Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất thực phẩm tổng hợp

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất thực phẩm tổng hợp. Dịch vụ tư vấn giấy phép môi trường nhà máy sản xuất, cơ sở kinh doanh, trường học...

Ngày đăng: 14-01-2023

389 lượt xem

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy thực phẩm tổng hợp 

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH thực phẩm tổng hợp 

1.2. Tên dự án: Dự án Nhà máy thực phẩm tổng hợp

- Địa chỉ:  tỉnh Vĩnh Phúc.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án: Sở Xây dựng Vĩnh Phúc và Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc.

- Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch Bảo vệ môi trường của dự án số 1346/GXN-STNMT do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 18/5/2021.

- Quy mô của dự án đầu tư: Tổng vốn đầu tư của dự án là 433.095.000.000 VNĐ, phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công thì dự án thuộc Nhóm B. Căn cứ theo quy định tại Điều 39, Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Công ty phải có giấy phép môi trường, thẩm quyền cấp giấy phép là UBND tỉnh.

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án

1.3.1. Công suất hoạt động của dự án

- Sản xuất thanh cua: 92.000.000 sản phẩm/năm (tương đương 920 tấn sản phẩm/năm);

- Sản xuất bánh túi tiền mochi: 50.000.000 sản phẩm/năm (tương đương 1.250 tấn sản phẩm/năm).

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án

a. Công nghệ sản xuất bánh túi tiền mochi

Quy trình sản xuất công nghệ sản xuất bánh túi tiền Mochi

Hình 1. 1. Quy trình công nghệ sản xuất bánh túi tiền Mochi

* Thuyết minh quy trình công nghệ

- Bước 1: Rửa, ngâm, cấp đông, chiên giòn để làm đậu phụ chiên

Nguyên liệu đậu nành (bổ sung chất phụ gia Magie Clorua) sẽ được rửa sạch, ngâm và trộn lẫn với sữa đậu nành tạo đậu hũ. Sau đó tới quá trình chiên giòn đậu hũ, làm mát để giảm nhiệt độ ra môi trường làm việc. Đậu hũ lúc này được bơm khí để tạo phồng miệng túi đậu. Công đoạn nàyphát sinhnước thừa, bao bì, bột Okara (bã đậu), mùi.

- Bước 2: Rửa, ngâm, hấp, giã để làm bánh gạo

Nguyên liệu tiếp theo được sử dụng là gạo nếp và chất phụ gia. Gạo được rửa sạch, ngâm và hấp, nhào và trộn với tinh bột biến tính Acetylated Phosphate. Sau đó gạo được giã, phân loại, nặn bánh. Công đoạn này phát sinh nước thừa, bao bì.

- Bước 3: Giặt, sấy bầu khô

Nguyên liệu bầu khô được rửa sạch và sấy khô. Công đoạn này làm phát sinh nước thừa.

- Bước 4: Đóng gói với vỏ bầu khô, hấp, làm lạnh, cấp đông, đóng gói

Các nguyên liệu từ 3 công đoạn trên được trộn lẫn, sau đó đem hấp khử trùng (nhiệt độ hấp ≥ 85oC trong thời gian 42 phút). Hỗn hợp bánh chuyển tới thiết bị làm mát để giảm nhiệt độ (thiết lập thiết bị ở nhiệt độ ≤ 10oC trong thời gian 45 phút). Làm đông lạnh sản phẩm nhờ thiết bị tủ đông (nhiệt độ tủ đông – 40oC trong 50 phút). Sau đó, kiểm tra sản phẩm nhờ có máy dò kim loại và sản phẩm đạt được đóng gói vào thùng carton. Sản phẩm cuối cùng được bảo quản trong kho đông lạnh (nhiệt độ ≤ -18oC). Công đoạn này làm phát sinh đậu phụ chiên giòn thải.

Tất cả chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất của Nhà máy gồm túi nguyên liệu

thô, bao bì, găng tay, bột thừa, đậu phụ thừa đều được thu gom và chuyển tới đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo đúng quy định.

b. Quy trình công nghệ sản xuất thanh cua

Quy trình công nghệ sản xuất bánh thanh cua

Hình 1. 4. Quy trình công nghệ sản xuất thanh cua

* Thuyết minh quy trình công nghệ

- Bước 1: Trộn nguyên liệu

Bánh surimi được rã đông, sau đó đem trọn lẫn với gia vị, chất phụ gia và nước. các gia vị, phụ gia được sử dụng gồmcó: muối,đường, chất tăng cường hương bị, hương liệu, chát ổn định pH, chiết xuất cua, chất tạo ngọt sorbitol và gia vị Mirin để tạo mùi, giảm bớt mùi tanh; bột trứng trắng, bột mì, tinh bột biến tính (Acetylated Phosphate). Công đoạn này làm phát sinh surimi thừa, bao bì và nước thừa.

- Bước 2: Cuốn tạo hình bằng cách hấp và cắt

Nguyên liệu tiếp tục được trộn thêm màu thực phẩm, phụ gia sẽ được cắt để có kích thước phù hợp rồi dẫn tới máy hấp (nhiệt độ hấp khoảng 90 – 95oC, thời gian từ 15 – 20 phút). Công đoạn này làm phát sinh nước thừa và màu thực phẩm thừa.

- Bước 3: Hấp lần 1, hấp lần 2, làm mát và cấp đông

Hấp lần 1 nhằm mục đích giữ hình dạng ổn định cho thanh cua. Nhiệt độ hấp khoảng 90 – 95oC, thời gian từ 15 – 20 phút. Làm mát thanh cua để giảm nhiệt độ toả ra môi trường xung quanh (nhiệt độ làm mát: -5oC đến -10oC, thời gian từ 25 – 30 phút). Thanh cua sẽ tiếp tục được hấp lần 2 với nhiệt độ khoảng 20 – 30oC, và làm mát với nhiệt độ -5oC đến -10oC, thời gian lần này khoảng 30 – 40 phút.

Để bảo quản được lâu, sản phẩm được đưa vào tủ đông (nhiệt độ -25oC đến -35oC) để thực hiện đông lạnh.

Bước 4: Phát hiện sản phẩm lỗi và đóng gói

Các sản phẩm lỗi sẽ được phát hiện thông qua máy dò kim loại. Sản phẩm đạt yêu cầu sẽ đóng gói vào các thùng carton.

1.3.3. Sản phẩm của dự án

Sản phẩm của dự án là sản xuất thanh cua và bánh túi tiền mochi

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp nước của dự án đầu tư

1.4.1. Nguyên vật liệu và hoá chất sử dụng của dự án đầu tư

a. Nguyên liệu, nhiên liệu

Bảng 1. 1. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất

Nguyên liệu nhiên liệu cho sản xuất thực phẩm tổng hợp

Nhu cầu sử dụng hóa chất

1.4.2. Nhu cầu sử dụng điện

- Điện được lấy từ đường dây điện 22kV do Công ty Điện lực Vĩnh Phúc quản lý, được đấu nối từ trạm biến áp của KCN Thăng Long Vĩnh Phúc. Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, lượng tiêu thụ điện ước tính trung bình khoảng 77.500 (kWh/tháng).

1.4.3. Nhu cầu sử dụng nước

- Nguồn cấp nước cho dự án được lấy từ hệ thống cấp nước của KCN Thăng Long Vĩnh Phúc.

- Nước cấp cho sinh hoạt

Khi Dự án đi vào hoạt động, nước được sử dụng cho sản xuất; sinh hoạt của cán bộ, nhân viên, nước làm mát thiết bị và nước tưới cây, rửa đường. Nhu cầu sử dụng nước được dự báo như sau:

- Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt khoảng 10,86 m3/ng.đ;

- Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất khoảng 235 m3/ng.đ;

- Nhu cầu sử dụng nước cho quá trình làm mát thiết bị khoảng 0,3 m3/ng.đ;

- Nhu cầu sử dụng nước cho tưới cây, rửa đường khoảng 10 m3/ng.đ.

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:

Dự án được triển khai thực hiện phù hợp với các quy hoạch liên quan đến bảo vệ môi trường như:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ);

- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc);

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 4108/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc);

- Việc xây dựng dự án phát triển phù hợp với Quyết định số 3926/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 về việc phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu C4 tỷ lệ 1/2000 phát triển công nghiệp và đô thị phụ trợ tại huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc theo quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

- Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc là khu công nghiệp đa ngành, đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quyết định số 05/QĐ- BTNMT ngày 04/01/2017 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho Dự án “Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc” tại xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Các ngành nghề chính trong Khu công nghiệp bao gồm các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường, ưu tiên dự án công nghệ cao như Chủ dự án: Công ty TNHH sản xuất động cơ; công nghiệp phụ trợ; sản xuất phụ tùng; linh kiện cho ngành công nghiệp ôtô, xe máy; phụ kiện điện tử và sản phẩm cơ khí chính xác...

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Dự án Nhà máy thực phẩm tổng hợp  đang triển khai tại tỉnh Vĩnh Phúc. Công ty đã thoả thuận với Công ty về việc đấu nối nước thải sinh hoạt vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Thăng Long Vĩnh Phúc với tổng công suất 6.000m3/ng.đ (2 môdun, mỗi mođun 3.000m3/ng.đ). Hiện tại, hệ thống xử lý nước thải của KCN đang hoạt động với công suất khoảng 5.659m3/ng.đ. Các nhà máy trong KCN đang tiếp tục thực hiện đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Lượng nước thải phát sinh từ dự án khi đi vào hoạt động ổn định khoảng 251m3/ng.đ.

Vì vậy, hệ thống xử lý nước thải của Vĩnh Phúc với tổng công suất 6.000 m3/ng.đ hoàn toàn xử lý được nước thải của Dự án đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A trước khi thải ra sông Mây.

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa

Công ty xây dựng hoàn thiện hệ thống thu gom và tiêu thoát nước mưa trên toàn bộ khuôn viên dự án, bao gồm: Mương bê tông, mương đất, hố ga, đường ống thu, song chắn rác.

Hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn từ mái khu vực nhà máy, khu nhà văn phòng xuống mương thoát nước thông qua các đường ống nhựa PVC. Nước mưa nhập vào cống thoát nước, kết cấu BTCT D800, độ dốc i = 0,3% qua các hố ga (số lượng: 20 hố ga). Nước mưa mái và nước mưa bề mặt được thu gom theo 2 nhánh và cuối cùng đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của KCN thông qua cống thoát nước BTCT D600 vào 01 cống hộp thoát nước mưa KCN nằm giáp vỉa hè, đã được KCN Thăng Long Vĩnh Phúc bố trí sẵn. Kích thước cống hộp thoát nước mưa: 1.700mm´2.100mm.

Xem thêm: Mẫu giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất gạch ốp, lát Granite

 

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1