Mẫu giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà điều trị nội trú bệnh viện tỉnh

Nội dung cấp giấy phép môi trường như sau: Cấp phép cho Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình tỉnh V.P được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án “Nhà điều trị nội trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh V.P” và dự án “Nhà kỹ thuật nghiệp vụ và các công trình phụ trợ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh V.P”.

Ngày đăng: 08-02-2023

527 lượt xem

Mẫu giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà điều trị nội trú bệnh viện tỉnh và nhà kĩ thuật nghiệp vụ và các công trình phụ trợ - Bệnh viện đa khoa tỉnh VP

Nội dung cấp giấy phép môi trường như sau

 Cấp phép cho Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình tỉnh V.P được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án “Nhà điều trị nội trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh V.P” và dự án “Nhà kỹ thuật nghiệp vụ và các công trình phụ trợ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh V.P” với các nội dung như sau:

1. Thông tin chung của dự án đầu tư:

1.1. Tên dự án đầu tư: “Nhà điều trị nội trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh V.P” và “Nhà kỹ thuật nghiệp vụ và các công trình phụ trợ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh V.P”.

NỘI DUNG CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG: XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC VÀ YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI

A. NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ NƯỚC THẢI:

1. Nguồn phát sinh nước thải:

1.1. Các nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt:

- Nguồn số 01: Nước thải từ rửa sàn và lavabo phát sinh từ khu nhà vệ sinh.

- Nguồn số 02: Nước thải từ xí, tiểu phát sinh từ khu nhà vệ sinh.

- Nguồn số 03: Nước thải từ khu vực bếp ăn (Khoa dinh dưỡng).

1.2. Các nguồn phát sinh nước thải y tế:

- Nguồn số 04: Nước thải y tế từ hoạt động khám chữa bệnh (rửa dụng cụ thiết bị y tế), xét nghiệm từ các khoa của Bệnh viện.

- Nguồn số 05: Nước thải từ khoa y học hạt nhân.

1.3. Các nguồn khác:

- Nguồn số 06: Nước thải từ phòng giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn mền cho các giường bệnh (Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn).

2. Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải:

2.1. Nguồn tiếp nhận dòng nước thải: hệ thống thoát nước thải của thành phố Vĩnh Yên do UBND thành phố Vĩnh Yên quản lý.

- Vị trí xả thải: tại hố ga thoát nước thải dưới lòng đường Bà Triệu, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Tọa độ vị trí xả thải: X(m) = 2358444,499; Y(m) = 562149,951.

(VN-2000, kinh tuyến trc 105000, múi chiếu 30).

- Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 1.100 m3/ngày (24 giờ).

- Phương thức xả nước thải: Tự chảy.

- Chế độ xả nước thải: Liên tục (24 giờ/ngày).

2.2. Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế (Cột B, K = 1,0), cụ thể như sau:

STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

1

pH

-

6,5 – 8,5

03 tháng/lần

Phải hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024 theo quy định tại Điều 97 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

2

COD

mg/L

100

3

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/L

100

4

NH4+ (tính theo N)

mg/L

10

5

Sulfua (tính theo H2S)

mg/L

4,0

-

6

BOD5 (20oC)

mg/L

50

-

7

NO3- (Tính theo N)

mg/L

50

-

8

PO43- (Tính theo P)

mg/L

10

-

9

Dầu mỡ động thực vật

mg/L

20

-

10

Tổng hoạt độ phóng xạ α

Bq/L

0,1

-

11

Tổng hoạt độ phóng xạ β

Bq/L

1,0

-

12

Tổng coliforms

MPN/

100mL

5.000

-

13

Salmonella

Vi khuẩn/

100mL

KPH

-

14

Shigella

Vi khuẩn/

100mL

KPH

-

15

Vibrio Cholerae

Vi khuẩn/

100mL

KPH

-

B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

1. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải và hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục:

1.1. Mạng lưới thu gom nước thải:

- Nước thải (từ các nguồn số 01 và 02): nước đen (sau khi thu gom, xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại) được nhập chung với nước xám và tự chảy hoặc bơm bằng đường ống về hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện để xử lý.

- Nước thải (từ nguồn số 03): thu gom, xử lý sơ bộ tại bể tách dầu mỡ và được bơm qua đường ống về hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện để xử lý.

- Nước thải (từ các nguồn số 04 và 06): thu gom, xử lý sơ bộ tại bể trung hoà và tự chảy (đối với nước thải từ nguồn số 06) hoặc bơm (đối với nước thải từ nguồn số 04) qua đường ống về hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện để xử lý.

- Nước thải nhiễm xạ (từ nguồn số 05): thu gom, lưu giữ tại Bể phân rã phóng xạ (thời gian lưu nước để phân rã chất thải phóng xạ là 180 ngày) và được bơm bằng đường ống về hệ thống xử lý nước thải tẬp trung của bệnh viện để xử lý.

1.2. Công trình, thiết bị xử lý nước thải:

1.2.1. Bể tự hoại: 07 bể, trong đó dự án “Nhà Điều trị nội trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc” có 04 bể và dự án “Nhà kỹ thuật nghiệp vụ và các công trình phụ trợ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc” có 03 bể.

- Tóm tắt quy trình công nghệ: Nước đen (nguồn số 02) → Ngăn chứa → Ngăn lắng → Ngăn lọc → Hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Tổng dung tích thiết kế: 420,626 m3, bao gồm: dự án “Nhà Điều trị nội trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc” có 01 bể có dung tích 157,5 m3, 01 bể có dung tích 135 m3 và 02 bể có dung tích mỗi bể là 11,113 m3; dự án “Nhà kỹ thuật nghiệp vụ và các công trình phụ trợ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc” có 02 bể có dung tích mỗi bể là 47,4 m3 và 01 bể có dung tích 11,1 m3.

- Hóa chất, vật liệu sử dụng: Không.

1.2.2. Bể tách dầu mỡ:

- Tóm tắt quy trình công nghệ: Nước thải  (nguồn số 03) → Hố ga tách rác → Bể tách mỡ (có lắp đặt thiết bị tách mỡ) → Hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Tổng dung tích thiết kế: 88,1 m3.

- Hóa chất, vật liệu sử dụng: Không.

1.2.3. Bể trung hoà: 02 bể

- Tóm tắt quy trình công nghệ: Nước thải (nguồn số 04 và 06)→ Bể trung hoà → Hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Tổng dung tích thiết kế: 74,95 m3, bao gồm: Nguồn số 04 sử dụng 01 bể (dung tích 34,65 m3); Nguồn số 06 sử dụng 01 bể (dung tích 40,3 m3.

- Hóa chất, vật liệu sử dụng: Không.

1.2.4. Bể phân rã phóng xạ: 02 bể

- Tóm tắt quy trình công nghệ: Nước thải (nguồn số 05) → Ngăn lưu giữ số 01 → Ngăn lưu giữ số 02 → Ngăn lưu giữ số 03 → Ngăn lưu giữ số 04 → Hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Tổng dung tích thiết kế: 460,8 m3, bao gồm: dự án “Nhà Điều trị nội trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc” có 01 bể gồm 04 ngăn, dung tích mỗi ngăn là 39,2 m3; dự án “Nhà kỹ thuật nghiệp vụ và các công trình phụ trợ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh VP” có 01 bể gồm 04 ngăn, dung tích mỗi ngăn là 76 m3.

- Hóa chất, vật liệu sử dụng: Không.

1.2.5. Hệ thống xử lý nước thải tập trung:

- Tóm tắt quy trình công nghệ: Nước thải → Bể thu gom → Bể điều hòa → Bể thiếu khí → Bể hiếu khí → Bể MBR → Bể khử trùng → Mương quan trắc tự động nước thải → Hệ thống thoát nước thải của Thành phố Vĩnh Yên.

- Công suất: 1.100 m3/ngày.

- Hóa chất: H3PO4, H2SO4, NaOH, Javel.

1.3. Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố:

- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn vận hành, an toàn lao động cho cán bộ, nhân viên vận hành, trang bị các máy bơm dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống thu gom, xử lý nước thải.

- Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thu gom, xử lý nước thải theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Thực hiện các biện pháp điều tiết, sử dụng nước tiết kiệm để giảm thiểu nước thải phát sinh trong thời gian khắc phục sự cố; bố trí van, đường ống hoàn lưu nước thải sau xử lý về bể điều hòa trong thời gian khắc phục sự cố của hệ thống xử lý nước thải.

2. Kế hoạch vận hành thử nghiệm:

2.1. Thời gian vận hành thử nghiệm: không quá 06 tháng từ thời điểm hiệu lực của Giấy phép này.

2.2. Công trình phải vận hành thử nghiệm: Hệ thống xử lý nước thải tập trung.

2.2.1. Vị trí lấy mẫu: tại hố ga thoát nước thải dưới lòng đường Bà Triệu, phường Liên Bảo, tỉnh VP.

2.2.2. Chất ô nhiễm và giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm: theo nội dung được cấp phép tại Phần A Phụ lục này.

2.3. Tần suất lấy mẫu: thực hiện quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT, cụ thể: Quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp (tại vị trí nêu tại điểm 2.2 mục B Phụ lục này) trong giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải.

3. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường:

3.1. Đối với nước được thải từ các máy điều hòa tại khu vực văn phòng, khoa phòng chuyên môn (là nước ngưng tụ từ hơi nước trong không khí) không phải kiểm soát, được xả để bay hơi tự nhiên.

3.2. Có sổ nhật ký vận hành, ghi chép đầy đủ thông tin của quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải. Trong quá trình vận hành thử nghiệm, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình tỉnh Vĩnh Phúc có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.

3.3. Tổng hợp, đánh giá số liệu quan trắc nước thải và lập báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải.

3.4. Đảm bảo bố trí đủ kinh phí, nhân lực, thiết bị, hóa chất,... vận hành tốt nhất các công trình thu gom, xử lý và xả nước thải của bệnh viện.

NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ KHÍ THẢI VÀ YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ KHÍ THẢI

A. NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ KHÍ THẢI:

1. Nguồn phát sinh khí thải:

- Nguồn số 01: Khí thải từ hệ thống xử lý nước thải, lưu lượng khí thải tối đa 6.000 m3/giờ.

- Nguồn số 02: Khí thải từ máy phát điện dự phòng, lưu lượng khí thải tối đa 32.400 m3/giờ

2. Dòng khí thải, vị trí xả thải:

2.1. Vị trí xả khí thải.

- Dòng khí thải số 01: Tương ứng với ống thoát khí của hệ thống xử lý nước thải (nguồn số 1). Tọa độ vị trí xả thải: X(m) = 2358455,452; Y(m) = 562068,542.

- Dòng khí thải số 02: Tương ứng với ống thoát khí thải của máy phát điện dự phòng số 1 (nguồn số 2), tọa độ vị trí xả khí thải: X(m) = 2358563,118; Y(m) = 561982,561.

- Dòng khí thải số 03: Tương ứng với ống thoát khí thải của máy phát điện dự phòng số 2 (nguồn số 2), tọa độ vị trí xả khí thải: X(m) = 2358462,771; Y(m) = 561985,644.

- Dòng khí thải số 04: Tương ứng với ống thoát khí thải của máy phát điện dự phòng số 3 (nguồn số 2), tọa độ vị trí xả khí thải: X(m) = 2358462,275; Y(m) = 561989,187.

(Theo hệ tọa độ VN 2000 kinh tuyến trục 105o00 múi chiếu 30)

Vị trí xả khí thải trên nằm trong khuôn viên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2. Lưu lượng xả khí thải lớn nhất:

-  Dòng khí thải số 01: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 6.000 m3/giờ.

- Dòng khí thải số 02: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 10.800 m3/giờ.

- Dòng khí thải số 03: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 10.800  m3/giờ.

- Dòng khí thải số 04: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 10.800  m3/giờ.

2.2.1. Phương thức xả khí thải

-  Dòng khí thải số 01: liên tục 24/24 h.

- Dòng khí thải số 02, 03 và 04: gián đoạn (khi có hoạt động của máy phát điện dự phòng).

2.2.2. Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường:

- Dòng thải số 01: Không yêu cầu về chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường do chưa có quy chuẩn kỹ thuật so sánh về mùi.

- Dòng khí thải số 02, 03 và 04: Chất lượng khí thải khi xả vào môi trường phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (cột B, Kv=1 và Kp=0,8) trước khi xả ra môi trường, cụ thể như sau:

 STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

1

Bụi tổng

mg/Nm3

168

Không thuộc đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải định kì (theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Không thuộc đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục (theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

2

Cacbon oxit, CO

mg/Nm3

800

3

NOx (tính theo NO2)

mg/Nm3

680

4

Lưu huỳnh đioxit, SO2

mg/Nm3

400

B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ KHÍ THẢI:

1. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý khí thải:

1.1. Mạng lưới thu gom:

- Nguồn số 01: khí thải từ các bể xử lý của hệ thống xử lý nước thải được quạt hút hút về tháp hấp thụ mùi.

- Nguồn số 02, 03 và 04: khí thải sau khi ra khỏi động cơ được quạt hút qua bộ lọc khí thải (bầu lọc).

1.2. Công trình, thiết bị xử lý khí thải:

- Nguồn số 01:

+ Tóm tắt quy trình công nghệ: Khí thải → Quạt hút → Tháp hấp xử lý mùi (sử dụng dung dịch hấp thụ là NaOH) → Thoát ra môi trường.

+ Công suất thiết kế: 6.000 m3/giờ.

+ Hóa chất, vật liệu sử dụng: NaOH.

- Nguồn số 02, 03 và 04:

+ Tóm tắt quy trình công nghệ: Khí thải → Bộ lọc khí thải (đồng bộ với máy phát điện) → Ống thoát khí → Thoát ra môi trường.

+ Công suất thiết kế: gồm 3 bộ lọc khí thải tương ứng với 03 máy phát điện dự phòng được lắp đặt, công xuất xử lý mỗi bộ lọc là 10.900 m3/giờ.

+ Hóa chất, vật liệu sử dụng: không.

1.3. Hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục: Không

1.4. Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố:

- Đào tạo đội ngũ cán bộ vận hành có kỹ thuật tốt, nắm vững quy trình vận hành và có khả năng sửa chữa, khắc phục khi sự cố xảy ra.

- Định kỳ kiểm tra thiết bị quạt hút, ống dẫn khí, theo dõi thường xuyên quá trình vận hành, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.

- Thực hiện các biện pháp điều tiết, sử dụng nước tiết kiệm để giảm thiểu nước thải phát sinh trong thời gian khắc phục sự cố; bố trí van, đường ống hoàn lưu nước thải sau xử lý về bể điều hòa trong thời gian khắc phục sự cố của hệ thống xử lý nước thải.

2. Kế hoạch vận hành thử nghiệm:

Không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm.

3. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường:

Đảm bảo bố trí đủ nguồn lực, thiết bị, vật liệu để thường xuyên vận hành hiệu của công trình thu gom, xử lý khí thải.

BẢO ĐẢM GIÁ TRỊ GIỚI HẠN ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG VÀ CÁC YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

A. NỘI DUNG CẤP PHÉP VỀ TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG:

1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:

- Nguồn số 01: Hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Nguồn số 02: Máy phát điện dự phòng.

2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:

- Nguồn số 01: Tọa độ đại diện: X(m) = 2358455,452; Y(m) = 562068,542.

- Nguồn số 02: Tọa độ đại diện: X(m) = 2358462,771; Y(m) = 561985,644.

(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 105o00’ múi chiếu 3o)

3. Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:

3.1. Tiếng ồn:

TT

Từ 6 giờ đến 21 giờ

(dBA)

Từ 21 giờ đến 6 giờ

(dBA)

Tần suất quan trắc định kỳ

Ghi chú

1

55

45

-

Khu vực đặc biệt

 

3.2. Độ rung:

TT

Từ 6 giờ đến 21 giờ

(dBA)

Từ 21 giờ đến 6 giờ

(dBA)

Tần suất quan trắc định kỳ

Ghi chú

1

60

55

-

Khu vực đặc biệt

B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG:

-   Bố trí cây xanh, tường bao bệnh viện để giảm thiểu tiếng ồn.

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng (tra dầu, mỡ, vệ sinh) máy phát điện dự phòng và các máy móc của hệ thống xử lý nước thải tập trung để đảm bảo hoạt động ổn định và hạn chế phát sinh tiếng ồn, độ rung.

YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

A. QUẢN LÝ CHẤT THẢI:

1. Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh:

1.1. Khối lượng, chủng loại chất thải y tế nguy hại, chất thải phải kiểm soát phát sinh thường xuyên:

STT

Tên chất thải

chất thải

Khối lượng
phát sinh

(kg/năm)

  1.  

Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung

12 06 05

12.000

  1.  

Chất thải y tế lây nhiễm

13 01 01

168.400

  1.  

Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào

13 01 03

1.400

  1.  

Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng có chứa thuỷ ngân và các kim loại nặng

13 03 02

10

  1.  

Các loại pin thải

16 01 12

7

  1.  

Dầu, mỡ thải

16 01 08

250

  1.  

Giẻ lau dính thành phần nguy hại

18 02 01

200

  1.  

Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, các dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất

18 01 04

1.800

TỔNG KHỐI LƯỢNG

 

184.067

1.2. Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh thường xuyên (không bao gồm chất thải rắn thông thường được phép tái sử dụng, sử dụng trực tiếp, ký hiệu là TT-R):

TT

Tên chất thải

chất thải

Khối lượng phát sinh (kg/năm)

1

Hộp mực máy in văn phòng

08 02 08

200

2

Bùn thải từ các bể tự hoại

12 05 06

10.000

3

Dược phẩm, hóa chất thải bỏ không có thành phần nguy hại

18 01 09

150.000

 

TỔNG KHỐI LƯỢNG

 

160.200

1.3. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh: 460 tấn/năm

2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn y tế thông thường, chất thải nguy hại:

2.1. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại:

- Thiết bị lưu chứa: Thùng chứa có nắp đậy.

- Khu vực lưu giữ: kho chứa chất thải y tế nguy hại có diện tích 27,6m2, nền chống thấm, tường bao, mái che; kho lưu giữ chất thải có tính phóng xạ có diện tích khoảng 10m2, nằm trong khu xạ trị với các thiết kế yêu cầu đặc biệt tránh rò rỉ tia phóng xạ ra môi trường (tường có lớp cách chì dày 2mm nằm giữa 2 lớp tường dày 100mm nhẵn, không thấm nước, dễ tẩy xạ).

2.2. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường:

- Thiết bị lưu chứa: Thùng chứa có nắp đậy, bao bì mềm.

- Khu vực lưu giữ: Kho chứa có diện tích là 36,12 m2, nền chống thấm, tường bao, mái che.

2.3. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt:

- Thiết bị lưu chứa: Bố trí thùng chứa tại các khu vực phù hợp.

- Khu vực lưu giữ: Kho chứa có diện tích là 27,6 m2, nền chống thấm, tường bao, mái che.

B. YÊU CẦU VỀ PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

1. Thực hiện quy định phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường theo quy định tại Điều 122, Điều 124, Điều 125 và Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

2. Có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong Giấy phép môi trường này. Trường hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó sự cố khác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 124 Luật Bảo vệ môi trường thì phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

XEM THÊM: Tư vấn xin cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư xây dựng lắp đặt máy móc thiết bị xử lý rác thải

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha