Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Hệ thống kênh tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hệ thống kênh tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp có tổng chiều dài L= 1.994,15m.
Ngày đăng: 22-08-2024
104 lượt xem
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1........................................................................3
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................3
1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN...................................3
1.1.1. Tên dự án.....................................................................3
1.1.2. Chủ dự án.....................................................................3
1.1.3. Địa điểm thực hiện dự án ................................................3
1.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN.........................................3
1.2.1. Mục tiêu của dự án ................................................................3
1.2.3. Loại hình dự án................................................................4
1.2.4. Tiến độ thực hiện dự án....5
1.2.5. Phương pháp tổ chức thi công và tiến độ thi công............ 5
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.....................................................5
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa hình.............................................................5
2.1.2. Điều kiện về khí hậu......................................................................5
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................5
2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT KHU VỰC DỰ ÁN.......5
2.2.1. Hiện trạng môi trường......................................................5
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên sinh vật..........................................5
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG..........7
3.1.1. Đánh giá, dự báo tác động môi trường..............................7
3.1.1.1. Đánh giá, dự báo tác động GPMB.................................7
CHƯƠNG 4......................................................................17
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG...................17
CAM KẾT.........................................................18
Chương 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.1.1. Tên dự án
Hệ thống kênh tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp
1.1.2. Chủ dự án
- Chủ dự án: Ủy ban nhân dân xã .
- Căn cứ thực hiện dự án: Căn cứ Quyết định số 141/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư công trình Hệ thống kênh tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp.
1.1.3. Địa điểm thực hiện dự án
Khu vực dự án thuộc địa bàn xã ......., thành phố Hà Tĩnh
Hình 1: Vị trí thực hiện dự án trên bản đồ Google Earth
1.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.2.1. Mục tiêu của dự án
- Đầu tư xây dựng công trình nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các xứ đồng trên địa bàn xã.
1.2.2. Quy mô của dự án
Quy mô: Hệ thống kênh tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp xã Thạch Trung có tổng chiều dài L= 1.994,15m.
Nội dung cải tạo, nâng cấp toàn tuyến chi tiết như sau:
+ Nạo vét bùn thải kênh đoạn từ K0+0,00 đến K0+878,89.
+ Cải tạo đoạn từ K0+57,60 đến K0+431,45. Tháo dỡ toàn bộ tấm đan kênh, hố thu; cạo bỏ lớp vữa trát tường bị bong tróc và trát lại bằng vữa XM M75# dày 1,5cm. Bổ sung và lắp lại toàn bộ tấm đan kênh, hố thu.
+ Cải tạo đoạn từ K0+557,32 đến K0+578,32. Cạo bỏ lớp vữa trát tường bị bong tróc và trát lại bằng vữa XM M75# dày 1,5cm. Bổ sung toàn bộ tấm đan kênh.
+ Cải tạo đoạn từ K0+578,32 đến K0+725,92. Phá dở toàn bộ kênh. Thiết kế kênh hình chữ nhật, lắp ghép, CK kích thước (100x80x90)cm, độ dốc i=0,1%. Phía trên đậy nắp đan KT(104x100x10)cm.
+ Làm mới các đoạn kênh: K0+929,56 - K1+144,52; K1+238,86 K1+707,42. kênh được thiết kế dạng ống buy ly tâm D600, độ dốc dọc i=0,03%. Trung bình theo chiều dài cư 35 đặt hố thu kiểm tra, kết hợp thu nước mặt đường.
+ Làm mới các đoạn kênh: K1+144,52 - K1+238,86; K1+722,93 K1+993,50. Kích thước kênh thiết kế hình chữ nhật (BxH)=0,5x0,6 (m), độ dốc dọc i=0,03%.
1.2.3. Loại hình dự án
- Loại công trình: Nhóm C, công trình hạ tầng kỹ thuật cấp IV.
- Hình thức đầu tư: Nâng cấp, cải tạo.
1.2.4. Tiến độ thực hiện dự án: Năm 2023-2024.
1.2.55. Vốn đầu tư của dự án:
- Tổng mức đầu tư (dự kiến): .............
- Nguồn vốn: Ngân sách xã bố trí theo kế hoạch vốn hằng năm, ngân sách thành phố hỗ trợ và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
1.2.7. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án.
- Chủ đầu tư: UBND xã ......
- Hình thức thực hiện dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án.
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa hình
- Điều kiện về địa lý: Toàn bộ tuyến đường nằm trong địa phận xã ......., thành phố Hà Tĩnh.
- Điều kiện về địa hình: Khu vực dự án có địa hình khá bằng phẳng, cao độ tự nhiên dao động trong khoảng +0,7m đến +1,1m.
2.1.2. Điều kiện về khí hậu
Khu vực Dự án nằm trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ. Chế độ gió mùa cùng với tác động của dãy Trường Sơn nên sự di chuyển của các luồng không khí nóng ẩm đã gây ra mùa khô kéo dài và thường làm cho khu vực phải chịu đựng loại gió khô nóng, còn gọi là gió Lào. Khí hậu trong vùng được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa.
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Khu vực Dự án thuộc địa bàn xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh. Thông qua số liệu điều tra tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 trên các địa phương cho thấy tốc độ phát triển của xã Thạch Trung tương đối phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng từng bước hiện đại hóa, nhiều công trình xây dựng mọc lên, thúc đẩy phát triển cho địa phương.
- Các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục của xã được đầu tư, nâng cao chất lượng cũng như cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng. Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm qua có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và tăng thu ngân sách cho nhà nước.
2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT KHU VỰC DỰ ÁN
2.2.1. Hiện trạng môi trường
Để đánh giá hiện trạng môi trường nền khu vực quy hoạch khu vực của dự án, Chủ đầu tư đã phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức điều tra, khảo sát phạm vi khu vực dự án. Qua số liệu điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường tự nhiên khu vực dự án xác định hiện trạng môi trường khu vực dự án hiện đang ổn định. Chất lượng môi trường nền đảm bảo cho các hoạt động của dự án.
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên sinh vật
Thông qua khảo sát thực tế và đánh giá sơ bộ về các kiểu hệ sinh thái trong khu vực dự án có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Hệ sinh thái các vị trí quy hoạch thuộc dự án đặc trưng bởi hệ sinh thái đồng ruộng, hệ động thực vật tương đối nghèo nàn.
- Các hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học không cao, thành phần loài ít, không có loài đặc thù, loài quý hiếm cần bảo vệ.
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG
3.1.1. Đánh giá, dự báo tác động môi trường
3.1.1.1. Đánh giá, dự báo tác động GPMB
Quá trình GPMB để thực hiện dự án có khả năng xảy ra bất đồng về chính sách bồi thường đối với các hộ bị ảnh hưởng và Chủ đầu tư.
3.1.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động
a. Tác động do nước thải
- Nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn xây dựng bao gồm:
+ Nước thải thi công chủ yếu phát sinh từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, làm vệ sinh phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị thi công.
+ Nước thải sinh hoạt từ các công nhân làm việc tại khu vực Dự án.
+ Nước mưa chảy tràn qua bề mặt bãi, khu chứa nguyên liệu…
+ Ô nhiễm nguồn nước do quá trình giải phòng, thi công, san lấp mặt bằng.
- Đánh giá tác động:
+ Nước thải xây dựng có độ pH khá cao, khi thấm vào đất sẽ làm đất trở nên chai cứng, nhưng khối lượng ít, phạm vi tác động nhỏ.
+ Các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy trong chất thải sinh hoạt làm giảm lượng oxy trong nguồn nước, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của các loài thủy sinh. Đặc biệt là nguồn nước mặt gần khu vực Dự án.
+ Nước mưa chảy tràn qua bề mặt công trường sẽ hòa tan và cuốn theo chất thải làm cho hàm lượng cặn trong nước cao.
+ Quá trình đắp đất là nguyên nhân làm đục nguồn nước do xáo trộn bề mặt nước ven bờ tại khu vực thi công, đất đá rơi vãi xuống kênh gây đục nguồn nước tại khu vực và hạ lưu. Làm hàm lượng chất lơ lửng tăng, dẫn tới khả năng giảm oxy hòa tan, giảm khả năng quang hợp của tảo và thực vật dưới nước, hạn chế quá trình phát triển của thực vật phù du, giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước
b. Tác động của chất thải rắn
- Nguồn phát sinh chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng bao gồm:
+ Quá trình thi công sẽ phát sinh khối lượng đất thải bao gồm nạo vét bùn thải, đất bóc hữu cơ, đào phong hóa, đào thay đất C1, đào nền, đánh cấp, đào khuôn, đất C2 thi công.. Loại chất thải rắn này sẽ phát sinh dọc theo tuyến thi công.
+ Chất thải rắn sinh ra do quá trình thi công xây dựng bao gồm bao bì đựng xi măng, cọc chống, ván cốt pha gãy nát, sắt thép vụn và các thiết bị hỏng hóc trong quá trình thi công xây dựng...
+ Chất thải rắn nguy hại phát sinh do sửa chữa các sự cố hỏng hóc thiết bị thi công đột xuất trên công trường, gồm dẻ lau chứa dầu, dầu mỡ. Nhưng các sự cố này cũng rất ít khi xẩy ra nên lượng chất thải này được dự báo là rất ít (khoảng 3kg/tháng).
- Đánh giá tác động:
+ Ảnh hưởng đến môi trường đất, khi nước mưa cuốn trôi tác động đến môi trường nước.
+ Chất thải rắn nguy hại tuy có khối lượng ít, nhưng nếu không có biện pháp thu gom hợp lý mà thải ra môi trường thì sẽ tác động xấu đến môi trường đất.
c. Tác động bụi, khí thải:
- Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính trong quá trình thi công xây dựng là:
+ Bụi phát sinh do các hoạt động đào đắp đất; vận chuyển đất đá, nguyên vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc cho Dự án.
+ Khí thải chứa bụi, SO2, NOx, CO, THC, VOC,… do hoạt động của các loại máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông sử dụng động cơ Diezel, động cơ xăng.
+ Ngoài ra, còn có các loại khói, hơi kim loại phát sinh từ các máy cắt, máy hàn kim loại,...
- Đánh giá tác động:
Bụi và khí thải phát sinh ngày thời tiết hanh khô do các hoạt động thi công xây dựng sẽ ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.
d. Tiếng ồn, độ rung:
Trong giai đoạn thi công xây dựng của Dự án, tiếng ồn và độ rung có thể phát sinh từ các nguồn sau:
* Tiếng ồn:
- Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các máy móc, thiết bị xây dựng (máy ủi, máy xúc, máy đầm…).
- Tiếng ồn do hoạt động của các xe tải trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, thiết bị.
* Độ rung: Độ rung phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của Dự án là từ các máy móc thi công, các phương tiện vận tải trên công trường, máy trộn bê tông,...
- Đánh giá tác động:
+ Tiếng ồn và độ rung sẽ tác động trực tiếp đến công nhân thi công trên công trường bao gồm tác động đến sức khỏe, làm giảm năng lượng của con người, suy giảm hiệu quả làm việc.
+ Tiếng ồn và độ rung phát sinh trên công trường sẽ tác động đến môi trường không khí trên khu vực, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất xây dựng của công nhân tại khu vực Dự án.
e. Tác động đến sức khỏe con người:
+ Bụi của quá trình thi công xây dựng, gồm bụi đất, đá, bụi xi măng... tác động xấu đến công nhân xây dựng, nếu không có biện pháp phòng tránh thì có thể gây ra các bệnh về mắt, bệnh về phổi.
+ Quá trình tham gia thi công trên công trường nếu không được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cũng sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của công nhân tham gia thi công trên công trường.
+ Các khí độc (COx, SO2, NOx, CmHn) phát sinh trong giai đoạn này nếu không được kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường, sức khỏe người dân. Đặc biệt là những người công nhân đang thi công trên công trường.
+ Chế độ nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng đối với người lao động không được thực hiện theo đúng quyđịnh sẽ gâyhiệntượng quá tảiđối với côngnhân, gâyhiệntượngcăngthẳng, mệt mỏi và dễ xẩy ra tai nạn lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân.
f. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội:
+ Việc tập trung đông người, với điều kiện vệ sinh tại công trường có thể phát sinh một số bệnh dịch, bệnh xã hội,... gây ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân lao động và các hộ dân sống trong khu vực dự án. Nếu dịch bệnh xẩy ra sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động thi công dự án và các hộ dân sống xung quanh khu vực Dự án.
+ Việc tăng dân số cơ học có khả năng kéo theo nguy cơ phát sinh các tệ nạn xã hội; ngay trong lực lượng thi công cũng có thể có hiện tượng rượu chè, cờ bạc gây mất an ninh - trật tự cho địa phương; các bất đồng không đáng có giữa nhân dân địa phương và lực lượng công nhân lao động có thể xẩy ra.
+ Có thể có một số đối tượng xấu tại địa phương trộm cắp thiết bị, vật liệu xây dựng gây mất ổn định, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Dự án và tình hình an ninh – trật tự tại địa phương.
g. Các sự cố, rủi ro:
* Sự cố cháy nổ, sét đánh, điện giật:
+ Thời tiết nắng nóng vào mùa hè cộng với gió Lào thổi mạnh, hậu quả là dễ gây cháy nổ tại khu vực thi công của công nhân.
+ Sự cố chập điện, sét đánh, cháy nổ có thể làm hỏng các máy móc thiết bị thi công, khu tập kết VLXD.
+ Thời tiết bất thường có thể phát sinh các hiện tượng sét đánh, nếu không có biện pháp phòng tránh, sét đánh có nguy cơ lớn làm hỏng máy móc, thiết bị thi công, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của công nhân lao động trên công trường.
=> Các sự cố cháy nổ, sét đánh, điện giật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người lao động. Làm hư hỏng máy móc, thiết bị và công trình trên khu vực dự án. Gây thiệt hại về kinh tế cho Chủ đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
* Sự cố tai nạn lao động:
+ Cán bộ, công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành máy móc, thiết bị thi công
+ Tại các vị trí nguy hiểm như hố móng, mương thoát nước,... không được che đậy hoặc lắp biển cảnh báo cẩn thận; dây dẫn điện nhiều mối nối để trên sàn, thiết bị điện không được kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng; người lao động chưa nắm rõ quy tắc an toàn do huấn luyện ATLĐ chỉ mang tính hình thức.
+ Do sự thiếu hiểu biết và sự thiếu cẩn trọng của công nhân tham gia xây dựng.
=> Tai nạn lao động sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của công nhân, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại đến tính mạng của công nhân tham gia trên công trường, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của gia đình các công nhân lao động.
*Sự cố tai nạn giao thông:
+ Do sự thiếu chú ý, kinh nghiệm của lái xe trong quá trình vận hành phương tiện giao thông
+ Do vận chuyển quá khổ, quá tải.
+ Do vận hành các phương tiện giao thông vượt tốc độ cho phép, luồn lách trên đường giao thông.
+Do các phương tiện vận tải không đảm bảo chất lượng, không đạt tiêu chuẩn đăng kiểm.
+ Do ý thức của các phương tiện tham gia giao thông trên đường kém, không tuân thủ các quy định an toàn giao thông
=> Tai nạn giao thông sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của công nhân vận hành phương tiện cũng như người dân tham gia giao thông trên các tuyến đường vận chuyển, gây hư hại đến các phương tiện giao thông, các công trình giao thông..
*Sự cố mưa, bão lụt:
Mưa bão, lũ lụt có thể làm hư hỏng các công trình đang xây dựng, làm giảm chất lượng công trình; sẽ cuốn VLXD, các chất thải, nước thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường nước mặt, làm tắc nghẽn dòng chảy mương thoát nước xung quanh khu vực Dự án.
=> Sự cố mưa, bão, lụt nếu ở mức độ rủi ro cao có thể gây hư hỏng công trình, ngập lụt cục bộ trên khu vực, tác động trực tiếp đến các công trình xây dựng. Làm hư hỏng VLXD, gây thiệt hại về kinh tế cho Chủ đầu tư và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
>>> XEM THÊM: Hồ sơ giấy phép môi trường và báo cáo Đánh giá tác đông môi trường cho dự án
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn