Mẫu giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em

Tư vấn giấy phép môi trường thủ tục trình nộp giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất thiết bị, cơ sở kinh doanh sản xuất, trường học... Đơn vị tư vấn giấy phép môi trường - Minh phuong Corp. Mọi chi tiết xin liên hệ hotline để được tư vấn: 0903 649 782.

Ngày đăng: 10-01-2023

982 lượt xem

Mẫu giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất:

Tư vấn giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em, thủ tục trình nộp giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất thiết bị, cơ sở kinh doanh sản xuất, trường học... Đơn vị tư vấn giấy phép môi trường - Minh phuong Corp. Mọi chi tiết xin liên hệ hotline để được tư vấn: 0903 649 782.

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em:

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Tên chủ dự án đầu tư

1.2. Tên dự án đầu tư

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

1.4.1. Nhu cầu sử nguyên vật liệu phục vụ sản xuất 

1.4.2. Nhu cầu về điện, nước và một số nguyên vật liệu khác

1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 

3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa

3.1.2. Thu gom, thoát nước thải 

3.1.3. Xử lý nước thải 

3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 

3.2.1. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải sản xuất 

3.2.2. Các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác. 

3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.

3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 

3.3.2. Chất thải rắn công nghiệp

3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 

3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. 

3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành. 

3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.

3.8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi 

3.9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học. 

3.10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. 29

CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 

4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải

4.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa: 450 m3/ngày.đêm

4.1.3. Dòng nước thải 

4.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 

4.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải 

4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 

4.2.1. Nguồn phát sinh khí thải 

4.2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa

4.2.3. Dòng khí thải

4.2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải

4.2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải

4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 

4.4. Nôi dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại: Không có

4.5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:

CHƯƠNG V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

5.1. Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thực hiện

5.1.1. Kết quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải

5.1.2. Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải

5.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật

5.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ.

5.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:

5.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án. 

5.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.

CHƯƠNG VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

PHỤ LỤC BÁO CÁO

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

BYT

Bộ Y tế

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CHXHCN

Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa

CP

Chính Phủ

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

ĐTV

Động thực vật

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

KT-XH

Kinh tế xã hội

Nghị định

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QH

Quốc hội

QL

Quốc lộ

QLMT

Quản lý môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

VNĐ

Việt Nam đồng

VSMT

Vệ sinh môi trường

XLNT

Xử lý nước thải

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3. 1. Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước mưa. 

Bảng 3. 2. Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt 

Bảng 3. 3. Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ. 

Bảng 3. 4. Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải sản xuất 

Bảng 3. 5. Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải tập trung. 

Bảng 3. 6. Danh mục hóa chất sử dụng. 

Bảng 3. 7. Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bụi, khí thải 

Bảng 3. 8. Thông số kỹ thuật của hệ thống lọc bụi túi vải 

Bảng 3. 9. Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại 

Bảng 4. 1. Giới hạn thông số được phép xả thải 

Bảng 4. 2. Vị trí, lưu lượng xả khí thải tối đa. 

Bảng 4. 2. Tổng hợp thông số và giá trị giới hạn cho phép các dòng khí thải 

Bảng 4. 3. Vị trí, phương thức xả khí thải 

Bảng 5. 1. Thiết bị phân tích mẫu nước thải 

Bảng 5. 2. Phương pháp đo tại hiện trường. 

Bảng 5. 3. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu nước thải 

Bảng 5. 4. Phương pháp phân tích mẫu nước thải 

Bảng 5. 5. Vị trí thời gian lấy mẫu nước thải toàn bộ công trình xử lý. 

Bảng 5. 6. Kết quả phân tích nước thải đầu vào. 

Bảng 5. 7. Kết quả phân tích nước thải sau hệ thống xử lý. 

Bảng 5. 8. Thiết bị đo đạc, lấy mẫu, phân tích khí thải 

Bảng 5. 9. Phương pháp đo tại hiện trường. 

Bảng 5. 10. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu khí thải 

Bảng 5. 11. Phương pháp phân tích mẫu khí thải 

Bảng 5. 12. Vị trí thời gian lấy mẫu nước thải toàn bộ công trình xử lý. 

Bảng 5. 13. Kết quả phân tích khí thải ống khói khu vực pha màu xưởng 9 (KT2). 

Bảng 5. 14. Kết quả phân tích khí thải ống khói khu vực pha màu xưởng 9 (KT3). 

Bảng 5. 15. Kết quả phân tích khí thải ống khói hệ thống lọc bụi tay áo. 

Bảng 5. 16. Thống kê vị trí, thời gian quan trắc môi trường nước thải 

Bảng 5. 17. Danh mục thông số quan trắc.

Bảng 5. 18. Thống kê vị trí, thời điểm quan trắc môi trường khí thải 

Bảng 5. 19. Tổng hợp thông số quan trắc môi trường khí thải 

Bảng 5. 20. Thông số quan trắc môi trường không khí xung quanh

Bảng 5. 21. Tổng hơp kinh phí quan trắc môi trường

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1. 1. Quy trình sản xuất đồ chơi bằng nhựa của nhà máy

Hình 1. 2. Quy trình sản xuất đồ chơi bằng nhựa kết hợp với vải, thú nhồi bông

Hình 1. 4. Quy trình công nghệ HTXLNT tập trung của nhà máy

Hình 3. 1. Sơ đồ thu gom, tiêu thoát nước mưa

Hình 3. 2. Sơ đồ thu gom nước thải của dự án

Hình 3. 3. Nguyên lý hoạt động bể tự hoại 

Hình 3. 4. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất 

Hình 3. 5. Quy trình hệ thống xử lý bụi, khí thải 

Hình 3. 6. Sơ đồ quy trình hệ thống xử lý khí thải dạng tháp

Hình 3. 7. Quy trình hệ thống xử lý bụi bằng lọc bụi túi vải 

Hình 3. 8. Sơ đồ thu gom và xử lý chất thải rắn của Công ty

Mẫu giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất thiết bị bằng nhựa: sản xuất đồ chơi trẻ em bằng nhựa.

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.Tên chủ dự án đầu tư:

- Địa chỉ văn phòng: tỉnh Nam Định.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:    

- Điện thoại:                                    

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1.2. Tên dự án đầu tư đề xuất cấp giấy phép môi trường

“Nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em"

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: tỉnh Nam Định.

- Sở Xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công điều chỉnh bổ sung và đánh giá điều kiện cấp phép để miễn giấy phép xâydựng công trình của dự án đầu tư Nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em tại Văn bản số 291/SXD-QLXD ngày 16/11/2020.

- Quyết định số 2632/QĐ-UBND ngày 30/10/2020 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em" của Công ty TNHH.

- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 3180/XH-STNMT ngày 05/11/2018 của Dự án "Nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em" – giai đoạn I.

- Văn bản số 387/STNMT-CCMT ngày 08/02/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường V/v thông báo kết quả kiểm tra công trình xử lý chất thải để vận hành thử nghiệm Dự án "Nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em Dream Plastic Nam Định".

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): nhóm B.

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư:

- Sản phẩm đồ chơi trẻ em bằng nhựa, vải khoảng 75.000.000 – 80.000.000 sản phẩm/năm (tương đương 18.000 tấn sản phẩm/năm).

- Sản phẩm thú nhồi bông khoảng 17.000.000 – 20.000.000 sản phẩm/năm (tương đương 4.300 tấn sản phẩm/năm).

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Quy trình sản xuất đồ chơi bằng nhựa

Quy trình công nghệ sản xuất đồ chơi bằng nhựa

Hình 1. 1. Quy trình sản xuất đồ chơi bằng nhựa của nhà máy

* Thuyết minh quy trình sản xuất:

- Sau khi nhận đơn hàng, bộ phận quản lý sản xuất sẽ tiến hành sắp xếp đưa vào sản xuất. Tùy từng loại sản phẩm cụ thể (như ô tô lắp ghép, các con vật, logo…) sẽ tiến hành nhập khuôn mẫu từ công ty mẹ, mỗi loại sản phẩm sẽ có một khuôn mẫu riêng. Tuy nhiên, công ty có thể xây dựng mô hình bằng thiết kế 3D và tạo mẫu sản phẩm trước khi khách hàng có yêu cầu, sản phẩm mẫu này được chế tác tự động bằng máy chế tác công nghệ cao sau đó tiến hành chỉnh sửa thủ công, loại bỏ hết các viền để có hình dạng và màu sắc giống với sản phẩm chính sau sản xuất.

- Nguyên liệu gồm những hạt nhựa nguyên sinh được định lượng bằng hệ thống cân tự động sau đó chuyển xuống phễu chờ để đưa vào máy đúc sản phẩm. Tại công đoạn gia nhiệt, điện năng được sử dụng để nâng nhiệt độ của nguyên liệu lên với nhiệt độ từ 1650C – 2250C, các hạt nhựa được làm nóng chảy. Nhựa ở trạng thái nóng chảy sẽ cho đi qua bộ phận đùn ép nóng vào khuôn mẫu định hình.

- Quá trình ép đúc như sau: Trên hai má kẹp của máy đúc có một khuôn mẫu (khuôn mẫu khác nhau tùy từng loại chi tiết). Trong hai má này có một má tĩnh (không di chuyển). Nửa khuôn được lắp trên má tĩnh này, nửa khuôn được lắp trên má động. Má động di chuyển ra vào để đóng mở khuôn. Ban đầu má động đi vào để đóng khuôn. Khi hai nửa khuôn đã được đóng thì má động sẽ tiếp tục ép để tạo ra một áp lực đóng khuôn. Trên máy đúc có một bộ phận rất quan trọng đó là trục vít tác dụng tạo ra áp lực đẩy nhựa lỏng vào khuôn. Khi khuôn đã đóng, trục vít vừa quay vừa tiến vào để phun nhựa lỏng vào lòng khuôn. Sau khi phun xong nó lùi ra đồng thời cũng xoay để nạp nhựa lỏng và vùng phía trước trục vít cho lần phun tiếp theo. Khuôn được giữ cho nhựa lỏng được đông đặc, nhiệt độ của khuôn được điều khiển bằng máy. Khuôn mở ra và sản phẩm được đẩy ra ngoài.

- Những chi tiết sau khi ép đúc thành hình sẽ được làm nguội bằng nước trước khi chuyển sang bộ phận in phun sơn.

- Quy trình sơn như sau: các chi tiết di chuyển trên băng tải vào buồng phun, súng phun được lắp ở hai phía đối diện buồng phun để có thể sơn cùng lúc hai mặt của sản phẩm. Công nhân tiến hành sơn sẽ điều chỉnh tốc độ cũng như lượng sơn phun ra. Lượng bột sơn dư không bám dính vào sản phẩm sẽ được thu hồi bằng bộ lọc, hiệu suất thu hồi của bộ lọc khá cao, khoảng 99%. Bột sơn dư, bột sơn thu hồi được tái sử dụng cho lần sơn sau bằng cách trộn thêm vào bột sơn mới để phun theo tỉ lệ 1:1.

- Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào sấy bằng máy sấy. Nếu cần vẽ thêm những hình thù khác nhau sản phẩm sẽ được chuyển đến bộ phận in phun rồi được chuyển đến bộ phận lắp ráp thành sản phẩm. Sản phẩm hoàn thiện được đưa qua bộ phận kiểm tra. Sau khi kiểm tra Công ty sẽ tiến hành đóng gói sản phẩm và chuyển tới kho lưu giữ sản phẩm.

Quy trình sản xuất đồ chơi từ nhựa kết hợp với vải, thú nhồi bông của nhà máy:

Quy trình sản xuất đồ chơi bằng nhựa

Hình 1. 2. Quy trình sản xuất đồ chơi bằng nhựa kết hợp với vải, thú nhồi bông

* Thuyết minh quy trình sản xuất

Nhập nguyên liệu: Nguyên liệu đạt yêu cầu chất lượng được công ty mua về và nhập kho nguyên liệu để phục vụ sản xuất.

Cắt vải, may: Mẫu hàng từ khách hàng cung cấp được thiết kế tạo hình, kiểm tra sau khi đạt yêu cầu sẽ đưa sang bộ phận cắt bán thành phẩm. Tại khâu cắt chia 2 loại cắt bằng laze và cắt bằng máy dập. Đối với các mẫu cắt bằng máy laze phát sinh khí thải, mùi khét được xử lý bằng hệ thống xử lý khí thải đồng bộ trong dây truyền công nghệ trước khi thải ra môi trường.

Công đoạn chải tóc: Chi tiết sau khi được may tóc tại công đoạn này sẽ tạo các kiểu mẫu tóc.

Công đoạn nhồi bông: Bông trước khi nhồi được làm tơi bông bằng hệ thống máy cán bông tự động đảm bảo độ đồng đều cho sản phẩm. Sau đó bông được hút lên máy để nhồi vào thú bán thành phẩm trong khu vực khép kín.

Công đoạn hoàn thiện: Sản phẩm sau khi được nhồi bông được may, trang trí và lắp ghép với đồ chơi bằng nhựa (tay, mặt, chân...) thì sản phẩm sau hoàn thiện được đưa sang công đoạn đóng gói.

Công đoạn đóng gói: Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được bộ phận kiểm tra chất lượng rà soát lại, sản phẩm đạt yêu cầu được gán mác, đóng gói lưu kho.

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:

Sản phẩm đầu ra của nhà máy là các sản phẩm đồ chơi, trò chơi từ nhựa, vải  khoảng 75.000.000 – 80.000.000 sản phẩm/ năm (tương đương 18.000 tấn sản phẩm/năm) và các sản phẩm thú nhồi bông khoảng 17.000.000 – 20.000.000 sản phẩm/năm (tương đương 4.300 tấn sản phẩm/năm).

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

1.4.1. Nhu cầu sử nguyên vật liệu phục vụ sản xuất

Nguyên liệu chính phục vụ hoạt động sản xuất tại nhà máy Nam Định chủ yếu là hạt nhựa PVC, ABS... sơn, dung môi và các nguyên phụ liệu khác như thùng carton, túi nilon,… phục vụ cho hoạt động sản xuất đồ chơi bằng nhựa và bông, vải, chỉ,… phục vụ cho hoạt động sản xuất đồ chơi thú nhồi bông (Các nguyên liệu được nhập đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, cũng như tiêu chuẩn an toàn chất lượng và an toàn cho trẻ khi tiếp xúc).

Bảng 1.9. Nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong giai đoạn ổn định

Stt

Tên nguyên liệu

Đơn vị

Hiện tại

Dự án hoạt động hết công suất

 

I

Nguyên liệu phục vụ sản xuất đồ chơi nhựa

 

1

Hạt nhựa (PVC, ABS, HIPS, PP,..)

Tấn/năm

10.500

12.000

 

2

Bột màu

Tấn/năm

54

60

 

3

Sơn, dung môi

Tấn/năm

150

170

 

4

Nguyên liệu khác (Thùng carton,..)

Tấn/năm

1.200

1.600

 

II

Nguyên vật liệu phuc vụ sản xuất đồ chơi bằng nhựa kết hợp với vải.

1

Hạt nhựa (PVC, ABS, HIPS, PP,..)

Tấn/năm

-

3.500

 

2

Vải

Tấn/năm

-

7.000

 

3

Bông

Tấn/năm

-

100

 

4

Nguyên liệu khác (chỉ, tóc,..)

Tấn/năm

-

5

 

III

Nguyên vật liệu sản xuất thú nhồi bông

1

Vải

Tấn/năm

-

10.000

 

2

Bông

Tấn/năm

-

320

 

3

Nguyên liệu khác (chỉ, tóc,..)

Tấn/năm

-

1

 

             
 

[Nguồn: Công ty TNHH Dream Plastic Nam Định]

Bảng 1.10. Nguyên vật liệu dung môi, hóa chất sử dụng trong dự án

Stt

Tên hóa chất

Đơn vị

Hiện tại

Dự án hoạt động hết công suất

1

Sơn ABS

Tấn/năm

33

50

2

Sơn PVC

Tấn/năm

40

60

3

Dung môi pha sơn ( Ethylene Glycol Butyl Ether)

Tấn/năm

53

80

4

Bột màu Poly Vinyl (hloride (PVC))

Tấn/năm

40

60

5

Dung dịch trộn nhựa (PVC Resi; Ethylene

Tấn/năm

4,7

7

1.4.2. Nhu cầu về điện, nước và một số nguyên vật liệu khác

a. Nhu cầu sử dụng điện.

- Nhu cầu sử dụng điện: Công suất tiêu thụ điện của Dự án sử dụng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, chiếu sáng, sinh hoạt của nhà máy. Một tháng nhà máy làm việc 26 ngày, trung bình 8h/ngày.

- Hiện trạng sử dụng: Dựa theo tình hình sử dụng của công ty, điện năng công ty sử dụng khoảng 1.420.130 kWh/tháng tương đương 54.620,38 kWh/ngày

- Dự án khi đi vào hoàn động đạt công suất thiết kế ước tính điện năng tiêu thụ khoảng 1.651.225 kWh/tháng tương đương 63.508,7 kWh/ngày.

b. Nhu cầu sử dụng nước

- Nguồn nước Công ty sử dụng được cung cấp bởi Công ty Cổ phần nước sạch và VSNT tỉnh Nam Định

Trong nửa đầu năm 2020 và năm 2021 tuy bị nạn đại dịch do Covid 19, nhưng Công ty luôn cố gắng duy trì hoạt động sản xuất đảm bảo công việc làm cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Vì vậy nhu cầu sử dụng nước của dự án không bị ảnh hưởng.

Căn cứ theo dõi hóa đơn sử dụng nước của Công ty trong 12 tháng năm 2021 và  02 tháng năm 2022 lượng nước sử dụng của công ty được thể hiện trong bảng dưới đây (Hóa đơn đính kèm Phụ lục):

Bảng 1.11. Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy trong giai đoạn hiện tại

TT

Tháng sử dụng

Nhu cầu nước

(m3/tháng)

Quy đổi

(m3/ngày đêm)

1

Tháng 1/2021

9284

357,1

2

Tháng 2/2021

8894

342,1

3

Tháng 3/2021

8971

345

4

Tháng 4/2021

8756

336,8

5

Tháng 5/2021

9567

368

6

Tháng 6/2021

9172

352,8

7

Tháng 7/2021

8545

328,7

8

Tháng 8/2021

8600

330,8

9

Tháng 9/2021

8489

326,5

10

Tháng 10/2021

8299

319,2

11

Tháng 11/2021

8060

310

12

Tháng 12/2021

8239

316,9

13

Tháng 1/2022

8759

336,9

14

Tháng 2/2022

8169

314,2

 

Tổng cộng

121,8

4.684,8

 

Trung bình

8.700,3 m3/tháng

334,6 m3/ngày đêm

[Nguồn: Công ty TNHH]

Như vậy tổng lượng nước nhà máy sử dụng thực tế trung bình trong 1 ngày là 334,6 (m3/ngày đêm) tương đương 8.700,3 (m3/tháng) trong đó một tháng nhà máy hoạt động 26 ngày. Trong đó:

+ Nước dùng trong sản xuất:

- Hoạt động sản xuất của công ty có sử dụng nước tại công đoạn làm nguội các sản phẩm nhựa sau quá trình tạo hình, và hoạt động vệ sinh khuôn đúc. Trong đó lượng nước sử dụng làm nguội không thải ra môi trường bên ngoài mà chỉ bị hao hụt do quá trình bay hơi, nên hàng ngày công ty cần bổ sung thêm một lượng nước nhất định để bù vào lượng nước đã bị hao hụt này. Căn cứ vào hoạt động sản xuất thực tế của Công ty lượng nước sử dụng trong quá trình này khoảng 15 m3/ngày.

- Lượng nước cung cấp cho hệ thống máy làm mát trong các nhà xưởng, ước tính khoảng 2 m3/ngày đêm.

- Lượng nước cấp cho hoạt động rửa bản in, ước tính 0,125 m3/ngày đêm.

- Lượng nước cấp để dập bụi sơn cho hệ thống xử lý khí thải của xưởng phun sơn, ước tính 2,5 m3/ngày đêm.

=> Vậy lượng nước cung cấp cho sản xuất của công ty khoảng 19,625 m3/ngày đêm.

- Dự án hoạt động hết công suất, quy mô công suất mới tăng gấp 1,24 lần so với hiện tại. Như vậy, ước tính lượng nước cấp cho các hoạt động sản xuất của nhà máy tăng gấp 1,24 lần so với hiện tại (trừ lượng nước cho hoạt động làm mát nhà xưởng).

+ Đối với lượng nước cấp cho hoạt động làm mát nhà xưởng: công ty có 9 nhà xưởng chính với lượng nước cấp làm mát là 2 m3/ngày đêm. Như vậy tính toán được một nhà xưởng cần cung cấp khoảng 0,33 m3/ngày đêm.

+ Nước dùng trong sinh hoạt:

+ Lượng nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt hiện tại của công ty là:

334,6 (m3/ngày đêm) – 19,6 (m3/ngày đêm.) = 315 m3/ngày đêm

Như vậy, hiện nay công ty có 3.800 công nhân với nhu cầu sử dụng nước là 315 m3/ngày.đêm => Một người sử dụng hết 0,0829 m3/ngày.đêm.

+ Khi dự án hoạt động hết công suất:

Số lao động dự kiến của công ty là 5.000 lao động. Vậy nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt là: 5.000 x 0,0829 = 414,5 m3/ngày.đêm.

Bảng 1.12. Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy

TT

Nhu cầu sử dụng

Giai đoạn

 hiện tại (m3/ngày đêm)

Giai đoạn hoạt động công suất tối đa (m3/ngày đêm)

1

Nước cấp sinh hoạt

315,0

414,5

2

Nước cấp sản xuất

19,6

24,8

2.1

Nước làm nguội sản phẩm

15

18,6

2.2

Nước làm mát nhà xưởng

2

2,48

2.3

Nước cấp cho hoạt động rửa bản in

0,125

0,155

2.4

Nước cấp để dập bụi sơn cho hệ thống xử lý khí thải của xưởng phun sơn

2,5

3,1

 

Tổng

334,6

439,3

c. Nhu cầu nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất:

Bảng 1.13. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của nhà máy

TT

Nhiên liệu

Đơn vị

Hiện tại

Dự án hoạt động hết công suất

Nguồn nhập

1

Mỡ bôi trơn thiết bị

Kg/năm

350

500

Việt Nam

2

Dầu thủy lực

Lít/năm

300

450

Việt Nam

3

Dầu máy

Lít/năm

150

250

Việt Nam

4

Gas

Tấn/tháng

1,5

2

Việt Nam

5

Dầu Diezel dùng cho máy phát điện

Kg/h

515,78

515,78

Việt Nam

[Nguồn: Công ty TNHH]

1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có): Không.

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Dự án phù hợp với quy hoạch phát triển của Thủ tướng chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, cụ thể như sau:

- Mục tiêu của Dự án phù hợp với mục tiêu tổng thể của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2341/QĐ-TTg ngày 02/12/2013 là: Xây dựng nền kinh tế của tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tập trung đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng phát triển; mức sống người dân từng bước được cải thiện; môi trường được bảo vệ bền vững, bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; xây dựng thành phố Nam Định thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2020, Nam Định có trình độ phát triển ở mức trung bình khá và đến năm 2030 đạt mức phát triển khá của vùng đồng bằng sông Hồng.

- Dự án phù hợp với mục tiêu chung của Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt tại Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 17/5/2012 là: Xây dựng ngành công nghiệp Nam Định ngày càng lớn mạnh, hiện đại, thân thiện với môi trường, có khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu vào khu vực và thế giới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân.

- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em của Công ty TNHH Dream Plastic Nam Định tại xóm 10, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa nông thôn, góp phần thúc đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện.

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Công ty TNHH Dream Plastic Nam Định được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số 0601125003 đăng ký lần đầu ngày 14/12/2016 và đăng ký thay đổi lần 3 ngày 06/11/2018.

Năm 2017, Công ty thực hiện thủ tục pháp lý xây dựng Nhà máy sản xuất các sản phẩm đồ chơi bằng nhựa tại xóm 10, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định với công suất sản xuất 60.000.000 – 65.000.000 sản phẩm/năm (tương đương 14.500 tấn sản phẩm/năm). Đã được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt ĐTM tại Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày 30/08/2017.

Năm 2018, dự án "Nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em Dream Plastic Nam Định" đi vào hoạt động và Chủ dự án đã lập hồ sơ xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường và đã được Sở Tài nguyên môi trường cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 3180/XH-STNMT ngày 05/11/2018.

Năm 2020, Chủ dự án thực hiện nâng công suất mở rộng dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em Dream Plastic Nam Định” với công suất sản phẩm đồ chơi, trò chơi từ nhựa, vải (bao gồm các sản phẩm đồ chơi, trò chơi từ nguyên liệu nhựa và vải; và từ nhựa) khoảng 75.000.000 – 80.000.000 sản phẩm/năm (tương đương 18.000 tấn sản phẩm/năm) và sản xuất thêm sản phẩm thú nhồi bông khoảng 17.000.000 - 20.000.000 sản phẩm/năm (tương đương 4.300 tấn sản phẩm/năm). Dự án nâng công suất mở rộng đã được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2632/QĐ-UBND ngày 30/10/2020.

Đến nay, Công ty đã hoàn thành xây dựng các hạng mục công trình của Dự án và bắt đầu hoạt động từ quý II/2021 với công suất đạt 40% công suất thiết kế.

Căn cứ vào Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ hàng quý, hàng năm của Nhà máy cho thấy chất lượng môi trường nước thải, khí thải, không khí xung quanh trong khu vực Dự án và xung quanh đều nằm trong giới hạn quy chuẩn quốc gia cho phép.

Nội dung đánh giá về sự phù hợp của Dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường được phê duyệt tại Quyết định số 2632/QĐ-UBND ngày 30/10/2020 và đến nay không có sự thay đổi.

Xem thêmMẫu giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất chế tạo công nghệ

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha