Báo cáo ĐTM dự án nhà máy sản xuất tấm thạch anh nhân tạo

Báo cáo (ĐTM) đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất tấm thạch anh nhân tạo với công suất 75.000m2/năm. Diện tích sử dụng đất: 42.598,2m2.

Ngày đăng: 03-01-2025

14 lượt xem

1.Thông tin về dự án

1.1 Thông tin về chủ đầu tư

Tên dự án: Nhà máy sản xuất tấm thạch anh nhân tạo.

Địa điểm thực hiện: Thôn Đại Đồng, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy

Chủ dự án:

+ Công ty CP Sản xuất vật liệu và Xây dựng ....

+ Địa chỉ: Thôn Đại Đồng, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy.

1.2.Vị trí địa lý của dự án

Vị trí địa lý: Khu đất dự kiến đầu tư xây dựng dự án: “Nhà máy sản xuất tấm thạch anh nhân tạo”, hiện nay nằm trên địa bàn Thôn Đại Đồng, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Được giới hạn bởi các điểm có tọa độ như sau:

Ranh giới của dự án như sau:

+ Phía Bắc giáp đường giao thông;

+ Phía Nam giáp với đất rừng sản xuất;

+ Phía Tây giáp với núi đá;

+ Phía Đông giáp với đất rừng sản xuất.

Vị trí giới hạn dự án theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 106, múi chiếu 3 được trình bày tại bảng dưới đây:

Bảng 1: Vị trí tọa độ dự án

Stt

Tên điểm mốc

Tọa độ trục X (m)

Tọa độ trục Y (m)

1

1

2263677.69

480953.10

2

2

2263592.27

481012.58

3

3

2263437.14

480932.64

4

4

2263311.48

480831.38

5

5

2263426.10

480711.33

- Khu vực thực hiện dự án chủ yếu là đất rừng sản xuất với tổng diện tích là 48.024,1m2.

1.3.Quy mô dự án

Dự án Nhà máy sản xuất tấm đá thạch anh nhân tạo có quy mô đầu tư như sau:

Diện tích sử dụng đất: 42.598,2m2.

Công suất thiết kế: Đá thạch anh nhân tạo 75.000m2/năm;

Sản phẩm cung cấp: Đá thạch anh nhân tạo.

Hạng mục xây dựng và cơ cấu sử dựng dụng đất:

 

Stt

 

Các hạng mục xây dựng

Diện tích xây dựng

(m2)

Diện

tích sàn XD (m2)

Số tầng

Mật độ xây dựng

(%)

I

Tổng diện tích khu đất:

42.598,2

 

 

100

II

Đất xây dựng:

28.080,0

28.330,0

 

65,9

1

Nhà xưởng sản xuất

11.000

11.000

01

 

2

Nhà kho và cơ điện

1.300

1.300

01

 

3

Nhà làm việc

250

500

02

 

4

Nhà bảo vệ

20

20

01

 

5

Nhà để xe

210

210

01

 

6

Nhà ăn ca

300

300

01

 

7

Bãi nguyên liệu

15.000

15.000

 

 

III

Đất hạ tầng kỹ thuật:

5.714,0

 

 

13,4

IV

Đất cây xanh, cảnh quan:

8.804,2

 

 

20,7

1.4 Mục tiêu, hoạt động của dự án

Mục tiêu của dự án: Sản xuất Đá thạch anh nhân tạo 75.000m2/năm.

1.5.Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, nước mặt

Hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án như sau:

 

tt

Loại đất

Tổ chức, cá nhân

đang giao quản lý

Diện tích

 

Đất rừng sản xuất

Hộ dân

42.598,2m2

Hiện trạng sử dụng nước: Chủ yếu sử dụng nguồn nước dưới đất, nước mặt tại khu vực.

+ Theo kết quả phân tích, đánh giá thì chất lượng nguồn nước mặt tại khu vực dự án tương đối tốt.

1.6.Các hạng mục công trình

 

Stt

 

Các hạng mục xây dựng

Diện tích xây dựng

(m2)

Diện tích sàn XD

(m2)

Số tầng

Mật độ xây dựng

(%)

I

Tổng diện tích khu đất:

42.598,2

 

 

100

II

Đất xây dựng:

28.080,0

28.330,0

 

65,9

1

Nhà xưởng sản xuất

11.000

11.000

01

 

2

Nhà kho và cơ điện

1.300

1.300

01

 

3

Nhà làm việc

250

500

02

 

4

Nhà bảo vệ

20

20

01

 

5

Nhà để xe

210

210

01

 

6

Nhà ăn ca

300

300

01

 

7

Bãi nguyên liệu

15.000

15.000

 

 

III

Đất hạ tầng kỹ thuật:

5.714,0

 

 

13,4

IV

Đất cây xanh, cảnh quan:

8.804,2

 

 

20,7

1.7.Nhu cầu sử dụng điện, nước, nguyên vật liệu chính của dự án

Trong giai đoạn thi công

Nhu cầu sử dụng điện:

+ Lượng tiêu thụ điện ước tính khoảng 1.000 KW/tháng.

+ Nguồn cung cấp điện: Đấu nối từ đường dây 35kv gần khu vực nghiên cứu dẫn về các trạm biến áp nằm trong dự án với tổng công suất tính toán khoảng 2.000 KVA. Ngoài ra khi xảy ra sự cố sẽ dùng nguồn điện từ các máy phát điện dự phòng.

Nhu cầu sử dụng nước:

+ Lượng nước cấp cho sinh hoạt cung cấp cho 20 công nhân viên thi công dự án là 0,9 m3/ngày.đêm. Nguồn cung cấp nước là nước ngầm.

+ Nước cấp cho xây dựng ước tính lượng nước cấp cho xây dựng ước tính là: 1÷1,5m3/ngày. Lượng nước này chủ yếu để phục vụ việc rửa bánh, ước tính 50/xe/ ngày. Nguồn cung cấp nước là nước từ đường ống trong khu vực.

Nguồn cung cấp nước: Sử dụng nguồn nước mặt hoặc nước ngầm hiện có trong khu vực thực hiện dự án.

(2).Giai đoạn vận hành dự án

Nhu cầu sử dụng điện:

+ Lượng tiêu thụ điện ước tính khoảng 3.000 KW/tháng.

+ Nguồn cung cấp điện: Đấu nối từ đường dây 35kv gần khu vực nghiên cứu dẫn về các trạm biến áp nằm trong dự án với tổng công suất tính toán khoảng 2.000 KVA. Ngoài ra khi xảy ra sự cố sẽ dùng nguồn điện từ các máy phát điện dự phòng.

Nhu cầu sử dụng nước:

+ Lượng nước cấp cho sinh hoạt cung cấp cho 60 công nhân viên hoạt động tại dự án là 6m3/ngày.đêm. Nguồn cung cấp nước là nước ngầm.

+ Nước cấp cho sản xuất ước tính ước tính là: 3m3/ngày.

+ Nước cấp cho tưới cây rửa đường khoảng 1,5 m3/ngày.

Nguồn cung cấp nước: Sử dụng nguồn nước mặt hoặc nước ngầm hiện có trong khu vực thực hiện dự án.

2.Tác động môi trường của dự án đầu tư

Các hạng mục công trình và hoạt động kèm theo các tác động xấu đến môi trường được liệt kê trong bảng dưới đây:

Bảng 3: Các thông hạng mục công trình và hoạt động kèm theo tác động xấu đến môi trường

Giai đoạn

Tên công trình

Các hoạt động chính

Các tác động xấu đến

môi trường

 

 

Chuẩn bị

 

 

Giải phóng mặt bằng

  • Đền bù, giải phóng mặt bằng;
  • Phát quang thực vật;
  • Tác động do dò phá bom mìn, vật liệu nổ.
  • Tác động tới kinh tế - xã hội;
  • Phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung;
  • Chất thải rắn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng

 

 

 

 

 

Các hạng mục công trình thuộc:

  • Cổng vào dự án;
  • Nhà bảo vệ;
  • Nhà xưởng sản xuất
  • Văn phòng làm việc
  • Nhà bảo vệ
  • Nhà để xe
  • Bãi nguyên liệu

 

 

 

 

 

 

 

  • Đào lớp đất hữu cơ.
  • San nền.
  • Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị.
  • Xây lắp các hạng mục hạ tầng kỹ thuật.
  • Hoạt động sinh hoạt công nhân.
  • Bụi do quá trình đào đắp, san lấp mặt bằng.
  • Bụi và khí thải trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.
  • Bụi, khí thải từ hoạt động của máy móc, thiết bị xây dựng.
  • Bụi phát sinh từ quá trình thi công.
  • Nước mưa chảy tràn, Nước thải sinh hoạt, Nước thải thi công.
  • Đất màu hữu cơ.
  • Chất thải rắn xây dựng, Chất thải rắn sinh hoạt, CTNH
  • Các sự cố: cháy nổ, tai

 

 

 

nạn lao động, sạt lở, sụt

lún.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động vận hành của dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Hoạt động của phương tiện giao thông ra vào dự án
  • Hoạt động sản xuát của dự án
  • Nước mưa chảy tràn.
  • Nước thải sinh hoạt
  • Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải ra vào nhà máy do sử dụng xăng dầu như xe gắn máy, xe hơi, xe vận tải chở hàng,..
  • Bụi từ quá trình sản xuất:

+ Bụi từ quá trình pha trộn nguyên liệu;

+ Bụi từ quá trình rung, ép;

+ Hơi hữu cơ từ quá trình sấy;

+ Bụi từ quá trình cắt cạnh và mài phẳng mặt;

  • Chất thải thông thường, chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại
  • Các sự cố: tai nạn giao thông; an toàn lao động.

2.1.Tác động môi trường của dự án

Nước thải

  • Nước thải sinh hoạt: lưu lượng nước thải sinh hoạt từ hoạt động vệ sinh của 20 công nhân thi công và nhân viên dự án phát sinh ước tính khoảng: 45l/người/ngày.đêm; tổng lượng nước sử dụng 0,9m3/ngày.đêm; tổng lượng nước thải (100% lượng nước tiêu thụ) là 0,9 m3/ngày.đêm. Nước thải sinh hoạt có các thành phần ô nhiễm như TSS, COD, BOD5, Tổng N, Tổng P, Coliform.
  • Nước thải từ quá trình thi công: Phát sinh chủ yếu từ quá trình rửa thiết bị, dụng cụ xây dựng, rửa xe ra vào dự án ước tính phát sinh khoảng 1m3/ngày với thành phần ô nhiễm chủ yếu là TSS.

(2)Chất thải rắn và chất thải nguy hại

  • Chất thải sinh hoạt từ các hoạt động vệ sinh của công nhân, viên trong giai đoạn thi công, xây dựng ước tính: 0.5kg/người/ngày.đêm, tổng 50 kg/ngày.đêm. Thành phần chủ yếu trong rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ, có thể chứa các loại vi sinh vật gây hại.
  • Chất thải phát sinh từ việc thu hồi cây trồng lâu năm, cây hoa màu và phát quang.
  • Chất thải xây dựng cũng phát sinh trong quá trình này. Thành phần chủ yếu là vật liệu xây dựng như gạch, tôn,...và vỏ bao bì vật liệu xây dựng.
  • Chất thải nguy hại: bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu, vỏ thùng chứa thành phần nguy hại thải............... ước tính khoảng 100 kg/ năm. Chất thải rắn nguy hại nếu không được thu gom và xử lý đúng theo quy định thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

(3)Bụi, khí thải

  • Bụi phát sinh từ quá trình sản lấp mặt bằng. Thành phần của bụi chủ yếu là các hạt đất, cát nhỏ,… Tuy nhiên khối lượng của các hạt bụi lớn nên khó phát tán xa.
  • Tổng lượng bụi thải từ hoạt động bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng. Thành phần bụi thải chủ yếu là các mảnh, hạt vật liệu kích thước lớn nên khó phát tán xa.
  • Khí thải từ hoạt động vận chuyển đất đào đắp, vận chuyển nguyên vật liệu và máy thi công
  • Thành phần bao gồm bụi, SO2, CO, NOx, VOC.

(4)Tiếng ồn, độ rung

Phát sinh từ các hoạt động giao thông vận tải và xây dựng.

(5)Ảnh hưởng tới hệ sinh thái

Các hoạt động thi công, xây dựng làm mất hệ sinh thái nông nghiệp.

(6)Trật tự, an ninh xã hội

Việc tập trung công nhân xây dựng có thể ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội tại khu vực. Ngoài ra, việc lưu thông của các phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng cho dự án cũng có thể gây ảnh hưởng cục bộ tới tình hình giao thông gần dự án.

(7)Rủi ro, sự cố

Các sự cố, rủi ro cũng có thể xảy ra như cháy nổ, tai nạn lao động, sạt lở, sụt lún,…

2.2.Giai đoạn vận hành

(1)Nướ​c thải

Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án. Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm: chất hữu cơ (BOD), chất dinh dưỡng (N/P), chất rắn lơ lửng (SS), vi sinh vật,… đây là những chất có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao đối với nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực nếu không được xử lý nhất là hệ sinh vật nơi tiếp nhận nguồn thải

Nước mưa chảy tràn: Khi dự án đi vào hoạt động thì khu vực thực hiện dự án đã được xây dựng hoàn thiện hạ tầng giao thông, hệ thống cấp điện và hệ thống cấp thoát nước. Đường giao thông đã được đổ bê tông không thấm nước nên nước mưa chảy tràn giai đoạn này tương đối sạch chứa chủ yếu là các tạp chất vô cơ khó tan có kích thước nhỏ như bụi từ sân, đường đi, từ mái nhà...

Nước thải sản xuất: Quá trình hoạt động của dự án không phát sinh nước thải sản xuất ra môi trường, nước thải sản xuất được tái tuần hoàn sử dụng

(2)Bụ​i, khí thải

Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải ra vào nhà máy do sử dụng xăng dầu như xe gắn máy, xe hơi, xe vận tải chở hàng,..

Bụi từ quá trình sản xuất:

+ Bụi từ quá trình pha trộn nguyên liệu;

+ Bụi từ quá trình rung, ép;

+ Bụi từ quá trình cắt cạnh và mài phẳng mặt;

(3)Chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt: Thành phần chất thải sinh hoạt phần lớn là các chất hữu cơ dễ phân huỷ (như rau, thức ăn thừa, vỏ hoa quả). Ngoài ra còn có một phần nhỏ các loại bao bì thực phẩm, giấy phế thải và các phế thải từ văn phòng. Chất thải rắn còn có chứa một lượng không đáng kể các thành phần khó phân huỷ như bao bì, hộp đựng thức ăn, đồ uống bằng nilon, thuỷ tinh.

Chất thải rắn công nghiệp thông thường: Bao bì đóng gói hàng hóa, nguyên liệu hỏng trong quá trình sản xuất...

Chất thải nguy hại: Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải ; Giẻ lau, găng tay dính thành phần nguy hại; Dầu mỡ thải, dầu nhiên liệu thải;…

(4)Tiếng ồn, độ rung từ hoạt động vận chuyển, giao thông

Nguồn phát sinh tiếng ồn, rung từ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải ra vào dự án; từ hoạt động vận chuyển, bốc xếp hàng hóa; từ hoạt động của máy móc thiết bị sản xuất.

(5)Tác động đến giao thông khu vực

Khi dự án đi vào hoạt động, số lượng xe ra vào dự án góp phần gia tăng lượng xe lưu thông trên các tuyến đường khu vực.

Việc gia tăng các phương tiện giao thông ra vào khu vực Dự án làm tăng nguy cơ ách tắc giao thông tại nút giao, ngã rẽ các tuyến vào khu vực. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân lưu thông trên tuyến đường.

(6)Tác động đến kinh tế - xã hội

Tác động tích cực:

+ Hoạt động của Dự án đã tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế.

+ Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Tác động tiêu cực:

+ Tác động đến hoạt động giao thông vận tải: Các phương tiện giao thông ra vào khu vực ngoài việc phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn.

+ Các vấn đề về gây mất trật tự xã hội có thể xảy ra.

(7)Rủi​ ro, sự cố

Các sự cố, rủi ro cũng có thể xảy ra như sự cố cháy nổ, sự cố tai nạn lao động, sự cố về các công trình bảo vệ môi trường,...

3. Các công trình và biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường

3.1 Các công trình và biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn thi công

(1)Đối với nước thải

Nước thải sinh hoạt: Để hạn chế ô nhiễm nước thải sinh hoạt của công nhân, chủ dự án tận dụng nguồn nhân lực địa phương sẽ được áp dụng. Bên cạnh đó, chủ dự án bố trí 03 nhà vệ sinh di động tại dự án cho công nhân sử dụng và định kỳ 01 lần/tuần thuê đơn vị tới hút đem đi xử lý.

Nước thải thi công: Bố trí 02 hố lắng để lắng nước thải thi công. Nước thải này sau khi lắng sẽ được tái sử dụng để rửa bánh xe hoặc phun tưới đường. Các tuyến thoát nước đảm bảo tiêu thoát triệt để, không gây ngập úng trong suốt quá trình xây dựng và không gây ảnh hưởng đến khả năng thoát nước thải của các khu vực bên ngoài dự án.

(2)Đối với bụi, khí thải

Tưới nước ẩm đường ra vào dự án với tần suất 2 lần/ngày vào những ngày hanh, khô; trong thời gian bốc dỡ vật liệu, xe không được nổ máy.

Che phủ bạt tại các bãi chứa nguyên vật liệu xây dựng nhằm giảm thiểu sự phát tán bụi đi xa.

Các phương tiện vận chuyển đều phải được đăng kiểm, kiểm tra định kỳ và có bạt che chắn kín.

Ưu tiên lựa chọn các phương án thi công có ứng dụng công nghệ hiện đại đảm bảo tiến độ thi công và giảm thiểu những tác động tiêu cực từ hoạt động thi công.

Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho người lao động, giảm thiểu ảnh hưởng xấu của bụi, khí thải lên sức khỏe người lao động.

(3)Đối với chất thải rắn, chất thải xây dựng

Thu gom rác thải sinh hoạt: Toàn bộ khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày từ công trường thi công được thu gom bằng các thùng chứa rác thải loại 120l. Số lượng thùng chứa dự kiến 5 thùng bố trí tại các khu vực nhà điều hành công trường, công trường thi công tập trung,... Ký kết hợp đồng thu gom, vận chuyển xử lý và xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt phát sinh được vận chuyển xử lý hàng ngày.

CTR xây dựng: Các loại chất thải không thể tận dụng như như đất, đá, gạch vỡ chủ dự án dự kiến đặt 02 thùng ben loại 5m3 chứa CTR xây dựng và được tập kết tạm thời tại kho chứa góc phía Tây công trường. Sau đó thuê Công ty môi trường tại địa phương tới vận chuyển toàn bộ lượng đất thải này về các dự án có nhu cầu sử dụng đất đắp theo quy định của pháp luật. Khu vực lưu giữ CTR xây dựng phải đảm bảo không gây cản trở giao thông đi lại trên công trường.

(4)Đối với chất thải nguy hại

Bố trí kho lưu chứa chất thải nguy hại đảm bảo đúng tiêu chuẩn tại góc phía Tây của công trường thi công xây dựng. Kho lưu trữ sử dụng là thùng Container có diện tích 10 m2, có tôn gờ chống tràn, có cửa đóng kín, và có biển cảnh báo kho chưa CTNH. Tại nhà kho trang bị 05 thùng chứa chất thải nguy hại chuyên dụng bằng kim loại, có nắp đậy, có dán nhãn mã CTNH, dung tích 60 lít để chứa dầu thải, giẻ lau dính dầu, đầu mẩu que hàn. Bố trí bình chữa cháy bằng CO2 loại 5 kg, cát và các vật dụng chữa cháy khác, lắp đặt các biển cảnh báo theo đúng quy định. Toàn bộ CTNH sẽ được chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng để vận chuyển và xử lý.

Sau khi hoàn thành kho chứa CTNH với diện tích 10 m2 , CTNH sẽ được lưu giữ trong kho này trước khi chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng để vận chuyển và xử lý.

(5)Đố​i với tiếng ồn, độ rung

Khống chế số lượng thiết bị thi công trong giới hạn tiếng ồn cho phép theo quy định. Lựa chọn công nghệ thi công hiện đại để đảm bảo tiến độ thi công và giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. Bố trí thời gian làm việc hợp lý, tránh thi công vào giờ giới nghiêm gây phát sinh tiếng ồn, độ rung làm ảnh hưởng đến dân cư xung quanh Dự án.

Hạn chế vận chuyển vật liệu trên các tuyến giao thông vào giờ cao điểm, quy định tốc độ hợp lý cho các loại xe để giảm tối đa tiếng ồn phát sinh, đặc biệt khi đi qua khu dân cư hoặc vào giờ nghỉ.

Trang bị dụng cụ chống ồn cho các công nhân làm việc tại khu vực có độ ồn cao.

Nhà thầu xây dựng sẽ xây dựng tấm che bằng tôn cao 3m, tận dụng dải cây xanh xung quanh dự án.

Chống rung tại nguồn: Tùy theo từng loại máy móc cụ thể để có biện pháp khắc phục như: kê cân bằng máy, lắp các bộ tắt chấn động lực, sử dụng vật liệu phi kim loại, thay thế nguyên lý làm việc khí nén bằng thủy khí, thay đổi chế độ tải làm việc,…

(6)Trật t​ự, an ninh xã hội

Việc tập trung công nhân tham gia xây dựng dự án có thể ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội. Để giảm thiểu những tác động này, nhà thầu ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương. Thành lập và tuân thủ đúng theo nội quy lao động tại công trường.

3.2.Các công trình và biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường khi dự án đi vào hoạt động

Đối với nước thải

* Nước thải sinh hoạt : Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ trong từng công trình được thu gom vào mạng nước thoát nước và được dẫn về hệ thống xử lý nước thải của dự án với công suất 10m3/ngày đêm.

Quy trình xử lý: Nước thải sinh hoạt à Xử lý sơ bộ qua bể tự hoại, bể tách dầu mỡ

Hệ thống xử lý nước thải công suất 10 m3/ngày đêm (Quy trình gồm: Bể điều hoà à Bể thiếu khí à Bể hiếu khí à Bể lắng à Bể khử trùng à Môi trường tiếp nhận đạt QCVN 14:2008/BTNTM, cột B.

Nước thải sau khi xử lý được dẫn ra hố ga đấu nối tại cổng dự án bằng ống HDPE D160 sau đó dẫn đổ hệ thống thoát nước chung của khu vực.

* Nước mưa chảy tràn

+ Hệ thống thoát nước thiết kế là hệ thống thoát nước riêng, được thiết kế đảm bảo thoát nước triệt để trên nguyên tắc tự chảy.

+ Nước mưa từ các công trình xây dựng, các khu công cộng, các khu sản xuất công nghiệp, sườn dốc v.v... được dồn về các họng thu nước rồi chảy vào cống chính trên mạng lưới thoát nước chung bố trí dọc theo đường, dọc theo hệ thống cống thoát nước bố trí các hố ga (khoảng 30 - 50m bố trí 1 hố, chiều sâu từ 0,60 ÷ 1m tuỳ thuộc vào vị trí).

(2)Đối với bụi, khí thải từ giai đoạn hoạt động

Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải: Lập kế hoạch điều động các xe ô tô chuyên chở hàng hóa ra vào dự án một cách hợp lý, khoa học; Không chở hàng hóa vượt quá tải trọng của xe ôtô; Không sử dụng các phương tiện vận tải cũ nát, quá thời hạn lưu hành; Bố trí công nhân chuyên trách với nhiệm vụ tưới rửa sân đường nội bộ và vệ sinh quét dọn các khu vực bốc dỡ hàng hóa, kho chứa hàng hóa nhằm giảm lượng cát bụi bị xe cuốn theo,…

Bụi ô nhiễm bụi ở Nhà máy chủ yếu là do bụi phát sinh ở công đoạn nghiền trộn nguyên liệu. Công ty lắp đặt hệ thống xử lý bụi phát sinh từ các công đoạn nghiền trộn trong dây chuyền sản xuất của dự án.

Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý bụi như sau:

Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý:

Bụi từ quá trình nghiền trộn sẽ được thu gom thông qua thiết bị chụp hút. Sau đó, bụi từ hệ thống đường ống đi đến thiết bị lọc túi vải nhờ quạt hút. Tại đây, các hạt bụi sẽ được giữ lại, rơi xuống đáy thiết bị và được thu hồi vào thùng chứa bụi. Khí sạch sẽ xuyên qua túi lọc, dưới tác dụng của quạt đẩy để đi ra ngoài môi trường.

Khí bụi nhiều khi bám trên bề mặt túi vải làm cho sức cản của chúng tăng cao gây ảnh hưởng đến năng suất, Nhà máy sẽ tiến hành rũ bụi định kỳ để tránh tắc lọc bằng phương pháp rung lắc thủ công, hạt bụi được rơi xuống ở đáy thùng bụi, được thu gom và tái sử dụng.

Hiệu quả xử lý bụi bằng thiết bị lọc bụi túi vải tùy thuộc vào cấu tạo của vải lọc có thể đạt 90 – 95% kể cả bụi có kích thước từ 5 - 10µm. Vị trí thiết bị lọc bụi túi vải, thùng chứa bụi, quạt hút được đặt bên ngoài khu vực nhà xưởng, không chỉ tạo không gian cho công nhân làm việc tại nhà xưởng mà còn giảm thiểu tiếng ồn phát sinh khi thiết bị này hoạt động.

Tần suất thay thế túi lọc dự kiến: 3 tháng/lần

Khí thải sau xử lý thoát ra đạt QCVN 19:2009/BTNMT, cột B.

(3)Đối với chất thải rắn

Chất thải rắn sẽ được phân loại theo tính chất độc hại và theo nguồn gốc phát sinh bao gồm: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại.

Các chất thải được thực hiện phân loại tại nguồn; sau đó được thu gom và đưa về lưu giữ tạm thời tại khu lưu giữ chất thải tập trung của dự án. Chủ dự án ký kết Hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ thu gom, vận chuyển đưa các loại chất thải phát sinh của dự án đi xử lý theo đúng quy định.

(4)Đối với tiếng ồn và độ rung

+ Gia cố nền móng để giảm độ rung và tiếng ồn;

+ Trong quá trình bốc dỡ hàng hóa, công ty sẽ yêu cầu công nhân lao động vận chuyển nhẹ tay, sử dụng các xe nâng để hỗ trợ bốc xếp vào kho.

(5)Các vấn đề về an toàn lao động

Trang bị kiến thức đầy đủ cho công nhân trước khi công nhân bước vào làm việc chính thức, cần có thời gian đào tạo ngắn hạn để đảm bảo công nhân hiểu rõ quy trình làm việc của dự án và thực hiện nghiêm ngặt quy trình đảm bảo an toàn lao động.

Công ty sẽ thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.

4.Phương án phòng, ứng phó với sự cố môi trường

4.1. Phương án phòng, ứng phó với sự cố môi trường trong giai đoạn thi công

Biện pháp phòng chống cháy, nổ:

Lập quy định phòng chống cháy nổ trong lao động, hướng dẫn và giám sát việc thực hiện của công nhân viên thi công dự án.

Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc thiết bị để đảm bảo độ an toàn, tránh nguy cơ xảy ra cháy nổ.

Đầu tư các thiết bị chống cháy nổ tại các khu vực kho chứa nguyên vật liệu, nhiên liệu tại công trường; bố trí các phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình chữa cháy cầm tay, hệ thống bơm, phun nước,...

Định kì tổ chức diễn tập ứng phó với sự cố cháy nổ. Phòng ngừa tai nạn lao động:

Các công nhân tham gia vận hành máy móc, thiết bị được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách, đúng quy trình, biết cách giải quyết khi có sự cố xảy ra.

Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì máy móc, thiết bị để đảm bảo an toàn khi vận hành.

Trang bị cho công nhân đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, mũ bảo hiểm, dây thắt an toàn...

4.2.Phương án phòng, ứng phó với sự cố môi trường trong giai đoạn vận hành

Đối với sự cố cháy nổ: Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho đội phòng cháy cơ sở để kịp thời xử lý các tình huống khi có sự cố cháy, nổ xảy ra; Bố trí, sắp xếp hàng hóa đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC; Trang bị phương tiện chữa cháy đầy đủ theo quy định;…

Tai nạn lao động: Đề ra các nội quy an lao động, hướng dẫn cụ thể về vận hành an toàn cho máy móc, thiết bị, đồng thời kiểm tra chặt chẽ và có biện pháp xử lý đối với các cá nhân, tổ nhóm vi phạm; Quy định về trang phục, đầu tóc gọn gàng trong khi làm việc và trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân; Đào tạo, huấn luyện các kỹ năng làm việc cho người mới được tuyển dụng;...

5.Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

5.1. Giai đoạn thi công xây dựng

Chương trình giám sát chất thải giai đoạn thi công xây dựng dự án được thể hiện dưới bảng sau:

-Giám sát chất lượng không khí:

Vị trí: 02 mẫu bao gồm: 01 mẫu tại vị trí hàng rào công trường phía Bắc dự án (K1); 01 mẫu tại vị trí hàng rào công trường phía Nam dự án (K2)

+ Chỉ tiêu giám sát: : Nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió, tốc độ gió, tiếng ồn, độ rung, SO2, CO, NO2, tổng bụi lơ lửng (TSP)

+ Tần suất: 03 tháng/lần;

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2023/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT, QCVN 27:2010/BTNMT

  • Giám sát lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh: Chủ dự án có trách nhiệm thống kê và giám sát lượng đất đá thải phát sinh từ quá trình thực hiện dự án.
  • Giám sát lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt: Chủ dự án có trách nhiệm thống kê các nguồn chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng của dự án và thực hiện giám sát tại khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt tạm thời.
  • Chất thải nguy hại: Giám sát chất thải nguy hại tại vị trí lưu giữ CTNH tạm thời và thực hiện quản lý chất thải phát sinh theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT – BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.

5.2.Giai đoạn vận hành

Theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường 2020; Điều 97 và Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ.

>>> XEM THÊM: Báo cáo ĐTM dự án khu biệt thư nhà vườn, trồng rừng kết hợp du tịch sinh thái

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha