Mẫu giấy phép môi trường dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo và gà thịt

Dịch vụ tư vấn giấy phép môi trường dự án đầu tư, nhà máy sản xuất chăn nuôi, cơ sở kinh doanh, trường học. Dự án trang trại chăn nuôi heo và gà thịt với quy mô Chăn nuôi 2.000 heo thịt/lứa, 02 lứa/năm.

Ngày đăng: 15-01-2023

734 lượt xem

Mẫu giấy phép môi trường dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo và gà thịt

Dịch vụ tư vấn giấy phép môi trường dự án đầu tư, nhà máy sản xuất chăn nuôi, cơ sở kinh doanh, trường học. Dự án trang trại chăn nuôi heo và gà thịt với quy mô Chăn nuôi 2.000 heo thịt/lứa, 02 lứa/năm.

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.1.  TÊN CHỦ CƠ SỞ: HỘ CHĂN NUÔI 

  • Địa chỉ: tỉnh Lâm Đồng.
  • Người đại diện chủ hộ: Ông.

1.2. TÊN CƠ SỞ: DỰ ÁN TRẠI CHĂN NUÔI HEO VÀ GÀ THỊT 

  • Địa điểm cơ sở: tỉnh Lâm Đồng.
  • Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường số 705/QĐ-UBND ngày 02/4/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng v/v phê duyệt đề án bảo vệ môi trường của dự án trang trại chăn nuôi heo, gà thịt tại tỉnh Lâm Đồng.

1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ

  1. Công suất của cơ sở

− Chăn nuôi 2.000 heo thịt/lứa, 02 lứa/năm.

− Chăn nuôi 36.000 gà thịt/lứa, 05 lứa/năm.

  1. Công nghệ sản xuất của cơ sở

1.3.2.1. Quy trình chăn nuôi heo thịt Công nhân tiến hành chuẩn bị chuồng trại để nhận heo nhằm đảm bảo chuồng trại đã được vệ sinh sạch sẽ, sát trùng tốt trước khi nhận heo 3-7 ngày. 

Sau khi kết thúc giai đoạn nuôi heo hậu bị nhỏ, heo được nhận vào nuôi để theo dõi quá trình sinh trưởng của đàn heo và chích ngừa đúng quy định, heo được phân đàn vào các chuồng nuôi để tạo sự đồng đều cho từng ô chuồng nuôi ngay sau khi nhận heo. 

Từ khi tiếp nhận đến khi chấm dứt quá trình, đàn heo luôn được chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo đàn heo tăng trưởng tốt, chúng được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, chuống trại vệ sinh, thoáng mát. 

Trong suốt thời gian này, công tác chích ngừa, vệ sinh sát trùng chuồng trại được thực hiện định kỳ theo lịch nhằm tăng khả năng miễn dịch cho đàn heo, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, giảm khả năng lan truyền của một số dịch bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, công nhân cần thường xuyên theo dõi để phát hiện heo bệnh và kịp thời điều trị tránh hao hụt cho đàn heo.

Nguồn heo con hậu bị được 3- 5 tuần tuổi do Công ty CP chăn nuôi Việt Nam cung cấp sẽ nuôi trong thời gian khoảng 6 tháng với thức ăn chính là cám và nước sẽ đạt trọng lượng 70- 90 kg.

Quy trình công nghệ chăn nuôi heo hậu bị

Hình 1.1:  Sơ đồ dây chuyền công nghệ chăn nuôi heo hậu bị gắn với nhu cầu sử dụng nước và thải nước thải.

❖ Đối với heo bệnh, heo nghi bệnh: được chuyển sang chuồng cách ly dành cho heo bệnh, có chế độ chăm sóc, theo dõi đặc biệt.

Trong quá trình chăm sóc, khi công nhân phát hiện có heo bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, sẽ tiến hành tách riêng và đưa heo về khu nuôi cách ly, heo được nhốt ở nơi ấm áp, thoáng và sạch sẽ. Heo được chăm sóc đặc biệt hơn với cám ngon hơn, thức ăn được trộn thêm thuốc kháng sinh, thuốc giảm sốt, vitamin C để giúp heo nhanh khỏi bệnh. Khi heo khỏe hoàn toàn sẽ được đưa về trại ban đầu và chăm sóc bình thường cùng với đàn heo.

Hoạt động của trại dựa trên qui chuẩn đạt an toàn và chất lượng theo qui định của cơ quan như thịt sạch, thịt an toàn. Khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng hội tụ đủ các tiêu chẩn sau:

  • Không tồn dư kháng sinh.
  • Không độc tố nấm, kim loại nặng.
  • Không tồn dư các chất kích thích tăng trưởng.

Quy trình chăm sóc heo bệnh

Hình 1.2: Quy trình chăm sóc heo bệnh, nghi mắc bệnh gắn với nhu cầu sử dụng nước và thải nước thải. - Không mang các mầm bệnh truyền nhiễm.

  • Dinh dưỡng đúng tiêu chuẩn.
  • Chăn nuôi: đảm bảo vệ sinh, an toàn cho đàn heo, nguồn cung cấp thức ăn chất lượng, nguồn nước không ô nhiễm…cũng như việc phải xử lý triệt để các chất thải của trang trại.

•   Nguyên tắc hoạt động của trại

  • Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình an toàn vệ sinh phòng dịch cho trại.
  • Thực hiện chương trình tiêm phòng cho đàn heo.
  • Phương châm “cùng vào, cùng ra” (heo chuyển vào chuồng một lượt hay chuyển ra cùng lượt).
  • Quy trình làm việc từng bộ phận: heo đực giống, heo chờ phối - mang thai, nái sinh, heo con theo mẹ, heo cai sữa, heo thịt.
  • Lập biểu, phiếu ghi chép năng suất, tình hình sức khoẻ của đàn sản xuất.
  • Ghi nhận các diễn biến suốt quá trình nuôi.
  • Các thông báo (nếu có) chuyển đến các bộ phận cần cụ thể.

•   Quy trình nhập heo giống

  • Tuyển chọn heo đạt tiêu chuẩn chọn giống (hình dáng vững chắc, lai lịch rõ ràng, chủng ngừa đầy đủ các bệnh truyền nhiễm dịch tả, giả dại, FMD, Leptospirosis, PRRS, Parvo). 
  • Heo giống phải khỏe, không có biểu hiện bệnh (da xù xì, ghẻ, móng nứt, mắt kèm nhèm, lơ ngơ…). 

•   Quy trình vệ sinh phòng dịch Tẩy uế và sát trùng chuồng trại   Ra vào khu trại: 

  • Tất cả các phương tiện cũng như người ra vào khu vực trại chăn nuôi đều phải qua hệ thống khử trùng. Nhân viên phải qua phòng tiệt trùng trước khi ra vào trại: tắm rửa sạch, thay đồ sạch mới được vào trại nuôi. 
  • Bên cạnh đó, tất cả các dụng cụ, giày dép, quần áo… sau khi đã sử dụng phải cọ rửa, giặt sạch ngay và khử trùng kỹ để sử dụng cho lần sau. Trại nuôi heo sạch hạn chế thấp nhất việc công nhân chăn nuôi và người ngoài tiếp xúc trực tiếp với heo. 
  • Không mang vật dụng bên ngoài vào trại nuôi heo.

  Định kỳ vệ sinh sát trùng:

  • Tuân thủ nghiêm lịch sát trùng chuồng trại (trong phạm vi trại chăn nuôi được sát trùng 2 ngày một lần, phạm vi bên ngoài 3 ngày một lần).
  • Sát trùng không khí chuồng nuôi bằng các dung dịch chuyên dụng (Omnicide, vôi bột…).
  • Vệ sinh chuồng sau khi chuyển/xuất heo hoàn toàn (chỉ xịt rửa, sát trùng chuồng trống, không có heo).
  • Định kỳ thay hố sát trùng ở mỗi đầu chuồng.

  Chương trình tiêm phòng

  • Chương trình vaccin: Dịch tả (Hog cholerae), Giả dại (Aujesky), Parvo, hội chứng rối loạn hô hấp (PRRS), lở mồm long móng (FMD), Ecoli.
  • Chương trình vaccin heo con và cai sữa: dịch tả, FMD, Mycoplasma.

  Dinh dưỡng

  • Tổ hợp khẩu phần thức ăn theo giai đoạn, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của heo ở các lứa tuổi.
  • Nước uống cho heo: Nước ngầm khai thác từ giếng khoan trong khu vực cơ sở đã đạt tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt – chăn nuôi, nên không cần phải xử lý trước khi cho heo uống. 

1.3.2.2. Quy trình chăn nuôi gà thịt

Nhằm giảm thiểu tối đa các dịch bệnh gây ra cho đàn gà, tạo môi trường nhiệt độ không khí tối ưu để gà phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nên chủ cơ sở lựa chọn công nghệ trại lạnh và gà được nuôi trên đệm lót sinh học. Đây là công nghệ hiện nay đại đa số các Công ty chăn nuôi hiện nay đang áp dụng. Quy trình chăn nuôi gà của trang trại được thực hiện theo hướng dẫn của các Công ty chăn nuôi.

* Thuyết minh sơ đồ quy trình chăn nuôi gà

Trước khi nhập gà, chuồng úm phải sạch sẽ và khử trùng trước khi nhập. Khoảng cách giữa 02 đợt trước khi nhập gà 24h chuồng nuôi được thiết lập nhiệt độ 33 – 36 0C và độ ẩm 60%. Gà con nhập về được thả trên nền bê tông được lót lớp trấu dày 0,1m (10cm). Úm từ 1 – 7 ngày tuổi, trong 3 ngày đầu nhà nuôi được giữ nhiệt độ 37 – 36 – 35 0C, sau đó trong thời gian tiếp theo được kiểm soát nhiệt độ như sau:

Bảng 1.1: Kiểm soát nhiệt độ chuồng nuôi.

Tuần tuổi

Dưới đèn úm

Xung quanh chụp

Nhiệt độ chuồng

1 – 3 ngày tuổi

37 – 36 – 35 0C

33 – 35 0C

30 – 28 0C

Cuối tuần 1

33 – 35 0C

32 – 31 0C

30 – 28 0C

Tuần 2

32 0C

30 – 28 0C

28 – 26 0C

Tuần 3 trở đi

28 0C

28 – 26 0C

26 – 24 0C

 Quy trình cho gà ăn và cho gà uống nước được thực hiện bởi các thiết bị tự động. Thức ăn được các xe vận chuyển trực tiếp đến các bồn chứa thức ăn, sau đó phân phối đến các bồn chứa và cuối cùng theo hệ thống tự động đến các ô nuôi. Lượng thức ăn cung cấp hàng ngày cho gà sẽ cung cấp vừa đủ cho gà tránh lãng phí cũng như rơi vãi ra chuồng nuôi.

Trong quá trình nuôi gà, nhiệt độ và độ ẩm không khí trong nhà nuôi luôn được cung cấp thông qua hệ thống quạt làm mát và quạt hút để duy trì nhiệt độ thích hợp giúp gà phát triển tốt. Không khí ẩm nóng, mùi hôi sẽ được hút ra ngoài, thay bằng luồng không khí sạch luân phiên trong nhà nuôi. Không khí cấp vào được hạ nhiệt bằng hệ thống làm mát.

Gà được nuôi trong khoảng thời gian 45 ngày để đạt trọng lượng 2,2 – 2,8kg sẽ được xuất chuồng. 

Sau khi xuất gà, phân gà cùng với trấu sẽ được thu gom và đóng bao ủ tạm ngay trong chuồng trại, sau 15 ngày sẽ được xuất bán cho các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp.

Sơ đồ quy trình chăn nuôi gà

Hình 1.3: Sơ đồ quy trình chăn nuôi gà của cơ sở.

Quy trình vệ sinh chuồng trại:

  • Sau khi thu gom phân gà sẽ thực hiện công tác vệ sinh chuồng nuôi (dùng máy bơm áp lực để rửa sàn nuôi và khử trùng). Chủ cơ sở sẽ thực hiện công tác vệ sinh chuồng nuôi lần lượt theo ngày, 01 ngày 01 dãy chuồng trại. 
  • Chuồng nuôi sẽ được để trống khoảng thời gian nhất định chờ nuôi lứa tiếp theo. Định kỳ sẽ được phun thuốc sát trùng xung quanh chuồng nuôi với tần xuất 02 lần/tuần. 
  • Trước khi nhập gà về nuôi, toàn bộ chuồng nuôi và thiết bị được khử trùng và đóng kín chuồng nuôi trước 24h.

Trong quá trình nuôi, định kỳ 02 lần/tuần sẽ thực hiện khử trùng xung quanh chuồng nuôi trong phạm vi 10m. Tất cả phương tiện cũng như người ra vào khu vực trại nuôi đều phải qua hệ thống khử trùng. Trại nuôi hạn chế tối đa công nhận và người ngoài tiếp xúc với gà.

Khi phát hiện gà bị bệnh phải được cách ly di chuyển xuống cuối mỗi dãy nuôi để theo dõi nhằm tránh lây lan sang con khác. Tiến hành kiểm tra và tùy vào tình hình mà có các giải pháp khác nhau.

Đối với gà bệnh thông thường

Khu vực chăm sóc và theo dõi gà nằm cuối chuồng nuôi. Tiến hành điều trị và giữ lại khu vực cho đến khi khỏi bệnh mới cho nhập lại đàn.

Phân và nước từ khu vực nuôi và chăm sóc gà bệnh được xử lý triệt để. 

Gà chết do bệnh thông thường phải báo ngay cho cơ quan thú y địa phương. Đưa xác gà ra khỏi đàn nhằm tránh làm ô nhiễm sang vật nuôi khỏe mạnh và ô nhiễm môi trường. Sau đó chôn lấp theo quy định.

Đối với gà bệnh do dịch

Khi phát hiện gà bệnh do dịch sẽ báo ngay cho cơ quan thú y địa phương và xử lý theo quy định. Toàn bộ gà vùng dịch được xử lý theo hướng dẫn của cơ quan chức năng, thông tư số 07/2016/TT-BNN, QCVN 01:41/2011/BNNPTNT và QCVN 01:15/2010/BNNPTNT.

1.3.3. Sản phẩm của cơ sở

− Sản phẩm chăn nuôi heo thịt: 8.000 con/năm.

− Sản phẩm chăn nuôi gà thịt: 180.000 con/năm.

1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ

Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho trang trại chăn nuôi gồm nhiều nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu là thức ăn và thuốc phòng bệnh. Tất cả nguyên vật liệu nuôi heo nái sinh sản sẽ do Công ty Chăn nuôi cung cấp và quy trình hoạt động cũng tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn từ Công ty này. Danh mục thuốc thú y sử dụng đảm bảo tuân thủ theo quy định danh mục ban hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

1.4.1. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi, vaccin, thuốc thú y

a. Chăn nuôi heo

Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho trang trại chăn nuôi gồm nhiều nguyên phụ liệu, con giống là heo con hậu bị, thức ăn và thuốc phòng bệnh. Số lượng heo con hậu bị 4.000 con/năm, heo con từ 3 -5 tuần tuổi. 

Tất cả nguyên vật liệu nuôi heo (cám và vaccin) sẽ do Công ty Chăn nuôi cung cấp và qui trình hoạt động cũng tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn từ Công ty này. Danh mục thuốc thú y sử dụng đảm bảo tuân thủ theo Thông tư số: 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/5/2016 của Bộ NN&PTNT ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mẫu hồ sơ đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam.

Theo hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi heo, mỗi giai đoạn khác nhau của heo sẽ

có khẩu phần ăn khác nhau bao gồm cả thành phần và khối lượng. Thường đối với heo hậu bị trưởng thành ăn từ 2-3 kg thức ăn/ngày, lấy trung bình 2,5 kg/ngày.

1.000 con x 2,5 kg/ngày x 5 tháng x 30 ngày/tháng = 375 tấn/lứa.

Bảng 1.2: Nhu cầu nguyên nhiên liệu đầu vào.

S

TT

Nguyên          vật liệu, thuốc 

 

Đơn vị

Tên gọi            

thông thường

Nhu cầu

Nước       sản xuất

1

Heo con hậu bị

con/năm

-

4.000

Việt Nam

2

Cám viên

tấn/năm

-

1.200

Việt Nam

3

Vacccin FMD (Aftopor)

cc/năm

Vacxin phòng long móng lở mồm 

4.000

Việt Nam

4

Vaccin Pasteurella Suiseptica

cc/năm

Vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng

4.000

Việt Nam

5

Vaccin Vimefloro F.D.P/ Vime Sone

cc/năm

Vacxin phòng bệnh phó thương hàn

 

4.000

Việt Nam

6

Vaccin Hog

Cholera (Pestiffa,

Coglapest…)

cc/năm

Vacxin phòng dịch tả

4.000

Việt Nam

7

 Vaccin PRRS (PRRS-vac)

cc/năm

Vacxin phòng bệnh

tai xanh 

4.000

Việt Nam

8

Vaccin Ecoli

(Litter guard LT)

cc/năm

Vacxin phòng bệnh tiêu chảy 

 

4.000

Việt Nam

9

Vaccin

Mycoplasma

(Mpac)

cc/năm

Vacxin phòng bệnh viêm phổi, viêm khớp do

Mycoplasma gây ra 

 

4.000

Việt Nam

10

AKIPOR 6.3

cc/năm

Tạo miễn dịch chủ động để phòng bệnh giả dại trên heo

 

4.000

Việt Nam

11

CIRCOVAC

cc/năm

Vacxin phòng hội chứng gầy còm sau cai sữa trên heo

4.000

Việt Nam

12

PESTIFFA

cc/năm

Phòng bệnh dịch tả heo

4.000

Việt Nam

 (Nguồn: Chủ hộ chăn nuôi)

 Cám heo ăn được cung cấp bởi Công ty Chăn nuôi. Cám heo được chuyên chở bằng xe tải sau đó được nhập vào kho cám.

b. Chăn nuôi gà

Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho trang trại chăn nuôi gồm nhiều nguyên phụ liệu, con giống là gà con, thức ăn và thuốc phòng bệnh. Số lượng gà con 180.000 con/năm.  Tất cả nguyên vật liệu nuôi gà (cám và vaccin) sẽ do Công ty Chăn nuôi cung cấp và qui trình hoạt động cũng tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn từ Công ty này. Danh mục thuốc thú y sử dụng đảm bảo tuân thủ theo Thông tư số: 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/5/2016 của Bộ NN&PTNT ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mẫu hồ sơ đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam.

Mức thức ăn nước uống cho một con gà trong một ngày

Hình 1.4. Định mức thức ăn, nước uống cho 01 con gà trong một ngày.

Bảng 1.3: Nhu cầu thức ăn chăn nuôi, vaccin, thuốc thú y.

STT

Nguyên                vật liệu, thuốc 

Đơn vị

Nhu cầu

Mục đích sử dụng

Nguồn gốc

1

Gà con giống  

con/lứa

36.000

 

 

 

 

 

 

Công ty chăn

nuôi cung cấp

2

Thức ăn các loại (1)

tấn/lứa

162

 

3

Trấu lót (2)

m3/lứa

560

Đệm lót sinh học

4

Vitamin C

kg/lứa

20

Bổ sung chất dinh dưỡng cho gà

5

Marek

lít/lứa

7

Phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

6

Vắc xin MyVAC ND-IB

lít/lứa

2

Phòng bệnh newcastle

7

Vắc xin MyVAC GUMBORO PLUS

lít/lứa

2

Phòng             bệnh             truyền nhiệm Gumboro

8

Vắc xin MyVAC POX

lít/lứa

15

Phòng bệnh đậu gà

9

Vắc xin MepAC AI

lít/lứa

25

Phòng cúm gia cầm

10

Vắc xin MyVAC ND EMULSION

lít/lứa

30

Phòng bệnh newcastle

11

Vắc xin VERMIXON

 

30

Tẩy giun

12

Vắc     xin       MepAC CORYZA B

lít/lứa

15

Phòng bệnh tụ huyết trùng

 

13

Vắc xin MYVAC ND-IBEDS EMULSION 

lít/lứa

15

Viêm phế quản

 (Nguồn: Công ty TNHH Duy Ngọc Tân Phú) Ghi chú:

(1): Khối lượng cám tiêu thụ: 36.000 x 100 g/con.ngày x 45 ngày/106 = 162 tấn/lứa gà.

(2): Lớp trấu lọt dày 0,1m, diện tích sàn lót 2.448m2 -> 0,1 x 5.600 = 245 m3/lứa. 1.4.2. Nhu cầu nhiên liệu

Nhiên liệu sử dụng cho trang trại chủ yếu là dầu DO phục vụ hoạt động của máy phát điện dự phòng. Theo catalogue của hãng sản xuất máy phát điện Cummins, định mức tiêu hao nhiên liệu cho tổ máy 150VMC là 28 l/giờ, chọn định mức tính toán là 30 l/giờ. Tạm tính thời gian mất điện trung bình khoảng 4 ngày/tháng; mỗi ngày mất điện 10 giờ thì nhu cầu dầu DO cho máy phát điện là 4 x 10 x 12 x 30 = 14.400 l/năm.

1.4.3. Nhu cầu sử dụng nước

Nước thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở chủ yếu là nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt và nước thải chuồng trại, trong đó nước mưa được quy ước sạch. Nguồn cấp nước từ giếng khoan được đưa vào bể nước thể tích 70m3, bơm lên tháp nước 5m3 để tạo áp lực trước khi dẫn đến các hạng mục của trang trại. 

Bảng 1.4: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước.

Mục đích sử dụng

Số lượng

Nhu cầu

Nhu cầu       sử dụng nước

 

 

 

 

 

ĐV tính

Số lượng

ĐV tính

Số lượng

(m3/ngày.đêm)

I. Chăn nuôi heo

Nước uống cho heo 

con

2.000

l/con

3

6

Nước tắm heo và rửa

chuồng trại (2 ngày/lần)

con

2.000/2

l/ con

10

10

II. Chăn nuôi gà

Nước uống cho gà                    con            36.000           lít/con              0,1                     3,6

III. Hoạt động khác

Nước sinh hoạt cho công nhân

người

5

l/người

200

1,0

Nước phun sát trùng xe ra vào, sát trùng người

-

-

-

-

0,5

Bảo dưỡng các thiết bị chuồng trại

-

-

-

-

0,5

Nước sát trùng chuồng

trại, dụng cụ thú y

-

-

-

-

0,5

Nước hệ thống xử lý

nước thải

-

-

-

-

0,5

Tổng cộng

 

 

 

 

22,6

 Lượng nước trong bảng tính trên chưa bao gồm nước dùng cho chữa cháy. Trường hợp xảy ra cháy, nước chữa cháy được lấy trực tiếp từ bể chứa nước 70m3 trong khu vực trại.

Xem thêm: Mẫu giấy phép môi trường dự án nhà máy may xuất khẩu

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha