ngày đăng: 26-08-2024

50 lượt xem

MC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... 4

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................... 5

CHƯƠNG I............................................................................................. 6

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ ............................................................... 6

1.1. Tên chủ cơ sở:................................................................................ 6

1.2. Tên cơ sở:....................................................................................... 6

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:................. 8

1.3.1. Công suất hoạt động của dự án: ............................................. 8

1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:................................................. 8

1.3.3. Sản phẩm của cơ sở:................................................................... 10

1.4. Nguyên, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:.. 10

1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở:....................................... 13

1.5.1. Các hạng mục công trình tại cơ sở:................................................ 13

1.5.2. Danh mục máy móc, thiết bị sản xuất chính của cơ sở:................. 14

CHƯƠNG II............................................................................... 17

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG... 17

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc qia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường...7

2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường............ 17

CHƯƠNG III ....................................................................................... 19

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ....... 19

3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: .......... 19

3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa: ............................................................... 19

3.1.2. Thu gom, thoát nước thải:................................................................. 19

3.1.3. Xử lý nước thải: ................................................................................ 23

3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:............................................ 25

3.2.1. Công trình thu gom, xử lý bụi gỗ trong quá trình sản xuất:.............. 25

3.2.2. Công trình thu gom, xử lý khí thải lò hơi sấy gỗ:............................ 28

3.2.3. Công trình thu gom, xử lý bụi sơn và hơi dung môi......................... 31

3.2.4. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải khác: ................................. 32

3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:............... 33

3.3.1. Đối với chất thải rắn sinh hoạt: ..................................................... 33

3.3.2. Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường:...........................34

3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:...................36

3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:.............................38

3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:......................39

3.6.1. Sự cố đối với các công trình, thiết bị xử lý môi trường ................39

3.6.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác:.................40

CHƯƠNG IV............................................................................45

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG .................45

4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải...............................45

4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải...................................45

4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn:.............................47

CHƯƠNG V.................................................................................48

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...................48

5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối nước thải ..........................48

5.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải........................48

5.3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo..................49

CHƯƠNG VI................................................................................50

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ .......50

6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải................50

6.1.1. Thời hạn dự kiến vận hành thử nghiệm ...................................50

6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết

bị xử lý chất thải:..............................................50

6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của

pháp luật...............................................................52

6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ: ..........52

6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:................53

6.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ khác theo quy định của pháp luật có

liên quan hoặc theo đề xuất của chủ đầu tư cơ sở:.........................53

6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm...................53

CHƯƠNG VII ....................................................................54

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ........54

CHƯƠNG VIII...........................................................................................55

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ...................................................................55

PHỤ LỤC BÁO CÁO ..............................................................................56

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.1. Tên chủ cơ sở:

- Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần ...........

-Địachỉtrụsởchính:........,KCN PhúTài,phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: ........ Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: .......     Fax: ………………

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .......... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp, đăng ký lần đầu ngày 04/04/2017, đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 17/03/2023.

- Quyết định chủ trương đầu tư số 686/QĐ-BQL ngày 13/11/2017 của Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định về việc quyết định chủ trương đầu tư dự án Nhà máy chế biến lâm sản tại ............., KCN Phú Tài, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

1.2. Tên cơ sở:

- Tên Cơ sở: Nhà máy chế biến lâm sản.

- Địa điểm thực hiện: ............, KCN Phú Tài, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định với tổng diện tích 14.219,2 m2. Có giới cận như sau:

+ Phía Đông giáp: Công tyTNHH Trường Lâm, Công tyTNHH Quốc Thắng.

+ Phía Tâygiáp: Đường Trung tâm của Khu công nghiệp

+ Phía Nam giáp: Đường số 23 của Khu công nghiệp

+ Phía Bắc giáp: Vách núi khu di tích nhà tù Phú Tài và Công ty TNHH Trí Tín

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí Cơ sở

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần: Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 16/ GXN-BQL ngày 15/11/2019 của Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định.

- Quy mô của cơ sở:

+ Phân loại theo tiêu chí quyđịnh của pháp luật về đầu tư công: căn cứ theo Quyết định chủ trương đầu tư số 686/QĐ-BQL ngày 13/11/2017 của Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định, cơ sở có tổng vốn đầu tư là: 22.326.800.515 đồng. Dự án thuộc lĩnh vực nhà máy chế biến gỗ nên theo Khoản 3 điều 10 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 thì Dự án thuộc nhóm C (tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng).

+ Phân loại tiêu chí quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường: Cơ sở thuộc danh mục dự án đầu tư nhóm III (dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường) quy định tại điểm b khoản 5 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường và thuộc mục số 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ.

+ Căn cứ Khoản 1 Điều 39 và khoản 4 Điều 41 của Luật BVMT ngày 17/11/2020 thì Cơ sở là đối tượng phải lập hồ sơ cấp giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định. Báo cáo này được lập theo phụ lục số XII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính Phủ.

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

1.3.1. Công suất hoạt động của dự án:

- Loại hình sản xuất: sản xuất các sản phẩm đồ gỗ như: giường, tủ, bàn ghế.

- Công suất sản xuất: 2.150 m3 sản phẩm/năm.

1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất tại nhà máy như sau:

Hình 1.2. Quy trình sản xuất tại cơ sở kèm theo dòng thải

+ Thuyết minh quy trình:

Nguyên liệu (gỗ chi tiết ):

Gỗ chi tiết: Nguyên liệu sử dụng tại nhà máy là gỗ chi tiết. Là những thanh gỗ đã được đặt hàng cưa xẻ có kích thước theo yêu cầu của sản phẩm.

Công đoạn Sấy khô (sấy hơi nước), lưu kho:

- Các tấm ván thô được xếp trong các buồng kín và được gia nhiệt ở nhiệt độ phù hợp (<1000C) làm cho nước trong gỗ bốc hơi ra khỏi ván và ván sẽ khô đạt đổ ẩm yêu cầu.

- Công đoạn sấy sẽ phát sinh bụi, khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu; tro và nước thải từ quá trình xử lý khí thải lò hơi.

Công đoạn sơ chế (ra phôi):

- Sử dụng các máy cắt ngang, máy xẻ dọc, máy bào tự động để làm ra các thanh chi tiết sạch 4 mặt theo kích thước, biến dạng yêu cầu của sản phẩm.

- Đối với các chi tiết tạo độ cong sau công đoạn ra phôi (dạng phôi thẳng), sử dụng các máy cưa vòng, cưa lọng, cưa đĩa rong, cưa ripsaw và máy chà cạnh chi tiết định hình Profile để tạo độ cong đối với dây chuyền mặt hộc và thành, hộc, cửa kéo.

- Gỗ trước khi ra phôi đã được sấy đạt độ ẩm theo yêu cầu nên không phải thực hiện công đoạn ngâm tẩm, làm mềm trước khi cưa để tạo độ cong.

- Công đoạn sơ chế sẽ có sản phẩm phụ là phôi bào, mùn cưa và các đầu mẩu gỗ nhỏ.

Công đoạn xử lý khuyết tật chi tiết:

- Các phôi chi tiết sẽ được đưa qua công đoạn xử lý khuyết tật, trám trít, là công đoạn làm đẹp cho sản phẩm. Sử dụng giấy nhám và các dụng cụ cầm tay để làm sạch và tạo độ láng bề mặt chi tiết sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng sản phẩm. Sử dụng bột màu và keo sữa trám trít các lỗ đinh, vị trí khuyết tật cho đồng màu với màu gỗ và để sản phẩm từ 2-3 giờ cho các vị trí trám keo có thời gian khô.

- Công đoạn này sẽ phát sinh: Bụi gỗ, hơi keo, giấy nhám thải

Công đoạn tinh chế, định hình:

- Sử dụng các hệ thống Máy bào (2 + 4 mặt), Máy cắt, Máy khoan, Máy đục, Máy Router, Máy chà nhám … để gia công chi tiết, định hình, định vị theo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.

- Công đoạn này sẽ có sản phẩm phụ là phôi bào, mùn cưa, bụi mịn, các đầu mẩu gỗ nhỏ.

Công đoạn lắp ráp, ghép hoàn thiện:

- Các thanh chi tiết tinh chế sẽ được lắp ghép lại với nhau thành các mảng sản phẩm và sản phẩm hoàn chỉnh thông qua các dụng cụ cầm tay.

- Sử dụng giấy nhám và các dụng cụ cầm tay để làm sạch và tạo độ láng bề mặt chi tiết sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng sản phẩm.

- Công đoạn này có sử dụng keo sữa để liên kết các chi tiết lại với nhau cho đạt độ cứng vững. Sử dụng keo 502 mau khô để sửa chữa và tạo độ láng bề mặt chi tiết đạt yêu cầu.

Công đoạn nhúng dầu, phun sơn:

- Sản phẩm sau khi được lắp rắp hoàn chỉnh sẽ được đưa lên phun sơn để tạo màu cho sản phẩm đồng đều và bóng. Công đoạn này sử dụng các hóa chất sơn, mờ, bóng, cứng, dung môi để hoàn thiện phun phủ bề mặt và bảo quản gỗ.

- Công đoạn này sẽ phát sinh bụi và hơi dung môi sơn

Công đoạn Kiểm tra chất lượng sản phẩm

- Nhân viên kiểmtra chất lượng sản phẩmkiểm tra phân loại chất lượng sản phẩm. - Các sản phẩm đạt chất lượng sẽ được chuyển qua công đoạn đóng gói, Các sản phẩm không đạt chất lượng sẽ được sửa chữa hoặc tái chế, loại bỏ.

Công đoạn đóng kiện, lưu kho:

- Các sản phẩm đạt chất lượng sẽ được đóng gói theo yêu cầu riêng cho từng sản phẩm.

- Công đoạn này sẽ có sản phẩm phụ chất thải rắn là: giấy vụn, mút vụn, bao bì, dây nhựa ngắn.

Công đoạn tiêu thụ:

Sản phẩm lưu kho sẽ được bốc lên container xuất khẩu cho khách hàng.

1.3.3. Sản phẩm của cơ sở:

Sản phẩm đầu ra tại cơ sở là các sản phẩm giường, tủ,bàn ghế, … với công suất sản xuất: 2.150m3 sản phẩm/năm.

1.4. Nguyên, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

1.4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) của cơ sở

Nguyên liu sn xuất:

- Hiện nay, nguyên liệu chính để phục vụ sản xuất tại nhà máy chủ yếu là gỗ (keo, bạch đàn, …) đã được xẻ theo quy cách được thu mua trong nước và nhập khẩu.

- Với định mức nguyên liệu (gỗ chi tiết)/sản phẩm = 1.5 và quy mô công suất sản xuất 2.150m3 gỗ tinh chế/năm thì lượng nguyên liệu đầu vào cần cho quá trình sản xuất tại nhà máy khoảng 3.225 m3 nguyên liệu gỗ/năm.

Nhu cu nhiên liệu cho lò sấy:

Nhà máy sử dụng 01 lò hơi công suất 3.000kg hơi/giờ. Nguyên liệu sử dụng cho quá trình đốt cháy lò hơi là củi, gỗ; Theo số liệu thực tế tại nhà máy thì lượng nhiên liệu đốt sử dụng khoảng 180kg/giờ = 4.320 kg/ngày (lò sấyhoạt động 24 giờ/ngày), được tận dụng từ lượng gỗ vụn phế phẩm, dăm bào thải ra trong quá trình sản xuất của nhà máy để làm nhiên liệu đốt cho lò hơi.

Củi gỗ được lưu chứa trong khu chứa củi có mái che bên cạnh khu nhà lò hơi. Khu chứa được xây dựng nền bê tông, có tường bao xung quanh, mái lợp tole sóng vuông, đảm bảo không bị xâm nhập bởi nước mưa.

Nguyên liệu phụ, hóa chất bao gồm:

Để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, ngoài việc sử dụng khối lượng gỗ nguyên liệu nêu trên, Chủ cơ sở còn sử dụng thêm một số loại nguyên phụ liệu khác cho quá trình sản xuất ra sản phẩm. Cụ thể như sau:

Bảng 1.1. Khối lượng nguyên liệu phụ, hóa chất của nhà máy

Nhu cầu sử dụng điện:

- Nguồn cấp điện: Nguồn cung cấp điện cho các hoạt động của nhà máy được lấy từ tuyến điện 22KV đi dọc đường trục KCN Phú Tài ở phía Tây nhà máy thông qua trạm biến áp 560KVA được xây dựng tại góc Tây Bắc mặt bằng cơ sở (vị trí số 15 trong bản vẽ quy hoạch sử dụng đất đã được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định thỏa thuận tại Văn bản số 721/BQL-QLQHXD ngày 08/7/2019)

- Nhu cầu sử dụng điện trung bình tại nhà máykhoảng 112.300 kw/tháng.

Nhu cầu sử dụng nước:

Nguồn nước cung cấp phục vụ cho hoạt động của nhà máy được lấy từ đường ống cấp nước chung của KCN Phú Tài tại phía Tây của nhà máy trên vỉa hè đường trục KCN.

Theo hợp đồng cấp nước và hóa đơn thu tiền nước thực tế của Công ty CP Cấp thoát nước Bình Định (đơn vị cấp nước) tại bảng 1.2 thì tổng nhu cầu nước phục vụ cho nhà máy trong thời gian qua khoảng: 26,5 m3/ngày.

Nhu cầu sử dụng nước tại nhà máy: Nước dùng cho nhu cầu sản xuất (nước cấp cho lò hơi, nước bổ sung dùng để xử lý khí thải lò hơi, nước bổ sung để xử lý bụi, hơi dung môi phun sơn), nước cấp cho sinh hoạtcủa công nhân viên, nước tưới cây: khoảng 26,5 m3/ngày. Trong đó:

- Nước cấp sinh hoạt của công nhân:

Với số lượng công nhân viên làm việc tại nhà máy khoảng 100 người. Căn cứ theo TCVN 13606:2023 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Yêu cầu thiết kế thì nhu cầu sử dụng nước cấp sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên cơ sở là: 100 người x 45 lít/người/ca = 4,5 m3/ngày.

- Nước cấp cho sản xuất:

+ Nước cấp cho hoạt động của lò hơi: nhà máy sử dụng 01 lò hơi công suất 3,0 tấn/giờ, lượng nước cung cấp cho lò hơi khoảng 12,5 m3/ngày (lò hơi hoạt động 24 giờ/ngày).

+ Nước cấp cho bể chứa nước xử lý khí thải lò hơi: Bể gồm 02 ngăn: Ngăn chứa nước có kích thước 3,8m x 1,25m x 1,5m và ngăn lấy cặn có kích thước 3,8m x 0,6m x 0,9m. Như vậy lượng nước cấp trong bể chiếm khoảng 80% thể tích chứa nước của bể khoảng: 5,1 m3, nước dùng để xử lý khí thải lò hơi được sử dụng tuần hoàn, lượng nước bổ sung do mất mát trong quá trình bốc hơi khoảng 0,5 m3/ngày.

+ Nước dùng cho Buồng phun sơn màng nước: Công ty sử dụng 03 buồng phun sơn màng nước, kích thước thùng chứa nước (dài x rộng x chiều sâu): 4m x 1,25m x 0,3 m, lượng nước chứa trong thùng khoảng 80% thể tích thùng. Như vậy lượng nước cần cung cấp khoảng: (4x 1,25m x 0,3m) x 03 x 80% = 3,6m3. Lượng nước này được sử dụng tuần hoàn, lượng nước bổ sung do mất mát trong quá trình bốc hơi khoảng 0,5 m3/ngày.

- Nước tưới cây: Theo QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng thì lượng nước tưới cây sử dụng là (áp dụng 1 lần tưới/ngày): Qtưới= 2.848 m2 x 3 lít/ m2 ≈ 8,5 m3/ngày.

Ngoài ra còn có nước cấp cho PCCC. Công tyđã lắp đặt bể chứa nước PCCC có kích thước: 4m x 21m x 4m = 336m3 (lượng nước này sử dụng không thường xuyên).

1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở:

1.5.1. Các hạng mục công trình tại cơ sở:

a. Các hạng mục công trình chính:

Chủ cơ sở xây dựng các hạng mục công trình để phục vụ hoạt động sản xuất như sau:

Bảng 1.3. Các hạng mục công trình chính của cơ sở

b. Các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật:

Giao thông

- Giao thông đối nội: bao gồm các đường nội bộ (bê tông hóa) liên kết các khu với nhau.

- Giao thông đối ngoại: đấu nối với đường trung tâm của KCN Phú Tài tại 01 điểm.

Nhà máy nằm trong KCN Phú Tài đã được đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông nội bộ, được bố trí đảm bảo sự lưu thông thuận lợi giữa Nhà máy và mạng lưới giao thông bên ngoài như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 19.

Cấp nước:

Nguồn nước cung cấp cho mọi hoạt động của nhà máy được lấy từ hệ thống cấp nước sạch của KCN Phú Tài tại điểm đấu nối tường rào phía Tây Nam Nhà máy. Công ty đã tiến hành ký hợp đồng cấp nước với Công ty CP Cấp thoát nước Bình Định, cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, tưới cây, PCCC và nhu cầu vệ sinh hàng ngày của cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Hệ thống thoát nước mưa:

Hệ thống thoát nước mưa của nhà máy được thu gom thông qua hệ thống hố ga kết hợp mương có nắp đan (có kích thước BxH = 40cmx60cm), hướng thoát nước mưa: từ Bắc xuống Nam. Nước mựa sau khi thu gom được đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa chung của KCN Phú Tài tại 02 điểm đấu nối M1, M2 trên vỉa hè đường số 23.

Hệ thống thu gom, xử lý nước thải:

+ Nước thải sinh hoạt: Nước thải từ các nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại ba ngăn chống thấm, sau đó tự chảy theo đường ống nhựa uPVC D200mm dẫn về hố gom nước thải (phía Tây mặt bằng) và đấu nối vào hố ga của KCN Phú Tài.

+ Nước thải sản xuất (gồm nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi; nước xả cặn của lò hơi): Được thu gom về 01 bể lắng để xử lý sơ bộ, sau đó theo đường ống nhựa uPVC D90mm vào đường ống uPVC D200mm về hố gom nước thải và đấu nối về hố ga KCN Phú Tài.

1.5.2. Danh mục máy móc, thiết bị sản xuất chính của cơ sở:

Bảng 1.4. Danh mục máy móc, thiết bị chính của dự án

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha