Đầu tư dự án xây dựng tổ chức chứng nhận VietGap trong lĩnh vực trồng trọt

Nhà đầu tư đảm bảo thực hiện dự án với quy mô dự án đầu tư Xây dựng tổ chức chứng nhận VietGap trong lĩnh vực trồng trọt, phù hợp theo quy mô, diện tích khu vực mời gọi đầu tư và phù hợp với chức năng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh theo quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan, tuân thủ các chỉ tiêu chính về quy hoạch xây dựng.

Ngày đăng: 07-10-2022

577 lượt xem

Tư vấn lập dự án đầu tư Xây dựng tổ chức chứng nhận VietGap trong lĩnh vực trồng trọt

MỤC LỤC

CHƯƠNG I:      GIỚI THIỆU NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN.. 4

I.1.     Giới thiệu Nhà đầu tư.. 4

I.2.     Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình. 4

I.3.     Mô tả sơ bộ dự án. 4

I.4.     Mục tiêu đầu tư: 4

Xây dựng tổ chức chứng nhận VietGap trong lĩnh vực trồng trọt. 4

I.5.     Mục đích đầu tư: 4

I.6.     Hình thức đầu tư: 4

Đào tạo chuyên gia đánh giá, thí nghiệm viên; đầu tư các trang thiết bị mới; đăng ký công nhận tổ chức chứng nhận VietGAP. 4

I.7.     Hình thức quản lý: 4

I.8.     Tiến độ thực hiện dự án: 4

I.9.     Nguồn vốn đầu tư: 5

I.10. Thời hạn đầu tư và khai thác của dự án: 20 năm.. 5

I.11.  Cơ sở pháp lý triển khai dự án. 5

I.12. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng. 6

I.13. Cam kết của nhà đầu tư.. 7

CHƯƠNG II:     NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG.. 8

II.1. Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam.. 8

II.1.    Tiềm năng và thị trường. 9

II.1.1.      Nguồn khách hàng tiềm năng. 9

II.1.2.      Các nguồn doanh thu từ khách hàng. 11

CHƯƠNG III:    MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.. 12

III.1.        Sự cần thiết phải đầu tư.. 12

III.2.        Mục tiêu đầu tư.. 15

CHƯƠNG IV:    QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ. 17

IV.1.       Quy mô đầu tư.. 17

IV.2.       Giải pháp bố trí mặt bằng. 19

IV.3.       Giải pháp về đào tạo. 20

IV.4.       Giải pháp về tổ chức. 20

IV.5.       Giải pháp về lắp đặt trang thiết bị máy móc. 20

IV.6.       Phương án xây dựng cải tạo và lắp đặt thiết bị 21

IV.6.1.     Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến. 21

IV.7.       Mua nhà cung cấp Messer – Đức tại Việt Nam.. 67

IV.8.       Mua nhà cung cấp Messer – Đức tại Việt Nam.. 67

1.      Máy chính ICP-OES cung cấp bao gồm: 98

2.      Phụ kiện bắt buộc đi kèm để máy chính sẵn sàng vận hành: 98

3.      Hệ thống phụ trợ: 99

CHƯƠNG V:     Máy Lọc Nước Siêu Sạch (Loại I Và Loại III) Không Cần Bể Chứa, Nước Đầu Vào Nước Nguồn/ Nước Máy Công Suất 60l/ Giờ.. 106

V.1.1.      Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt và cứu hoả. 76

V.1.2.      Xây dựng hệ thống xử lý chất thải 76

V.1.3.      Nguồn điện và hệ thống phân phối 77

CHƯƠNG VI:    ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.. 79

VI.1.       Đánh giá tác động môi trường. 79

VI.1.1.     Giới thiệu chung. 79

VI.1.2.     Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. 79

VI.1.3.     Tác động của dự án tới môi trường. 80

VI.2.       Kết luận. 82

VI.3.       Các biện pháp phòng cháy chữa cháy. 82

CHƯƠNG VII:       PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG.. 85

VII.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức. 85

VI.2. Cơ sở vật chất. 89

VI.2.1. Trụ sở. 89

VI.2.2. Máy móc, thiết bị, phòng thí nghiệm.. 89

VI.3. Tài chính. 92

VI.4. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ. 94

VI.4.1. Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng (TXTCN) 94

VI.4.2. Nhiệm vụ KH&CN các cấp. 94

VI.4.3. Hoạt động tư vấn - dịch vụ. 94

VI.5. Nhiệm vụ trọng tâm của trung tâm từ nay đến 2025

CHƯƠNG VIII:      PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH.. 97

VIII.1.      Chương trình chuẩn bị việc thực hiện dự án. 97

VIII.2.      Công tác đấu thầu. 97

VIII.3.      Các công trình phục vụ thi công xây lắp. 97

VIII.4.      Dự kiến tiến độ thực hiện dự án. 97

VIII.5.      Dự kiến kế hoạch đấu thầu của dự án. 98

VIII.5.1.        Dự kiến kế hoạch đấu thầu. 98

VIII.5.2.        Phần công việc không đấu thầu. 98

VIII.5.3.        Phần công việc chỉ định thầu. 98

VIII.5.4.        Phần công việc cho chào hàng cạnh tranh. 99

VIII.5.5.        Phần đấu thầu. 99

VIII.6.      Giải pháp thi công xây dựng. 99

VIII.7.      Hình thức quản lý dự án. 100

CHƯƠNG IX:    TỔNG MỨC ĐẦU TƯ.. 101

IX.1.       Cơ sở lập Tổng mức đầu tư.. 101

IX.2.       Nội dung Tổng mức đầu tư.. 101

IX.2.1.     Chi phí xây dựng và lắp đặt 102

IX.2.2.     Chi phí thiết bị 102

IX.2.3.     Chi phí quản lý dự án. 102

IX.2.4.     Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm.. 102

IX.2.5.     Chi phí khác. 103

IX.2.6.     Dự phòng chi 103

IX.2.7.     Chi phí về đất 103

IX.2.8.     Lãi vay của dự án. 103

IX.3.       Tổng mức đầu tư dự kiến. 103

IX.4.       Nguồn vốn đầu tư của dự án. 109

IX.5.       Tiến độ sử dụng vốn. 109

CHƯƠNG X:     HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN.. 111

X.1.        Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán. 111

X.1.1.      Thời gian tính toán. 111

X.1.2.      Phương án tiêu thụ sản phẩm dự kiến. 111

X.1.3.      Tổng hợp các chi tiêu kinh doanh dự kiến. 111

X.1.4.      Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án. 112

X.2.        Hiệu quả mang lại cho Trung tâm.. 112

X.3.        Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội 112

X.4.        Hiệu quả về mặt xã hội 114

CHƯƠNG XI:    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 116

XI.1.       Kết luận. 116

XI.2.       Kiến nghị 116

TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP - MINH PHUONG CORP

CHƯƠNG I:      GIỚI THIỆU NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu Nhà đầu tư

  • Tên chủ đầu tư              :
  • Địa chỉ                           :  tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
  • Điện thoại             :      Fax:
  • Email    :  ;  Website:
  • Đại diện:   ;    Chức vụ:
  • Ngành nghề chính: ….…

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

  • Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
  • Địa chỉ                : 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
  • Điện thoại           : (028) 35146426                        -       Fax: (08) 39118579
  • Đại diện                     : Ông Nguyễn Văn Thanh -       Chức vụ : Giám đốc

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

  • Tên dự án: Xây dựng tổ chức chứng nhận VietGap trong lĩnh vực trồng trọt.
  • Địa điểm: tỉnh Thừa Thiên Huế.

-   Quỹ đất của dự án 1.609 m2 gồm tòa nhà văn phòng 5 tầng, tòa nhà kỹ thuật 4 tầng với tổng diện tích sàn là: 2.100m2, số tiền xây dựng 12.110.149.000 đồng).

I.4. Mục tiêu đầu tư:

Xây dựng tổ chức chứng nhận VietGap trong lĩnh vực trồng trọt.

I.5. Mục đích đầu tư:

- Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm và chuyên viên phân tích thử nghiệm mẫu;

- Đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm đủ điều kiện, tiêu chuẩn để thực hiện chứng nhận VietGAP;

- Đăng ký công nhận và được cấp giấy chứng nhận Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ là tổ chức chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt.

I.6. Hình thức đầu tư:

Đào tạo chuyên gia đánh giá, thí nghiệm viên; đầu tư các trang thiết bị mới; đăng ký công nhận tổ chức chứng nhận VietGAP.

I.7. Hình thức quản lý:

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập

I.8. Tiến độ thực hiện dự án:

     + Thời gian đầu tư xây dựng: từ tháng 6 năm 2023 đến tháng 12 năm 2024.

     + Thời gian vận hành kinh doanh: từ cuối năm 2024.

  • Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
  • Hình thức quản lý:

     + Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý dự án.

     + Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài.

I.9. Nguồn vốn đầu tư:

Vốn đầu tư  29,475,000,000 đồng (Hai mươi chín tỷ bốn trăm bảy mươi lăm triệu đồng).

I.10. Thời hạn đầu tư và khai thác của dự án: 20 năm

I.11.  Cơ sở pháp lý triển khai dự án

  • Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật đầu tư 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật doanh nghiệp 59/2020 ngày 17/06/2020; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật bảo vệ môi trường 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 ; Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 ; Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013;
  • Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
  • Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
  • Chương trình hành động số 69/CT-TU ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2020 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
  • Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 9 tháng 8 năm 2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế khóa XVI về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030;
  • Quyết định số 362/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
  • Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ);
  • Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ);
  • Quyết định số 1676/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đổi tên và tổ chức lại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ thành Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ;
  • Quyết định số 2365/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ;
  • Báo cáo số 866/BC-SKHCN ngày 23 tháng 7 năm 2020 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế về giải pháp nâng cao vai trò hoạt động của Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ;
  • Công văn số 1673/SKHCN-KHTC ngày 24 tháng 7 năm 2020 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc đề xuất danh mục dự án ưu tiên đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025.
  • Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

Dự án đầu tư xây dựng tổ chức chứng nhận VietGap trong lĩnh vực trồng trọt

Dự án đầu tư xây dựng tổ chức chứng nhận VietGap trong lĩnh vực trồng trọt

I.12. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng

Việc thực hiện dự án Xây dựng tổ chức chứng nhận VietGap trong lĩnh vực trồng trọt tuân thủ các quy định pháp lý sau:

  • Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2021/BXD);
  • TCVN 2737-1995    : Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCXD 229-1999      : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737:1995
  • TCVN 375-2006      : Thiết kế công trình chống động đất;
  • TCXD 9362:2012    : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
  • TCXD 33-1985         : Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCVN 5576-1991    : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
  • TCXD 9206:2012    : đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCVN-46-89            : Chống sét cho các công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
  • EVN                          : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN).
  • TCVN 7161-1:2009 : Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung;
  • TCVN 7336:2003    : Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động –Yêu cầu thiết kế và lắp đặt;
  • TCVN 5760-1993    : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
  • QCVN 14:2008/BTNMT    : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
  • TCXDVN 175:2005            : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép.

I.13. Cam kết của nhà đầu tư

Nhà đầu tư thực hiện dự án với những cam kết sau:

  • Nhà đầu tư đảm bảo thực hiện dự án với quy mô dự án đầu tư Xây dựng tổ chức chứng nhận VietGap trong lĩnh vực trồng trọt, phù hợp theo quy mô, diện tích khu vực mời gọi đầu tư và phù hợp với chức năng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh theo quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan, tuân thủ các chỉ tiêu chính về quy hoạch xây dựng.
  • Dự án đề xuất thực hiện tuân thủ theo Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật có liên quan, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường của Việt Nam.
  • Nhà đầu tư cam kết quản lý chất lượng và thực hiện bảo hành, bảo trì các công trình xây dựng theo quy định.

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN VIETGAP TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT

CHƯƠNG II:   NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

II.1. Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2021 ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019.

Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất cây trồng và chăn nuôi đạt khá. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt trong quý III/2021, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội kéo dài làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng sản xuất - chế biến - tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, ngành Nông nghiệp có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời cùng với việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ - CP của Chính phủ để ổn định và phát triển sản xuất, đạt mức tăng trưởng cao. Kết quả hoạt động năm 2021 của ngành Nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.

- Sản xuất công nghiệp: Sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 khởi sắc ngay sau khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ - CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%.

- Hoạt động của doanh nghiệp: Trong quý IV/2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 31,4 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký 415,3 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 205,1 nghìn lao động, tăng 70,4% về số doanh nghiệp, tăng 64,1% về số vốn đăng ký và tăng 24,7% về số lao động so với quý III/2021.

Tính chung năm 2021, cả nước có 116,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.611,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 854 nghìn lao động, giảm 13,4% về số doanh nghiệp, giảm 27,9% về vốn đăng ký và giảm 18,1% về số lao động so với năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2021 đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 16,8% so với năm trước. Nếu tính cả 2.524,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 43,5 nghìn doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm nay là 4.136 nghìn tỷ đồng, giảm 25,8% so với năm trước. Bên cạnh đó, còn có 43,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (giảm 2,2% so với năm 2020), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2021 lên gần 160 nghìn doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm trước. Bình quân một tháng có 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

- Hoạt động dịch vụ: hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng khôi phục trở lại, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2021 tăng 28,1% so với quý trước. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 3,8% so với năm trước (năm 2020 tăng 1,7%) do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

II.1. Tiềm năng và thị trường.

II.1.1. Nguồn khách hàng tiềm năng

CHƯƠNG III:    MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

III.1.Sự cần thiết phải đầu tư

Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định chủ trương Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ (KH&CN), giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao… Trong đó, định hướng phát triển Trung tâm KH&CN là “Phát triển KH&CN của tỉnh theo cơ chế thị trường, hình thành khu công nghệ thông tin (CNTT) tập trung, khu công nghệ cao và các tổ chức nghiên cứu đủ sức giải quyết các nhiệm vụ KH&CN của vùng và quốc gia, trở thành trung tâm lớn của cả nước về KH&CN”. Điều này thực sự là một thuận lợi lớn trong định hướng phát triển KH&CN trong giai đoạn tới.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XIV), Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 09 tháng 8 năm 2021 về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết mới đã xác định mục tiêu tổng quát là phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ (KH&CN) và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đưa KH&CN thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về KH&CN gắn với trung tâm giáo dục - đào tạo và y tế chuyên sâu. Một số nhiệm vụ và giải pháp mà Tỉnh ủy đề ra là: Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các trung tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng KH&CN như: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ; Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học; Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung… Đầu tư các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc gia đủ khả năng kiểm định chất lượng tất cả các loại hàng hóa,…

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn về khoa học và công nghệ của cả nước giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; chú trọng phát huy, tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ, trong đó “Tập trung nguồn lực xây dựng, hoàn thiện sớm đưa vào hoạt động có hiệu quả các thiết chế: Khu công nghệ thông tin tập trung, Khu Y tế công nghệ cao, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Khu nuôi trồng thủy sản thâm canh công nghệ cao, Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh; Đầu tư nâng cao năng lực của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh (ưu tiên các dự án “Xây dựng tổ chức chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ”, dự án “Tăng cường trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, sản xuất và phát triển dược liệu”),…”

Để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trung tâm KH&CN có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển KT-XH của tỉnh, cần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN, ứng dụng công nghệ cao; tập trung nâng cao năng lực của các tổ chức, cá nhân trong việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế...

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều Tổ chức trên thế giới như WTO, ASEAN,… tham gia vào nhiều Hiệp định như FTA, EVFTA, TPP,… Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng có nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài. Nhà nước và doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của việc áp dụng các hệ thống quản lý và các công cụ quản lý tiên tiến vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm giảm thiểu các rào cản kỹ thuật trong thương mại khi mở rộng thị trường tiêu thụ ra thế giới.

Tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện có trên 8.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có trên 80 doanh nghiệp lớn, còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một kết quả khảo sát nhu cầu áp dụng các hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến gần đây cho thấy: có 150/720 doanh nghiệp có áp dụng các hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (chiếm tỷ lệ 20%). Đa số các doanh nghiệp, hợp tác xã chưa tập trung vào việc áp dụng các hệ thống quản lý về chất lượng, môi trường, an toàn thực phẩm, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo hướng VietGAP, hữu cơ.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ giúp tạo ra các sản phẩm nông nghiệp bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng và truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm; tạo sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý. Ðặc biệt, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ tiết kiệm được chi phí do sử dụng các nguồn vật tư đầu vào, quản lý sản xuất hiệu quả hơn thông qua đánh giá nội bộ và cải tiến các điểm chưa phù hợp trong hệ thống quản lý. Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tạo uy tín, thương hiệu sản phẩm nông sản, từ đó nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường nông sản; giá bán sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP thường cao hơn so với sản phẩm canh tác thông thường từ 10-30%. Từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân. Ở nhiều địa phương, việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch đang được các doanh nghiệp quan tâm... Ðến nay, các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường (như VietGAP, Global GAP...) đang được nhân rộng. Qua thống kê, cả nước hiện có gần 120 nghìn ha được chứng nhận VietGAP, hữu cơ. Riêng năm 2019, diện tích được chứng nhận VietGAP, hữu cơ gần 40 nghìn ha, trong đó 22 nghìn ha cây ăn quả; gần sáu nghìn ha rau; hơn năm nghìn ha lúa; năm nghìn ha chè; 101 ha cà-phê...

Theo báo cáo kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 của tỉnh Thừa Thiên Huế, mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, tỉnh đã kịp thời khống chế dịch và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng trong trạng thái bình thường mới. Tổng sản phẩm trong tỉnh - GRDP ước đạt 15.581,26 tỷ đồng, bằng 45,34% so kế hoạch, tăng 5,64% so với cùng kỳ (cả nước dự báo tăng 5,8%); đạt ở mức khá so với các tỉnh/thành trong vùng duyên hải miền Trung. Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng 12,64%; tốc độ tăng trưởng 4,66%  (cao hơn mức tăng cùng kỳ 0,6%). Sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hướng VietGAP, hữu cơ tiếp tục phát triển với hơn 52.700 m2 nhà lưới; 490 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; 219 ha sản xuất theo hướng hữu cơ.

Thừa Thiên Huế hiện có nhiều mô hình sản xuất tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích sản xuất lúa VietGAP ở Phú Lương đã đạt 130 ha. Ngoài HTX Nông nghiệp Phú Lương, ở Thừa Thiên Huế đã có khoảng 3.000 ha lúa sản xuất theo mô hình VietGAP chất lượng cao, phần lớn tập trung ở hai huyện Phú Vang, Quảng Ðiền. Một nông sản khác cũng đang được thị trường tiêu thụ rất tốt, đó là cây đặc sản thanh trà ở phường Thủy Biều (TP Huế). Hiện nay, với tổng diện tích cây thanh trà ở phường Thủy Biều gần 300 ha, người trồng thu lãi hàng trăm triệu đồng/ha/vụ thanh trà. Nhiều mô hình trồng rau màu chuyên canh theo tiêu chuẩn VietGAP như Quảng Thọ (40 ha) (doanh thu trên 16 tỷ đồng/năm), rau Quảng Thành, huyện Quảng Điền (35 ha), hành lá Hương An, thị xã Hương Trà (17 ha), trồng rau trong nhà kính ở thành phố Huế… vì thế, đã cơ bản đáp ứng nguồn rau an toàn trên địa bàn cho nhu cầu tiêu dùng của người dân và các khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch.

Hiện nay các địa phương trong tỉnh đã nhân rộng nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng được 26 nhà lưới với tổng diện tích khoảng 20.000 m2; các mô hình ứng dụng theo tiêu chuẩn VietGAP tiếp tục phát triển, mở rộng tại các địa phương với diện tích lúa hơn 1.096 ha và 103 ha các loại rau (rau má, cải, xà lách, rau thơm,...). Nhân rộng mô hình sản xuất lúa theo quy trình VietGAP cho 353,3 ha; 21,6 ha rau các loại. Một số hộ nông dân mạnh dạn đầu tư thành lập trang trại, nhà lưới sản xuất trồng trọt theo hướng công nghệ cao như trang trại trồng dưa lưới ở phường Thủy Biều (TP Huế) và rau thủy canh ở xã Phú Thượng (huyện Phú Vang),...

Tại huyện Phong Điền, tiềm năng về nông nghiệp cũng khá lớn. Nhằm thực hiện kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 19/4/2021 của UBND huyện Phong Điền về thực hiện đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện đã đề ra một số phương thức sản xuất như duy trì sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Phong Bình 200 ha (100 ha/vụ), đồng thời mở rộng sản xuất lúa VietGAP ở xã Phong Chương 100 ha (50 ha/vụ); tiếp tục duy trì phát triển sản xuất rau quả theo hướng VietGAP khoảng 4.000 ha trên toàn huyện. Phát triển các sản phẩm OCOP, đạt chứng nhận VietGAP như: Thanh Trà Phong Thu, Bưởi da xanh Phong Điền.

Việc sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Quảng Thọ được triển khai thực hiện từ nhiều năm nay. Quảng Thọ là địa phương có diện tích trồng rau má lớn nhất trên địa bàn tỉnh với khoảng 30 ha. Từ thành công của mô hình sản xuất rau má an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP (1,6 ha), HTX sản xuất Quảng Thọ 2 mở rộng mô hình trồng rau má theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Quảng Thọ lên 30 ha, với 210 hộ tham gia. Đến nay, rau má tại Quảng Thọ đã được Công ty CP tư vấn chất lượng và đào tạo Tín Việt ở thành phố Đà Nẵng cấp chứng nhận VietGAP.

Nhìn chung, Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp, nhưng khả năng thương mại hóa sản phẩm trồng trọt hiện nay chưa cao. Để thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, người dân gặp không ít khó khăn từ việc đánh giá, lựa chọn vùng sản xuất, chọn giống, phân bón, nước tưới, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, quản lý chất thải, xử lý sản phẩm… Đây là một quá trình lâu dài, bền bỉ. Tuy diện tích trồng trọt sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được nhân rộng nhưng sản phẩm được chứng nhận VietGAP vẫn còn hạn chế. Hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa có đơn vị nào được chỉ định, công nhận là tổ chức chứng nhận VietGAP. Một số tổ chức chứng nhận hiện nay mà các doanh nghiệp, hợp tác xã đang hợp đồng phối hợp thực hiện là Công ty Cổ phần Tư vấn chất lượng và Đào tạo Tín Việt (Đà Nẵng), Công ty TNHH Chứng nhận và Giám định ICI (Đà Nẵng), Trung tâm Chứng nhận sản phẩm nông nghiệp sạch GreenCert (Đà Nẵng),... Mặt khác, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc triển khai chứng nhận VietGAP cho các sản phẩm đáp ứng yêu cầu, cũng như đánh giá giám sát định kỳ hằng năm đối với các sản phẩm đã đạt chuẩn VietGAP gặp phải nhiều khó khăn.

Tỉnh Thừa Thiên Huế hết sức chú trọng khuyến khích và mở rộng mô hình sản xuất theo tiểu chuẩn VietGAP. Đồng thời, tổ chức lại sản xuất theo phương châm doanh nghiệp hóa các sản phẩm nông nghiệp gắn với liên kết hóa, xã hội hóa nguồn lực đầu tư nhằm tạo ra quy mô sản phẩm lớn, giá trị gia tăng cao. Thực hiện Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 18/02/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ đã tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh, các đặc sản của Huế; triển khai xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế một cách thiết thực và hiệu quả. Đến nay, một số doanh nghiệp đã áp dụng tốt hệ thống quản lý trong hoạt động sản xuất của mình, như hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018, tiêu chuẩn HACCP, tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ,…

Trước tình hình trên, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ, là một đơn vị sự nghiệp có phòng thí nghiệm đã được công nhận VILAS 194 và VIMCERTS 128, nhận thấy cần thiết phải hình thành tổ chức chứng nhận VietGAP. Trung tâm đề xuất đầu tư dự án “Xây dựng tổ chức chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ” nhằm chứng nhận VietGAP cho các sản phẩm trồng trọt của doanh nghiệp thực hiện đúng theo tiêu chuẩn Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao chất lượng các đặc sản Huế, phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Từ đây sẽ hỗ trợ hình thành sản phẩm mang tầm thương hiệu quốc gia và quốc tế.

III.2.Mục tiêu đầu tư

* Xây dựng Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ là tổ chức chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt.

* Mục tiêu cụ thể như sau:

- Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn:

+ TCVN ISO/IEC 17065:2013 - Đánh giá sự phù hợp. Yêu cầu chung đối với tổ chức chứng nhận sản p  hẩm, quá trình và dịch vụ

+ TCVN 11892-1:2017 - Thực hành nông nghiệp tốt. Phần 1: Trồng trọt.

+ TCVN ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng. Các yêu cầu chung

+ TCVN ISO 19011:2018 - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý

- Đào tạo chuyên viên phân tích thử nghiệm mẫu các khóa vận hành, kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị phân tích (sắc ký lỏng, sắc ký khí, quang phổ hấp thụ nguyên tử, quang phổ UV.Vis,…); các khóa đào tạo về lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu hóa lý sinh đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm mục đích quản lý đánh giá chất lượng sản phẩm; đánh giá chất lượng đất, giá thể, nước, không khí, vật tư đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…) phục vụ sản xuất, sơ chế các sản phẩm trồng trọt nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 11892-1:2017 (thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), lĩnhvực trồng trọt);

- Xây dựng hồ sơ, tài liệu và áp dụng hệ thống quản lý tổ chức chứng nhận sản phẩm theo yêu cầu TCVN ISO/IEC 17065:2013 (yêu cầu chung đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ);

- Đăng ký công nhận Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ là tổ chức chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt do Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp.

- Chứng nhận VietGAP cho các sản phẩm trồng trọt của doanh nghiệp thực hiện đúng theo tiêu chuẩn Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao chất lượng các đặc sản Huế, phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Xem thêmTư vấn lập dư án đầu tư trung tâm nhà hàng tiệc cưới

Minh Phương Corp là Đơn vị

- Tư vấn lập dự án xin chủ trương

- Tư vấn dự án đầu tư

- Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư

- Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án

- Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

- Thi công Dự án Khoan ngầm

- Viết Hồ sơ Môi trường.

+ Giấy phép Môi trường.

+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.

+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường ĐTM.

Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?

Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.

Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.

Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.

Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.

Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:

Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.

Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.

Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: 0903 649 782

Hoặc gửi về email: nguyenthanhmp156@gmail.com

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1