Tham vấn đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án kè chống sạt lở bờ biển

Tham vấn đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án kè chống sạt lở bờ biển. Ngăn chặn sự xói lở, xâm thực bờ biển. Từng bước phục hồi đường bờ ven biển, hình thành bãi biển ổn định, bảo vệ an toàn cho người dân, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, thích ứng biến đổi khí hậu.

Ngày đăng: 28-08-2024

51 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT.....................................................6

DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................7

DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................9

MỞ ĐẦU.................................................................................................10

1. Xuất xứ của dự án..............................................................................10

1.1. Thông tin chung về dự án........................................................................10

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư..................11

1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy

hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan

hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan ....11

2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)........13

2.1. Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan

làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM ........................................................13

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm

quyền liên quan đến dự án.........................................................17

2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM. .....17

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường.............................................18

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường................................................19

5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM.........................................22

5.1. Thông tin về dự án.............................................................................22

5.2. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:.....22

5.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng.....................................................................22

5.2.2. Giai đoạn hoạt động..............................................................................24

5.3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.........................25

5.3.1. Giai đoạn thi công xây dựng..........................................................25

5.3.2. Giai đoạn hoạt động.......................................................33

5.4. Giám sát môi trường..............................................................34

Chương 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN...........................................36

1.1. Thông tin về dự án.....................................................................36

1.1.1 Tên dự án.............................................................................................36

1.1.2. Chủ dự án.................................................................................36

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án:..........................................36

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án......................................37

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường ...37

1.1.6. Mục tiêu; loại hình, quy mô của dự án...............................................38

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án........................................39

1.2.1. Các hạng mục công trình của dự án .....................................................39

1.2.2. Các hoạt động của Dự án ...........................................................................43

1.2.3. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của Dự án đầu tư

có khả năng tác động xấu đến môi trường.....................................................44

1.3. Danh mục thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu, nguồn cung cấp điện, nước của dự án ...............44

1.3.1. Danh mục máy móc thiết bị..................................................................44

1.3.2. Nguyên, nhiên vật liệu sử dụng.............................................................45

1.3.3. Nguồn cung cấp điện................................................................................46

1.3.4. Nguồn cung cấp nước.................................................................................46

1.4. Biện pháp tổ chức thi công..............................................................................46

1.5. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án .......................49

1.5.1. Tiến độ thực hiện dự án.................................................................49

1.5.2. Vốn đầu tư ........................................................................................49

1.5.3. Tổ chức quản lý Dự án ..................................................................49

Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG

MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN..................................51

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội........................................................51

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................51

2.1.2. Kinh tế xã hội xã Phú Thuận..................................................................55

2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án ............................56

2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường.........................................56

2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án....58

2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án ......................................59

Chương 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG

PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG...........................................................60

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng..........60

3.1.1. Đánh giá các tác động..................................................................60

3.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.........81

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn

hoạt dự án đi vào hoạt động...............................................99

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động..................................................99

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện........................100

3.3. Tổ chức thực hiện các công trình bảo vệ môi trường.............................................101

3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án ..............101

3.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường..................................101

3.3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành công trình bảo vệ môi trường...............101

3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo ...102

3.4.1. Mức độ phù hợp của các phương pháp sử dụng trong báo cáo...................103

3.4.2. Độ tin cậy của các đánh giá.....................................................104

Chương 4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG......106

4.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án..........................................106

4.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án ..........................110

4.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng .........................................................110

4.2.2. Giám sát giai đoạn dự án đi vào hoạt động.....................................111

Chương 5. KẾT QUẢ THAM VẤN.............................................112

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT............................................113

PHỤ LỤC ................................................................................115

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Thông tin chung về dự án

Với đường bờ biển dài 128km, tỉnh Thừa Thiên Huế có tiềm năng rất lớn từ du lịch biển và đánh bắt hải sản. Nơi đây có rất nhiều bãi biển có sức hút tiềm tàng rất lớn với các du khách, ngoài biển Lăng Cô, biển cảnh Dương thì biển Thuận An cũng được du khách quan tâm và được xem là “thỏi nam châm” hút khách du lịch. Chính vì vậy, việc phát triển du lịch biển tại khu vực bờ biển Thuận An sẽ là “đối trọng” xứng tầm cho du lịch văn hóa, di sản và đóng vai trò “đầu tàu” cho du lịch biển toàn tỉnh.

Bên cạnh tiềm năng to lớn của dải bờ biển Thuận An đối với nền kinh tế - xã hội địa phương cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế thì không thể không nhắc đến những ảnh hưởng tiêu cực từ thiên nhiên đến khu vực nghiên cứu như ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bão lũ và đặc biệt là hiện tượng xói lở, xâm thực bờ biển đang diễn ra và ngày một gia tăng và nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của hàng ngàn hộ dân sống ven biển cũng như các hoạt động du lịch, kinh tế xã hội khu vực ven biển bị trì trệ phát triển.

Bãi biển đoạn từ cửa Thuận An, thành phố Huế qua xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế với chiều dải khoảng 7km, điểm đầu tuyến từ kè chắn cát phía Nam cửa Thuận An đến điểm cuối tuyến là đầu kè An Dương là một trong những dải bờ biển thẳng dài và đẹp, có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch biển nhưng chưa thực sự ổn định do tác động trực tiếp từ sóng biển. Khi được đầu tư đồng bộ nhằm quy hoạch, chỉnh trang lại dải bờ biển này và có giải pháp ổn định đường bờ, giảm thiểu hao hụt cát tự nhiên bãi biển thì vị trí này sẽ trở thành điểm sáng trong lĩnh vực du lịch biển góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đồng thời còn có vai trò “đầu tàu” cho du lịch biển toàn tỉnh. Chính vì vậy việc chú trọng phát triển du lịch biển cho khu vực dự án đòi hỏi phải nâng tầm hơn nữa, theo đó việc thực hiện dự án “Kè chống sạt lở bờ biển đoạn qua thôn Tân An - Trung An - Xuân An, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang” trong giai đoạn này là hết sức cần thiết.

Dự án “Kè chống sạt lở bờ biển ” là Dự án đầu tư mới thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo Cột thứ tự số 6, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Do đó, Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn và Kỹ thuật môi trường TQH tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án và trình UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thẩm định, phê duyệt.

Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1. Thông tin về dự án

1.1.1 Tên dự án

KÈ CHỐNG SẠT LỞ BỜ BIỂN

1.1.2. Chủ dự án

- Tên chủ dự án: Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình.........

- Địa chỉ: ........, phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Điện thoại: ..........

- Đại diện: ............

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án:

Dự án “Kè chống sạt lở bờ biển” được thực hiện tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Tuyến kè bảo vệ bờ gồm 02 đoạn, có chiều dài khoảng 850m;

- Tuyến đê ngầm giảm sóng có chiều dài khoảng 550m.

Hình 1. Vị trí địa lý của tuyến kè dự án

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án.

Khu vực Dự án đang bị sạt lở mạnh. Trong phạm vi khoảng 1km quanh khu bãi tắm Thuận An đương bờ bị sạt sâu khoảng 40 đến 45m và xu hướng này vẫn tiếp tục xảy ra.

- Hiện trạng sử dụng đất được trình bày cụ thể như sau:

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

- Điểm đầu tuyến Dự án cách bãi tắm biển Phú Thuận khoảng 500m về hướng Đông Bắc.

- Dự án cách đường Hòa Duân khoảng 50m về phía Tây; cách Quốc lộ 49B khoảng 350m về phía Tây.

- Dự án cách Khu dân cư gần nhất khoảng 50m về phía Tây.

- Phía Bắc Dự án giáp với tuyến kè dài 300m với kết cấu chủ yếu là bê tông dự ứng lực và phía Nam Dự án sẽ tiếp nối với kè An Dương, khi Dự án được triển khai sẽ kết nối tuyến kè để nâng cao hiệu quả chống sạt lở.

1.1.6. Mục tiêu; loại hình, quy mô của dự án

1.1.6.1. Mục tiêu của Dự án

- Khắc phục hậu quả thiên tai năm 2023 và các năm về trước.

- Ngăn chặn sự xói lở, xâm thực bờ biển.

- Từng bước phục hồi đường bờ ven biển, hình thành bãi biển ổn định, bảo vệ an toàn cho người dân, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, thích ứng biến đổi khí hậu.

1.1.6.2. Quy mô dự án

Xây dựng công trình chống sạt lở, phục hồi đường bờ biển với chiều dài khoảng 1.400m bao gồm các hạng mục như sau:

- Tuyến đê giảm sóng có chiều dài khoảng 550m; thân đê dạng mái nghiêng phủ khối bê tông phá sóng; chân đê được bố trí kết cấu chống xói, giảm sóng đảm bảo ổn định công trình.

- Hệ thống mỏ hàn vuông góc với bờ biển, gồm 02 mỏ hàn được bố trí xen kẽ giữa các tuyến đê giảm sóng; phần đầu mỏ hàn có hình thức dạng mái nghiêng phủ khối bê tông phá sóng, phần thân đắp bằng cát giữa 02 hàng ống địa kỹ thuật.

- Tuyến kè bảo vệ bờ gồm 02 đoạn có tổng chiều dài khoảng 850m; hình thức kè dạng mái nghiêng kết hợp bậc thềm, kết cấu bằng các khối phủ bê tông và đá hộc; đỉnh kè kết hợp đường quản lý khai thác bằng bê tông.

Hình 2. Mặt bằng của phương án tổng thể dự án

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.2.1. Các hạng mục công trình của dự án

1.2.1.1. Đê giảm sóng tách bờ

Nội dung này được hiểu là bao gồm các đoạn đê giảm sóng tách bờ 200m (kè bảo vệ đường cát) và đoạn 550m.

Kết cấu đê giảm sóng tách bờ nhằm giảm tác động sóng và dòng vận chuyển ven bờ nên cần đảm bảo các yếu cầu cơ bản sau:

- Đảm bảo ổn định công trình trước tác động của chế độ thủy lực khu vực xây dựng; - Đảm bảo hiệu quả giảm sóng, hiệu quả khắc phục xói lở bờ biển và phục hồi đường bờ vốn có;

- Đảm bảo tiến độ thi công nhanh, đơn giản;

- Đảm bảo hạn chế ảnh hưởng đến các khu vực, công trình lân cận.

Cao trình đỉnh đê giảm sóng của công trình giảm sóng phụ thuộc vào yêu cầu giảm sóng, điều kiện địa hình và độ sâu nước khu vực xây dựng.

Giá trị cao trình đỉnh đê giảm sóng như tính toán theo công thức trên để tham khảo. Trong tính toán chi tiết, cao trình đỉnh đê giảm sóng được lựa chọn để chiều cao sóng truyền qua đê giảm đến mức lưu lượng tràn lên kè bảo vệ bờ thấp hơn giá trị cho phép.

Trong bước đề xuất chủ trương, lựa chọn cao trình đỉnh đê: +0,0m (hệ cao độ quốc gia) đối với đê giảm sóng tách bờ và +0,5m (ND) đối với đê bảo vệ đường cát để đảm bảo công trình luôn nằm tại vị trí xấp mặt nước (ứng với mực nước trung bình), đồng thời đạt được hiệu quả giảm sóng trên 50% như dự án Xử lý sạt lở bờ biển đoạn qua xã Phú Thuận, xã Phú Hải, huyện Phú Vang đã nghiên cứu. Trong bước tiếp theo khi có đầy đủ số liệu, cao trình đỉnh kết cấu sẽ được tính toán và đánh giá hiệu quả phù hợp với công năng của công trình.

Tùy thuộc vào chiều cao sóng, chiều sâu nước, đặc điểm địa chất công trình, khả năng và trình độ thi công, biện pháp thi công và khả năng cung cấp vật liệu xây dựng có thể áp dụng các dạng kết cấu khác nhau để đạt được hiệu quả kinh tế và kỹ thuật mong muốn. Trên cơ sở công trình đã thực hiện đầu tư tại khu vực nghiên cứu cũng như các dự án tương tự, kết cấu đê giảm sóng, kè bảo vệ đường cát với đặc trưng là dạng ngầm, ngập trong nước có thể được thiết kế và đề xuất theo 3 dạng như sau:

- Đê tường đứng;

- Đê hỗn hợp;

- Đê mái nghiêng.

Trong dự án lân cận đê giảm sóng được sử dụng là đê dạng mái nghiêng phú khối bê tông phá sóng được nghiên cứu phù hợp và đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản như:

- Mặt đê phủ khối bê tông phá sóng có trọng lượng phù hợp với chế độ sóng khu vực nghiên cứu. Xếp tối thiểu 03 hàng khối phủ;

- Do công trình có cấu tạo dạng đê giảm sóng đỉnh thấp có lưu không từ mực nước lan truyền sóng đến mặt đê rất lớn. Vì vậy cấu tạo mặt phía ngoài biển và phía trong đều bằng khối phá sóng.

- Bề rộng chống xói phía biển và phía bờ theo cấu tạo của chế độ sóng tại chân công trình.

Hình 3. Phương án đê giảm sóng mái nghiêng đề xuất

Đối với kè bảo vệ thân mỏ hàn phần phía sau kè có xu hướng gia cố tôn tạo để

kết nối từ bờ ra kè phía biển, nên phía trong của kè sẽ được cấu tạo để tiết kiệm chi phí xây dựng đem lại hiệu quả kinh tế cho dự án.

Hình 4. Phương án kè bảo vệ đường cát đề xuất 

1.2.1.2. Công trình kè bảo vệ bờ

Công trình kè bảo vệ bờ tại vị trí dự án cần đáp ứng những công năng sau: - Gia cố đường bờ đảm bảo không bị xói lở;

- Có tính thẩm mỹ cao, đảm bảo cảnh quan phục vụ du lịch; - Kết hợp phục vụ nhu cầu đi lại của người dân;

- Kết nối hài hòa với bờ cao khu vực dự án và các công trình kè bảo vệ bờ các dự án lân cận trên tuyến bãi biển.

Cao trình đỉnh kè

Cao trình đỉnh kè và chiều rộng đỉnh kè được thiết kế với mục tiêu đảm bảo đúng kỹ thuật với mục tiêu là bảo vệ bờ và chống xói lở bờ biển. Thiết kế phù hợp với địa hình tự nhiên khu vực bảo vệ và cho phép sóng tràn để giảm chi phí xây dựng công trình.

Nguyên tắc thiết kế được xác định theo các tiêu chí sau:

- Chiều rộng tối thiểu bằng 3 lần kích thước danh định của khối phủ (3x Dn) hoặc đủ rộng để bảo vệ khu bãi phía sau không bị xói khi sóng tràn lên mặt kè;

- Phụ thuộc vào giải pháp thi công đê (sử dụng cần cẩu hoặc xe tải trên mặt đê); - Đảm bảo yêu cầu sóng tràn cho phép ứng với cao trình đỉnh kè;

- Các yêu cầu chức năng trên mặt đê: đường giao thông phục vụ phát triển dịch vụ ven biển, tăng hiệu quả thu hút đầu tư phát triển du lịch...

Tương tự như đê giảm sóng, giải pháp kết cấu kè bờ cũng có rất nhiều phương án có thể đề xuất và áp dụng như : kè dạng tường đứng, kè dạng hỗn hợp, kè dạng mái nghiêng.

Trong đó kè dạng mái nghiêng là giải pháp đã được áp dụng tại dự án lân cận và sẽ lựa chọn làm cơ sở để tính toán mức đầu tư cho hạng mục này.

Hình 5. Giải pháp kè bảo vệ bờ đề xuất

1.2.1.3. Tôn tạo bãi

Do nhu cầu phát triển bãi tắm và tạo thuận lợi cho việc thi công, phần bãi cát trước kè bờ và phía sau đê giảm sóng được tôn tạo bằng chính vật liệu cát nạo vét khi thi công đê giảm sóng và kè bảo vệ bờ. Phạm vi và quy mô của bãi tôn tạo sẽ được cân đối phù hợp với khối lượng cát nạo vét được tận dụng.

Lưu ý: Phần bãi nghiêng này là sản phẩm phụ của quá trình tạo bãi khô và được hình thành khi phun tôn tạo bãi khô cũng như quá trình bồi lắng tự nhiên sau này.

1.2.1.4. Mỏ hàn

Giải pháp xây dựng mỏ hàn (bằng cát tại chỗ) kết nối vuông góc với bờ từ bãi tắm ra phía biển (đê giảm sóng) được coi là giải pháp đột phá và đáp ứng được nhiều mục tiêu. Cụ thể là :

- Đáp ứng được hiệu quả giúp chặn nguồn bùn cát vận chuyển dọc góp phần gây bồi cho các bãi tắm tôn tạo;

- Là công trình mang tính chất điểm nhấn trong tổng thể hệ thống công trình, giúp du khách tiếp cận từ bờ biển ra với khu vực công trình.

Về mặt giải pháp thì để đảm bảo cả về yếu tố kỹ thuật và cảnh quan thì đường cát được nghiên cứu xây dựng với cao trình kết nối trơn thuận từ trong bờ ra đến đê giảm sóng cao trình thoải dần từ bờ ra đến đầu phía biển, dự kiến thoải dần từ +2,0m (ND) về đến +0,5m (ND). Minh họa đường cát dự kiến được đề xuất như hình dưới đây:

Hình 6. Minh họa mỏ hàn đề xuất dự kiến

1.2.1.5. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

- 01 xe bồn tưới nước.

- 01 nhà vệ sinh di động tại lán trại.

- 01 hố lắng

- 01 trạm xịt rửa xe tại khu vực thi công.

- 04 thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt cạnh lán trại.

- 06 thùng chứa CTNH.

- Khu vực lưu giữ CTNH (diện tích 10m2).

1.2.2. Các hoạt động của Dự án

Các hoạt động chính của Dự án bao gồm hoạt động chuẩn bị mặt bằng, giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành. Cụ thể như sau:

1.2.2.1. Hoạt động chuẩn bị mặt bằng

- Phát quang chuẩn bị mặt bằng và các công trình phụ trợ khu vực Dự án;

- Xây dựng, lắp đặt các công trình phụ trợ (kho bãi, lán trại, đường thi công, bố trí phao, biển báo định vị khu vực kè,...)

- Vận chuyển, tập kết nguyên vật liệu, lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ thi công các khối rạn.

1.2.2.2. Hoạt động xây dựng

- Đào móng kè.

- Thi công các khối bê tông;

- Thu dọn kho bãi, lán trại, vận chuyển máy móc thiết bị thi công khỏi công trường.

1.2.3. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của Dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường

Hình 7. Sơ đồ nội dung thi công và các tác động môi trường liên quan

1.3. Danh mục thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu, nguồn cung cấp điện, nước của dự án

1.3.1. Danh mục máy móc thiết bị

Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến phục vụ thi công được tổng hợp và trình bày ở bảng sau:

Bảng 1.3. Danh mục các máy móc chính dự kiến phục vụ thi công

1.3.2. Nguyên, nhiên vật liệu sử dụng

- Khối lượng nguyên, vật liệu chính phục vụ thi công Dự án được tổng hợp và trình bày ở bảng sau:

Bảng 1.4. Khối lượng nguyên, vật liệu sử dụng cho công tác xây dựng

Nguồn cung cấp nguyên, vật liệu của Dự án: Các loại nguyên vật liệu được mua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với quãng đường trung bình khoảng 10km.

1.3.3. Nguồn cung cấp điện

Điện phục vụ thi công: được lấy từ điện lưới Quốc gia (Điện lực Phú Vang) và hợp đồng với địa phương để đấu nối.

1.3.4. Nguồn cung cấp nước

Nước thi công, sinh hoạt được lấy từ nguồn nước cấp sẵn có tại khu vực và nhu cầu sử dụng nước của Dự án:

+ Nước sử dụng cho sinh hoạt cán bộ công nhân:

Định mức cấp nước sinh hoạt theo TCXDVN 33:2006 là 150 lít/người/ngày nhưng do công nhân thi công chỉ hoạt động khoảng 8 tiếng/ngày nên ước tính định mức cấp nước sinh hoạt cho công nhân là Qsh = 50 lít/người/ngày. Với số lượng cán bộ công nhân thi công xây dựng của Dự án là 20 người, lượng nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân khoảng 1,0 m3/ngày.đêm.

+ Nước sử dụng cho hoạt động xịt rửa lốp xe:

Theo TCVN 4513:1988 - Cấp nước bên trong - tiêu chuẩn thiết kế: Nước cấp cho hoạt động rửa xe là từ 300 - 500 lít. Tuy nhiên, Dự án chỉ tiến hành xịt rửa lốp xe để hạn chế lượng đất cát bị kéo theo trong quá trình vận chuyển nên lượng nước cấp quá trình này được ước tính khoảng 50 lít/xe.

Số lượt xe ra vào khu vực Dự án khoảng 80 xe/ngày. Vậy lượng nước cấp cho hoạt động này tại khu vực Dự án khoảng: 80 xe/ngày * 50 lít = 4,0 m3/ngày.đêm;

+ Nước sử dụng cho phun nước chống bụi tại khu vực Dự án và các tuyến đường vận chuyển: 5,0 m3/ngày.đêm

1.4. Biện pháp tổ chức thi công

1.4.1. Biện pháp thi công đê ngầm

* Trình tự thi công:

Trình tự thi công thực hiện theo các lớp từ dưới lên trên như sau:

- Thi công nạo vét móng đê;

- Thi công trải vải địa kỹ thuật;

- Thi công đá lõi đê ngầm;

- Thi công lớp dưới khối phủ (Underlayer);

- Thi công khối phủ mái;

- Thi công khối bê tông chân kè.

Đối với việc thi công đê ngầm, tất cả công tác thi công đều thực hiện bằng phương tiện thủy

* Biện pháp tổ chức thi công:

• Bước 1: Công tác nạo vét

Sử dụng gầu ngoạm đặt trên sà lan hoặc hút phun trực tiếp để nạo vét cát lên sà lan sau đó cát được phun từ sà lan vào phía sau đê ngầm nuôi bãi tự nhiên theo thiết kế.

• Bước 2: Thi công trải vải địa kỹ thuật

- Sử dụng máy trải vải địa kết hợp với thợ lặn để trải vải. Vải được vận chuyển đến công trường bằng sà lan qua mố xuất.

- Vải địa được trải bằng thiết bị thả chuyên dùng. Cuộn vải được lắp vào thiết bị thả có bánh xe kéo và được kéo bằng tời. Cuộn vải kéo ra đến đâu thì thợ lặn phải ghim chặt mép vải xuống đáy bằng ghim thép ϕ06 dài 0,5m. Các mép vải sau phải chồng lên mép vải trước là 1m.

• Bước 3: Công tác đá

- Đá các loại được tập kết đến công trường bằng đường bộ và chở đến công trình bằng đường thủy qua mố xuất (thuê bến thủy Thuận An hoặc đề xuất xây dựng mố tạm mới).

- Sử dụng cẩu ngoạm kết hợp nhân lực để thi công.

- Để đề phòng sạt cục bộ và ảnh hưởng của thời tiết (sóng), lõi đê, thềm chống sạt được thi công từng lớp một (khoảng 0,5m đến 1,0m), sau mỗi lớp cần có thợ lặn kiểm tra.

• Bước 4: Công tác bê tông

- Các khối phủ, khối bê tông được đúc và bảo dưỡng tại bãi đúc trên bờ.

- Vận chuyển khối ra công trình bằng đường thủy qua hệ thống mố xuất (thuê bến thủy Thuận An hoặc đề xuất xây dựng mố tạm mới).

- Lắp đặt các khối vào công trình bằng cần cẩu đặt trên ponton và thợ lặn kiểm tra. • Bước 4: Thi công lắp đặt báo hiệu 2 đầu đê

- Báo hiệu chuyên dùng sử dụng cho thi công sẽ được trục vớt sơn sửa cho phù hợp với đặc tính báo hiệu đầu kè và thả phao theo tọa độ thiết kế.

1.4.2. Biện pháp thi công kè bảo vệ bờ

* Trình tự thi công

Trình tự thi công được thực hiện lần lượt theo các lớp từ dưới lên trên và theo từng phân đoạn cụ thể.

- Thi công đào hố móng kè;

- Thi công trải vải địa kỹ thuật;

- Thi công đá dăm 4x6cm móng kè;

- Thi công đá hộc hỗn hợp thân kè;

- Thi công đá dưới khối phủ mái kè xếp 02 lớp;

- Thi công đá 5m chặn chân;

- Thi công khối bảo vệ mái kè;

- Thi công đổ bê tông đỉnh kè;

- Thi công đá dăm và bê tông mặt đường sau kè,...

* Biện pháp thi công chủ đạo

• Công tác đào hố móng

- Sử dụng xáng cạp kết hợp với máy đào bánh xích ở trên bờ để nạo vét. Cát nạo vét được đổ ra ngay phía trước để tôn tạo bãi.

• Công tác trải vải địa kỹ thuật

- Biện pháp trải vải địa kỹ thuật trên cạn: Công trác trải vải địa kỹ thuật trên cạn được tiến hành khi đã đào móng, bạt mái kè đảm bảo mái thiết kế được thi công bằng thủ công, theo biện pháp trải vải thông thường, trải vải đến đâu phải ghim chặt mép vải xuống đất.

Mép vải sau phải chồng lên mép vải trước 0,3-0,5m.

- Biện pháp trải vải địa kỹ thuật dưới nước: được tiến hành từ dưới lên trên bằng thiết bị thả chuyên dùng. Cuộn vải được lắp vào thiết bị thả có bánh xe kéo và được kéo bằng tời. Cuộn vải kéo ra đến đâu thì thợ lặn phải ghim chặt mép vải xuống đáy bằng ghim thép f06 dài 0,5m. Các mép vải sau phải chồng lên mép vải trước là 1m.

• Thi công đá dăm móng kè

- Sử dụng máy đào đứng trên cạn đổ đá dăm kết hợp nhân công san sửa.

• Thi công đá hỗn hợp thân kè

- Đá hỗn hợp thân được vận chuyển đến chân công trình bằng ô tô tải tự đổ lấn dần theo từng phân đoạn, đồng thời kết hợp máy đào tiến hành đổ đá và san sửa mái kè.

• Thi công đá dưới khối phủ mái, xếp 02 lớp

- Đá lõi kè được vận chuyển đến chân công trình bằng ô tô tải kết hợp máy đào hoặc gầu ngoạm xếp đá đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế.

• Thi công đá chặn chân

- Sử dụng gầu ngoạm để san sửa phần đá chân kè đảm bảo đúng cao độ thiết kế. 48

• Thi công cấu kiện bê tông đúc sẵn

- Các khối bê tông phủ mái kè được đúc sẵn trên bờ và được lắp đặt bằng cẩu kết hợp với nhân công lắp đặt các khối cấu kiện đúc sẵn từ dưới chân kè lên trên mặt kè.

• Thi công đổ bê tông đỉnh kè

- Thi công đổ bê tông tại chỗ hoàn thiện mái kè.

• Thi công kết cấu đường sau kè

- Thi công đổ đá dăm và bê tông mặt đường tại chỗ sau tuyến kè, mỗi phân đoạn dài 5m.

Thi công bó vỉa và đá dăm sau kè.

• Thi công đá D30 lát khan 2 lớp: Dùng ô tô tải vận chuyển đá đến công trình, sử dụng máy đào kết hợp nhân công để xếp và lát đá theo yêu cầu kỹ thuật.

• Hoàn thiện kè:

- Hoàn thiện các hạng mục còn lại và dọn dẹp trả lại mặt bằng để bàn giao công trình.

* Thi công đồng thời cả hai hạng mục tuyến kè và đê ngầm.

* Tuyến đường công vụ sử dụng để vận chuyển nguyên vật liệu chủ yếu là đường công vụ của tuyến kè 250m đã thi công (từ đường Tỉnh lộ 68 cũ) đi vào.

* Vị trí lán trại, khu vực đúc các khối bê tông, tập kết nguyên vật liệu: tại hướng Tây Bắc Dự án.

Bãi đúc có diện tích: khoảng 2.000m2, hiện trạng: bãi trống. * Vị trí tập kết cát từ quá trình nạo vét: cuối tuyến đê ngầm.

>>> XEM THÊM: Các phương pháp thân thiện với môi trường cho việc bảo vệ bờ biển

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha