Hướng dẫn thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo sẵn sàng và ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra; nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động phát sinh từ sự cố tràn dầu đến môi trường sinh thái, kinh tế và đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam và khu vực lân cận.
Ngày đăng: 30-09-2024
123 lượt xem
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
Hà Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, có tọa độ địa lý từ 20°21’ đến 21°45’ vĩ độ Bắc, từ 105°45’ đến 106°10’ kinh độ Đông, diện tích đất tự nhiên 861,93 km2, dân số hơn 978,100 người. Tỉnh có 6 đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố Phủ Lý; thị xã Duy Tiên; các huyện: Kim Bảng, Bình Lục, Lý Nhân, Thanh Liêm); có 109 đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm 6 thị trấn, 20 phường, 83 xã). Tỉnh có vị trí tiếp giáp với các khu vực sau:
Tỉnh Hà Nam nằm ở phía Tây Nam Châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội có thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh, cách Hà Nội 58 km, có mạng lưới giao thông rất thuận lợi, là tỉnh có trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A chạy qua, là huyết mạch giao thông quan trọng của cả nước, thuận lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Địa hình tỉnh Hà Nam khá đa dạng, có núi đồi, vùng đồng bằng cao, vùng đồng bằng trũng, địa hình có 3 vùng rõ rệt.
Như vậy, địa hình ở tỉnh Hà Nam có sự tương phản giữa địa hình đồng bằng thấp, mật độ chia cắt và độ sâu chia cắt không đáng kể với địa hình đồi núi cao hơn hẳn, mật độ chia cắt và độ sâu chia cắt cũng lớn hơn rất nhiều so với vùng đồng bằng. Đây là đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Hà Nam.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH HÀ NAM
Hà Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thuộc tiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, đặc điểm nổi bật nhất là sự tương phản giữa mùa đông và mùa hè, cả về tính chất phạm vi và cường độ của các trung tâm khí áp, các khối không khí thịnh hành và hệ thống thời tiết kèm theo cũng thay đổi theo mùa.
Đánh giá chung: Đặc điểm thời tiết, khí hậu là yếu tố ảnh hưởng lớn đến độ nhớt, độ bốc hơi, phong hóa và khả năng lan truyền của vệt dầu trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu. Ngoài ra, đặc điểm khí tượng trong thời điểm xảy ra sự cố cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình ứng phó, khắc phục sự cố dầu tràn. Từ đó làm tăng hoặc giảm mức độ ảnh hưởng của sự cố tràn dầu đến môi trường và chi phí tổ chức ứng phó sự cố.
Trên địa bàn tỉnh Hà Nam có hai sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Đáy, đây là hai con sông chính cung cấp nước tưới và nơi nhận nước tiêu chính của tỉnh. Ngoài ra trong tỉnh còn có các sông khác như sông Nhuệ, sông Châu Giang, sông Sắt... Mật độ sông đạt 0,5 km/km2 với diện tích sông 2.992 ha.
Sông Hồng có lượng nước khá dồi dào là nguồn cung cấp nước chính cho tỉnh Hà Nam qua sông Nhuệ, sông Châu Giang và các trạm bơm, cống ven sông. Chiều dài sông chạy qua tỉnh 38,64 km, hàng năm sông bồi đắp một lượng phù sa tươi tốt cho diện tích đất ngoài đê bối và cho đồng ruộng qua hệ thống bơm tưới từ sông Hồng.
Sông Đáy, đoạn qua địa bàn tỉnh dài 49,56 km, là nguồn nước quan trọng cả về cấp thoát nước và là tuyến đường thuỷ (vận chuyển khoáng sản, vật liệu xây dựng) từ Hà Nam cung cấp cho các tỉnh trong vùng.
Các con sông khác như sông Nhuệ, sông Châu Giang, sông Sắt… không có nguồn thuỷ sinh, mà chủ yếu là lượng nước mưa và dòng chảy hồi quy của các khu tưới lấy từ sông Đáy, sông Hồng thông qua các cống Liên Mạc, cống Phủ Lý và các trạm bơm. Dòng chảy ở các sông này phụ thuộc vào việc lấy nước của các công trình thủy lợi trong tỉnh.
Nhìn chung, nguồn nước mặt của tỉnh khá thuận lợi cho phát triển trồng trọt, nuôi trồng, cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Hạn chế nổi bật là mùa khô thường thiếu nước và mùa mưa dễ bị úng ngập.
Đánh giá chung: Thủy văn, dòng chảy là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lan truyền của dầu trong môi trường nước, từ phạm vi ảnh hưởng của dầu tràn, cơ quan chỉ huy có thể đưa ra quyết định ứng phó sự cố phù hợp. Bên cạnh đó, các yếu tố trên trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động ứng phó. Thông thường, công tác quây chặn, thu gom dầu chỉ hiệu quả trong điều kiện thời tiết bình thường, dòng chảy quá lớn sẽ khó triển khai quây phao trên sông, dẫn đến dầu bị cuốn ra bên dưới phao hoặc bị tràn qua khỏi phao…
Tỉnh Hà Nam có hạ tầng giao thông kết nối liên vùng tương đối phát triển, là điểm mạnh của Hà Nam trong thu hút đầu tư, liên kết phát triển với các địa phương. Hệ thống giao thông thuận lợi (đường bộ, đường sắt, đường thủy) vận chuyển hàng hóa, kết nối đến các các địa phương trong tỉnh và với bên ngoài tỉnh, đã phát huy được vai trò là đầu mối giao thông cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội; bao gồm:
Tổng chiều dài đường bộ hiện có trên địa bàn tỉnh Hà Nam khoảng 5.530,8 km, có 6 loại đường gồm: Cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường chuyên dùng và đường giao thông nông thôn, cụ thể:
Đường sắt thuộc tuyến đường sắt Thống Nhất (đường sắt Bắc Nam), đoạn qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 31,25 km, đi qua 04 huyện, thị xã: Thị xã Duy Tiên, thành phố Phủ Lý, huyện Bình Lục, huyện Thanh Liêm. Ngoài ra còn có tuyến đường sắt chuyên dùng Phủ Lý - Kiện Khê - Bút Sơn, chiều dài 8,2 km.
Về luồng tuyến: Hệ thống đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh hiện có 196 km:
Về cảng, bến
Các phương tiện chủ yếu lưu thông trên tuyến sông Hồng và Sông Đáy; các tuyến sông còn lại tàu khó lưu thông do chưa được khơi thông luồng lạch, mực nước thấp và vướng đập thủy lợi. Các tuyến luồng đường thủy nội địa đang hoạt động có vai trò quan trọng trong tổng thể mạng lưới giao thông đường thủy quốc gia. Với hệ thống giao thông như vậy, Hà Nam rất thuận lợi trong việc giao lưu, vận chuyển hàng hoá và tiếp cận đến cảng biển, cảng hàng không.
Trong giai đoạn tới, trên địa bàn tỉnh Hà Nam sẽ được đầu tư nhiều tuyến đường huyết mạch đi qua như: Đường vành đai 5, đường nối vành đai 4 với vành đai 5, QL37B; đặc biệt là dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ được xây dựng, trong đó có ga Phủ Lý - Hà Nam và các tuyến đường nội tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi tăng cường liên kết với các địa phương, vùng lãnh thổ và tổ chức lại không gian phát triển mới, phù hợp, hiệu quả hơn.
Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện không có các dự án thăm dò, khai thác dầu khí.
Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện không có các cơ sở lọc hóa dầu.
Trên đất liền
Kho Xăng dầu K135 - Chi nhánh xăng dầu Hà Nam thuộc Công ty Xăng dầu Hà Nam Ninh - Petrolimex quản lý; Kho có 3 cụm kho gồm Kho Hang Hầm, Kho Hà Nam và Bến xuất K135.
+ Kho Hang Hầm được xây dựng trên diện tích khoảng 205.226 m2 nằm trong khu vực núi đá vôi thuộc thôn Lạt Sơn, Xã Thanh Sơn, Huyện Kim Bảng. Kho được xây dựng năm 1973, đi vào hoạt động năm 1978 với các công trình: khu bể chứa xăng dầu, nhà bơm, nhà hóa nghiệm, nhà đặt máy phát điện, kho vật tư, nhà thông gió, trạm biến áp, bể thu hồi xăng dầu, hệ thống xử lý nước thải.
Khu bể chứa xăng dầu: gồm 15 bể nổi bằng thép, hình trụ với tổng sức chứa thiết kế 50.000 m3 nằm trong lòng núi đá vôi. Trong đó có 5 bể chứa xăng các loại, 10 bể chứa dầu DO (mỗi bể có sức chứa 3.350 m3, cao 15,4 m, đường kính 17 m), các bể chứa được xây dựng độc lập, mỗi bể cách nhau 30m, ngăn cách nhau bằng vách đá vôi và cửa thép phòng nổ. Hệ thống bể chứa được liên kết với nhau bằng hệ thống đường ống công nghệ ɸ89 - ɸ159 chạy suốt theo chiều dài hang và thông với hệ thống công nghệ trên tuyến qua các van chặn, van an toàn. Tổng lượng xăng dầu tồn chứa trong các bể thường xuyên trong khoảng 25.000 m3 đến 33.000 m3.
Kho xăng dầu Hang Hầm thực hiện việc xuất chuyển xăng dầu được thực hiện bằng bơm (động cơ điện phòng nổ) tự chảy xuất chuyển hàng ra kho Hà Nam và Bến xuất; lưu lượng bơm xăng dầu 80 - 100 m3/giờ, xuất tự chảy 4 - 6 m3.
+ Kho Xăng dầu Hà Nam quy mô dung tích 20.000 m3 được xây dựng trên diện tích 42.970 m2 tại Phường Châu Sơn, Thành phố Phủ Lý. Kho gồm 4 bể chứa đặt nổi (mỗi bể chứa có dung tích 5.000 m3, đường kính 23 m, cao 13 m), làm bằng thép hình trụ, mỗi bể cách nhau 12 m; các hạng mục công trình: Khu vực máy bơm cứu hỏa, phòng điều hành sản xuất.
+ Bến xuất K135 với quy mô dung tích 1.600 m3 được xây dựng trên diện tích 13.494 m2 tại Phường Châu Sơn, Thành phố Phủ Lý. Bến xuất là nơi xuất một lượng lớn xăng dầu cho các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa ..., phục vụ cho An ninh Quốc phòng, phát triển kinh tế và phục vụ cho đời sống dân sinh. Bến Xuất có 4 bể chứa đặt nổi, làm bằng thép hình trụ, xung quanh bể chứa được xây đê bao theo đúng quy định. Trong kho Bến xuất luôn tồn chứa khoảng 1.000 - 1.200 m3 xăng dầu. Để bảo đảm an toàn, Bến xuất Kho xăng dầu K135 còn có 1 bể chứa rỗng dung tích 25 m3, sẵn sàng khi có sự cố.
Hệ thống đường ống công nghệ dẫn xăng dầu của Kho Xăng dầu K135 - Chi nhánh xăng dầu Hà Nam gồm 5 tuyến:
Tuyến ống cấp từ Kho K133 thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội đến Hố van số 6 Kho K135: Chi nhánh Xăng dầu Hà Nam quản lý, khai thác vận hành và bảo vệ tuyến ống xăng dầu gồm 02 đường ống ɸ159 với tổng chiều dài 30,8 km, đi qua 15 xã, 3 huyện, 2 tỉnh; đi qua sông Nhuệ 1, sông Nhuệ 2, sông Đáy. Đường ống vượt sông được làm bằng thép có độ dày 12mm. Đường ống xăng dầu đi ngầm dưới đất làm bằng thép có độ dày từ 5-7mm. Trên toàn tuyến có các công trình phụ trợ như: Chốt gác tuyến (4 chốt), nhà van (14 nhà), trạm Katốt (5 trạm).
Tuyến ống dẫn xăng dầu từ hố van số 6 đến công nghệ trong Kho:
+ Đường xăng: Đường nhập xăng ống ngầm 237m, đường nhập xăng ống nổi 538 m; đường xuất xăng ống ngầm 200 m, đường xuất xăng ống nổi 522 m.
+ Đường dầu: Đường nhập dầu ống ngầm 200 m, đường nhập dầu ống nổi 603 m; đường xuất dầu ống ngầm 200 m, đường xuất dầu ống nổi 532 m.
Tuyến từ kho Hang Hầm ra kho Hà Nam: Đường xăng 1.800 m, đường dầu 1.800 m.
Tuyến Kho Hà Nam: Đường ống nhập xăng 722 m, đường ống nhập dầu 229 m, đường ống xuất xăng 463 m, đường ống xuất dầu 390 m. Tuyến có toàn bộ đường ống nổi trên mặt đất.
Tuyến ống khu Bến xuất: Đường xăng 320 m, đường dầu 386 m, tuyến có toàn bộ là ống nổi.
Tổng Kho Xăng dầu Hải Linh Hà Nam, Công ty TNHH Hải Linh, xã Thi Sơn, Huyện Kim Bảng, trữ lượng 24.000 m3, xây dựng trên diện tích 80.073 m2.
Tổng kho xăng dầu Hải Linh Hà Nam có 06 bể chứa xăng dầu gồm: 03 bể chứa dầu, mỗi bể chứa 5.000 m3 với đường kính 21m, chiều cao 15,15m; 03 bể chứa xăng, mỗi bể chứa 3.000 m3 với đường kính 17,17m, chiều cao 15,15m.
Tuyến ống công nghệ trong nội bộ Tổng kho dài khoảng 1.326 m bao gồm cả ống nổi và ống chìm. Tuyến ống từ cảng về kho có 2 ống 8’’ nối từ cảng về kho dài khoảng 800 m, đi chìm dưới lòng đất. Cảng xăng dầu Hải Linh: Là cảng xuất nhập xăng dầu bằng đường thủy cho Tổng kho xăng dầu Hải Linh. Vị trí cảng nằm bên bờ phải sông Đáy, cách kho khoảng 800 m. Khu vực cảng có bố trí nhà làm việc điều hành cảng, sàn cầu tầu công nghệ, trụ neo, trụ va... Khu nước trong phạm vị cảng có chiều dài 78 m, chiều rộng mặt sông khoảng 160m; có khả năng tiếp nhận cho tầu, xà lan có trọng tải từ 500 đến 2000 DWT.
Toàn tỉnh có 163/166 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên đất liền đang hoạt động với tổng trữ lượng trên 9.700 m3.
Tỉnh hiện có 12 khu công nghiệp (8 khu công nghiệp đang hoạt động, 04 khu công nghiệp đang triển khai các thủ tục về quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng), 28 cụm công nghiệp (19 cụm công nghiệp đang hoạt động, 10 cụm công nghiệp đã được quy hoạch). Ngoài ra còn một số nhà máy có sử dụng, lưu chứa xăng dầu để phục vụ hoạt động.
Trên sông: Toàn tỉnh có 29 cảng thủy nội địa, 38 bến thủy nội địa; 157 phương tiện vận chuyển đường thủy, trong đó có 03 tàu hàng kinh doanh xăng dầu trên sông với trữ lượng khoảng 80 m3 gồm: Tầu dầu đường sông thuộc Công ty Cổ phần tập đoàn 68 tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm với trữ lượng 20 m3; Tầu dầu Anh Tú thuộc Công ty TNHH thương mại xăng dầu Anh Tú tại Thôn Đoan Vỹ, xã Thanh Hải, Thanh Liêm với trữ lượng 49 m3; Tầu dầu nổi - TB - 1502H thuộc Công ty TNHH Xuân Lan Hà Nam tại thôn Duyên Hà, xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân với trữ lượng 10 m3. (Chi tiết thông tin các cơ sở nêu trên tại Phụ lục IV).
Tỉnh Hà Nam không có lực lượng chuyên trách ứng phó sự cố tràn dầu, nhưng khi có sự cố tràn dầu xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh thì Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn điều động lực lượng, phương tiện của Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc (đường đi Đình Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng) tham gia ứng phó, theo Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021.
Tỉnh sẽ chủ động ký hợp đồng với đơn vị có năng lực thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố tràn dầu trong khu vực, như: Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam đóng tại P203, Tòa nhà A5, làng Quốc tế Thăng Long, đường Trần Đăng Ninh, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, các Đội ứng phó sự cố tràn dầu của Tổng kho Xăng dầu Hải Linh Hà Nam... để sẵng sàng ứng phó ngay khi có tình huống xảy ra.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ sở, dự án có phương án đầu tư trang thiết bị, vật tư để từng bước nâng cao năng lực tự ứng phó của cơ sở, dự án theo quy định hoặc ký kết thoả thuận, hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ quan, đơn vị có chức năng để đảm bảo năng lực ứng phó tại chỗ khi có sự cố xảy ra. Đồng thời huy động Đội ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở tham gia ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh khi cần thiết.
(Nguồn lực của các đơn vị nêu trên tại Phụ lục II).
Lực lượng
Khi có sự cố tràn dầu xảy ra, Ủy ban nhân dân tỉnh huy động các phương tiện, trang thiết bị, vật tư tìm kiếm cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu của các đơn vị: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh... để tổ chức ứng phó.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh có thể huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư ứng phó sự cố tràn dầu của các đơn vị ký hợp đồng với tỉnh, các đơn vị, doanh nghiệp, cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh. (Nguồn lực của các đơn vị nêu trên tại Phụ lục I).
Lực lượng, phương tiện phối hợp (cấp trên điều động):
Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc.
Các cơ quan, đơn vị của các Bộ, ngành đóng quân trên địa bàn tỉnh (Quân khu 3 là lực lượng nòng cốt).
(Nguồn lực ứng phó sự cố tràn dầu của các lực lượng trên tại Phụ lục III).
* Kết luận: Trên cơ sở nguồn lực tại chỗ của tỉnh; lực lượng, phương tiện hợp đồng với tỉnh, lực lượng, phương tiện tăng cường, phối hợp của trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam có khả năng ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu ở mức trung bình (trên 20 m3 đến dưới 500 m3).
Các Kho xăng dầu
Kho xăng dầu K135 - Chi nhánh xăng dầu Hà Nam thuộc Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh trữ lượng 71.600 m³, bao gồm các kho:
+ Kho xăng dầu Hang Hầm, Xã Thanh Sơn, Huyện Kim Bảng, trữ lượng 50.000 m³.
+ Kho Xăng dầu Hà Nam, phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, trữ lượng 20.000 m³.
+ Bến xuất K135, Phường Châu Sơn, Thành phố Phủ Lý trữ lượng 1.600 m3.
Tỉnh Hà Nam hiện có 163 cửa hàng xăng dầu trên đất liền thuộc địa bàn tỉnh. (Chi tiết tại bảng PL 4.5/Phụ lục IV kèm theo).
Trên các tuyến giao thông đường bộ: tỉnh Hà Nam hiện có 02 cụm Kho xăng dầu (04 kho), 2 bến xuất xăng dầu (thuộc 2 cụm kho trên) cung cấp cho các tỉnh phía Bắc, với hàng trăm lượt xe bồn chuyên chở xăng dầu hoạt động trên các tuyến giao thông đường bộ phục vụ nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, cũng như lưu thông qua địa bàn tỉnh tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra sự cố tràn dầu do mất an toàn giao thông (lật xe bật nắp bồn, đâm va gây thủng bồn chứa) hoặc do cháy nổ.
Trên các tuyến giao thông đường sắt: mỗi năm tỉnh Hà Nam có hàng trăm chuyến tàu chở xăng dầu lưu thông qua địa bàn tỉnh, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra sự cố tràn dầu do mất an toàn giao thông hoặc do cháy nổ.
Các ngành nghề trong quá trình sản xuất thường lưu chứa lượng lớn xăng dầu để sử dụng gồm: cơ sở sản xuất, sửa chữa, vận hành máy biến áp, thiết bị điện; nhà máy sản xuất, sửa chữa ô tô/xe máy; các nhà máy sản xuất sản phẩm linh kiện điện tử, sản xuất kim loại, xi măng; nhà máy cọc sợi/dệt/may/sản xuất giầy da; nhà máy sản xuất bia; nhà máy xử lý chất thải/tái chế dầu thải; đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt; các khu vực khai thác khoáng sản…
Điển hình các cơ sở lưu chứa lượng lớn xăng dầu để phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Nam gồm: Sản xuất máy biến áp điện lực tại KCN Châu Sơn với trữ lượng 24 m3; Sản xuất thiết bị điện và chế tạo máy biến áp truyền tải tại KCN Đồng Văn IV với trữ lượng 10m3; Cấp điện tại KCN Châu Sơn với trữ lượng 5m3; Sản xuất máy biến áp, chế tạo, gia công cơ khí, thiết bị điện tại KCN Châu Sơn với trữ lượng 5m3; Các cơ sở có trữ lượng lưu chứa 0,2 m3 gồm: Nhà máy sản xuất phôi thép tại khu công nghiệp Đồng Văn I; Nhà máy Sản xuất, lắp ráp, gia công, chế tạo và đúc các loại linh kiện, chi tiết, bộ phận, sản phẩm bằng kim loại cho các loại máy móc, thiết bị tại KCN Đồng Văn III; Nhà máy sợi, dệt vải, hoàn tất và may mặc chất lượng cao tại KCN Châu Sơn; Nhà máy may, thêu tại KCN Đồng Văn I...
Các tàu kinh doanh xăng dầu:
Tầu dầu đường sông thuộc Công ty Cổ phần tập đoàn 68 tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm với trữ lượng 20 m3; Tầu dầu Anh Tú, Công ty TNHH thương mại xăng dầu Anh Tú, xã Thanh Hải, Thanh Liêm với trữ lượng 49 m3; Tầu dầu nổi - TB - 1502H, Công ty TNHH Xuân Lan Hà Nam tại thôn Duyên Hà, xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân với trữ lượng 10 m3.
Các tàu thuyền tham gia giao thông trên sông: Hoạt động giao thông trên sông có tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu. Đối với các tàu vận chuyển xăng dầu, nguy cơ gây sự cố tràn dầu do các nguyên nhân: quá trình chuyển tải, xuất nhập xăng dầu vào kho và buôn bán cho các tàu vận chuyển vật liệu, du lịch, vận chuyển hàng hóa... không đúng quy trình; rò rỉ dầu từ các thiết bị chứa như khoang chứa dầu, bồn, téc xăng dầu; đâm va với các phương tiện thủy khác, đâm va với cảng gây nứt thủng, rò rỉ, đắm tàu; tràn dầu do cháy nổ, thiên tai...
Đối với các tàu vận chuyển vật liệu xây dựng, vận tải hàng hoá nguy cơ gây sự cố tràn dầu do các nguyên nhân: đâm va với các phương tiện thủy khác gây nứt thủng bồn chứa nguyên liệu, rò rỉ xăng dầu, đắm tàu; rò rỉ xăng dầu từ bồn chứa nhiên liệu của tàu; phương tiện thủy đâm va vào cảng; tràn dầu do cháy nổ, thiên tai...
Toàn tỉnh có 29 cảng thủy nội địa, các cảng có nguy cơ cao như:
Ngoài các nguy cơ sự cố tràn dầu nêu trên, tỉnh Hà Nam cần giám sát chặt chẽ các khu vực giáp ranh, để sớm phát hiện những sự cố tràn dầu từ bên ngoài tỉnh có khả năng ảnh hưởng đến tỉnh Hà Nam. Cần chú ý đặc biệt đến những vị trí tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu trên các đoạn sông giáp ranh như: Sông Hồng là ranh giới tự nhiên phía Đông của tỉnh Hà Nam với tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, có chiều dài 38,6 km trên lãnh thổ tỉnh; Sông Đáy là ranh giới giữa tỉnh Hà Nam và tỉnh Ninh Bình có chiều dài 47,6 km; Ngoài ra còn có một số sông nhỏ trên địa bàn tỉnh tiếp giáp với thành phố Hà Nội và tỉnh Ninh Bình như sông Nhuệ, sông Châu Giang, khi xảy ra sự cố tràn dầu từ các khu vực giáp ranh này có khả năng rất cao ảnh hưởng đến tỉnh Hà Nam.
>>> XEM THÊM: Nếu dầu tràn ra đường thì sao? Phải làm gì trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn