Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy mía đường

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy mía đường có công suất 66.500 tấn sản phẩm/năm. Diện tích đất quy hoạch 100.388m2. Tổng mức đầu tư của dự án là 83.314.090.000 đồng.

Ngày đăng: 26-09-2024

111 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC......................................................................................... i

DANH MỤC BẢNG ......................................................................... iv

DANH MỤC HÌNH............................................................................v

CHƯƠNG I ....................................................................................................1

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ ..............................................................1

1. Tên chủ cơ sở:..........................................................................................1

2. Tên cơ sở:...................................................................................................1

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:................................4

4. Nguyên, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở: .........10

5. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ:

điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu:.............19

6. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở:..............................19

CHƯƠNG II.....................................................................................32

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.............32

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:.....32

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường: ..................32

CHƯƠNG III..........................................................................33

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ....33

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:......33

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:................................................44

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:................46

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:............................48

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:..........................49

6. Phương pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:..........................49

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác: ......................................51

8. Nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường..53

CHƯƠNG IV ....................................................................56

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ...........56

1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải:.........................56

2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải:...................................57

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: .........................................59

4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại: không có...........59

5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: không có......59

CHƯƠNG V..................................................................................60

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.........................60

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải: ...................60

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối khí thải:..............................61

3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo:...................62

CHƯƠNG VI ............................................................................63

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CỦA CƠ SỞ ...........................................63

1.Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải: ...................63

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật:....63

3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC ĐỊNH KỲ HÀNG NĂM:................64

CHƯƠNG VII......................................................66

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ .................66

1. Các kết quả kiểm tra:.............................................................................66

2. Các nội dung đã khắc phục:.............................................................66

CHƯƠNG VIII .................................................................................68

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ...........................................................68

PHỤ LỤC .........................................................................................70

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở:

- Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Mía đường....

- Địa chỉ văn phòng:..............., TT. Ea Knốp, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

- Người đại diện theo pháp luật: ...........

- Chức vụ: Tổng Giám đốc

- Điện thoại: ...........

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:............ do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp giấy chứng nhận đăng ký lần doanh nghiệp đầu ngày 28/06/2006 và đăng ký thay đổi lần thứ 9, ngày 05/07/2016.

- Mã số thuế: ............

- Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Sản xuất đường (đường trắng).

2. Tên cơ sở:

2.1. Tên cơ sở:

- Tên cơ sở: Nhà máy đường .....

- Địa điểm cơ sở:............, TT. Ea Knốp, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

- Hiện trạng hoạt động của cơ sở: hoạt động từ năm 1995.

2.2. Vị trí địa lý của cơ sở:

Công ty Cổ phần Mía đường được UBND tỉnh Đắk Lắk cho thuê khu đất tại thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk với diện tích thuê 191.264m2 theo hợp đồng thuê đất số 42/HĐ-TĐ ngày 11/03/2009 thời hạn thuê 50 năm. Hạng mục công trình được Công ty thực hiện như sau:

Bảng 1. Hạng mục công trình sử dụng đất của Công ty

Địa điểm xây dựng công trình tại Khối 1, TT. Ea Knốp, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, nằm trên tuyến đường quốc lộ 26 cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 60km, cách hồ Ea Knốp khoảng 0,5km. Diện tích đất quy hoạch 100.388m2. Vị trí tương quan của khu vực cơ sở:

- Phía Bắc là đường giao thông phục vụ sản xuất;

- Phía Tây là đường Nguyễn Văn Linh;

- Phía Tây Nam giáp nhà dân;

- Phía Đông là đường giao thông và nhà dân;

- Phía Nam giáp đất nông nghiệp.

2.3. Văn bản thẩm định, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

2.3.1. Văn bản thẩm định, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường:

+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại Mã số QLCTNH:66.000023.T (Cấp lần 2) ngày 05/02/2013 do Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Đắk Lắk cấp;

+ Quyết định phê duyệt Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường số: 2866/QĐ-UBND do UBND tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 13/10/2017;

+ Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án “Đầu tư nâng công suất nhà máy đường  từ 2.500 tấn mía/ngày lên 3.500 tấn mía/ngày” số 1308/STNMT-BVMT do Sở tài nguyên và Môi trường của UBND tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 26/05/2020;

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 12/GP-UBND ngày 26/01/2022 do UBND tỉnh Đắk Lắk cấp;

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 45/GP-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk phê duyệt ngày 04/07/2023

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 39/GP-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk phê duyệt ngày 06/06/2024

2.3.2. Văn bản thẩm định, các loại giấy phép có liên quan phê duyệt dự án:

+ Quyết định về việc cho Công ty Cổ phần Mía đường thuê 12.672m2 đất để sử dụng vào mục đích cơ sở sản xuất kinh doanh số 3520/QĐ-UBND do Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 31/12/2007

+ Quyết định về việc cho Công ty Cổ phần Mía đường thuê 64.218m2 đất để sử dụng vào mục đích cơ sở sản xuất kinh doanh số 3521/QĐ-UBND do Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 31/12/2007;

+ Quyết định về việc cho Công ty Cổ phần Mía đường  thuê 7.176m2 đất để sử dụng vào mục đích Xây dựng trụ sở làm việc của công ty số 3522/QĐ-UBND do Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 31/12/2007;

+ Quyết định về việc cho Công ty Cổ phần Mía đường thuê 34.288m2 đất để sử dụng vào mục đích cơ sở sản xuất kinh doanh số 3523/QĐ-UBND do Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 31/12/2007;

+ Quyết định về việc cho Công ty Cổ phần Mía đường thuê 535m2 đất để sử dụng vào mục đích cơ sở sản xuất kinh doanh số 3524/QĐ-UBND do Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 31/12/2007;

+ Quyết định về việc cho Công ty Cổ phần Mía đường thuê 2.415m2 đất để sử dụng vào mục đích cơ sở sản xuất kinh doanh số 3525/QĐ-UBND do Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 31/12/2007;

+ Quyết định về việc cho Công ty Cổ phần Mía đường thuê 56.053m2 đất để sử dụng vào mục đích cơ sở sản xuất kinh doanh số 3526/QĐ-UBND do Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 31/12/2007;

+ Quyết định về việc cho Công ty Cổ phần Mía đường thuê 13.907m2 đất để sử dụng vào mục đích Xây dựng khu nhà Hội trường công ty số 3536/QĐ-UBND do Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 31/12/2007;

+ Hợp đồng thuê đất số 42/HĐ-TĐ ngày 11/03/2009 giữa UBND tỉnh Đắk Lắk và Công ty Cổ phần Mía đường;

+ Quyết định số 1462/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung diện tích quy hoạch vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Mía đường ngày 12/06/2015;

+ Công văn số 2034/UBND-CN về việc đầu tư xây dựng có thời hạn các hạng mục công trình tại Nhà máy đường ngày 23/03/2016;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .......... do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp giấy chứng nhận đăng ký lần doanh nghiệp đầu ngày 28/06/2006 và đăng ký thay đổi lần thứ 9, ngày 05/07/2016;

+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chứa cháy số 84/TD-PCCC ngày 16/08/2017.

+ Giấy phép xây dựng có thời hạn số 2967/GPXD ngày 01/12/2017 của Sở Xây Dựng;

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện An toàn Thực phẩm của nhà máy số 182/2022/NNPTNT-ĐL có hiệu lực đến ngày 19/12/2025;

2.4. Quy mô cơ sở:

Tổng mức đầu tư của dự án là 83.314.090.000 đồng; Căn cứ vào khoản 3, Điều 9, Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 thì cơ sở có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng là dự án nhóm B. Nhà máy mía đường có công suất 66.500 tấn sản phẩm/năm thuộc thứ tự 15, cột 3, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/ND-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. Như vậy, dự án “Nhà máy đường” thuộc nhóm I, khoản 3a, điều 28 Luật Bảo vệ môi trường.

Cơ sở đã được phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường số: 2866/QĐ-UBND do UBND tỉnh Đắk Lắk cấp ngày13/10/2017 và Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 1308/STNMT-BVMT ngày 26/05/2020 của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đắk Lắk, do đó tại khoản 2, Điều 39 và khoản 3 điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc đối tượng phải lập giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND tỉnh Đắk Lắk.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án thực hiện theo nội dung tại phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:

Công suất: 3.500 tấn mía/ngày.đêm.

Nhu cầu sử dụng lao động của cơ sở là 310 nhân công và cán bộ. Thời gian hoạt động gồm 3 ca/ngày.

Tổng thời gian làm việc trung bình 190 ngày/mùa vụ từ tháng đầu tháng 11 đến hết tháng 05 năm sau.

3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:

Quy trình công nghệ sản xuất của cơ sở được thể hiện như sau:

Hình 1. Sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất của Nhà máy

Thuyết minh quy trình sản xuất:

Tiếp nhận mía:

Mía được vận chuyển về nhà máyhoàn toàn bằng xe tải, khối lượng mỗi bó nhỏ hơn 25 tấn, bó bằng dây cáp.

Cân xe mía vào và xe không ra để biết lượng mía nhập của từng người, cân đối lượng mía nhập cho phù hợp với nhu cầu của nhà máy.

Tại sân mía, mía được cần cẩu nhắc ra khỏi xe đưa xếp dự trữ hoặc đưa xuống bục xả mía. Lấy mẫu mía từng lô mía để xác định tỉ lệ tạp chất, chữ đường.

Xử lý mía:

Mía từ bàn lùa được cho xuống băng tải 1 phù hợp công suất ép. Dao khỏa bằng 1 làm cho chiều dày lớp mía trên băng tải đều, mật độ đều, phù hợp năng suất, tạo điều kiện cho máy băm đảm bảo năng lực công tác.

Mía qua 3 dao xé được xé tơi, đạt độ xé tơi > 85%, để tăng mật độ mía trên băng tải, tăng năng suất, hiệu suất ép. Trục khỏa bằng ở băng tải 2 làm cho lớp mía vào máy ép đều.

Nam châm điện tách sắt có trong mía (dao dựa, cánh khóa gẫy, dao băm gẫy...) vì chúng có thể làm hỏng máy ép hoặc gây ngừng ép lâu gây thiệt hại rất lớn.

Trích nước mía:

Mía qua hệ thống máy ép đã được căn chỉnh phù hợp để đạt năng suất ép và hiệu suất ép hiệu chỉnh > 85% (trích được khoảng 85% nước mía trong mía)

Thẩm thấu hỗn hợp 5 lần. Lượng nước thẩm khoảng 2 lần xơ trong mía, nhiệt độ nước khoảng 60-70oC để tăng hiệu suất ép.

Làm sạch nước mía: Gia vôi sơ bộ:

Nước mía sau ép được bơm lên trống lọc để loại cám mía. Sau đó chảy xuống thùng gia vôi sơ bộ.

Điều chỉnh lưu lượng sữa vôi, H3PO4 để pH đạt 6,6 – 6,8, P2O5 trong nước mía đạt 300-350 mg/lít nước mía. Sữa vôi có nồng độ 5-8 Bx (đơn vị đo nồng độ chất khô). Dùng H3PO4 pha loãng 5 - 6 lần để cho vào nước mía.

Mục đích của gia vôi sơ bộ là nâng pH nước mía lên để hạn chế đường bị chuyển hoá ở trong môi trường axít, tạo điểm đẳng điện của một số chất không đường làm cho chúng ngưng tụ. Tăng nồng độ Ca trong nước mía để ức chế hoạt động của vi sinh vật gây hại. Tổng lượng CaO dùng trong làm sạch nước mía = 2 - 3% so mía. Trong đó, gia vôi sơ bộ chiếm 1/3.

Nếu lượng P2O5 trong nước mía < 300 mg/lít, nhất là khi mía có nhiều keo nhớt (do mía cháy, bị sâu bệnh, để lâu ngày…) thì cần cho P2O5 vào để đạt nồng độ 300 - 350 mg P2O5/lít. Mục đích chính là giảm độ nhớt của nước mía. Từ đó tạo điều kiện cho phản ứng tạo CaSO3 trong xông SO2 xảy ra nhanh, triệt để. Lý do là phản ứng tạo kết tủa Ca3(PO4)2 ít bị độ nhớt ảnh hưởng. Ca3(PO4) tạo thành chất hấp phụ chất không đường, trong đó có keo nhớt làm giảm độ nhớt của nước mía mà phản ứng tạo CaSO3 thì có tốc độ phản ứng tỷ lệ nghịch độ nhớt.

Gia nhiệt 1:

Gia nhiệt nước mía 2 cấp, đến 55-650C. Dùng hơi thứ của 2 hiệu bốc hơi cuối.

Mục đích của gia nhiệt 1 là làm giảm độ nhớt tạo điều kiện cho các phản ứng hóa học xảy ra nhanh. Làm mất nước keo của nước, tăng nhanh quá trình ngưng tụ. Làm giảm độ hòa tan của muối sun fít can xi để chúng kết tủa được nhiều hơn.

Xông SO2 lần 1 và trung hòa:

Nước mía được bơm vào ngăn phía trên với áp lực 1,8 - 2,8 kg/cm2, qua vòi phun tạo chân khoảng 200 – 300 mmHg trong ngăn hút SO2. SO2 được hút vào và được nước mía cuốn theo xuống ống phản ứng (dài 6 – 8m). Ở đây dưới tác dụng của áp lực, xoáy trộn mạnh, SO2 được nước mía hấp thụ khoảng 80 – 90%. Gần cuối ống phản ứng nước mía đã được xông SO2 được gia vôi trung hòa, rồi qua thùng xoáy trộn, ở bộ phận này khí SO2 không được hấp thụ theo ống dẫn lên cao, ra ngoài trời, nước mía chảy xuống thùng chứa.

Khống chế lượng SO2 để pH sau xông đạt 3,4 – 3,8. Vì ở độ a xít này CaSO3 kết tủa rắn chắc. Do đó, lắng, lọc dễ. Nếu cho vôi ở nhiệt độ cao thì đường cũng ít bị phân hủy.

Mục đích xông SO2 lần 1 là tạo kết tủa CaSO3 có tính hấp phụ nhiều chất không đường, trong đó có nhiều keo nhớt. Kéo chúng theo trong quá trình lắng lọc, từ đó làm sạch nước mía. Đây là tác dụng chính của làm sạch bằng phương pháp SO2. Phản ứng tạo CaSO3 như sau:

SO2 + H2O = H2SO3

CaO + H2O = Ca(OH)2

H2SO3 + Ca(OH)2 = CaSO3 + H2O

Ngoài ra còn biến muối CaCO3, Fe CO3 có khả năng tạo mật muối CaO cao hơn thành muối CaSO3, FeSO3… có khả năng tạo mật cuối thấp hơn. Do đó giảm được tổn thất đường.

Khống chế lượng SO2 được hấp thu để tránh hiện tượng sau khi trung hòa còn thừa H2SO3 vì chúng sẽ hòa tan CaSO3 theo phản ứng: CaSO3 + H2SO3 = Ca(HSO3)2

Lượng Ca(HSO3)2 này sẽ bị nhiệt độ cao trong quá trình chế biến làm cho chuyển thành CaSO3, kết tủa trong đường ống, thiết bị.

Tại thùng trung hoà, sữa vôi được cho vào liên tục và được khống chế để pH luôn đạt 7 – 7,2. Ở đây do nước mía được phun mạnh nên nước mía và sữa vôi được hòa trộn đều. Sau đó được chảy xuống thùng đựng, để từ đó bơm đi gia nhiệt II.

Mục đích của cho vôi trung hòa là tạo điểm đẳng điện để ngưng tụ được nhiều chất không đường nhất. Hạn chế đường bị phân hủy do quá kiềm hoặc bị chuyển hóa do axít. Tạo kết tủa CaSO3 là chất có vai trò chính trong quá trình làm sạch.

Gia nhiệt II:

Gia nhiệt nước mía 2 cấp, đến 102-105oC.

Mục đích của gia nhiệt II là tăng nhiệt độ đến nhiệt độ sôi để giảm độ nhớt làm cho dễ lắng, làm ngưng tụ nhiều chất không đường.

Khống chế nhiệt độ gia nhiệt để nước mía vào lắng đạt từ 96 - 98oC. Không để cao hơn vì làm cho nước mía xáo động gây khó lắng.

Tản hơi:

Nước mía sau khi gia nhiệt II, được đưa vào thùng tản hơi để tách bọt khí trước khi vào lắng. Do đó làm cho dễ lắng hơn.

Lắng trong:

Ở đây, hòa đều chất trợ lắng với nước mía trước khi vào lắng để tăng tốc độ lắng, chất không đường kết tủa có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng nước mía lắng xuống bề mặt lắng (tốc độ lắng khoảng 0,6 -0,7m/giờ, thời gian dừng lại của nước mía trong thiết bị khoảng 60 - 90 phút). Sau đó, được lấy ra ở đáy thiết bị. Nước mía trong - nước mía đã được làm sạch - được lấy ra từ nhiều điểm ở phần trên cùng của ngăn lắng.

Lọc bùn:

Bùn lắng được bơm đi lọc để lấy tối đa đường còn trong đó. Nước bùn được trộn với cám mía để trợ lọc. Lượng cám mía được dùng khoảng 1/3 thể tích nước bùn. Nó được bơm hút từ bộ phận lấy cám mía ở băng tải bã. Phun nước rửa bùn trong quá trình lọc để giảm phần đường còn trong bã bùn. Lượng nước dùng bằng 50 – 100% so trọng lượng nước bùn, nhiệt độ khoảng 80oC. Nước mía lọc trong được hút sang bình hút chân không (chân không lọc = 150 - 200mmHg, thiết bị tạo chân không loại vòi phun).

Lọc cám mía:

Nước mía sau lắng trong, được cho chảy qua lưới lọc để lọc cám mía và các kết tủa không lắng được sau đó được hòa với nước lọc trong và được bơm đi gia nhiệt III.

Gia nhiệt III:

Gia nhiệt nước mía 2 cấp, đến 110 - 115oC, giúp cho nước mía nhanh bốc hơi. Dùng hơi thứ của hiệu 1, hơi thải của tua bin phát điện hoặc hơi giảm ôn, giảm áp từ lò hơi.

Bốc hơi:

Dùng hơi thải từ tua bin phát điện hoặc hơi giảm ôn, giảm áp từ lò hơi để cung cấp nhiệt cho thiết bị, áp suất hơi khoảng 3 atm cho hiệu 1, hiệu sau dùng hơi thứ của hiệu trước. Chân không hiệu cuối khoảng 650 mmHg.

Nước mía vào hiệu 1 có nồng độ 13 - 150Bx. Ra khỏi hiệu cuối có nồng độ khoảng 60oBx (nhiệt độ 55 – 60oC). Đảm bảo được yêu cầu của nấu đường. Sau đó được bơm đi lắng nổi để loại bớt chất không đường, chất màu; mật chè ra có màu vàng óng ánh.

Lọc kiểm tra:

Là hệ thống các túi lọc. Ở đó các chất kết tủa được các lưới lọc giữ lại tránh cho đường có những vết đen làm giảm chất lượng sản phẩm, nước lọc chảy xuống thùng đựng chè tinh.

Nấu đường:

Sử dụng hơi thứ hiệu II (chiếm 70% lượng hơi dùng nấu) và hơi thải cửa tua bin phát điện hoặc hơi giảm ôn, giảm áp từ lò hơi để nấu đường. Ưu tiên hơi nhiệt độ cao cho nấu đường non cấp thấp.

Khống chế nhiệt độ nấu 60 - 70oC, chân không buồng bốc hơi đạt 650mmHg. Dùng đường hồcátB, mậtchè, mậtA2,chèhồidungcát C làm nguyênliệunấu nonA.Nguyên liệu có độ tinh khiết Ap cao hơn cho vào trước. Nhiệt độ nguyên liệu cao hơn nhiệt độ nấu 3 - 5oC. Thời gian nấu một nồi non A từ 3 - 4 giờ.

Nấu đường, li tâm theo chế độ nấu được ban hành.

Cụ thể công đoạn nấu đường như sau: phương pháp nấu đường chân không, theo chế độ nấu 3 hệ, dùng đường hồ làm mầm tinh thể nấu đường A, dùng đường nghiền làm mầm tinh thể nấu đường B, C như hiện nay. Sơ đồ chế độ nấu như sau:

Trợ tinh:

Trợ tinh đường non A, B:

Thời gian trợ tinh khoảng vài giờ. Sau đó được bơm đến máng ly tâm.

Trợ tinh non C:

Đường non C được bơm liên tục vào thiết bị từ phía trên, dùng nước điều chỉnh tốc độ hạ nhiệt độ đường non để tăng hiệu suất kết tinh, đạt nhiệt độ khi ly tâm, lấy đường non C ra liên tục từ phía đưới.

Ly tâm, thành phẩm: Ly tâm non A:

Tách mật trong đường non thành đường cát A và mật A (gồm mật A nguyên và mật A loãng) đạt chỉ tiêu công nghệ. Thực hiện từng mẻ theo chu kỳ, tự động.

Ly tâm non B, C:

Đường chảy vào phễu liên tục với lưu lượng thích hợp. Dưới tác dụng của lực ly tâm, mật văng qua lỗ lưới ra khoang mật. Đường theo vách nghiêng trượt lên trên và văng vào ngăn đường. Đường cát và mật đạt chỉ tiêu công nghệ.

Các loại mật A1, A2, B được bơm đến thùng hòa loãng theo yêu cầu, sau đó chảy xuống thùng đựng chờ nấu đường.

Cát C được hồi dung bằng nước nóng hoặc mật chè đến oBx= 60. Sau đó đựơc bơm đi lắng nổi.

Cát B được hồ bằng nước nóng hoặc mật chè, sau đó được bơm đến thùng chứa chờ nấu đường.

Sấy, làm nguội đường:

Để độ ẩm và nhiệt độ đạt chỉ tiêu công nghệ.

Đóng bao, nhập kho:

Đường đạt chỉ tiêu chất lượng được đóng thành bao 50 kg, có tem KCS, mẫu mã bao theo quy cách đã công bố. Đường không đạt chỉ tiêu chất lượng thì hòa tan nấu lại hoặc hạ cấp bán cho người có mục đích sử dụng phù hợp.

3.3. Sản phẩm của cơ sở:

Bảng 2. Sản phẩm sản xuất trong 1 ngày.đêm

4. Nguyên, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

4.1. Nhu cầu nguyên liệu, hóa chất:

4.1.1. Nhu cầu nhiên liệu:

Bảng 3. Nhu cầu nguyên liệu sử dụng trung bình trong 1 ngày.đêm

4.1.2. Nhu cầu hóa chất:

Bảng 4. Nhu cầu hóa chất sử dụng trung bình trong 1 vụ

4.2. Nhu cầu điện, nước và nhiên liệu:

4.2.1. Nhu cầu sử dụng điện:

Nguồn cung cấp phục vụ hoạt động sinh hoạt công nhân, văn phòng làm việc trong thời gian nghỉ vụ (đầu tháng 5 – cuối tháng 9): từ mạng lưới điện quốc gia, đường điện 3 pha 22KV, 50Hz. Tổng nhu cầu trung bình khoảng 23.684,21 KW/tháng.

Nguồn cung cấp điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong thời gian sản xuất (từ đầu tháng 11 – cuối tháng 5 năm sau): sử dụng 02 turbine hơi nhiệt phát điện chạy bằng hơi (1 tuabin 3MW/giờ và 1 tuabin 7MW/giờ) nước tổng công suất 10MW/giờ.

4.2.2. Nhu cầu sử dụng nước:

4.2.2.1. Nguồn nước cung cấp cho hoạt động của cơ sở: Nguồn cấp nước:

- Nước mặt lấy từ hồ Ea Knốp

- Nước dưới đất lấy từ giếng khoan tại nhà máy

Nguồn cung cấp nước mặt cho cơ sở là nguồn nước cấp từ hồ Ea Knốp theo giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 39/GP-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk phê duyệt ngày 06/06/2024, lưu lượng 4.598 m3/ngày.đêm tương đường 873.600 m3/năm sử dụng cung cấp cho hoạt động sản xuất đường.

Nguồn cung cấp nước dưới đất cho cơ sở là nguồn nước cấp từ giếng khoan theo giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 45/GP-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk phê duyệt ngày 04/07/2023, lưu lượng 30 m3/ngày.đêm sử dụng cung cấp cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất nước uống đóng chai.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Khu du lịch phục hồi sức khỏe nước khoáng

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha