Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Dự án Nhà máy thủy sản

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Dự án Nhà máy thủy sản. Nhà máy có quy mô công suất sản xuất 3.400 tấn sản phẩm/năm với tổng vốn đầu tư là 42.000.000.000 đồng. Chế biến cá: 3.000 tấn sản phẩm/năm. Tôm thành phẩm: 400 tấn sản phẩm/năm.

Ngày đăng: 17-08-2024

76 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................. i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................. iii

DANH MỤC BẢNG............................................................... iv

DANH MỤC HÌNH............................................................................. v

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ........................................ 1

1. Tên chủ cơ sở.................................. 1

2. Tên cơ sở......................................... 1

2.1. Địa điểm cơ sở............................................................ 1

2.2. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

các giấy phép môi trường thành phần (nếu có)........................... 2

2.3. Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công) .. 2

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở....................... 2

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở.................................................... 2

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở............................................ 3

3.3. Sản phẩm của cơ sở................................ 7

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung

cấp điện, nước của cơ sở............................... 7

4.1. Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng................... 7

4.2. Nguồn cung cấp điện, nước của dự án........................... 8

Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU

TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG............... 13

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân

vùng môi trường (nếu có)........................ 13

2. Sự phù hợp của cơ sở tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có).......... 13

Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..................................... 16

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có).................. 16

1.1. Thu gom, thoát nước mưa................................................. 16

1.2. Thu gom, thoát nước thải............................................................. 17

1.3. Xử lý nước thải............................................................................... 20

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải............................................... 43

3. Công trình biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường................ 45

3.1. Công trình biện pháp lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt............................. 45

3.2. Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường........................... 46

4. Công trình, biệp pháp lưu trữ, xử lý chất thải nguy hại............................ 47

5. Công trình biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung....................................... 48

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình

vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành............. 49

Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............. 52

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.................................... 52

1.1. Nguồn phát sinh nước thải............................................................ 52

1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa........................................................ 52

1.3. Dòng nước thải………………………………………………….52

1.4. Các  chất  ô  nhiễm  và  giá  trị  giới  hạn  của  các  chất  ô  nhiễm  theo dòng nước thải:..…52

1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải................ 53

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung......................... 54

2.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung................................................. 54

2.2. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung........................................ 54

Chương V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.................... 55

1. Kết quả qua trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.............................. 55

Chương VI. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ

CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN….......... 58

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án............................. 58

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm................................................ 58

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị

xử lý chất thải........................................ 58

2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ................. 60

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm...................... 61

Chương VII . KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

ĐỐI VỚI CƠ SỞ............................................... 62

Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ................................... 63

1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của chủ cơ sở....................................... 63

2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường

và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan............................ 63

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ chủ cơ sở:

Công ty Cổ phần chế biến và Dịch vụ thủy sản.

Địa chỉ văn phòng: ............ Nguyễn Công Trứ, phường 08, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: .............   Chức vụ: Tổng giám đốc

Điện thoại: ..............

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ........... ngày 10/10/2006 do Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Cà Mau cấp; đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 09/10/2020.

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số .............., đăng ký lần đầu ngày 13/07/2015; đăng ký thay đổi lần 2 ngày 19/07/2021.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số ............. ngày 21/01/2016 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bạc Liêu cấp.

2. Tên cơ sở

NHÀ MÁY THỦY SẢN

2.1. Địa điểm cơ sở

Nhà máy được xây dựng tại..........., huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Tổng diện tích của khu đất thực hiện dự án là 8.876,84 m2.

Hình 1.1. Vị trí Nhà máy

+Phạm vi ranh giới của dự án như sau:

- Phía Đông giáp : chợ đêm Gành Hào và đường Phan Ngọc Hiển.

- Phía Nam giáp : bến xe Gành Hào.

- Phía Tây giáp : sông Gành Hào
 
- Phía Bắc giáp : nhà dân.

2.2. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trườngcác giấy phép môi trường thành phần (nếu có)

Quyết định số 617/QĐ-UBND ngày 13/04/2027 của UBND tỉnh Bạc Liêu cấp về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Nhà máy thủy sản.

Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 67/GP-UBND ngày 24/08/2017 của UBND tỉnh Bạc Liêu cấp.

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 66/GP-UBND ngày 24/08/2017 của UBND tỉnh Bạc Liêu cấp.

2.3. Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)

Nhà máy có quy mô công suất sản xuất 3.400 tấn sản phẩm/năm với tổng vốn đầu tư là 42.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn mươi hai tỷ đồng). Căn cứ vào khoản 3, điều 10 của Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, dự án có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng => Dự án thuộc tiêu chí phân loại nhóm C.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1 Công suất hoạt động của cơ sở

  • Chế biến cá: 3.000 tấn sản phẩm/năm.
  • Tôm thành phẩm: 400 tấn sản phẩm/năm.

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở

Quy trình chế biến tôm

Hình 1.3. Quy trình chế biến tôm

Thuyết minh quy trình:

Nguyên liệu thu mua từ các đại lý được lựa chọn đảm bảo những yêu cầu của Nhà máy như: độ tươi, mùi, nguyên vẹn, màu sắc... được bảo quản bằng nước đá nhiệt độ ≤ 4oC. Dụng cụ tiếp đến được vệ sinh bằng Chlorine 100ppm trước và sau khi tiếp nhận nguyên liệu. Tiếp theo đó là rửa nguyên liệu, nguyên liệu sau khi được tiếp nhận nhanh chóng đưa đến khu vực rửa, nước sử dụng để rửa là nước sạch có pha chlorine 100-110ppm, nhiệt độ rửa ≤ 10oC.

Sau khi rửa nước, nguyên liệu được bảo quản bằng phương pháp ướp đá, bảo quản trong các thùng với tỉ lệ đá và nguyên liệu là 1:1, 1 lớp tôm được phủ 1 lớp đá. Tiếp tục tôm được đổ lên bàn, đắp đá bảo quản rồi tiến hành sơ chế bóc vỏ, rút chỉ,… Sau khi sơ chế tôm xong tiến hành cân và cấp đông.

Tỷ lệ nguyên liệu và thành phẩm thực tế của Nhà máy trong quá trình sơ chế tôm là 1:1,5, tức sản xuất ra 1kg tôm thành phẩm cần 1,5kg tôm nguyên liệu.

Toàn bộ lượng đầu, vỏ tôm được thu gom đưa vào trong kho chứa nằm trong vực nhà xưởng. Công ty ký hợp đồng bán cho đơn vị thu mua đầu vỏ tôm. Lượng nước thải phát sinh trong quá trình sơ chế đều được thu gom bằng hệ thống mương xung quanh nhà xưởng đấu nối đến HTXLNT của Nhà máy, đảm bảo không để bất kỳ nguồn thải nào chưa xử lý mà thoát ra ngoài gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Quy trình chế biến chả cá

Hình 1.4. Quy trình chế biến chả cá

Thuyết minh quy trình:

Nguyên liệu: Đây là một trong những khâu quan trọng nhất của quy trình chế biến. Chất lượng nguyên liệu phải đạt tiêu chuẩn như: tươi, màu trong sáng, không dập nát,…

Rửa lần 1: Tất cả các nguyên liệu sau khi tiếp nhận đều được rửa lại bằng nước có pha Chlorine 50ppm, nhằm loại bỏ tạp chất và sát trùng sơ bộ.

Cắt đầu: Sau công đoạn rửa nguyên liệu được cắt đầu để loại bỏ phần không cần thiết và tiến hành móc nội tạng và xương.

Xử lý nội tạng: Cá sau khi loại bỏ đầu, nội tạng và xương tiến hành rửa lần 2 để loại bỏ các phụ phẩm còn bám dính vào thịt cá.

Rửa lần 2: Cá sau khi cắt đầu sẽ tiến hành loại bỏ nội tạng và xương.

Muối, ướp: Sau khi rửa lần 2 thịt cá được ướp muối, ướp và chuyển qua rửa lần 3 và tiến hành tách thịt. Cá sau khi tách thịt được chuyển sang rửa lần 4.

Rửa lần 4: Khâu này rất quan trọng về phương diện vệ sinh và phẩm chất vì đây là lần rửa sau cùng, đảm bảo sạch tạp chất và tiệt trùng cho sản phẩm. Ở khâu này phải thường xuyên thay nước rửa để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nước rửa có nhiệt độ 0-50C và nông độ Cholorine là 10ppm. Sau khi rửa lần 4 chuyển sang công đoạn tách thịt tinh, tiến hành ép thủy lực và trộn phụ gia, ép khuôn. Sản phẩm sau khi ép khuôn được đưa qua công đoạn đông.

Cấp đông: Trước khi đưa vào tủ đông, tiếp hành châm nước đầy khuôn, nhằm để định hình khuôn và để bề mặt sản phẩm không bị khô và tránh hiện tượng khuôn bị cháy lạnh sau khi đông. Sau khi kiểm tra đủ thời gian và nhiệt độ cấp đông, thì lấy khuôn ra và chuyển đến bộ phận tách khuôn. Sản phẩm đông lạnh sẽ được tháo rời bằng cách chuyển khuôn ngâm trong nước để tách khuôn và lấy sản phẩm ra.

Bảo quản: Sau khi cấp đông hoàn chỉnh sản phẩm sẽ được chuyển sang kho lạnh để bảo quản sản phẩm và xuất bán cho các đơn vị đã đặt hàng với Công ty. Tỷ lệ nguyên liệu và thành phẩm thực tế của Nhà máy trong quá trình sản xuất chả cá là 1:2,5, tức là sản xuất ra 1kg chả cá cần 2,5 kg cá nguyên liệu.

Toàn bộ lượng phụ phẩm cá được thu gom đưa vào trong kho chứa nằm trong vực nhà xưởng. Công ty ký hợp đồng bán cho đơn vị thu mua phụ phẩm cá. Lượng nước thải phát sinh trong quá trình sơ chế đều được thu gom bằng hệ thống mương xung quanh nhà xưởng đấu nối đến HTXLNT của Nhà máy, đảm bảo không để bất kỳ nguồn thải nào chưa xử lý mà thoát ra ngoài gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Bảng 1.1. Danh mục máy móc thiết bị của Nhà máy

3.3. Sản phẩm của cơ sở

Hình 1.6. Hình ảnh sản phẩm của Nhà máy

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1. Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng

Trong thời gian hoạt động vừa qua, nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu, hóa chất của Công ty như sau:

4.2. Nguồn cung cấp điện, nước của dự án

Nhu cầu sử dụng điện

Nhu cầu sử dụng điện của Nhà máy được sử dụng cho các mục đích sau:Sử dụng vận hành máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.

Sinh hoạt công nhân viên, chiếu sáng.

Vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Nguồn cung cấp điện: sử dụng hệ thống cung cấp điện của mạng lưới điện quốc gia.

Nhu cầu điện phục vụ sản xuất và kinh doanh của Nhà máy khoảng 2.475.000 kWh/năm.

Nhu cầu sử dụng nước

Nguồn cấp: Để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, Công ty đang sử dụng nguồn nước ngầm tại giếng khoan trong khu vực Nhà máy với tổng công suất tối đa 800 m3/ngày đêm đã được UBND tỉnh Bạc Liêu cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 67/GP – UBND ngày 24/08/2017 (Công ty đã trám lấp giếng 01, chỉ sử dụng khai thác giếng 02 và giếng 03).

Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân: căn cứ QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, lượng nước sử dụng cho một người khoảng 80lít/người/ngày.đêm và số lượng công nhân lao động trực tiếp của Nhà máy 350 người thì lượng nước cấp cho sinh hoạt là: lít/người/ngày.đêm x 350 người = 28 m3/ngày.đêm.

Bên cạnh đó, khoảng 10 công nhân ở lại sinh hoạt, lượng nước sử dụng cho một người khoảng 120lít/người/ngày.đêm. 120 lít/người/ngày.đêm x 10 người = 1,2 m3/ngày.đêm

Nhà máy có nấu ăn cho 350 công nhân, lượng nước cấp cho nấu ăn theo định mức sử dụng áp dụng theo TCXD 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn thiết kế thì lượng nước sinh hoạt cho nhà ăn là 25 lít/người, từ đó tính được lượng nước sử dụng của 350 công nhân lao động tại nhà máy là: người x 25 lít/người/1000 = 8,75 m3/ngày đêm.

Tổng lượng nước dùng cho sinh hoạt của Nhà máy khoảng: QSH= 28 m3/ngày.đêm + 1,2 m3/ngày.đêm + 8,75 m3/ngày đêm. 37,95 m3/ngày.đêm.

Nước cấp cho quá trình sản xuất

Mỗi ngày trung bình công ty sản xuất khoảng 10 tấn cá thành phẩm (mỗi năm công ty hoạt động 300 ngày). Theo nhu cầu hoạt động thực tế để sản xuất mỗi tấn cá thành phẩm sử dụng khoảng 30 m3 nước. Như vậy, lượng nước cần sử dụng để chế biến cá: 10 tấn cá/ngày x 30 m3/ tấn cá = 300 m3/ngày.đêm.

Công ty sản xuất tôm với công suất khoảng 2 tấn tôm nguyên liệu/ngày (mỗi năm công ty hoạt động 300 ngày). Theo nhu cầu hoạt động thực tế mỗi tấn tôm sử dụng khoảng 15 m3 nước. Như vậy, lượng nước cần sử dụng để sản xuất tôm: 2 tấn tôm/ngày x 15 m3/ tấn tôm = 30 m3/ngày.đêm.

Nước sử dụng vệ sinh, khử trùng Nhà xưởng: khoảng 2 m3/ngày.đêm.

Tổng lượng nước dùng cho sản xuất của Nhà máy khoảng: Qsx= 300 m3/ngày.đêm + 30 m3/ngày.đêm + 2 m3/ngày.đêm 332 m3/ngày.đêm.

Tổng lượng nước cấp cho Dự án (tính cho ngày lớn nhất): Qnước cấp = QSH+ QSX = 37,95 + 332 = 369,95 m3/ngày.

Theo báo cáo tình hình khai thác và sử dụng nước dưới đất của Nhà máy năm 2021, nhu  cầu  sử  dụng  nước  của  Nhà  máy  trong  thời  gian  hoạt  động  vừa  qua  thì lượng nước sử dụng trung bình khoảng 300,8 m3/ngày.đêm, với lượng nước cao nhất sử dụng khoảng 330,6 m3/ngày.đêm. Như vậy, số liệu tính toán phù hợp với thực tế hoạt động sau này của Nhà máy.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Nhà máy ấp trứng

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha