Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Trang trại bò sữa. Chăn nuôi bò sữa với quy mô 8.000 con/năm; Trồng cỏ, ngô và lúa trên diện tích 491,45 ha.
Ngày đăng: 19-08-2024
122 lượt xem
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................... 1
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................. 3
DANH MỤC BẢNG................................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH..................................................................... 5
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CƠ SỞ................................................... 6
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.................................... 8
1. TÊN CHỦ CƠ SỞ............................................................................. 8
3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ........ 8
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở.......................................................... 8
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở................................................ 8
3.3. Sản phẩm của cơ sở........................................................ 24
4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG,
NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ... 24
4.1. Danh mục máy móc thiết bị của cơ sở.......................................... 24
4.2. Nhu cầu về con giống và giống cỏ, ngô, lúa.............................................. 26
4.3. Nhu cầu sử dụng thuốc thú y..................................................................... 26
4.4. Nhu cầu sử dụng phân bón........................................................ 27
4.5. Nhu cầu về thức ăn........................................................................ 28
4.6. Nguồn cung cấp điện........................................................................ 28
4.7. Nguồn cung cấp nước........................................................ 28
5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ...................... 31
5.1. Vị trí địa lý của cơ sở................................................................ 31
5.2. Khoảng cách từ cơ sở đến khu dân cư và các yếu tố nhạy cảm về môi trường.......... 33
5.3. Các hạng mục công trình của trang trại....................................................... 34
5.4. Một số hình ảnh thực tế tại trang trại......................................................... 36
CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..... 39
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường...... 39
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường.......... 39
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ... 41
1. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 41
1.1. Thu gom, thoát nước mưa.......................... 41
1.2. Thu gom, xử lý và thoát nước thải................................. 41
2. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI................ 47
2.1. Công trình, biện pháp giảm thiểu mùi hôi phát sinh khu vực chuồng trại........... 47
2.2. Biện pháp giảm thiểu mùi hôi, khí thải khu vực bể biogas............... 47
2.3. Biện pháp giảm thiểu mùi hôi, khí thải khu vực nhà để phân và ủ phân....... 48
2.4. Biện pháp giảm thiểu khí thải phát sinh từ hoạt động của phương tiện vận chuyển.. 48
2.5. Biện pháp giảm thiểu khí thải từ máy phát điện dự phòng....................... 48
3.CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG..... 49
3.1. Chất thải rắn sinh hoạt....................................................................... 49
3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường................................................ 49
4. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI.............. 50
5. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG......................... 51
6. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.................... 51
6.1. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó với sự cố dịch bệnh........................................ 51
6.2. Phòng chống các sự cố cháy nổ bể biogas......................................................... 52
6.3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố do vỡ thành bao bể biogas, hồ sinh học....... 52
6.4. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố của hệ thống xử lý nước thải............. 53
7. CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ
THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG............ 54
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.............. 56
1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI........................ 56
1.1. Nguồn phát sinh nước thải..................................................................... 56
1.3. Dòng nước thải:........................................................................................... 56
2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP VỚI KHÍ THẢI............................................. 57
2.1. Nguồn phát sinh và lưu lượng xả thải tối đa khí thải.................................. 57
3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG.............. 60
3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung............................................... 60
3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:.......................................................... 60
3.3. Giá trị giới hạn của tiếng ồn, độ rung................................................. 61
4. QUẢN LÝ CHẤT THẢI................................................................... 61
CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ......................... 63
1. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI......... 63
2. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI BỤI, KHÍ THẢI...... 65
CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ....... 66
1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI....... 66
2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI...................................................... 66
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ..................................................... 66
2.2. Chương trình quan trắc môi trường tự động, liên tục:................................... 66
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo
quy định của pháp luật có liên quan hoặc đề xuất của chủ cơ sở.............. 66
3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM............... 67
CHƯƠNG VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ........... 68
CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 69
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CƠ SỞ
Công ty .......đã đóng góp một cách tích cực trong quá trình phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Công ty ......... cũng có chủ trương phát triển đàn bò sữa trong nước cung cấp sữa tươi nguyên liệu cho các nhà máy, giảm dần nguyên liệu nhập khẩu và cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm sữa tươi nguyên liệu cho người chăn nuôi bò sữa trong cả nước. Để thực hiện chủ trương đó, Công ty........ đã quyết định đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu sữa tươi dưới các hình thức trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp khép kín, với quy trình công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm cung cấp nguồn sữa tươi nguyên liệu ổn định.Tính đến năm 2023, Công ty ....... trực thuộc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam đã có 11 trang trại bò sữa với tổng đàn hơn 27.000 con, mỗi ngày cung cấp khoảng 360 tấn sữa nguyên liệu cho các nhà máy trong công ty. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam chọn tỉnh Tây Ninh là địa phương tiếp theo để phát triển trang trại chăn nuôi bò sữa. Tây Ninh là một tỉnh phát triển mạnh về dịch vụ và nông nghiệp, có diện tích đất canh tác lớn, là một trong những khu vực liền kề Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư và phát triển đàn bò sữa. Công ty ......... (Công ty) trực thuộc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam đầu tư Trang trại Bò sữa nhằm đáp ứng nhu cầu về cung ứng sữa nguyên liệu cho Nhà máy Sữa Việt Nam.
Công ty đã nhận được Công văn số 2426/UBND-KTTC ngày 08/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc chuyển nhượng dự án của Công ty TNHH....... cho Công ty .......... Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH ....... chuyển nhượng dự án cho Công ty ........ ....
Sau khi nhận chuyển nhượng dự án, Công ty ......... đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 6834533340, cấp lần đầu ngày 26/3/2013 và thay đổi lần thứ nhất ngày 07/3/2017. Theo đó, dự án được thực hiện với quy mô 8.000 con/năm tại xã Long Khánh và xã Long Phước, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, tổng diện tích thực hiện dự án là 685 ha. Ngày 25/4/2015, Công ty được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Trang trại Bò sữa tại Quyết định số 897/QĐ-UBND.
Sau khi hoàn thành việc xây dựng trang trại và thực hiện đầy đủ các hồ sơ pháp lý có liên quan, trang trại đi vào hoạt động chính thức. Trong quá trình hoạt động, trang trại đã nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật cũng như các nội dung hướng dẫn của các cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ môi trường tại trang trại.
Đến năm 2019, UBND tỉnh Tây Ninh triển khai thực hiện dự án “Tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông” và thu hồi 217.211,4 m2 diện tích đất của dự án tại các Quyết định của UBND huyện Bến Cầu: số 1965/QĐ-UBND ngày 17/6/2019 về việc thu hồi đất thực hiện dự án Tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa bàn xã Long Phước và xã Long Khánh; số 3596/QĐ-UBND ngày 09/12/2019 và số 850/QĐ- UBND ngày 24/3/2020 về việc điều chỉnh thu hồi đất thực hiện dự án. Do đó hiện nay, tổng diện tích thực hiện dự án giảm còn 663,27886 ha, trong đó phần diện tích của dự án nằm trên xã Long Khánh là 647,85105 ha và xã Long Phước là 15,42781 ha.
Căn cứ Phụ lục V hệ số đơn vị vật nuôi và công thức chuyển đổi ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, Dự án có quy mô 8.000 con bò sữa được quy đổi sang đơn vị vật nuôi là 8.000 đơn vị vật nuôi. Căn cứ cột số 3 mục số 16 Phụ lục II và mục số 3 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án đầu tư có quy mô chăn nuôi công suất lớn (từ 1.000 đơn vị vật nuôi) thuộc dự án nhóm I - Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao.
Căn cứ khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020, Dự án thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường. Vì lẽ đó, Công ty .......... đã tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường theo mẫu tại Phụ lục X ban hành tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ cho Cơ sở Trang trại Bò sữa , kính trình UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và cấp Giấy phép môi trường cho dự án.
CHƯƠNG I.
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
Tên chủ cơ sở: .................
Địa chỉ trụ sở chính: ............, phường Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện pháp luật: ............. Chức vụ: ............
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp .............. được Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp đăng ký lần đầu ngày 11/7/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 14 ngày 25/7/2023.
Tên cơ sở: Trang trại Bò sữa
Địa điểm cơ sở:..........., xã Long Khánh, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh mã số chi nhánh ......., đăng ký lần đầu ngày 11/12/2013, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 28/12/2022 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án ......... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh chứng nhận lần đầu ngày 26/3/2013 và thay đổi lần thứ nhất ngày 07/3/2017.
Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo công trình/nhà ở số 49/GPXD-SXD ngày 13/5/2015 do Sở Xây dựng cấp.
Giấy phép xây dựng số 76/GPXD-SXD ngày 14/7/2015 do Sở Xây dựng cấp.
Quyết định số 897/QĐ-UBND ngày 25/4/2015 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Trang trại Bò sữa” do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.......... làm Chủ dự án.
Quyết định số 2429/UBND-KTTC ngày 08/11/2012 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc chuyển nhượng dự án của Công ty TNHH Taichi Biotech cho Công ty.........
Chăn nuôi bò sữa với quy mô 8.000 con/năm;
Trồng cỏ, ngô và lúa trên diện tích 491,45 ha.
Hình I.1: Tổng hợp các quy trình sản xuất của trang trại.
Quy trình trồng cỏ, ngô và lúa
Hệ thống thức ăn thô xanh chủ lực được sử dụng cho bò ăn tươi và ủ chua tại trang trại là giống cỏ Mombasa, ngô và lúa luân canh.
Giống cỏ Mombasa
Quy trình trồng và chăm sóc cỏ Mombasa như sau:
Hình I.2: Quy trình trồng và chăm sóc cỏ.
Thuyết minh quy trình
Lựa chọn, xử lý và làm đất đai:
+ pH = 4,5 - 5,0: Bón 600 kg vôi/ha
+ pH = 5,0 - 5,5: Bón 400 kg vôi/ha
Giống cỏ |
Phương pháp gieo |
Số lượng (kg hạt/ha) |
Khoảng cách hàng (cm) |
Lấp hạt sâu (cm) |
Mombasa |
Theo hàng |
6 - 8 |
50 |
2 - 3 |
Bón phân
Thời điểm bón:
STT |
Thời gian bón |
Loại phân |
Liều lượng |
Ghi chú |
1 |
Bón lót |
Phân chuồng hoai mục |
Theo quy định lượng Nitơ cho phép và điều kiện thực tế của Trang trại để quyết định lượng bón phù hợp |
Bón phân khi làm đất: sử dụng phương tiện xe rải. |
2 |
5 ngày sau khi cắt lứa 1, khi cỏ có lớp mầm mới. |
|
Tưới nước
Nước là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất của cỏ. Cần phải tuân thủ 2 nguyên tắc về độ ẩm đất và độ thấm sâu, cụ thể:
Độ ẩm đất theo mẫu.
STT |
Thời điểm tưới |
Độ thấm sâu (cm) |
1 |
Sau gieo hạt |
3 - 5 |
2 |
Sau gieo 2- 10 ngày |
3 - 5 |
3 |
Sau gieo 11- 20 ngày |
20 |
4 |
> 20 ngày sau gieo |
≥ 20 |
Lưu ý: Kiểm tra độ thấm sâu bằng cách sau khi tưới 2-3 giờ tiến hành đào một hố vuông góc với bề mặt ruộng để xác định độ thấm sâu.
Làm cỏ
Quản lý dịch hại
Lưu ý: Phải đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo Nhà sản xuất trước khi thu hoạch.
Thu hoạch
Lưu ý: Phải cắt nước trước khi thu hoạch khoảng 7 ngày để nền đất cứng, độ ẩm đất thuận lợi cho máy móc thiết bị hoạt động. Nếu độ ẩm đất thấp hơn 50% chưa phù hợp cho thu hoạch thì cũng không được tưới.
Giống ngô
Quy trình trồng và chăm sóc ngô trồng tại trang trại như sau:
Hình I.3: Quy trình trồng và chăm sóc cây ngô.
Thuyết minh quy trình
Lựa chọn thời vụ gieo trồng
Thời vụ gieo trồng sẽ được điều chỉnh phù hợp theo điều kiện thời tiết, khí hậu của từng vùng miền và chỉ được phép gieo trồng tối đa 2 vụ ngô/năm.
Lựa chọn và chuẩn bị đất đai để gieo trồng
Chọn vùng đất có nguồn nước tưới ổn định, có bề mặt tương đối bằng phẳng, có khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng.
Đối với đất có pH thấp thì nên bón vôi để cải tạo, cụ thể:
+ pH = 4,5 - 5,0: bón 600 kg vôi/ha.
+ pH = 5,0 - 5,5: bón 400 kg vôi/ha.
pH > 5,5: không cần bón.
Lưu ý: Sau khi làm đất xong, cần phải tiến hành gieo hạt ngay, tránh tình trạng cỏ dại mọc trước sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với ngô.
Chọn giống và kỹ thuật gieo
Chú ý:
Chăm sóc
- Bón phân
Lưu ý: trường hợp nguồn phân chuồng của trang trại thiếu và có nhu cầu bổ sung thêm Nitơ thì có thể sử dụng thêm các loại phân hữu cơ khác nhưng vẫn phải đảm bảo quy định về hàm lượng Nitơ tối đa 170 kg/ha/năm.
Tưới nước: nước là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất của ngô. Cần phải tuân thủ nguyên tắc về độ ẩm đất hoặc độ thấm sâu đất cụ thể:
STT |
Thời điểm tưới |
Độ ẩm cần thiết (%) |
Độ thấm sâu (cm) |
1 |
Sau gieo hạt |
70 - 80 |
5 - 10 |
2 |
Sau nảy mầm đến khi có 7 - 9 lá |
65 - 70 |
10 - 20 |
3 |
Từ khi có 7 - 9 lá đến chín sáp |
75 - 80 |
≥ 20 |
Lưu ý: Phải đảm bảo thời gian cách ly, tuân thủ hướng dẫn sử dụng từng loại chế phẩm theo khuyến cáo Nhà sản xuất và bao bì sau sử dụng phải thu gom về Kho chứa rác thải.
Giống lúa
Quy trình trồng và chăm sóc lúa như sau:
Hình I.4: Quy trình trồng và chăm sóc cây lúa.
Thuyết minh quy trình
Lựa chọn thời vụ gieo trồng
Lưu ý: Thời gian sinh trưởng giống ST25 vụ Thu Đông và Đông Xuân 95-100 ngày; vụ Hè Thu 100-105 ngày.
Chuẩn bị đất để gieo trồng
Các bước chuẩn bị đất để gieo trồng lúa được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng I.1: Quy trình chuẩn bị đất để gieo trồng lúa
Bước |
Nội dung thực hiện |
Ghi chú |
1 |
Cắt dọn cỏ dại |
|
2 |
Bón phân rắn (phân chuồng ủ hoai) |
Tùy theo khả năng cung cấp tại Trang trại để bón với lượng phù hợp |
3 |
Cày lật đất + Phơi ải đất (5 - 7 ngày) |
Phơi ải đất nhằm hạn chế cỏ dại, diệt mầm bệnh trong đất, tạo điều kiện thuận lợi cho chất hữu cơ được phân hủy nhanh, hạn chế xì phèn, giúp cho cây lúa sau khi nảy mầm có bộ rễ ăn sâu và khỏe mạnh ngay từ đầu vụ |
4 |
Bón vôi: - pH = 4,5 - 5,0: bón 600 kg vôi/ha. - pH = 5,0 - 5,5: bón 400 kg vôi/ha. - pH > 5,5: không cần bón. |
Sử dụng liều lượng phù hợp để hạ phèn và cải tạo đất |
5 |
Bừa, xới à Cấp nước và san phẳng mặt ruộng |
Ruộng bằng phẳng giúp hạn chế cỏ dại phát triển và dễ dàng điều tiết nước: - Sử dụng máy kéo bánh lồng có dụng cụ trang phẳng mặt ruộng, trước khi bừa/xới cần dâng nước lên nhằm đảm bảo các hạt đất được đánh tơi và ruộng bằng phẳng, … à Phương án làm đất với ruộng có nước, mặt bằng ruộng bằng phẳng thuận lợi cho lúa nảy mầm, điều tiết nước và kìm hãm cỏ dại nảy mầm ở giai đoạn sau sạ. |
6 |
Gia cố bờ đê à Rút nước và gieo hạt |
Rút cạn nước, làm các đường thoát nước trong lô để lúa không bị úng hạt sau khi gieo. |
7 |
Theo dõi nảy mầm và dâng nước kịp thời hạn chế cỏ dại. |
Theo dõi sinh trưởng lúa và mặt phẳng ruộng mà cấp nước ém cỏ theo ngọn lúa tránh ngập chết lúa. |
Ghi chú: Tùy theo điều kiện thực tế đồng ruộng và thời tiết, các khâu chuẩn bị đất để gieo sạ lúa có thể kết hợp, tinh gọn lại các bước chính từ Cày lật + phơi ải à Gia cố bờ đê à Bón phân, bừa xới nước làm bằng mặt ruộng à Gieo hạt |
Chọn giống và kỹ thuật gieo (hoặc sạ lúa)
Chọn giống: hạt giống không biến đổi gen và không xử lý hóa chất, có nguồn gốc rõ ràng (chọn từ nhà sản xuất), đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật, tỉ lệ nảy mầm trên 90%. Tốt nhất nên sử dụng giống lúa xác nhận để đảm bảo độ thuần và chất lượng giống.
Nhà sản xuất và cung cấp giống lúa ST25:
Mật độ gieo:
Xử lý giống: ngâm hạt giống lúa trong nước 24 - 36 giờ giúp hạt hút đủ nước, sau đó rửa sạch hạt giống cho đến hết mùi chua, đem hạt giống ủ 24 - 36 giờ, theo dõi hạt giống ủ để thêm nước khi cần thiết (lấy ngót) đảm bảo đủ ẩm độ. Có thể ủ lúa giống trong bao bố hoặc thành đống ủ nhưng độ dày lớp hạt giống nên ở khoảng 20 - 30 cm, nhiệt độ ủ từ 30 - 370C.
Kỹ thuật gieo
Chăm sóc
Cấy dặm:
Bón phân:
- Thời điểm bón:
Tưới nước:
Giai đoạn |
Đặc điểm |
Mực nước |
1 - 7 NSG |
Duy trì độ ẩm cho hạt nảy mầm/ lúa cấy bén rễ và mọc rễ mới |
Độ ẩm từ 70-80% |
7 - 20 NSG |
Lúa đã nảy mầm đồng đều và bắt đầu giai đoạn sinh trưởng mạnh, duy trì mực nước ổn định từ 1-3cm trên ruộng để ngăn cản sự phát triển của cỏ dại. (Giai đoạn bón phân lần 1, lúa đạt 10 NSG) |
1 - 3 cm |
20 - 25 NSG |
Giữ nước trong ruộng ở giai đoạn này sẽ hạn chế được sự mọc mầm của các loài cỏ dại (giai đoạn bón phân lần 2, lúa đạt 20 NSG). Thực hiện cấy dặm những nơi lúa thưa hoặc chết. |
3 - 5 cm |
25 - 40 NSG |
Giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa, lá lúa phát triển giáp tán, hạt cỏ có nảy mầm cũng không phát triển và cạnh tranh được với cây lúa. à Giai đoạn này có thể luân phiên rút cạn nước trên ruộng 2-3 lần, mỗi lần 2-3 ngày chỉ duy trì mặt ruộng đủ ẩm để lúa tiếp tục phát triển, củng cố bộ rễ lúa giúp lúa cứng cây và hạn chế đổ ngã ở giai đoạn trổ đều và thu hoạch. |
0 cm |
40 - 60 NSG |
Mực nước vừa đủ giúp bộ rễ lúa dễ hấp thụ dinh dưỡng (giai đoạn bón phân lần 3-bón đón đòng, lúc lúa đạt 40 - 45 NSG), không để ruộng bị khô, vì giai đoạn này lúa no đòng, chuẩn bị trổ rất cần nước. |
1 - 3 cm |
65 - 80 NSG |
Giai đoạn này lúa bắt đầu trổ, cần giữ nước 3-5 cm duy trì liên tục cho cây lúa trổ bông và thụ phấn hoàn chỉnh và giữ nước 10 ngày sau trổ. Giai đoạn này nếu thiếu nước hạt lúa dễ bị lép. |
3 - 5 cm |
85 – 95 NSG |
Giai đoạn lúa ngậm sữa, vào chắc và chín nên chỉ cần đất đủ ẩm. |
1 cm |
Lúa chín - thu hoạch (100 - 105 NSG) |
Rút cạn nước trước thu hoạch khi lúa chín 1/2 - 2/3 bông, khoảng 15 - 20 ngày để thúc đẩy quá trình chín, mặt ruộng khô ráo thuận lợi cho việc thu hoạch và hạn chế lúa đổ ngã. |
Cắt nước |
Lưu ý: - Tùy thuộc vào mùa vụ, giống lúa ngắn ngày hoặc dài ngày để điều tiết lượng nước vào đồng ruộng cho phù hợp (thường chênh lệch nhau 5 - 10 ngày), mực nước duy trì tối đa trên mặt ruộng là 5 cm. |
Ghi chú: NSG: Ngày sau gieo.
Hạn chế cỏ dại:
Trong khoảng thời gian từ 07 đến 20 ngày sau sạ là thời gian cỏ dại phát triển mạnh nên cần diệt cỏ sớm trong thời gian này. Có nhiều cách để hạn chế và diệt trừ cỏ dại:
Quản lý dịch hại:
Bằng phương pháp tổng hợp IPM (nguyên tắc chính: cây lúa khỏe, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường xuyên). Thu hoạch, đóng gói và bảo quản lúa hữu cơ
Thu hoạch:
Gặt: đúng độ chín (từ 85 - 90% hạt trên bông chuyển qua màu vàng rơm, độ ẩm lúa trên đồng khi thu hoạch khoảng 20 - 28%), nên sử dụng máy gặt đập liên hợp.
Nhằm đảm bảo loại bỏ các hàng thường, tạp chất không hữu cơ từ quá trình gặt lúa trước đó, phải loại bỏ 50 kg lúa đầu tiên (khoảng 01 bao) và phơi để dùng cho nội bộ. Theo dõi vệ sinh sẽ được ghi nhận vào “Nhật ký vệ sinh máy gặt”.
Lúa tươi thương phẩm được đóng bao 50 kg và chuyển sang công đoạn làm khô.
Làm khô:
Phơi (tại trang trại): sân phơi phải quét sạch và có lót bên dưới, tuyệt đối tuyệt đối không phơi mớ ngoài đồng, không phơi lúa trên đường giao thông. Hoặc:
Sấy (tại đơn vị gia công): ưu tiên phương pháp sấy nhằm tiết kiệm thời gian và tránh nhiễm chéo chất cấm khi phơi trên diện tích lớn:
Chọn những nhà máy sấy có năng lực sản xuất phù hợp với công suất thu hoạch.
Lúa sau khi tuốt xong phải vận chuyển ngay về lò sấy và tiến hành sấy trong thời gian từ 18 đến 24 giờ với nhiệt độ sấy không quá 45°C. Lúa sau khi sấy đạt độ ẩm từ 14 - 16%.
Đóng gói: đóng theo qui cách 50 kg/bao lúa thương phẩm cho trường hợp không qua công đoạn xay xát và có nhãn phụ.
Bảo quản: bảo quản lúa thương phẩm trên pallet, trong kho, nơi khô ráo, thoáng mát, độ ẩm hạt lúa/gạo theo tiêu chuẩn kỹ thuật của lúa/gạo hữu cơ.
Quy trình chăn nuôi bò sữa
Quy trình chăn nuôi bò sữa là một quy trình rất rộng lớn bao gồm nhiều bước như: chọn giống bò sữa, phối giống tạo bê con, công tác giống và cải thiện di truyền, quy trình lấy sữa và sơ chế sữa, quy trình loại thải và bán bê đực. Chi tiết cụ thể từng quy trình như sau:
Giống bò sữa tại trang trại Vinamilk
Trên thế giới có rất nhiều giống bò sữa, nhưng tốt nhất và phổ biến nhất vẫn là giống bò Holstein Friesian (HF). Bò HF có màu lang trắng đen, tầm vóc lớn (khối lượng con cái từ 600 - 700 kg). Dáng thanh, hình nêm bầu vú phát triển, sinh sản tốt, tính hiền lành, khả năng sản xuất sữa rất cao. Tại Việt Nam, có nhiều loại tinh giống bò Holstein Friesian đã và đang được sử dụng, nguồn nhập từ các nước như Canada, Pháp, Mỹ, Cu Ba, Nhật, Hàn Quốc, ... Bò Holstein được xác định là giống bò chủ yếu tại các trang trại của Công ty ........... Nguồn bò giống Holstein được nhập từ Úc (Australia), New Zealand, USA và có gia phả rõ ràng.
Hiện nay, tại các trang trại của Công ty........, bò HF thuần đã chứng tỏ thích nghi với điều kiện Việt Nam nếu được nuôi và chăm sóc tốt, dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng. Năng suất trung bình tại các trại hiện nay là trên 6.000 kg/chu kỳ 305 ngày và có trên 20% bò đạt năng suất trên 7.000 kg và 9% trên 8.000kg.
Phối giống
Hiện nay, tại các trang trại của Công ty........... Việt Nam phương pháp phối giống bằng gieo tinh nhân tạo là phương pháp được áp dụng duy nhất. Phương pháp này sử dụng tinh các bò đực đã được chọn lọc để phối cho bò cái. Ưu điểm của phương pháp này là tạo được bò đời sau có phẩm chất cao từ các bò đực đã được kiểm tra, ngăn ngừa hiện tượng đồng huyết (nếu được ghi chép, theo dõi tốt), giảm lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Các dòng tinh sử dụng được chọn mua từ các nước có nền chăn nuôi bò sữa phát triển như Mỹ, Canada với các nhà sản xuất và cung cấp hàng đầu thế giới như Semex, World Wide Sire. Tinh giới tính toàn cái cũng được sử dụng tại các trang trại và nhập từ nhà cung cấp nổi tiếng về công nghệ sản xuất tinh giới tính Sexing Technology.
Liên tiếp trong 2 ngày 14/10/2009 và 19/01/2009, 2 con bê cái đầu tiên từ đợt gieo tinh giới tính tháng 4/2008 đã được sinh ra. Đây là những bê giới tính đầu tiên được sinh ra tại Việt Nam.
Công tác giống và cải thiện di truyền
Công việc quan trọng nhất trong hệ thống quản lý giống bò sữa cho một trang trại là xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin của từng cá thể về khả năng sản xuất, chất lượng sữa, khả năng sinh sản, khẩu phần, tình trạng bệnh tật thú y, ... Toàn bộ đàn bò được đeo bảng số tai ngay từ khi mới sinh và giữ cho đến hết đời của nó. Số tai là định danh của bò và được đánh số theo hệ thống quy định của nhà nước. Bò cái và tơ đủ điều kiện sinh sản sẽ được đeo chíp điện tử và được quản lý và theo dõi bằng hệ thống các phần mềm chuyên dụng.
Các thông tin của từng cá thể được theo dõi và ghi chép đầy đủ các sự kiện có liên quan đến đàn bò sữa, đặc biệt là khả năng sinh trưởng phát dục (tăng trọng ngày, tuổi lên giống lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, ...), nuôi dưỡng chăm sóc (loại và số lượng thức ăn), phối giống (loại tinh, phối mấy lần, phối khi nào, ...), sức khỏe (tiêm phòng, bệnh tật,...) đặc biệt là khả năng sản xuất (sản lượng và chất lượng sữa trong toàn chu kỳ, ...).
Các thông tin này được cập nhật và xử lý để đánh giá tiềm năng di truyền, khả năng sản xuất để là cơ sở cho công tác, chọn lọc, loại thải nâng cao khả năng và tiềm năng di truyền của đàn bò của công ty
Quy trình lấy sữa và sơ chế sữa
Khai thác sữa
Trang trại là nguồn cung cấp sữa nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa và đáp ứng cho các tiêu chuẩn sữa nguyên liệu. Nguồn thu nhập từ sữa nguyên liệu là 1 trong 3 nguồn thu chính của trang trại.
Dự kiến, bò được nuôi trong hệ thống chuồng kín, vắt sữa ngày 03 lần (năng suất bình quân 25 - 30 lít/con/ngày). Bò được liên tục vào ra để đảm bảo vắt sữa toàn đàn bò hợp lý về thời gian, số lượng.
Quy trình vắt sữa
Vệ sinh khi vắt sữa
Quy trình vắt sữa
Bước 1: Chuẩn bị trước khi vắt
Tổ Vắt sữa phải chuẩn bị dụng cụ vật tư: dụng cụ đựng sữa đầu như cố nền đen, khăn sạch lau vú, súng xịt hoặc cốc chuyên dùng để nhúng bầu vú, cồn Iodine sát trùng.
Tổ Chăn nuôi lùa bò vắt theo thứ tự đã quy định vào vị trí chuẩn bị của Nhà vắt sữa.
Bước 2: Vệ sinh núm vú
Bước 3: Vắt tia sữa đầu - Kiểm tra
Bước 4: Lau núm vú
Bước 5: Lắp chụp vắt
Bước 6: Xịt hoặc nhúng sát trùng sau khi vắt xong - kết thúc quy trình vắt
Quy trình loại thải và bán bê đực
Loại thải bò/bê (đực) nhằm phục vụ cho việc đảm bảo vệ sinh an toàn sinh học tại trang trại, phù hợp với các quy định của nhà nước, tăng hiệu quả và hạn chế thiệt hại trong chăn nuôi.
Bò đực nuôi thịt là nguồn thu lớn của các trang trại Chăn nuôi bò sữa. Tại Mỹ 30% lượng thịt bò là do bò đực hướng sữa (Holstein, Jersey, ...) cung cấp. Đến giai đoạn định hình, hàng năm trang trại cung cấp ra thị trường một lượng ổn định bê đực nuôi thịt. Nhu cầu thịt bò ngày càng cao trên thị trường là tiềm năng cho việc cung cấp bò thịt của công ty từ nguồn bê đực nuôi lấy thịt.
Loại thải:
Quy trình xử lý phân chuồng thành phân bón
Phân bò sau khi được thu gom từ các chuồng trại bằng máy cào phân tự động sẽ được đưa về hệ thống máy ép phân để tách thành phần rắn và lỏng. Phần rắn được đưa sang nhà chứa phân và tiến hành ủ phân để tận dụng cho hoạt động trồng cây của trang trại. Quy trình công nghệ ủ phân được trình bày tại mục 3.2.1 của Chương 3.
Quy trình chế biến và sản xuất thức ăn cho bò
Quy trình sản xuất thức ăn
Hình I.5: Quy trình chế biến và sản xuất thức ăn cho bò
Phương pháp cho ăn
Phương pháp cho ăn theo khẩu phần phối trộn tổng hợp (TMR): khẩu phần phối trộn tổng hợp là khẩu phần phối trộn các loại thức ăn thô xanh, thức ăn tinh, thức ăn phụ phế phẩm, ... và cho bò ăn cùng một lúc. Phương pháp cho ăn này giúp ổn định hệ thống vi sinh vật dạ cỏ, từ đó giúp sử dụng hiệu quả lượng thức ăn ăn vào và nâng cao khả năng sản xuất của bò sữa. Phương pháp cho ăn theo khẩu phần tổng hợp có những ưu điểm như sau:
Bảng I.2: Sản lượng sản phẩm của trang trại
STT |
Tên sản phẩm |
Đơn vị tính |
Sản lượng |
1 |
Sữa tươi |
Lít/năm |
22.000.000 |
2 |
Bò giống |
Con/năm |
700 |
3 |
Phân bón |
Tấn/năm |
45.000 |
4 |
Thức ăn thô xanh |
Tấn/ngày |
400 |
Nguồn: Chủ cơ sở, 2024.
4.NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ
Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của trang trại gồm nhiều nguyên phụ liệu khác nhau đảm bảo phục vụ cho quá trình chăn nuôi, chủ yếu là bò giống, thức ăn cho vật nuôi, thuốc thú y, … Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu của trang trại được trình bày.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi bò thịt
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn