Báo cáo đề xuất cấp cấp Giấy phép môi trường dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi

Báo cáo đề xuất cấp cấp Giấy phép môi trường dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi công suất thiết kế của dự án là 600 lợn nái/lứa; 6.000 lợn thịt/lứa.

Ngày đăng: 24-08-2024

35 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..................3

DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................4

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...........................................5

Chương I...........................................................................6

TNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................................6

1. Thông tin chung về dự án đầu tư .......................................6

2. Tên dự án đầu tư .................................................6

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư.........................6

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở.........................................................6

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư....................................6

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư............................................11

4. Nguyên, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án

đầu tư.................................................................11

Chương II.................................................25

S PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI

TRƯỜNG ............................................................25

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi

trường................................................................25

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường...........................25

Chương III...........................................................26

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ

ÁN ĐẦU TƯ................................................................................26

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.................26

1.1. Công trình thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.................................26

1.2. Công trình thu gom và thoát nước thải...................................................27

1.3. Công trình xử lý nước thải ...............................................31

2. Công trình xử lý bụi, khí thải..................................................................41

3. Công trình, biện pháp lưugiữ, xử lý chất thải rắnthông thường .......................45

4. Công trình lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại....................................................48

5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường ...................................49

7. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả thải vào

công trình thủy lợi................................................................................62

Chương IV..............................................................................................63

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG .............63

4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.................................63

Chương V ...................................................................65

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG

TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN..........................................65

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án ............65

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình thiết bị xử lý chất thải..65

2. Chương trình quan trắc chất thải tự động, liên tục và định kỳ theo quy định của pháp luật.........66

Chương VI...................................................................67

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.......................67

PHỤ LỤC ......................................................68

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Thông tin chung về dự án đầu tư

- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty cổ phần.............

- Địa chỉ liên hệ: .............., xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

- Điện thoại: ..................

- Đại diện công ty: Ông ............., chức danh: Giám đốc.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số ............. do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT Thái Bình cấp đăng ký lần đầu ngày 01/7/2020.

2. Tên dự án đầu tư

- Tên dự án đầu tư: Trang trại chăn nuôi................

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: ..............., xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 05/QĐ-UBND ngày 07/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.

+ Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường số 2126/QĐ-UBND ngày 30/8/2021 của UBND tỉnh Thái Bình.

- Quy mô của dự án đầu tư: Theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 05/QĐ-UBND ngày 07/5/2021 thì tổng mức đầu tư của Dự án là 35.953.522.667 đồng; Căn cứ vào Khoản 3, Điều 10, Luật đầu tư công thì Dự án sản xuất nông nghiệp có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng là dự án nhóm C. Như vậy, Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi An Thái là dự án nhóm C.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở

Theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 05/QĐ-UBND ngày 07/5/2021 của UBND tỉnh Thái Bình thì công suất thiết kế của dự án là 600 lợn nái/lứa; 6.000 lợn thịt/lứa.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Quy trình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt của Dự án được thể hiện qua sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 1. 1. Quy trình chăn nuôi lợn của dự án đầu tư

Thuyết minh quy trình chăn nuôi của trang trại:

a. Đối với quy trình chăm sóc hậu bị:

Nhằm cách ly mầm bệnh, tránh sự lây nhiễm của mầm bệnh mới vào trại, tạo điều kiện thích nghi cho đàn hậu bị mới với môi trường của trại. Có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhất để đàn hậu bị được phát triển tối ưu, từ đó giúp tăng tỷ lệ chọn lọc cũng như nâng cao năng suất sinh sản. Yêu cầu ADG đạt 700-750 g, tuổi đạt 240 ngày, độ dày mỡ bụng 16-18 mm. Yêu cầu chuồng trại: Tốc độ gió 2-2,5 m/s, mật độ nuôi 1,5 m2/con, nhiệt độ 22-24oC, hàm lượng amoniac <15 ppm, áp lực nước là 2 lít/phút. Quản lý chuồng nuôi: Cái hậu bị được nuôi quần thể giống hình thức nuôi thịt, hạn chế xả nước hoặc không xả nước vào bể tắm với hậu bị trên 18 tuần tuổi. Hàng ngày kiểm tra sức khoẻ, theo dõi khả năng thu nhận thức ăn, khả năng phát triển, phát hiện những trường hợp bất thường, có biện pháp can thiệp kịp thời. Tiếp xúc với lợn hàng ngày tạo sự gần gũi thân thiện với người chăn nuôi, đây là việc làm rất quan trọng nhằm hạn chế stress, giúp lợn lên giống và phối giống được tốt hơn. Tách lọc lợn theo trọng lượng để tăng độ đồng đều. Kích thích động dục: Cho lợn cái tiếp xúc lợn đực từ 180 ngày tuổi, tiếp xúc 02 lần/ngày sáng – chiều. Sử dụng lợn đực có tính hăng cao và mùi mạnh.

Lùa lợn đực đi vào đường cho ăn phía đầu lợn cái. Thời gian kích thích 1 ô lợn cái từ 5 – 10 phút. Kích thích động dục tốt kết quả sẽ đạt 50 – 70% số hậu bị lên giống sau 5 – 10 ngày. Khi lợn đạt 29 tuần tuổi sẽ được chuyển lên chuồng phối giống. Kiểm soát dịch bệnh: Lấy mẫu máu 100% số lợn nhập khẩu ngay ngày đầu nhập về. Lấy mẫu nước bọt và mẫu máu sau 03 tuần nhập về và định kỳ sau mỗi tháng với 30% số lợn. Một số bệnh cần giám sát như: PRRS, PED, FMD, SF, Auzesky. Thực hiện việc tiêm phòng theo “Lịch tiêm phòng chung”, trường hợp lợn nhập khẩu sẽ có lịch chủng ngừa riêng. Quy trình gieo phối tinh nhân tạo: Tuổi phối giống hậu bị lần đầu là 240 ngày, độ dày mỡ lưng 16 mm, số lần đã lên giống 1-2 lần, tỷ lệ nái vào phối/tuần/quy mô nái là 5,5%. Lợn nái cai sữa 3 – 4 ngày sẽ có biểu hiện động dục, hiện tượng chịu đực sẽ vào ngày 4 – 5 sau cai. Dẫn lợn đực đi kiểm tra lên giống, kết hợp với kỹ thuật viên kiểm tra. Đối với nái cai sữa 3 – 5 ngày lên giống hoặc nái cai sữa muộn thì kiểm tra 1 lần/ngày, đối với hậu bị và lợn cai sữa trên 5 ngày thì kiểm tra 2 lần/ngày. Thời gian kiểm tra lợn động dục và xác định thời điểm phối giống phải tiến hành 2 lần/ngày: đầu giờ sáng & cuối giờ chiều.

Kỹ thuật phối giống: Dẫn tinh quản, giấy lau, đai phối, kéo, xe đẩy được vệ sinh sạch vô trùng. Lợn phối được vệ sinh sạch. Tinh được bảo quản ở tủ bảo ôn hoặc thùng bảo ôn ở nhiệt độ 16 – 170C. Không được để tinh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Kiểm tra lại chất lượng tinh trước khi đưa đi phối. Kiểm tra lại thông tin về tinh và lợn định phối. Chuẩn bị đực thí tình kích thích lợn nái phối. Cho đực thí tình đi phía trước lợn nái phối. Kiểm tra lợn mê ì trước khi phối bằng phương pháp 5 điểm. Dùng giấy lau sạch âm hộ trước khi phối. Đưa dẫn tinh quản vào âm hộ với chiều chếch 450 so với sống lưng, khi vào được 10 – 15 cm thì nâng dần lên và đẩy theo chiều song song với sống lưng, ấn vào kịch cảm giác không vào được nữa sẽ rút ra khoảng 2cm và xoay ngược kim đồng hồ. Cắt đầu tuýp tinh, hoặc lọ tinh đưa tinh vào tử cung qua dẫn tinh quản. Để tinh từ từ vào theo nhịp hút của đường sinh dục. Đeo đai phối và người phối ngồi lên lưng lợn trong suốt quá trình phối. Lợn đực thí tình kích thích trong suốt quá trình phối và sau khi kết thúc 5 – 10 phút. Khi tinh đã vào hết thì rút dẫn tinh quản xoay theo chiều kim đồng hồ. Đánh dấu gạch ngang lưng theo quy định và ghi chép sổ sách.

b. Quy trình chăm sóc nái mang thai:

Tỷ lệ đẻ > 90%, số con đẻ ra/ổ (con) > 14, tỷ lệ thai khô và chết lưu < 2%, trọng lượng sơ sinh 1-1,5 kg/con. Yêu cầu chuồng nuôi nhiệt độ 20-25oC, độ ẩm 65-70%, tốc độ gió 2-2,5 m/s, áp lực nước 2 lít/phút. Quét dọn chuồng trại hàng ngày, đảm bảo chuồng luôn sạch. Kiểm tra máng ăn, núm uống, quạt, dàn mát đảm bảo mọi thiết bị luôn hoạt động tốt. Lau máng hàng ngày, không để cám rơi vãi, ẩm mốc. Kiểm tra lợn nái sau phối 3 tuần - 6 tuần - 9 tuần, bằng cách quan sát bằng mắt thường kết hợp với lùa lợn đực đi kiểm tra với lợn nái sau phối 3 tuần, với lợn nái mang thai 6 tuần và 9 tuần kiểm tra bằng mắt thường kết hợp với máy siêu âm. Điều chỉnh thức ăn theo giai đoạn mang thai và theo kết quả kiểm tra. Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo quy trình tiêm phòng.

c. Quy trình chăm sóc nái đẻ:

Số con sinh ra còn sống 12 con, trọng lượng cai sữa trung bình ở 28 ngày/con là 07 kg. Thời gian lên giống trở lại sau cai sữa 07 ngày. Chuồng trại được vệ sinh cọ rửa sạch sau mỗi lứa, sử dụng xà phòng trong quá trình cọ rửa. Ưu tiên sử dụng nước nóng và máy xịt rửa áp lực cao (Kacher) trong quá trình vệ sinh chuồng. Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi, chỉ phun khi chuồng đã khô, phun lại lần 2 trước khi nhập lợn 03 ngày. Quét vôi trắng đường đi, gầm chuồng, tường. Kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị trong chuồng. Thông rửa nước trong đường ống, không để lưu cữu. Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ: Xi lanh, kim tiêm, kéo cong, dây buộc rốn, cốc đựng cồn iodin, khay đựng dụng cụ, khăn bông mềm, chòng kéo lợn con, tất cả các dụng cụ phải được hấp khử tuyệt trùng. Cân đồng hồ có lồng cân, túi bóng lót mông lợn nái khi đẻ, khay nhựa đựng nhau thai dịch sản, găng tay sản khoa.

+ Chăm sóc lợn con sau khi đẻ và nuôi theo mẹ: Khi lợn con chui ra khỏi âm hộ lợn nái, tay người đỡ đỡ lấy lợn con một tay còn lại cầm dây rốn kéo ra tránh làm đứt. Dùng khăn khô lau sạch dịch trong miệng, mũi. Thắt dây rốn cách bụng lợn con 2 - 3 cm, thắt vòng quanh rốn 2 vòng dây rồi cắt và sát trùng bằng cồn iodine. Xoa bột Mistral lên cơ thể lợn trừ phần đầu. Thả lợn vào quây úm. Sau 10 phút đưa lợn con ra cho bú. Lợn con sau khi sinh phải được bú sữa đầu của chính mẹ nó càng sớm càng tốt. Sữa đầu là loại thức ăn lợn con vô cùng quan trọng, nó cung cấp nguồn năng lượng tức thời cho lợn con và lượng kháng thể thụ động nhằm phòng chống các bệnh trong giai đoạn đầu đời. Những lợn quá nhỏ, yếu cần sự chăm sóc đặc biệt, cần trợ giúp đến bầu vú mẹ. Có thể thu vắt sữa đầu chứa vào chai để sử dụng thêm cho những lợn nhỏ. Tập phản xạ có điều kiện cho lợn con tránh bị mẹ đè bằng cách bắt lợn vào quây úm trong thời gian khoảng 03 ngày đầu tiên. Không khuyến khích ghép quá nhiều gây xáo trộn đàn, tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. Trước khi ghép lợn phải đếm số vú chức năng, 2 vú cuối cùng chỉ được tính 1 vú. Ghép đi những con to nhất đàn đến ổ mới. Cân lợn con, mài nanh, cắt đuôi, săm tai thực hiện vào 02 ngày tuổi. Thiến hoạn, tiêm sắt, uống thuốc cầu trùng được thực hiện vào 05 ngày tuổi. Dụng cụ phẫu thuật, vết thương sau phẫu thuật phải được sát trùng kỹ bằng cồn iodine. Tiêm vaccine đầy đủ theo lịch tiêm phòng. Tập ăn sớm cho lợn con từ lúc 10 ngày tuổi, cho ăn 06 lần /ngày, mỗi lần ăn lượng ít, thức ăn luôn tươi mới, máng ăn sạch sẽ.

+ Chăm sóc lợn nái nuôi con: Thức ăn, ăn tăng dần mỗi ngày thêm 0,5 kg, đến ngày thứ 07 sau đẻ lượng ăn đạt khoảng 05 kg/con/ngày và duy trì lượng ăn này đến 10 ngày. Số lần ăn 3 – 4 lần/ngày, thời điểm ăn trong ngày phụ thuộc vào mùa. Kiểm tra núm uống tất cả các ô nái đẻ, đảm bảo nước uống sạch, đủ áp lực. Thiếu nước cũng là nguyên nhân làm nái ăn kém. Điều chỉnh tăng độ rộng chuồng cho nái nuôi con, giúp lợn nái thoải mái mỗi khi đứng lên nằm xuống. Thời gian ăn của lợn nái khoảng 25 phút, cần kiểm tra máng từng con để phát hiện lợn bỏ ăn, lợn ăn kém. Vệ sinh máng ăn hàng ngày 01 lần/ngày. Máng ăn bẩn là một yếu tố giảm tính thèm ăn của lợn nái. Giữ môi trường nuôi khô, thoáng, yên tĩnh, tránh các yếu tố stress.

- Chăm sóc lợn con sau cai sữa: Thời gian nuôi 07 tuần, trọng lượng trung bình 26-30 kg/con, yêu cầu chuồng nuôi: Nhiệt độ 21-30oC, độ ẩm 60-70%, tốc độ gió 1,5-1,8 m/s, áp lực nước 0,3-0,5 lít/phút, mật độ nuôi 0,34 m2/con. Chuồng trại được vệ sinh sát trùng sạch, có thời gian trống chuồng 07 ngày theo quy định. Phun sát trùng lại trước ngày nhập lợn 01 ngày. Kiểm tra, sửa chữa, thay thế, bổ sung thiết bị dụng cụ chuồng trại. Bật bóng úm lợn trước 02 h nhập lợn. Tách lọc lợn theo thể trạng, trọng lượng nhằm tạo sự đồng đều, tách lợn đực cái nuôi riêng. Cho ăn theo tuần tuổi và định lượng khẩu phần ăn như sau: 1 tuần là 230 g/con/ngày, 2 tuần 450 g/con/ngày, 3 tuần là 600 g/con/ngày, 4 tuần 700 g/con/ngày, 5 tuần 970 g/con/ngày, 6 tuần 1.150 g/con/ngày, 7 tuần là 1.350 g/con/ngày. Vệ sinh quét dọn chuồng hàng ngày, lau máng ăn sạch sẽ. Phát hiện đánh dấu, điều trị lợn bị bệnh, trường hợp đặc biệt cần tách lọc xuống ô cuối chuồng. Sử dụng riêng kim tiêm cho từng ô trong quá trình điều trị hoặc tiêm phòng. Hàng ngày ghi chép sổ nhật ký làm việc.

d. Quy trình chăm sóc lợn thịt:

Nhằm tạo ra điều kiện sống tốt nhất cho lợn thịt, giúp tối đa hoá các chỉ tiêu như: thời gian nuôi ngắn nhất, ADG (tốc độ tăng khối lượng hàng ngày) cao nhất, FCR (tỷ lệ chuyển đổi thức ăn trong chăn nuôi) thấp nhất, trọng lượng xuất chuồng cao nhất, tỷ lệ thịt nạc cao nhất, chất lượng thịt thơm ngon đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Giúp cho cán bộ quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân tham gia hiểu và thực hiện đúng để đạt được mục tiêu kế hoạch công ty giao. Yêu cầu trọng lượng xuất chuồng 100 - 110 kg, thời gian nuôi 12,5 tuần, ADG đạt 800-900 g, FCR là 2,5, ngoại hình đạt mông nở, đầu nhỏ, thân dài, bụng thon, da mỏng, lông ngắn thưa bóng, bộ đồng đều cao trên 95%. Chuồng nuôi vệ sinh sát trùng, trống chuồng theo qui định trước khi nhập lợn. Lợn nhập vào chuồng theo số lượng và vị trí ô đã xác định. Tách lọc lợn ngay sau khi nhập về và suốt quá trình nuôi đảm bảo độ đồng đều. Buổi sáng đầu giờ công nhân vào chuồng phải vào từng ô lùa lợn qua đó kiểm tra phát hiện lợn bệnh. Dùng sơn đánh dấu lợn tiêu chảy đánh dấu gốc đuôi, lợn viêm phổi đánh dấu lưng. Tách lọc lợn bệnh cần điều trị đặc biệt về ô cuối chuồng. Kiểm tra lượng thức ăn còn trong máng, tính toán lượng ăn cần trong ngày, đề xuất lấy cám. Điều trị kịp thời lợn bị bệnh, đúng đủ liệu trình, sử dụng riêng kim tiêm cho từng ô. Có chế độ chăm sóc đặc biệt cho lợn bệnh lợn yếu. Thực hiện sát trùng toàn bộ trong và ngoài chuồng 1 lần/tuần. Trường hợp dịch bệnh thì tăng mức độ sát trùng lên theo tình hình cụ thể. Ghi chép nhật trình, nhật ký hàng ngày, báo cáo số liệu cho kỹ sư và quản lý trại. Xuất lợn ở trọng lượng 100 kg – 110 kg, thời gian nuôi 12,5 tuần. Xuất lần lượt theo từng ô, xuất dứt điểm lợn trong ô, khi đã lùa lợn ra xuất là không được phép cho quay về ô nuôi.

e. Quy trình chăn nuôi lợn đực:

Yêu cầu tuổi 140 - 150 ngày. Tỷ lệ chọn lọc đáp ứng 3 đực được chọn/nái/năm. Nuôi riêng cá thể khi lợn đạt 06 tháng tuổi. Không nuôi chung đực, cái trong cùng chuồng. Kiểm tra nhiệt độ, độ thông thoáng, thức ăn, nước uống trước và sau mỗi buổi làm việc. Kiểm tra trang thiết bị trong chuồng đảm bảo mọi hoạt động diễn ra bình thường. Không cho ăn no trước khi khai thác. Đưa giá nhảy vào ô cho đực làm quen. Tẩm những chất kích thích tính dục như: nước tiểu, chất tiết của lợn cái động dục hay tinh dịch của lợn đực khác. Xoa bóp kích thích dương vật, hỗ trợ đực nhảy lên giá nhảy. Thời gian huấn luyện hàng ngày khoảng 15 phút vào buổi sáng, nếu thời tiết mát và lợn có sức khoẻ tốt thì buổi chiều huấn luyện tiếp 15 phút. Huấn luyện sau khi ăn khoảng 30 phút đến 1 h. Khi lợn đã nhảy giá, xuất tinh thì việc huấn luyện lặp lại sau 5 – 7 ngày. Kiểm tra chất lượng tinh dịch của lợn đực trong quá trình huấn luyện nhảy giá, các cá thể có chất lượng tinh dịch đạt yêu cầu sẽ được đưa vào sử dụng.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

Theo Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 07/5/2021 của UBND tỉnh Thái Bình thì sản phẩm của dự án là lợn con thành phẩm trọng lượng 30 kg, lợn thịt thành phẩm trọng lượng 100 kg.

Sản phẩm của dự án là:

+ Lợn giống (lợn con cai sữa): với quy mô 600 con lợn nái, trung bình mỗi năm đẻ 2,2 lứa, trang trại sản xuất được khoảng 13.543 con lợn giống/năm. Sau khi đáp ứng đủ nhu cầu nuôi lợn thịt của trang trại, số lượng dự kiến cung cấp ra thị trường mỗi năm khoảng 1.543 con.

+ Lợn thịt: với công suất 6.000 lợn thịt/lứa, 2 lứa/năm, mỗi năm xuất chuồng khoảng 11.400 con lợn thịt (tương đương khoảng 1.254 tấn lợn hơi) cung cấp cho thị trường trong và ngoài khu vực.

- Tổng số lợn tại thời điểm lớn nhất của trang trại là 10 lợn đực giống, 02 lợn thí tình, 600 lợn nái giống và 6.000 lợn thịt/lứa, mỗi con lợn nái đẻ trung bình 2,2 lứa/năm, mỗi lứa 12 con, tỷ lệ nái đẻ 90%, tỷ lệ lợn con sống đến khi cai sữa 95%. Cứ 5 năm cần thay thế lợn giống bố mẹ để đảm bảo năng suất sinh sản sẽ cần khoảng 120 con lợn hậu bị thay thế.

Tổng số lợn tại thời điểm lớn nhất của trang trại là: 600 lợn nái giống + 10 lợn đực giống + 02 lợn đực thí tình + 120 con lợn hậu bị thay thế + 1.368 lợn con theo mẹ + 6.000 con lợn thịt = 8.100 con.

4. Nguyên, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1. Nhu cầu về máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của dự án

Bảng 1. 1. Nhu cầu về máy móc thiết bị của dự án

4.2. Tổng hợp nhu cầu nguyên liệu, thức ăn, con giống, hóa chất

a. Nhu cầu về con giống

Do đặc trưng của loại hình sản xuất chăn nuôi lợn nái sinh sản nên con giống bố mẹ được nhập về từ các đơn vị có uy tín trên thị trường. Hiện tại công ty đã ký hợp đồng nguyên tắc cung cấp con giống với trang trại heo giống cao sản Hòa Bình địa chỉ tại tỉnh Bình Dương.

Nhu cầu con giống bố mẹ là: 600 lợn nái giống, 10 lợn đực giống, 02 con lợn thí tình. Sau thời gian 5 năm (10 lứa) thay thế dần con giống bố mẹ, mỗi lần thay dự kiến 120 con lợn hậu bị giống bố mẹ.

b. Tổng hợp nhu cầu thức ăn

Tổng hợp nhu cầu tiêu thụ thức ăn cho lợn được nêu trong bảng sau:

Bảng 1.2. Nhu cầu thức ăn theo từng giai đoạn của lợn tại thời điểm lớn nhất

c. Nhu cầu về vắc xin và thuốc chữa bệnh:

Tùy thuộc vào tình hình dịch tễ mỗi khu vực và mỗi giai đoạn, trại chủ động lên yêu cầu và đề xuất thuốc sử dụng dựa trên danh mục sau:

Bảng 1.3. Tổng hợp danh mục thuốc và hóa chất sử dụng

>>> XEM THÊM: Hồ sơ xin giấy phép bảo vệ môi trường khi triển khai dự án

 

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha