CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Số: /BC-SNN & PTNT Thanh Hoá, ngày tháng năm 2021
BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH
Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
Thực hiện Thông báo kết luận số23/TB-UBND ngày 21/01/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị nghe báo cáo Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộBan quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040;
I. HỒ SƠ TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH
1. Tờ trình số /TTr-BQLRPHLC ngày của Ban QLRPH về việc thẩm định và đề nghị phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Ban quản lý rừng phòng hộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040; kèm theo hồ sơ Đề án.
2. Báo cáo số /BC-BQL ngày của Ban QLRPH về việc tiếp thu, giải trình ý kiến Đềán Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ. Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 của Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo kết luận số ngày.
II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ THẨM ĐỊNH
- Căn cứ các nghị định của Chính phủ: Số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017quyđịnh chi tiết một sốđiều của Luật Du lịch; số156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
- Căn cứ các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 phê duyệt chiến lược phát triển du lịch ViệtNam đến năm 2030; số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; số 2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Căn cứ các quyết định Chủ tịch UBND tỉnh: Số/QĐ-UBND ngày về việc phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2019 – 2028 của Ban QLRPH Lang Chánh; số /QĐ-UBND ngày 09/01/2020 về phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Ban QLRPH Lang Chánh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2040.
III. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH
1. Tên Đề án: Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.
2. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040.
3. Phạm vi thực hiện đề án: Toàn bộ diện tích 10.292,14 ha thuộc Ban QLRPH Lang Chánh theo Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 25/3/2008 và Quyết định số 4322/QĐ-UBND ngày 13/11/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh.
4. Mục tiêu
4.1. Mục tiêu chung
Bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh, tín ngưỡng gắn với bản sắc văn hóa các dântộc; tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương; thu hút, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch tại Ban QLRPH Lang Chánh.
4.2. Mục tiêu cụ thể
- Khai thác, tạo điều kiện để nhân dân địa phương tham gia các loại hình du lịch, thông qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa tinh thần; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng cũng như bảo tồn các loại động vật quý hiếm trong khu vực.
- Xác định, đánh giá tài nguyên thiên nhiên; danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, tâm linh; các loại sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Lang Chánh.
- Xây dựng các tuyến, các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Lang Chánh.
- Là cơ sở xác để lập dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Ban QLRPH Lang Chánh.
- Xác định lộ trình đầu tư các dự án ưu tiên và các giải pháp tổ chức thực hiện đề án.
- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư, quảng bá,thương mại;tăng số lượng khách tham quan, tạo việc làm, tăng lao động qua đào tạo; tạo môi trường tự nhiên và môi trường xã hội trong Ban QLRPH Lang Chánh.
4.3. Các chỉ tiêu cụ thể
4.3.1. Đến năm 2025
- Thu hút được ít nhất 50.000 lượt khách du lịch/năm trong đó số lượng khách quốc tếtối thiểu chiếm 5% tổng số du khách. Tỷ lệ du khách ở lại lưu trú qua đêm chiếm 20% tổng số du khách; Tổng thu từ hoạt động du lịch hàng năm đạt ít nhất 60 tỷ đồng; trongđó nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng hàng năm đạt ít nhất 600 triệu đồng.
- Thu hút được ít nhất 3 nhà đầu tư để liên doanh và thuê môi trường rừng để phát triển du lịch trong rừng phòng hộ của Ban quản lý RPH Lang Chánh;
- Tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 1.150 lao động, trong đó có khoảng 450 lao động trực tiếp và 700lao động gián tiếp.
4.3.2. Đến năm 2030
- Thu hút được ít nhất 100.000 lượt khách du lịch, trong đó số lượng khách quốc tế tối thiểu chiếm 8% tổng số du khách. Tỷ lệ du khách lưu trú qua đêm chiếm 28% tổng số du khách, tổng doanh thu đạt ít nhất 80 tỷ đồng; trong đó nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng hàng năm đạt ít nhất 800 triệu đồng.
- Tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2.500 lao động, trong đó có khoảng 1.000 laođộng trực tiếp và 1.500 lao động gián tiếp;các lao động được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thu hút được ít nhất 3 nhà đầu tư để liên doanh và thuê môi trường rừng để phát triển du lịch trong rừng phòng hộ của Ban quản lý RPH Lang Chánh.
4.3.3. Đến năm 2040
- Thu hút được ít nhất 150.000 lượt khách du lịch/năm; trong đó số lượng khách quốc tếtối thiểu chiếm 15% tổng số du khách. Tỷ lệ du khách lưu trú qua đêmchiếm 32% tổng số du khách. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch hàng năm đạt ít nhất 120 tỷ đồng; trong đó nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng hàng năm đạt ít nhất 1,2 tỷ đồng.
- Tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 4.000 lao động, trong đó có khoảng 1.500 lao động trực tiếp và 2.500 lao động gián tiếp; các lao động được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thu hút được ít nhất thêm 5 nhà đầu tư để liên doanh, liên kết và thuê môi trường rừng để phát triển du lịch.
5. Địa điểm, quy mô xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái
5.1. Hệ thống các điểm du lịch sinh thái Ban QLRPH Lang Chánh
- Điểm 1: Khu du lich sinh thái, nghỉdưỡng Pù Rinh.
- Điểm 2: Du lịch Làng Thiền (đội 5 cũ).
- Điểm 3: Du lịch Thung Bằng.
- Điểm 4: Du lịch đền Lê Lợi.
- Điểm 5: Du lịch bản Năng Cát.
- Điểm 6: Du lịch bản Húng.
5.2. Các điểm tham quan
- Điểm 1: Thác Mây.
- Điểm 2: Thác 7 tầng.
- Điểm 3: Thác Xanh.
- Điểm 4: Thác Đá Đen (thác Dốc Đá).
- Điểm 5: Thác Bà.
- Điểm 6: Thác Ông.
- Điểm 7: Thác Hón Lối.
- Điểm 8: Thác Leo Dây,
- Điểm 9: Thác Sủi Tăm.
- Điểm 10: Đền Mẫu Chúa Thượng Ngàn.
- Điểm 11: Núi Chí Linh.
- Điểm 12: Đỉnh Pù Rinh (đỉnh 1282m).
- Điểm 13: Đỉnh Pù Rinh B (đỉnh 1087m).
- Điểm 14: Đỉnh Pù Pa Mứt.
- Điểm15: Vách đá Hón Nhẹo.
- Điểm 16: Làng Oi.
- Điểm17: Đền tên Púa.
5.3. Phương án phát triển các tuyến du lịch
5.3.1 Tuyến du lịch nội vi
Nhóm 1: Các tuyến du lịch sinh thái văn hoá
- Tuyến số 1: Pù Rinh/Năng Cát - Đỉnh Pù Rinh A (1,282m).
- Tuyếnsố 2: Pù Rinh/Năng Cát - Thác Mây - Thác 7 tầng.
- Tuyến số 3: Pù Rinh/Năng Cát - Thung Bằng.
- Tuyến số 4: Pù Rinh/Năng Cát - Thác xanh - Thác đá đen.
- Tuyến số 5: Thác Xanh–Làng Thiền- Đỉnh Ba Chóp (đền Mẫu).
Nhóm 2: Các tuyến du lịch văn hoá sinh thái
- Tuyến số 6:Năng Cát / Pù Rinh- Làng 327 / Đồi Hoa Hồng–Thác Ma Hao - Đền Mẫu.
- Tuyến số 7: Làng Oi- Thác ông, Thác Bà - Đền Lê Lợi.
-Tuyến số 8:Chùa Mèo-Làng Oi-Cầu treo Làng Bượn - Hồ sen Làng Bượn.
- Tuyến số 9: Đền Tên Púa - Thác Hón Lối- Làng Húng.
Nhóm 3: Các tuyến trải nghiệm thiên nhiên
- Tuyến số10:Pù Rinh- Thác Xanh –Làng Thiền;
- Tuyến số 11:Pù Rinh- LàngThiền–đỉnh Pù Rinh B (1,087m);
- Tuyến số12:Pù Rinh- Làng Thiền–Pù Pa Mứt (1200m).
- Tuyến số13:Pù Rinh- Làng Thiền–Đỉnh Chí Linh.
5.3.2. Tuyến du lịch kết nối ngoại vi
a) Các tuyến kết nối trong tỉnh Thanh Hóa
- Tuyến số1: Di sản thế giới thành nhà Hồ - Suối cá thần Cẩm Lương - Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Khu di tích Chùa Nán, hang Bàn Bù (Ngọc Lặc) - Khu du lịch sinh thái Pù Rinh.
- Tuyến số2: Khu du lịch sinh thái Pù Rinh - Khu BTNT Xuân Liên -Khu di tích Cửa Đạt - Hồ thủy điện Cửa Đạt.
- Tuyến số3: Khu nghỉ dưỡng Son Bá Mười (Pù Luông - Bá Thước) -Khu du lịch sinh thái Pù Rinh.
- Tuyến số4: Thành phố Sầm Sơn, Khu du lịch Hải Tiến - Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Khu di tích Chùa Nán, hang Bàn Bù - Khu du lịch sinh thái Pù Rinh.
b) Các tuyến kết nối liên tỉnh
- Tuyến số 1: Khu du lịch Thung Nai - Bản Lác (Mai Châu - Hòa Bình) -Khu du lịch sinh thái Pù Rinh.
- Tuyến số 2: Khu du lịch Tràng An - Chùa BáiĐính(NinhBình) - Vườn quốc gia Cúc Phương- Khu du lịch sinh thái Pù Rinh.
- Tuyến số 3: Bãi biển Cửa Lò (NghệAn) - Khu di tích Kim Liên - Chùa Đại Tuệ(Nam Đàn-NghệAn) - Khu di tích lịch sửquốc gia đặc biệt Lam -Khu du lịch sinh thái Pù Rinh.
- Tuyến số 4: Đà Nẵng - Huế- Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh –Khu du lịch sinh thái Pù Rinh.
Ngoài ra, sau khi đi vào hoạt động, Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh,các nhà đầu liên kết với trung tâm xúc tiến thương mai Thanh Hóa, các công ty du lịch lữ hành để kết nối, xây dựng các tuyến du lịch dài ngày từ khu du lịch sinh thái Pù Rinh đi / đến các điểm du lịch tại khu vực miền Trung như: Huế, Đà Nẵng, Quảng Bình... và các tỉnh phía nam như: Thành phố HồChí Minh, Bìa Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Phú Yên... di chuyển chủ yếu bằng đường hàng không.
5.4. Vị trí, quy mô xây dựng các công trình phuc vụ du lịch
Mật độ xây dựng, chiều cao công trình, kiến trúc cảnh quan, đảm bảo gần gũi với thiên nhiên, gìn giữ được bản sắc văn hóa; hạn chế tối đa việc phá vỡ cảnh quan hay bê tông hóa các công trình giao thông, xây dựng; đồng thời chấp hành nghiêm túc, đầy đủ theo đúng quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018và các quy định của pháp luật khác liên quan “Không ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn, không phá vỡ cảnh quan môi trường, không chặt phá rừng; các công trình xây dựng phải dựa vào thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan môi trường, chiều cao tối đa của công trình nghỉ dưỡng không quá 12 m”.
(Chi tiết tại Phụbiểu 01 và 02 kèm theo)
6. Các dòng sản phẩm, loại hình, tổ chức quản lý và khai thác
6.1. Phát triển các loại hình du lịch
- Du lịch sinh thái: Khai thác bền vững các nguồn tài nguyên du lịch hiện có, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, khách tham quan cảnh quan rừng và đa dạng sinh học; tạo nguồn thu bền vững hỗ trợ cho các hoạt động quản lý và phát triển rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh.
- Du lịch cộng đồng: Có rất nhiều làng, bản người Thái, người Mường sống trong hoặc quanh diện tích rừng của Ban quản lý RPH Lang Chánh quản lý, với những nét văn hóa và sinh hoạt độc đáo có thể khai thác du lịch. Phát triển du lịch cộng đồng tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ thiên nhiên bảo vệ các truyền thống văn hóa, lịch sử. Từ đó sẽ góp phần giảm bớt sự phụ thuộc của người dân vào rừng, góp phần bảo vệ rừng, thúc đẩy phát triển du lịch.
- Du lịch văn hóa - Lịch sử và tâm linh: Một số điểm văn hóa, lịch sử ở trong Rừng phòng hộ Lang Chánh như đền Lê Lợi, miếu thờ Nghĩa quân, và các câu chuyện lịch sử về thác Ma Hao, suối Lê Lợi, Chùa Mèo, Đền Tên Púa, Đền mẫu tại đỉnh 3 chóp,… kết hợp với các giá trị cảnh quan tự nhiên và văn hóa Thái là nguồn lực tốt cho việc phát triển du lịch ở địa phương
- Du lịch nghỉ dưỡng - chăm sóc sức khỏe: Với đặc điểm địa hình vùng miền núi, khí hậu mát mẻ là điều kiện lý tưởng để xây dựng thành các khu du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe. Đây cũng là một thế mạnh của Ban quản lý RPH Lang Chánh định hướng phát triển và khai thác.
- Du lịch thể thao - mạo hiểm: Do có địa hình phân cắt với nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp như các thác nước, suối nước, các đỉnh núi cao,… Ban quản lý RPH Lang Chánh hoàn toàn thuận lợi để xây dựng và tổ chức các chương trình du lịch gắn với loại hình du lịch thể thao - mạo hiểm.
6.2. Dịch vụ du lịch
- Các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, chămsóc sức khỏe: Trọng tâm là điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Pù Rinh, Làng Thiền và Thung Bằng là các nơi có điều kiện khí hậu, cảnh quan đẹp.
- Nhóm các sản phẩm du lịch sinh thái:Đây là các sản phẩm du lịch chủ đạo tập trung phát triển, bao gồm các loại sản phẩm: Du lịch trải nghiệm và khám phá thiên nhiên.
- Nhóm các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm: Các hoạt động leo núi chinh phục các đỉnh núi cao và các tuyến đi bộ mạo hiểm xuyên rừng.
- Nhóm các sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hoá bản địa, tham quan các điểm vănhoá - lịch sử: Các sản phẩm du lịch tham quan các điểm di tích lịch sử tại đền Lê Lợi, đền thờ Nghĩa Quân, suối Lê Lợi, thác Ma Hao và các hoạt động du lịch tại các làng 327, làng Năng Cát, làng Oivà làng Húng.
- Các nhóm sản phẩm du lịchgia tăngkhác, bổtrợcho các sản phẩm du lịch chính, giúpđa dạng các hoạtđộngvà tăngsựtrải nghiệmchodukhách, đặc biệt là khách du lịch phổthông, gồm: Dịch vụhội nghị, hội thảo và tiệc cưới, các hoạtđộng cắm trại, chụp ảnh phong cảnh, chụp ảnhcưới và ngắm hoa theo mùa, dịch vụănuống, bánđồlưuniệm và đặc sảnđịa phương.
6.3. Tổ chức khai thác và quản lý du lịch
Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh tổ chức các hoạt động quản lý khai thác du lịch; hợp tác, liên doanh, liên kết vàcho thuêmôi trường rừng để tổ chức quản lý và khai thác các hoạt động du lịch theo đúng quy định của pháp luật.
6.4. Xúc tiến quảng bá du lịch
- Xây dựng thông điệp quảng bá du lịch, lựa chọn kênh thông tin, đưa và cập nhật thông tin du lịch thường xuyên. Nghiên cứu,điều tra thị trường du lịch định kỳ theo để có được thông tin về diễn biến thị trường làm cơ sở cho cách hoạt động xúc tiến quảng bá, xây dựng hình ảnh,thương hiệu, phát triển sản phẩm du lịch.
- Xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch thông qua việc huy động các ngồn vốn, trí thức của tập thể và cá nhân trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá.
7. Giải pháp thực hiện
7.1. Giải pháp về quản lý bảo vệ và phát triển rừng
- Tổ chức, thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo phương án quản lý rừng bền vững đã được UBND tỉnh Thanh hóa phê duyệt.
- Lập các chốt tuần tra bảo vệ rừng ở những khu vực trọng yếu để kiểm soát tốt nhất người ra, người vào rừng và cử cán bộ thường xuyên tuần tra rừng theo lịch trực của các chốt bảo vệ.
- Sử dụng các công nghệ tin học, máy móc hiện đại trong tuần tra, giám sát và theo dõi diễn biến rừng: Máy chụp ảnh định vị tọa độ, thiết bị máy tính bảng, máy flycam, ảnh diễn biến trạng thái rừng.
- Áp dụng các biện pháp lâm sinh phù hợp đối với từng trạng thái rừng và điều kiện lập địa để bảo tồn và phát triển rừng bền vững.
7.2. Giải pháp bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường
- Xây dựng kế hoạch giám sát và đánh giá dài hạn để đảm bảo giám sát và giảm thiểu các tác động tới môi trường từ khi lập kếhoạch, đầu tư và khai thác.
- Chủ động xây dựng phương án quản lý rác thảivà nước thải cho tất cả các điểm, tuyến du lịch và có biện pháp thu gom và xử lý theo đúng quy định.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật,các quy định của Nhà nước vềdu lịch đến người lao động, các tổchức, cá nhân kinh doanh du lịch và cộng đồng nhằm nâng cao ý thức bảo vệmôi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch; xây dựng nếp sống văn minh, cùng tham gia phát triển du lịch cộng đồng.
- Xây dựng hệ thống biển báo diễn giải môi trường, tờ rơi nhằm tuyên truyền cho du khách chấp hành nghiêm chỉnh Luật Lâm nghiệp, Luật Bảo vệ Môi trường và các quy chế của rừng phòng hộ khi tham gia du lịch.
7.3. Giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật
- Triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học để cải tạo phục hồi rừng nghèo bằng các loài cây bản địa, nghiên cứu bảo tồn các loài cây dược liệu, phát triển nguồn lợi lâm đặc sản dưới tán rừng đểgiới thiệu cho du khách về công tác bảo tồn và giá trị đa dạng sinh học.
- Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật tiên tiến để phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp của địa phương nhằm phục vụ cho khách du lịch.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị để áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại phục vụcông tác nghiên cứu, điều tra, giám sát, theo dõi diễn biến đa dạng sinh học phục vụ diễn giải môi trường trong du lịch sinh thái.
7.4. Giải pháp về vốn
7.4.1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 1.115.500 triệu đồng.
7.4.2. Phân theo nguồn vốn
a) Vốn ngân sách Nhà nước:Dự kiến158.300 triệu đồng, chiếm 14,19% tổng nguồn vốn của đề án; được phân bổ
- Vốn ngân sách tỉnh: Dự kiến 31.000 triệu đồng, chiếm khoảng 2,7% tổng nguồn vốn của Đề án (Giaiđoạn2021-2025:21.000triệu đồng; giai đoạn 2026 - 2030: 10.000 triệu đồng).
- Nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách huyện Lang Chánh: Dự kiến khoảng 127.300 triệu đồng, chiếm khoảng11,41% tổng nguồn vốn của Đề án (Giai đoạn 2021- 2025:63.000 triệu đồng; giai đoạn 2026- 2030 : 64.300 triệu đồng).
Nguồn vốn ngân sách Trung ương: Được thực hiện theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các quy định, hướng dẫn thi hành. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, định mức, tiêu chí phân bổ ngân sách Nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo tổng mức đầu tư công trung hạn cho tỉnh Thanh Hóa. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tham mưu thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư; báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, quyết định. Đấu mối chặ tchẽ với các Bộ, nan, ngành trung ương để tranh thủ nguồn kinh khí từ ngân sách trung ương đầu tư các nhiệm vụ Đề án .
Đối với nguồn vốn ngân sách huyện Lang Chánh: UBND huyện Lang Chánh xác định, ưutiên, bố trí nguồn vốn ngân sách huyện để đầu tư một số hạng mục hạ tầng thiết yếu, phù hợp với Luật Đầu tư công, trình HĐND huyện nghị quyết thông qua, làm cơ sởđể tổ chức thực hiện; Đồng thời thực hiện kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài huyện để đầu tư các hạng mục phù hợp của Đề án được phê duyệt.
b) Vốn kêu gọi đầu tư: Dự kiến 898.000 triệu đồng, chiếm 80,5% tổng nguồn vốn Đề án, bao gồm:
- Vốn thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.
- Vốn liên kết với các công ty kinh doanh du lịch.
c) Vốn hợp pháp khác:Dự kiến 59.200 triệu đồng, chiếm 5,3% tổng vốn Đề án, bao gồm:
- Vốn từ các nguồn thu dịch vụ đơn vị tái đầu tư.
- Vốn xã hội hóa, đóng góp của viên chức, ngườilao động Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh, cộng đồng nhân dân trong vùng dự án...
Chi tiết theo phụ biểu 03 đính kèm
7.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành du lịch; đào tạo cán bộ quản lý, giám sát hoạt động du lịch;chú trọng đào tạo kỹ năng nghề và kỹ năng mềm cho lực lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịchtạiđiểm;tổ chức đào tạo,bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh du lịch và góp phần quảng bá điểm đến, hình ảnh du lịch của địa phương.
- Nâng cao trình độc huyên môn, ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng đối với cán bộ điều hành, đặc biệt là đội ngũ nhân viên làm công tác dịch vụ, du lịch sinh thái để đáp ứng tốt công việc trong thời đại công nghệ 4.0.
7.5. Giải pháp về cơ chế, chính sách, quy hoạch
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch sinh thái theo hướng liên doanh liên kết, cho thuê môi trường rừng trong RPH Lang Chánh.
- Ưu tiên đầu tư hạ tầng khung của các điểm du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đầu tư vào các công trình vật chất kỹ thuật, sản phẩm dịch vụ,...
- Tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút được các nhà đầu tư.
- Ưu tiên về vốn vay và hỗ trợ giá thuê đất ổn định lâu dài đối với các dự án đầu tư pháttriển sản phẩm du lịch;ưu tiêncác dựánpháttriểncác khu vui chơi giải trí, phát triển sản phẩm du lịch “xanh” thân thiện với môi trường.
- Khuyến khích đầu tư và phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, đặc biệt là trong phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá.
- Khuyến khích các hộ lưu trú hoạt động theo hình thức hộ kinh doanh cá thể; các cá nhân tham gia hoạt động theo hình thức tổ hợp tác.
7.6. Nhóm giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
- Trêncơ sở đề án, khuyến khích các cá nhân, tổchức lập dựán thuê môi trường rừng, liên kết, nhận khoán kinh doanh dịch vụdu lịchđể đầu tư các công trình phục vụ du lịch tại Rừng phòng hộLang Chánh. Từđólàmphongphú,
nâng cao chấtlượng các dịch vụ du lịch như nhà nghỉ, nhà hàng, hội trường, khu vui chơi, bểbơi, các tiểu cảnh hấp dẫn du khách...
- Đầutưchỉnhtrangcơ sở hạ tầng du lịch ở thôn, làng, mua sắm trang thiết bị, xây dựng hệthống vệsinhđạt chuẩn tại các hộgia đìnhlàmdulịch cộng đồng (làng Năng Cát, làng Oi, làngHúng...).
- Nâng cấp một số tuyến đường tuần tra bảo vệ kết hợp phục vụdu lịch; phục hồi, cải tạo đường nội bộ, một sốđoạn đường vào các thác, suối...
- Xây dựng, cải tạo các công trình cảnh quan, tạo môi trường hấp dẫn du khách (trồng hoa, cây cảnh, tạo tiểu cảnh…).
- Tổchức các khóa tập huấn về du lịch cho các bên có liên quan. 7.7. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá
- Xây dựng chiếnlược, kế hoạch phát triển sản phẩm, thịtrường, xúc tiến quảng bá, xây dựngthươnghiệuđểcócơ sởthực hiệnđịnh hướng và cách thức triển khai thực hiện kế hoạch xúc tiến quảng bá trên thịtrường trọng điểm.
- Xã hội hóa hoạtđộng xúc tiến quảng bá du lịch thông qua việchuyđộng các ngồn vốn, trí thức của tập thểvà cá nhân trong việc tổchức và thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá, thông qua trang thông tin cá nhân, các diễnđàndulịch trên các mạng xã hội (Facebook,Intagram, Zalo), các diễnđàndulịch chính thống.
8. Tổ chức giám sát hoạt động du lịch, sinh thái
- Phối hợp với chính quyềnđịa phương, các tổchức chính trịxã hộiđịa phươnggiámsáthoạtđộngđầutưxâydựng và hoạtđộng kinh doanh du lịch theođúngquyhoạch và tiếnđộđểđảm bảo không có các vi phạm, quản lý các tác động và ô nhiễm.
- Giám sát các hoạtđộngcótrongbáocáođánhgiá tác độngmôitrường, hay cam kết bảo vệmôitrườngđểđảm bảo tính tuân thủvà việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu, bồi hoàn.
- Các hoạtđộng xây dựng và du lịch trong RPH sẽtuân thủquyđịnh của Nghịđịnh số156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủquyđịnh chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Lâm nghiệp; LuậtĐấtđaivà các quyđịnh của pháp luật có liên quan.
9. Hiệu quả của đề án
9.1. Hiệu quả kinh tế
- Việc thực hiệnĐềántăngnguồnthuđểtáiđầutưchocáchoạtđộng quản lý bảo vệrừng, bảo tồnđa dạng sinh học trongRPHtheohướng lâu dài và bền vững; thúc đẩy sựphát triển của kinh tếđịa phương, tạo việc làm, góp phần tăngnguồn thu chođịa phươngtừcác hoạtđộng dịch vụ.
- Cung cấp các dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa nông sản, thủy sản, mặt hàng truyền thống của địaphương;chuyển dịchcơ cấu kinh tếtrênđịa bàn từnông
nghiệp hay khai thác tài nguyên rừng truyền thống sang kinh tếdịch vụ, góp phần cải thiện và nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần cho cộngđồng dân cưởđịa phương.
9.2. Hiệu quả về xã hội
- Hoạtđộngdịchvụdulịchở BanquảnlýrừngphònghộLangChánhthu hútđược nguồnlaođộngđịaphương,gópphầntăng thunhập, xoáđói giảm nghèo, ổnđịnhđờisốngnhândân, giảmáplực phụthuộc vàorừng;gópphần duy trìvănhóa và kiến thức của ngườidânđịa phương theo hướngbền vững.
- Hoạtđộngdulịch,tăngcườngtiếpxúc, giaolưuvớikháchgiúpnâng caodântrícủa nhândântrongvùng, gópphầnnângcaonếpsốngvănminh, lànhmạnh. Các giá trịvănhóa truyềnthốngcủa các dântộc được gìngiữvà pháttriểnthôngqua các hoạtđộng du lịchvăn hóa, du lịch tâm linh.
9.3. Hiệu quả về môi trường
- Dulịchsinhtháilà loạihìnhdulịchdựa vàothiênnhiênvà vănhoá bản địa gắnvớigiáodục và diễngiảivề môitrườngnênkhithamgia vàohoạtđộng dulịchsinhtháisẽ thúc đẩynângcao nhậnthức, tráchnhiệm,nghĩa vụvớithiên nhiên, đa dạngsinh học.
- Các hoạtđộng bảovệ rừng, bảovệ đa dạng sinh học,bảotồnthiênnhiên được quantâmđầutư, pháthuy, tỷlệ chephủcủa rừngđược nângcaosẽ cung cấpcác dịchvụhệsinhtháihiệuquả hơn(giữnướctốthơn,điềuhòa được dòng chảy, hạn chế xói mòn, cung cấpnước cho sảnxuất, sinhhoạt cho cộngđồng).
10. Danh mục các dự án ƣu tiên đầu tƣ và các dự án kêu gọi đầu tƣ (Chi tiết tại Phụbiểu 04 kèm theo)
11. Tổ chức thực hiện
11.1. Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh
- Công bố côngkhaicác nộidung của Đề án; chủ trì, phối hợpvới các đơn vị có liên quan triển khaithực hiệnhiệuquả các nộidung Đề ánđược phê duyệt.
- Hàngnăm, xâydựngkế hoạchcụthể để tổchức thực hiệnhiệuquả các nhiệmvụcủa Đề ánđược phê duyệt;đề xuấtxâydựngcác chươngtrình, dựán, nhiệm vụ cụ thể trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
- Tổchức xúc tiến, kêugọiđầutưtừcác tổchức trongvà ngoàinước, tranhthủ chỉđạo và hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương.
- Cócác giảipháphuyđộngnguồnvốnđầutưhợpphápđể thực hiệncác mục tiêu, nhiệmvụcủaĐề án; chủ trì, phốihợp vớicácnhà đầutưđể lậpcác dự án, tiểudựánđầutưvà các phươngánliêndoanh, liênkết, kêugọiđầutưkết hợpbảovệ, pháttriểnrừngbềnvữngtrìnhcấpthẩmquyềnphê duyệttheođúng quy định của phápluật.
- Tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Đề án cho Sở Nông nghiệpvàPTNT, Sở Tàichính, Sở Kế hoạchvà Đầutư, SởVănhóa, Thể thao và Dulịch, để tổnghợp, thammưuchoUBNDtỉnh, ChủtịchUBNDtỉnhtheo địnhkỳhoặc độtxuất;đồngthời, chủtrì, báocáoSở Nôngnghiệpvà PTNTđể sơ kết, tổngkết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề ánhàng năm và 5 năm.
11.2. Sở Nông nghiệp và PTNT
Hướng dẫn, chỉ đạo Ban QLRPH Lang Chánh phối hợp các sở ngành chức năngliênquanvà UBNDhuyện Lang Chánh tổchức công bốcông khai rộng rãi nội dung của Đề án trên các phương tiện truyền thông để các ban, ngành, các xã và nhândântrênđịa bàn biết và thực hiệnĐềán; cụthểhóa các nhiệm vụ, các giảiphápnêutrên;tăngcường công tác kiểm tra giám sát hoạt động du lịch liên quan phát đến phát triển nông, lâm nghiệp;
Phối hợp với các sở, banngành, đơnvịliênquanthammưucho UBND tỉnh quản lý, trình, thẩm định các dựán đầu tư phát triển tại các phân khu du lịch theoquyđịnh; lồng ghép vớicác Chươngtrìnhđầutưcómục tiêu, hỗtrợBan QLRPH Lang Chánh trong việc thu hút, kêu gọi các nguồn vốnđầu tư.
11.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủtrì phối hợp với các sở, banngành, đơnvịliênquanthammưucân đối, bốtrí nguồn vốn, xây dựng kếhoạchđầutưcôngtrunghạn và thẩmđịnh chủtrươngđầutưđể thực hiệnhiệuquả các nhiệmvụtheonộidungđề ánđược phê duyệt theođúng thẩm quyền và quy định của phápluật.
11.4. Sở Tài chính
Chủtrì phối hợp với các sở, banngành, đơnvịliênquanthammưu, báo cáoUBND, HĐNDtỉnhcânđối các nguồn vốn từngânsáchNhà nước trong kế hoạchngânsáchhàngnămvà nguồn vốn lồng ghép do ngân sách tỉnhđảm nhận theoquy địnhđểthực hiện có hiệu quảnhững nội dung của Đềán được duyệt.
11.5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với SởNông nghiệpvà PTNThướng dẫn, giám sát, kiểm tra Ban quảnlýRPHLangChánh,cácđơnvị, cá nhân trong việc tổchức quản lý các hoạtđộng du lịch sinh thái, bảo tồn di sảnvănhóa, lịch sửtrong khu bảo tồn; lồng ghép kếhoạch, chươngtrình, quyhoạch phát triển du lịch toàn tỉnh với phát triển du lịch tại Ban quản lý RPH Lang Chánh.
11.6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủtrì phối hợp với các sở,banngành, đơnvịliênquanthammưuviệc quảnlýđấtđai, giaođất,thuê đất, chuyểnđổi mục đíchsửdụngđất cho các dự án đầutư du lịchtrênđịa bàn. Hướng dẫn vềchuyênmôn đềxuất phương án bảo vệtàinguyênmôitrường, phươngánxửlýnước thải từhoạtđộng du lịch sinh thái, nghỉdưỡng, giải trívà dânsinh trên địa bàn.
11.7. Sở Xây dựng
Phối hợp SởNông nghiệp và PTNT chỉđạo, hướng dẫn ban quản lý Ban QLRPH Lang Chánh trong việc quản lý hoạtđộng xây dựng, dự án đầu tư xây dựng theo phân công, phân cấp quản lý.
11.8. Các sở, ban ngành liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụcó tráchnhiệm phối hợp với SởNông nghiệp và PTNT, UBND huyệnLangChánhđể chỉđạo, kiểm tra, giám sát, đônđốc thực hiện các nội dung của Đềán.
11.9.Trung tâm Xúc tiếnđầutư, Thươngmạivà Dulịchtỉnhtheochức năng, nhiệmvụđượcgiaođể phốihợp, theod i, hỗtrợ Banquảnlýrừngphòng hộLangChánhđẩymạnhthựchiệncác hoạtđộngquảngbá, xúc tiến, kêugọi các tổchức trongvàngoàinước đầutư, khaithác hoạtđộngdulịchsinhthái theonội dung Đề ánđược phê duyệt.
11.10. HiệphộiDulịchtỉnhThanhHóa phốihợpvớicác sở, ban, ngành cấptỉnhvàcác đơnvịliênquanhướngdẫn, hỗtrợBanquảnlýrừngphònghộ LangChánhtiếpcận,quảngbá, giớithiệumôitrườngđầutư, kinhdoanhđể các doanhnghiệp,tổchức, cá nhânquantâmđầutư, khaithác hiệuquả các hoạt độngdulịchsinhthái, nghỉdưỡng, giảitrítrongrừngphònghộ. Tăngcườnghỗ trợ, đàotạo, tập huấn để nâng cao năng lực, kỹnăngphục vụhoạtđộngdulịch chocánbộ, cộngđồngtạiđịa phương;vậnđộngcác doanhnghiệpkinh doanh dịch vụ lữ hành xây dựng các chương trình du lịch và tăng cường liênkếtvới các đơnvịlữhànhcủa các tỉnh, thànhphốđể khaithác các tiềmnăngdulịch, hình thành các chuỗicung cấpsảnphẩm du lịch để thu hút du khách.
11.11. Ủy ban nhân dân huyện Lanh Chánh
Chỉđạo UBND các xã trong vùng thực hiện nhiệm vụbảo vệvà phát triển rừngtrênđịa bàn; phối hợp với SởNông nghiệp và PTNT, và các ngành có liên quan hỗtrợBanQLRPHLangChánhthúc đẩy, kêu gọi, thuhútđầutưvàolĩnh vực du lịch sinh thái, tạođiều kiện thuận lợiđểcác nhà đầu tưkinhdoanh có hiệu quảtrên địa bàn huyện.
Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo UBND tỉnh kết quả thẩm định Đề án./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Giám đốc Sở(B/c)
- Lưu VT, KHTC.
KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
Gửi bình luận của bạn