Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án xưởng chế biến nông sản và sản xuất bao bì. Sản xuất bao bì( bao Jumbo): 960 tấn sản phẩm/năm tương đương 480.000 bao/năm
Ngày đăng: 26-12-2024
11 lượt xem
MỤC LỤC.......................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................... 4
CÁC HÌNH VẼ.................................................................. 5
Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ....... 7
1.1. Tên chủ dự án đầu tư:....... 7
1.2. Tên dự án.................................................................... 7
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư: ................. 8
1.3.1. Công suất của dự án đầu tư.................................................................... 8
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư...................................................... 8
1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư.................................................................. 13
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng........................................................ 14
1.4.1. Nguyên liệu sản xuất........................................................................... 14
1.4.2. Điện năng sử dụng.............................................................................. 14
Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..... 16
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường................ 16
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường............... 16
Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP............... 17
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................................................... 17
3.1. Công trình, biện pháp thu gom, thoát nước mưa, xử lý nước thải...................... 17
3.1.1. Công trình thu gom, thoát nước mưa.................................................... 17
3.1.2. Thu gom, thoát nước thải..................................................................... 20
3.1.2.2. Thu gom, xử lý nước thải sản xuất..................................................... 31
3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường................ 37
3.3.2. Chất thải công nghiệp thông thường( chất thải sản xuất)........................ 39
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại............................ 39
3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.................................. 41
3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành...... 41
3.7. Công trình bảo vệ môi trường khác............................................................... 43
3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường................ 44
Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG........................ 47
4.1. Nội dung cấp giấy phép đối với nước thải................................................ 47
4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải................................................................... 47
4.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa:............................................................. 47
4.1.3. Dòng nước thải................................................................................... 47
4.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải............47
4.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải............... 48
4.1.5.1. Vị trí xả nước thải............................................................................. 48
4.1.5.2. Phương thức xả nước thải: Liên tục................................................... 49
4.1.5.3. Nguồn tiếp nhận nước thải................................................................ 49
4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối khí thải................................................... 49
4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung................................ 50
5.1. Kế hoạch vận hành thừ nghiệm công trình xử lý chất thải dự án................ 52
5.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm................................................ 52
5.2. Chương trình quan trắc khi dự án đi vào vận hành chính thức................... 53
5.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ.......................................... 53
5.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải................................. 53
5.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo
quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.. 53
Chương VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................................. 54
Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Công ty TNHH ........
Địa chỉ trụ sở chính: ...xã Mông Hóa, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Người đại diện: ........ Chức vụ: Giám đốc- Điện thoại: .........
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ...... do phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp đăng ký lần đầu ngày 16 tháng 01 năm 2008; Đăng ký thay đổi lần 6 ngày 24 tháng 7 năm 2019
Xưởng chế biến nông sản và sản xuất bao bì
Địa điểm thực hiện dự án: Xóm Đễnh, xã Mông Hóa, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Quyết định chủ trương đầu tư số 08/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2019 của UBND tỉnh Hòa Bình
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số ..../QĐ- UBND ngày 08/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình;
Giấy phép xây dựng số 53/GPXD ngày 28 tháng 9 năm 2010 do Sở Xây dựng cấp cho Công ty TNHH Minh Sơn.
Quy mô của dự án đầu tư:
+ Quy mô sử dụng đất: 20.403,3 m²
+ Quy mô xây dựng: gồm nhà xưởng chế biến nông sản; nhà dệt bao bì, nhà cắt, may bao bì, nhà kho và các công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ
+ Quy mô tổng mức đầu tư: Tổng vốn đầu cho dự án là 45.000.000.000 đồng (bằng chữ: Bốn mươi năm tỷ đồng chẵn). Theo tiêu chí phân loại dự án dựa trên tổng mức đầu tư của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, dự án thuộc nhóm C
Dự án “Xưởng Chế biến nông sản và sản xuất bao bì” bao gồm hai hạng mục sản xuất là chế biến nông sản và sản xuất bao bì. Tuy nhiên đến nay do khó khăn về kinh tế, thị trường tiêu thu và nguồn nguyên liệu nông sản để chế biến gặp những khó khăn nên hạng mục chế biến nông sản của cơ sở chưa được đầu tư xây dựng. Hiện tại các hạng mục của sản xuất bao bì gồm hạ tầng sản xuất, các công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng đồng bộ phục cho hoạt động sản xuất. Để đảm bảo thực hiện đúng các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trước khi hạng mục đã được đầu tư của dự án đi vào hoạt động chính thức, Công ty TNHH Minh Sơn thực hiện xây dựng báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với hạng mục sản xuất bao bì theo quy định.
Sản xuất bao bì( bao Jumbo): 960 tấn sản phẩm/năm tương đương 480.000 bao/năm
Công nghệ sản xuất bao bì Jumbo của dự án được tóm tắt sơ đồ sau:
Hình 1: Sơ đồ quy trình sản xuất bao bì
Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất bao bì:
Công đoạn tạo chỉ nhựa PP:
Công đoạn tạo chỉ nhựa PP được thực hiện bởi dây chuyền kéo sợi LOREX/DUOTEC là một máy ép đùn dạng màng đúc, là dây chuyền hiệu suất cao để sản xuất sợi chỉ PP/HDPE có chất lượng tốt nhất hiện nay do Tập đoàn Lohia có trụ sở tại Kanpur, Ấn Độ sản xuất.
Hình 2: Hình ảnh dây chuyền kéo sợi PP
Quá trình ép đùn tạo màng nhựa PP: Hạt nhựa và phụ gia( Hạt màu và bột đá) được cấp được cấp định lượng thông qua hệ thống ống hút vào bồn khuấy trộn trên hệ thống máy ép đùn. Máy ép đùn là trung tâm của quá trình ép đùn, chức năng chính của máy ép đùn là cấp liệu cho khuôn với vật liệu đồng nhất ở nhiệt độ và áp suất không đổi. Bộ truyền động của máy ép đùn được tác động thông qua động cơ xoay chiều. Công suất được truyền tới trục vít thông qua bộ truyền động đai V. Hộp giảm tốc đã được sử dụng để thúc đẩy mô-men xoắn tăng lên, cần thiết để vận chuyển khối nguyên liệu đã hóa dẻo có độ nhớt cao dọc theo thân và bơm vật liệu này qua bộ hạn chế khuôn.
Thân của máy ép đùn có cấu tạo là loại lưỡng kim (tức là chống mài mòn cao). Thân được làm nóng qua các ống lót gia nhiệt bằng điện trở biến tần chuyển điện năng thành nhiệt tới hạn hóa dẻo hạt PP thành khối đồng nhất ( nhiệt tới hạn là nhiệt chuyển Polyme rắn chảy thành khối dẻo đồng nhất mà chưa bị hóa hơi). Một máy bơm bánh răng (tùy chọn) được sử dụng để đồng nhất nguyên liệu nóng chảy và tạo ra áp suất nóng chảy không đổi trước khi nguyên liệu nóng chảy đi vào khuôn. Hệ thống con lăn trên khuân có tác dụng truyền dẫn và trải đều nhựa tạo thành màng nổi lên khỏi khuôn.
Hình 3:Máy ép đùn
- Quá trình định hình màng nhựa PP:
Quá trình định hình màng nhựa PP bể điều nhiệt, màng nổi lên khỏi khuôn của máy đùn ở trạng thái nóng chảy được làm mát trong bể điều nhiệt để đóng rắn.
Bể điều nhiệt là kiểu khoang đôi tạo điều kiện cho nước chảy vào mà không bị rối. Một máy bơm liên tục luân chuyển nước từ bể để duy trì nhiệt độ của bể. Một công tắc phao trong khoang riêng biệt giúp kiểm tra lượng nước tuần hoàn. Lượng nước mất từ bể do bay hơi và nước bị cuốn theo màng được bù lại thông qua cung cấp nước ngọt liên tục. Một đường thoát nước được cung cấp trong bể để vệ sinh định kỳ
Liên hợp phía sau bể điều nhiệt là hệ thống hai bộ con lăn thép và con lăn áp lực dẫn động dương; Lưỡi dao có thổi khí; Bộ trao đổi nhiệt dạng tấm. Bộ phận lưỡi dao có thổi khí cung cấp độ rung trong màng, giúp loại bỏ nước ở tốc độ cao hơn. Bộ con lăn đầu tiên ép màng và loại bỏ các giọt nước. Các ống hút được gắn ở một trong hai bên của màng được sử dụng để loại bỏ độ ẩm còn sót lại trên bề mặt màng. Các con lăn dẫn động dương (tập hợp con lăn áp lực bằng cao su và con lăn bằng thép) giúp kéo màng về phía trước bằng cách tránh trượt.
Hình 4: Bể điều nhiệt
Quá trình cắt( xẻ) màng PP tạo thành chỉ PP
Màng đã tôi được cắt thành một nhóm sợi riêng lẻ qua máy cắt sáu trạm trước khi chuyển đến máy giữ sợi (godet). Một con lăn rải được cung cấp trước máy cắt để loại bỏ các nếp nhăn trên màng. Một số lượng lớn các lưỡi dao cách nhau bằng miếng đệm được bố trí cạnh nhau để cắt màng đã căng trước thành các sợi chỉ nhựa PP.
Hình 5: Máy cắt sáu trạm
Quá trình giữ, kéo sợi chỉ nhựa PP
Vùng kéo của dây chuyền kéo sợi (PP / HDPE) bao gồm Bộ phận giữ, Lò không khí nóng. Bộ phận giữ này dùng để tiếp liệu và giữ các sợi chống lại lực căng kéo được tác dụng bởi godet cuối cùng có tốc độ vượt quá tốc độ của godet đầu tiên bởi hệ số kéo. Con lăn cao su chịu áp lực xoay được gắn trên godet cuối cùng của Bộ phận giữ này để ngăn sợi bị trượt.
Hình 6: Máy kéo và giữ sợi chỉ nhựa PP
- Tạo quận chỉ nhựa PP
Các sợi chỉ nhựa PP được kéo đưa vào hệ thống máy quận sợi chỉ để tạo thành quân sợi chỉ nhựa PP( Các thoi chỉ nhựa PP)
Công đoạn dệt tạo thành tấm vải nhựa PP:
Hệ thống máy dệt tròn thoi dệt các sợi chỉ nhựa PP từ các thoi chỉ nhựa tạo thành các tấm vải nhựa PP dạng ống. Các tấm vải nhựa PP sau đó được quận tròn lại chuyển sang bộ phận cắt, in và may bao jumbo
Cắt, in và may bao Jumbo:
Các tấm vải nhựa PP được chuyển đến máy cắt để cắt thành từng đoạn theo chiều dài và kích cỡ của bao. Sau đó, từng đoạn được chuyển qua công đoạn in theo mẫu mã của từng khách hàng và từng loại bao. Các mảnh bao sau khi in được chuyển qua bộ phận may để tạo thành sản phẩm các túi Jumbo.
Kiểm tra sản phẩm, đóng kiện:
Sản phẩm bao sau khi may được kiểm tra kỹ thuật lần cuối trước khí chuyển bộ phận đóng kiện chuyển vào kho lưu.
Sản phẩm của dự án là các loại bao jumbo: 0,5 tấn, 1 tấn, 1.5 tấn
Hình 7: Hình ảnh bao jumbo
Nguyên liệu sản xuất của dự án được tóm tắt bảng sau:
Bảng 1: Bảng tổng hợp nguyên liệu sản xuất của dự án
TT |
Loại nguyên liệu |
Số lượng (tấn/ năm) |
1 |
Hạt nhựa PP |
880 |
2 |
Bột đá |
60 |
3 |
Hạt màu |
30 |
4 |
Chỉ may |
5 |
5 |
Mực in |
1 |
Tổng |
976 |
- Nguồn cung cấp điện cho toàn bộ dự án được lấy từ nguồn điện lưới 35 KV cách cơ sở 300 m về phía Tây cấp cho trạm biến áp điện biến áp 250KVA của dự án
-Tổng nhu cầu sử dụng điện cơ sở là khoảng: 9.100 kw/ tháng.
Nhu cầu sử dụng nước dự án phục vụ các mục đích sau: Mục đích sinh hoạt; mục đích cấp nước cho sản xuất và cấp nước cho một số mục đích khác như nước tưới cây, rửa sân bãi, phòng cháy chữa cháy:
Cấp sinh hoạt:
Tổng số cán bộ, người lao động dự án khi đi vào hoạt động chính thực là 120 người, nhu nước cấp 100 lít/người/ngày. Lượng nước cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt của CBCNV(QSH) là: QSH = 100 x 120 = 12.000 lít/ngày = 12 m3/ngày.đêm
Cấp cho sản xuất (QSX): Nước cấp cho hoạt động sản xuất dùng vào mục đích làm nguội và định hình bản nhựa PP: 0,3 m3 (Nước này định kỳ 15 ngày thay một lần).
Nhu cầu nước tưới cây, rửa đường: Trung bình 4 m3/ ngày. đêm. Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng nước dự án trung bình 16 m3/ngày.đêm
* Nguồn cấp: Nguồn cấp nước cho toàn bộ hoạt động dự án được lấy từ nước dưới đất thông qua giếng khoan tại dự án
>>> XEM THÊM: Bảng báo giá dịch vụ tư vấn lập hồ sơ cấp giấy phép môi trường cấp bộ khu công nghiệp
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn