Thuyết minh phương án khai thác khoáng sản (đất san lấp)

Thuyết minh phương án khai thác khoáng sản (đất san lấp). Mục tiêu đào xúc, san gạt tạo mặt bằng thi công dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy chế biến lâm sản (bóc gỗ, ép ván) và vận chuyển lượng đất, đá dư thừa làm vật liệu san lấp nhằm đáp ứng nhu cầu san lấp mặt bằng cho dự án trên địa bàn huyện với khối lượng là 29.927,38 m.

Ngày đăng: 24-09-2024

155 lượt xem

MỞ ĐẦU

Công ty TNHH tập đoàn gỗ... là đơn vị đầu tư xây dựng công trình nhà máy chế biến lâm sản (bóc gỗ, ép ván) tại ......xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Trong quá trình triển khai Dự án hạng mục xây dựng khu trưng bày, do hiện tại khu vực này phần lớn là đất rừng sản xuất, cao độ địa hình biến thiên từ +27,08:64,4m. Nên trước khi tiến hành triển khai xây dựng khu trưng bày của dự án thì cần thực hiện công tác đào xúc để lấy mặt bằng thi công Dự án.

Hồ sơ thiết kế xây dựng của Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy chế biến lâm sản (bóc gỗ, ép ván) tại.....xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng đã được Sở Xây dựng thẩm định tại các Văn bản số 1604/SXD-QLXD ngày 21 tháng 12 năm 2018 và 80/SXD-QLXD ngày 22 tháng 1 năm 2019 của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở và thông báo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy chế biến lâm sản (bóc gỗ, ép ván) tại ......xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng. Để đảm bảo tiến độ Dự án, cũng như để tạo mặt bằng để xây dựng các công trình thì việc thực hiện thi công đào xúc, san gạt tạo mặt bằng là cần thiết.

Mục đích sử dụng đất: Dự kiến khối lượng đất xin cấp phép sẽ tiến hành phục vụ san lấp mặt bằng cho các công trình trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn và huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Công ty TNHH tập đoàn gỗ ....đã ký hợp đồng với đơn vị thi công là Công ty TNHH ......... Giao thực hiện các hạng mục xúc bốc vận chuyển đất dư thừa của dự án. Công ty TNHH...... đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Tư vấn thăm dò khai thác khoáng sản...... để tiến hành lập phương án khai thác khoáng sản trong dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy chế biến lâm sản (bóc gỗ, ép ván) tại ..........xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn trình UBND tỉnh Lạng Sơn chấp thuận.

Trong quá trình lập phương án ngoài các chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn thăm dò khai thác khoáng sản ...... còn có sự giúp đỡ, ủng hộ và tham gia ý kiến của Công ty TNHH......., các Sở ban ngành trong tỉnh Lạng Sơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự tham gia, đóng góp và giúp đỡ quý báu đó!

I. KHÁI QUÁT CHUNG

1. ĐƠN VỊ THỰC HIỆN VÀ ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

- Tên đơn vị thực hiện: Công ty TNHH ...........

- Địa chỉ: .........Xã Hương Lạc, Huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

- Hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ........ do thuế khu vực Lạng Giang – Lục Nam cấp.

- Số điện thoại: ............

2. ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP PHƯƠNG ÁN

- Tổ chức lập Phương án:

+ Tên tổ chức: Công ty TNHH Tư vấn thăm dò khai thác khoáng sản

+ Địa chỉ liên hệ:............đường Giáp Hải, Phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

+ Giấy đăng ký kinh doanh số ............ do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang cấp lần đầu ngày 23/04/2018.

+ Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng số ........ ngày 22/01/2021 do Sở xây dựng Hải Phòng cấp.

- Giới thiệu Chủ nhiệm lập dự án:

+ Họ và tên: .............

+ Văn bằng tốt nghiệp và kinh nghiệm công tác:

+ Văn bằng tốt nghiệp và kinh nghiệm công tác: Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng số......... do Sở Xây dựng Hà Nội cấp ngày 10/6/2020.

3. CƠ SỞ LẬP BÁO CÁO

3.1. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015;

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH 14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;

- Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Nghị định 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019 của Chính phủ Quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;

- Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về hướng dẫn về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Quyết định số 2341/QĐ-UBND ngày 15/11/2018 xủa UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư Nhà máy chế biến lâm sản (bóc gỗ, ép ván).

Quyết định số 2545/QĐ-UBND ngày 23/8/2012 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt dự án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng giai đoạn 2011-2020.

- Văn bản số 1604/SXD-QLXD ngày 21 tháng 12 năm 2018 và 80/SXD- QLXD ngày 22 tháng 1 năm 2019 của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở và thông báo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy chế biến lâm sản (bóc gỗ, ép ván) tại thôn Bến Lường, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng;

- Quyết định số 2341/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2018 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư Nhà máy chế biến lâm sản (bóc gỗ, ép ván).

- Hợp đồng giữa Công ty TNHH tập đoàn gỗ ......và Công ty TNHH ........về việc thực hiện thi công vận chuyển đất dư thừa trong dự án xây dựng nhà máy chế biến lâm sản tại thôn Bến Lường, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

3.2. Tài liệu cơ sở

- Thuyết minh thiết kế cơ sở và Hồ sơ Thiết kế và bản vẽ thi công của Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy chế biến lâm sản (bóc gỗ, ép ván) tại ........xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng đã được Sở Xây dựng thẩm định tại các Văn bản số 1604/SXD-QLXD ngày 21 tháng 12 năm 2018 và 80/SXD-QLXD ngày 22 tháng 1 năm 2019.

- Hồ sơ dự toán thiết kế và bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công do công ty TNHH Xây dựng Ngọc Bắc thành lập, đã được Công ty TNHH tập đoàn gỗ .......kiểm tra và thẩm định.

- Bản đồ tổng mặt bằng tỉ lệ 1:500 do công ty TNHH .............

4. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

4.1. Nhu cầu thị trường

Trong giai đoạn hiện nay, huyện Hữu Lũng đang tiến hành đẩy mạnh việc xây dựng nhà ở, các hạ tầng cơ sở, các công trình xây dựng dân dụng, các khu cụm công nghiệp, các công trình đường giao thông việc san lấp mặt bằng là khâu không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Hơn nữa việc sử dụng đất đá để san lấp mặt bằng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh là có hạn, do vậy sử dụng đất đồi làm vật liệu san lấp mặt bằng trên địa bàn là phù hợp.

Qua kết quả khảo sát cho thấy đất tại khu vực dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy chế biến lâm sản (bóc gỗ, ép ván) tại thôn Bến Lường, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng có chất lượng đảm bảo cho việc san lấp các công trình dân dụng, công nghiệp, đường giao thông...Đồng thời theo Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công của dự án đầu tư xây dựng dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy chế biến lâm sản (bóc gỗ, ép ván) tại thôn Bến Lường, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng đã được thẩm định thì lượng đất đá dư thừa phát sinh trong quá trình thi công tạo mặt bằng là 29.927,38m.

4.2. Khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn và huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đang tiến hành triển khai xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, các khu cụm công nghiệp, các công trình đường giao thông ...

Qua phân tích thị trường trong khu vực thì nhu cầu lấy đất làm vật liệu san lấp mặt bằng cho các công trình trên địa bàn trong những năm tới là rất lớn, đặc biệt sản phẩm có chất lượng tốt.

5. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ.

5.1. Sự cần thiết phải đầu tư

Dự án được thực hiện sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu dãn dân cho nhân dân trong khu vực dự án cũng như hoàn thiện dần về hạ tầng của xã góp phần hiện đại hóa đô thị và tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội cho khu vực. Việc xây dựng các khuôn viên cây xanh góp phần tạo kiến trúc cảnh quan đẹp, tạo môi trường xanh cho khu vực cũng như cho thị trấn.

Để tạo mặt bằng để xây dựng các hạng mục công trình của dự án công trình nhà máy chế biến lâm sản (bóc gỗ, ép ván) tại thôn Bến Lường.... thì cần thực hiện công tác đào xúc, san gạt tạo mặt bằng xây dựng và vận chuyển đất đá dư thừa là rất cần thiết.

5.2. Mục tiêu đầu tư

- Đào xúc, San gạt tạo mặt bằng thi công dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy chế biến lâm sản (bóc gỗ, ép ván) tại thôn Bến Lường và vận chuyển lượng đất, đá dư thừa làm vật liệu san lấp nhằm đáp ứng nhu cầu san lấp mặt bằng cho dự án trên địa bàn huyện với khối lượng là 29.927,38 m.

- Tạo mặt bằng sau khi kết thúc khai thác để xây dựng các hạng mục của dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lâm sản.

-Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

- Góp phần tăng ngân sách nhà nước.

- Đảm bảo cho nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương.

6. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT

6.1. Hình thức đầu tư và quản lý dự án

- Hình thức đầu tư: Công ty TNHH Chiến Đại Thắng sẽ thi công khai thác vận chuyển đất.

- Hình thức quản lý dự án: Với quy mô đầu tư xây dựng trong dự án, hình thức quản lý là Đơn vị thực hiện sẽ trực tiếp quản lý dự án, đưa dự án vào sử dụng theo đúng quy định hiện hành của nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản.

6.2. Địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất

- Địa điểm thực hiện: thôn Bến Lường, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng;

- Nhu cầu sử dụng đất: Để đảm bảo mục tiêu thi công san nền, đào đắp phục vụ xây dựng các hạng mục Dự án khu vực cần có diện tích là 0,31 ha.

7. CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO KHÁC

Để triển khai thi công san nền xây công trình nhà máy chế biến lâm sản (bóc gỗ, ép ván) tại thôn Bến Lường, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng đáp ứng yêu cầu về quy hoạch khai thác và bảo vệ môi trường các yếu tố phải đảm bảo bao gồm:

7.1. Nhu cầu nguyên nhiên liệu, vật tư thiết bị

Để phục vụ nhu cầu thi công cần cung cấp các loại nguyên, nhiên vật liệu như: Xăng dầu, vật tư cho thiết bị khai thác, trang thiết bị bảo hộ...Các loại nguyên, nhiên vật liệu trên được cung ứng bởi các Công ty trên địa bàn các khu vực lân cận trên địa bàn huyện Hữu Lũng.

Việc mua sắm các thiết bị chuyên dụng trong dây chuyền công nghệ cần được thực hiện theo đúng yêu cầu của Dự án và phải đảm bảo tính đồng bộ. Vật tư, thiết bị phụ trợ cần phải đảm bảo số lượng và chất lượng theo quy định.

7.2. Điện nước công nghiệp và sinh hoạt

- Điện cung cấp cho sinh hoạt, phục vụ các thiết bị khai thác, chiếu sáng... được lấy từ đường điện đã kéo về của dự án.

-Nước phục vụ sản xuất lấy từ ao, hồ, giếng khoan gần khu vực và nước sinh hoạt được lấy từ hệ thống cấp nước sạch.

7.3. Yêu cầu về vận hành dây chuyền

Chạy thử và hiệu chỉnh dây chuyền: Các thiết bị đầu tư mới của dây chuyền cần phải được chạy thử nghiệm có tải và không tải, cần được hiệu chỉnh trước khi đi vào sản xuất.

Hoàn thiện công nghệ: Công nghệ khai thác, vận chuyển đầu tư cần được hoàn thiện nhằm nâng cao năng suất, hiệu suất thu hồi khoáng sản, giảm chi phí giá thành sản phẩm.

Trong quá trình vận hành các khâu trong dây chuyền sản xuất cần phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện các thiết bị hư hỏng để thay thế, sửa chữa và bảo dưỡng kịp thời. Để thực hiện yêu cầu trên cần có các cán bộ kỹ thuật chuyên ngành. Mặt khác, phải thường xuyên thực hiện chế độ bảo dưỡng các thiết bị theo định kỳ.

7.4. Yêu cầu về nhân lực

Thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ năng lực tổ chức sản xuất và vận hành thành thạo các khâu trong dây chuyền sản xuất.

II. CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

1.1. VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

1.1.1. Vị trí địa lý

Dự án đầu tư nhà máy chế biến lâm sản được thực hiện tại thôn Bến Lường, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn có tổng diện tích 27.012,4m. Dự án thực hiện trên khu đất của công ty TNHH Ngọc Khánh ( đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BDD113899 ngày 27 tháng 6 năm 2012), chủ đầu tư đã mua lại khu đất với công ty Ngọc Khánh. Sau đó Công ty TNHH tập đoàn gỗ ...... làm hợp đồng thuê đất số 35/HĐTĐ ngày 27 tháng 7 năm 2018 giữa Công ty TNHH tập đoàn gỗ ....... và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn. Như vậy, toàn bộ diện tích đất của dự án được Công ty TNHH tập đoàn gỗ........ sử dụng với mục đích xây dựng nhà máy chế biến lâm sản và do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn quản lý.

Khu vực dự án có các vị trí tiếp giáp được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp khu đất nông nghiệp

+ Phía Đông, Nam giáp cơ sở sản xuất gạch của công ty TNHH Hải Sơn

+ Phía Tây giáp khu dân cư và trạm thu phí Bến Lường.

Tọa độ giới hạn khu đất thực hiện dự án được thể hiện ở bảng sau:

Hình 1. 1: Vị trí địa lý khu vực thực hiện dự án

1.1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên

1. Đặc điểm địa hình

Địa hình khu vực lập quy hoạch chủ yếu là đồi núi thấp, xung quanh khu vực có các khu dân cư đã xây dựng và vùng đất canh tác bằng phẳng.

Hướng dốc chính của địa hình khu vực dự án là về phía Tây; Cao độ địa hình biến thiên từ +(26:71,17)m.

Nhận xét: Khu vực dự án có địa hình hiện trạng tương đối dốc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã có, việc đấu nối hệ thống cấp điện, cấp thoát nước thuận lợi.

2. Khí hậu khô

Mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ. Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng tư năm sau. Mùa hè có gió Đông mang về khí hậu ẩm ướt. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và Nam

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện trung bình khoảng 22,7°

+ Tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,5°C);

+ Tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 2,5°C;

+ Lượng mưa trung bình năm là 1.488,2mm với 135 ngày mưa trong năm và phân bố từ 13-17 ngày/ tháng, tăng dần từ tháng 5 đến tháng 8.

Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 và chiếm 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và chiếm 9% lượng mưa cả năm.

3. Sông suối.

Trên địa bàn xã Minh Sơn có sông Thương chảy qua, cách dự án 400m về phía Nam, sông rộng khoảng 40-60m, lưu lượng không ổn định giữa các mùa, vào mùa khô lưu lượng nước trung bình khoảng 15 m/s, vào mùa mưa lưu lượng nước của sông lớn hơn rất nhiều do lưu vực tiếp nhận nước mưa của sông lớn, lại có độ dốc lớn.

4. Đặc điểm giao thông.

-Giao thông đường bộ:

Phía Tây khu vực dự án giáp với tuyến đường QL 1A có kết nối trực tiếp

với dự án, rất thuận lợi cho việc kết nối giao thông cũng như đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc.

* Giao thông đường thủy.

Khu vực khai thác không có mạng lưới giao thông đường thủy.

Tóm lại: Khu vực khai thác có mạng lưới đường đối thuận tiện về

đường bộ thuận lợi cho việc vận chuyển đất.

5. Dân cư – kinh tế.

* Dân cư: Theo số liệu Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn, Dân cư khu vực Dự án chủ yếu là người Nùng, Kinh và Tày sinh sống, mật độ dân cư tập trung đông đúc ở các tuyến đường chính.

* Kinh tế, văn hóa, an ninh, chính trị:

Kinh tế địa phương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phục vụ đời sống và cung cấp cho các vùng lân cận. Công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong vùng được đặc biệt quan tâm, các xã đều có trạm y tế xã, các thôn đều có y tá chăm sóc sức khỏe cho người dân. Ngoài ra còn có các phòng khám tư nhân.

Công tác giáo dục phát triển rộng rãi, ở các xã đều có trường tiểu học và trung học cơ sở đảm bảo nhu cầu học tập cho con em trong vùng. Tình hình chính trị tương đối ổn định, đời sống vật chất, tinh thần ngày một nâng cao.

Trong vùng đã có điện lưới quốc gia, mọi hộ gia đình đều được sử dụng điện. Đường dây điện thoại cố định đã tới tất cả các thôn xóm, mỗi gia đình đều có vô tuyến. Điện thoại di động được dùng rất phổ biến trong người dân. Tại trung tâm các xã đều có cơ sở bưu điện và nhà văn hóa xã.

Tóm lại, khu vực có điều kiện địa lý kinh tế nhân văn rất thuận lợi cho công tác thi công.

1.2. TÍNH KHỐI LƯỢNG ĐẤT ĐÁ XIN KHAI THÁC.

Căn cứ Theo Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và Dự toán của dự án thì lượng đất đá dư thừa phát sinh trong quá trình san gạt tạo mặt bằng được tính thể như sau:

1. Cốt sâu san gạt.

- Mức sâu sau khi kết thúc san gạt (mức sâu khai thác): theo thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt.

2. Phương pháp và cách tính.

Để tính toán khối lượng đất đào trong quá trình san gạt tạo mặt bằng xây dựng Dự án chúng tôi sử dụng phương pháp lưới ô vuông. Sử dụng phương pháp chia lưới ô vuông 10mx10m cho từng lô san nền theo quy hoạch và tính toán theo trình tự như sau.

Xác định cao độ thiết kế và cao độ tự nhiên tại các vị trí nút ô lưới trong phạm vi lô san nền và vị trí giao của các đường ô lưới với biên lô san nền; xác định chiều cao đào hoặc đắp tại các điểm đó.

Xác định diện tích san nền trong từng ô lưới gồm: diện tích đào.

Cao độ nền thiết kế được nội suy trên cơ sở bản vẽ thiết kế san nền. Cao độ hiện trạng được nội suy trên cơ sở cao độ hiện trạng địa hình theo bản vẽ đo đạc hiện trạng địa hình.

* Công thức tính toán

Tính toán nền ô đất: W = (h1 + h2 + h3 + h4) x F/4.

Trong đó: h1, h2, h3, h4: độ cao thi công tại các điểm góc ô vuông.

F: diện tích ô vuông.

Vậy diện tích và khối lượng đào trong quá trình san gạt tạo mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy chế biến lâm sản (bóc gỗ, ép ván) tại thôn Bến Lường, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn được thể hiện tại bảng tổng hợp sau:

Bảng 1.2. Bảng tổng hợp khối lượng đào

Vậy tổng khối lượng đất phát sinh trong quá trình thi công là: 29.927,38 m3

III. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

CHƯƠNG 2: BIÊN GIỚI VÀ TRỮ LƯỢNG KHAI TRƯỜNG

2.1. BIÊN GIỚI KHAI TRƯỜNG

2.1.1. Nguyên tắc lựa chọn

Biên giới khai trường được xác định trên cơ sở các nguyên tắc:

- Nằm trong ranh giới thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lâm sản (bóc gỗ, ép ván) tại thôn Bến Lường, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

- Biên giới kết thúc dự án có các thông số đảm bảo điều kiện ổn định bờ mỏ theo tiêu chuẩn kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên TCVN 5326-2008. 2.1.2. Biên giới khai trường

- Biên giới khai thác khoáng sản đất san lấp tại dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lâm sản (bóc gỗ, ép ván) tại thôn Bến Lường được xác định theo nguyên tắc tận thu tối đa trữ lượng khoáng sản trong ranh giới được cấp; dự án lựa chọn biên giới như sau:

- Biên giới trên mặt: được giới hạn bởi các điểm góc từ 1 đến 17, có tọa độ như bảng 1.1.

- Các chỉ tiêu về biên giới khai trường xem bảng 2.1

Bảng 2. 1. Các chỉ tiêu biên giới khai thác

2.2. TRỮ LƯỢNG KHAI TRƯỜNG

Trữ lượng khai thác: Trong dự án này không đề cập đến vấn đề tổn thất

trong quá trình khai thác, vận chuyển nên trữ lượng khai thác bằng trữ lượng đất dư thừa 29.927,38 m.

CHƯƠNG 3: CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, CÔNG SUẤT VÀ TUỔI THỌ DỰ ÁN

3.1. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA DỰ ÁN Chế độ làm việc phù hợp với Luật lao động.

- Phù hợp với chế độ làm việc của Công ty.

- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu khu vực và các đặc thù của mỏ lộ thiên là làm việc ngoài trời.

- Chế độ làm việc của dự án được xác định theo chế độ làm việc không liên tục, nghỉ chủ nhật và ngày lễ lớn của đất nước, cụ thể như sau:

+ Số ngày làm việc trong năm: 90 ngày.

+ Số ca làm việc trong ngày: 01 ca.

+ Số giờ làm việc trong ca: 8 giờ.

3.2. CÔNG SUẤT VÀ TUỔI THỌ DỰ ÁN

3.2.1. Công suất dự án

Công suất dự án (A,) được xác định theo khối lượng và kế hoạch khai thác; khai thác với công suất 29.927,38 m/03 tháng.

CHƯƠNG 4: MỞ VỈA VÀ TRÌNH TỰ KHAI THÁC

4.1. MỞ VỈA.

Tại khu vực dự án nhà máy chế biến lâm sản (bóc gỗ, ép ván) tại thôn Bến Lường bắt đầu tiến hành san nền tại khu vực mốc 6 đến mốc 7 hướng về mốc 2.

 4.2. TRÌNH TỰ KHAI THÁC.

Trên cở sở địa hình thực tế, và điều kiện địa chất. Để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho công tác khai thác, vận chuyển, trình tự khai thác được tiến hành chủ đạo của khu quy hoạch là từ Tây Nam lên Đông Bắc.

Thi công và nghiệm thu theo Quy trình thi công và nghiệm thu công tác đất TCN 4447-2012.

Phương pháp thi công: với đặc điểm khai trường khai thác đất san lấp, nên tiến hành khai thác từ trên xuống dưới, hết tầng trên mới chuyển xuống khai thác xuống tầng dưới.

Cao độ nền thiết kế được nội suy trên cơ sở bản vẽ thiết kế san nền. Cao độ hiện trạng được nội suy trên cơ sở cao độ hiện trạng địa hình theo bản vẽ đo đạc hiện trạng địa hình.

- Đồng thời cao độ khống chế san nền cũng phải phù hợp với cốt nền của khu vực dự án đã ổn định, đảm bảo khớp nối đồng bộ với khu vực dự án đã triển khai.

>>> XEM THÊM: Thuyết minh đề án khu du lịch sinh thái trong rừng tràm

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha