Dự án: Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Tây Ninh

Qua tìm hiểu và khảo sát thực tế vị trí khu đất dự định đầu tư, Chúng tôi xin gửi đến Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh xem xét chấp thuận Dự án xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Tây Ninh tại khu vực Hồ Dầu Tiếng, huyện Dương Minh châu, tỉnh Tây Ninh.

Ngày đăng: 24-11-2020

2,210 lượt xem

Dự án: Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Tây Ninh  

MỤC LỤC

 

Chương I: giới thiệu chủ đầu tư và dự án. 3

i.   Giới thiệu chủ đầu tư.. 3

ii.  Giới thiệu dự án. 3

Chương II: sự cần thiết đầu tư.. 7

i. Thực trạng về ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. 7

ii. Sự cần thiết phải đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 12

Chương III: điều kiện tự nhiên xã hội và thực trạng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh tây ninh  17

i.   Điều kiện tự nhiên xã hội 17

ii.  Tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh. 19

Chương IV: địa điểm xây dựng. 21

Chương V: thiết kế mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật 23

i. Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng. 23

ii. Giải pháp kỹ thuật 24

iii.   Phương pháp trồng. 25

1.  Chuối 25

2.  Dừa xiêm dứa. 26

3.  Chanh dây: 31

4.  Khu trồng xoài 34

5.  Khu trồng sầu riêng. 37

iv. Công nghệ áp dụng đối với dự án. 39

1.  Hệ thống lọc nước trước khi tưới cho cây: 39

2.  Hệ thống tự động tưới nước kiểu israel: tưới nhỏ giọt 42

3.  Hệ thống cảm ứng internet vạn vật & phần mềm quản lý. 42

4. Khu vực bảo quản sau thu hoạch. 43

5. Hệ thống quản lý sau thu hoạch. 43

6.  Nhà máy đóng gói & chế biến. 44

Chương VI: quy mô dự án – vốn đầu tư.. 45

i.   Các hạng mục thực hiện dự án. 45

ii.  Phân tích vốn đầu tư.. 46

chương VII: đánh giá tác động môi trường. 55

i. Tác động của dự án tới môi trường. 55

1. Nguồn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn. 55

2. Nguồn phát sinh chất thải 55

ii. Biện pháp giảm thiểu tác động của dự án tới môi trường. 57

1. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng. 57

2. Giai đoạn hoạt động của dự án. 58

3. Kết luận          58

Chương VIII: hiệu quả của dự án. 59

i.  Kết luận  59

ii. Hiệu quả dự án. 59

1. Về mặt xã hội 59

2. Hiệu quả xã hội 60

iii. Kiến nghị 60

 

 

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

  1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN

Qua tìm hiểu và khảo sát thực tế vị trí khu đất dự định đầu tư, Chúng tôi xin gửi đến Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh xem xét chấp thuận Dự án xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Tây Ninh tại khu vực Hồ Dầu Tiếng, huyện Dương Minh châu, tỉnh Tây Ninh.

Dự án được thực hiện nhằm cải tạo đất đai và trồng những cây có gia trị kinh tế cao, qua khảo sát phân tích địa chất, chúng tôi quyết định trồng giống Dừa xiêm dứa Thái Lan và giống Thơm (Dứa)  Philipine cùng với việc xây dựng nhà máy chế biến Dừa xiêm dứa tươi hiện đại đáp ứng mục tiêu xuất khẩu 99%, đồng thời xây dựng hình ảnh trái Dừa xiêm dứa Việt Nam trong khu vực và các châu lục, chế biến các sản phẩm từ Thơm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Bên cạnh đó, chúng tôi xây dựng Khu sản xuất giống Dừa xiêm dứa F1 công nghệ cao nhằm nhân rộng giống dừa quý cung cấp cho bà con nông dân.

Dự án gồm những thông tin như sau:

Tên dự án: Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Tây Ninh

 Địa điểm xây dựng: khu vực Hồ Dầu Tiếng, huyện Dương Minh châu, tỉnh Tây Ninh.

Diện tích xây dựng: 6.000ha

Quy mô đầu tư: Đầu tư khu trồng Chuối Nhật, Dừa xiêm dứa, Chanh Dây, Xoài và Sầu riêng giống Malaysia, Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu.

Mục tiêu đầu tư              

  • Dự án được thực hiện nhằm phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh và đổi mới phương thức hoạt động, nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Dự án đảm bảo tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao theo Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.

- Việc đầu tư và phát triển dự án nông nghiệp Công nghệ cao hiện nay là hướng đi đúng đắng và là định hướng của Công ty chúng tôi nhằm phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và chuỗi cung ứng nông sản an toàn chất lượng cao, chế biến và xuất khẩu.

- Nhằm phát triển khu trang trại kiểu mẫu Nông nghiệp Công nghệ Cao, thu hút giải quyết lao động cho địa phương, trên cơ sở thân thiện với môi trường, gắn với cộng đồng dân cư và có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Tây Ninh.

- Gắn sản xuất với tiêu thụ và chế biến, xây dựng nhà máy chế biến nông sản hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn hàng xuất khẩu với công nghệ tiên tiến, công nghệ hiện địa ngang tầm khu vực với công suất và quy mô đáp ứng cho toàn tỉnh và khu vực lân cận.

- Hình thành khu trang trại Nông nghiệp Công nghệ cao, đào tạo, tư vấn, huấn luyện nguồn nhân lực công nghệ cao có khả năng cạnh tranh toàn khu vực.

- Định hướng sản phẩm nông sản của tỉnh theo hướng nâng tầm giá trị ở mức cao nhất trên một đơn vị héc ta đất nông nghiệp. Phát triển theo hướng xây dựng mô hình sản xuất sản phẩm sạch và bền vững cho môi trường đối với các sản phẩm cây trồng chính, cây trồng chủ lực của tỉnh và cây trồng ngoại nhập.

- Góp phần quan trọng nâng cao năng lực công nghệ cao là nền tảng nội sinh cho tỉnh Tây Ninh và phát triển ngành Nông nghiệp ứng dụng hiện đại, thúc đẩy thị trường để có sức lan tỏa mạnh mẽ đối với toàn bộ nền kinh tế của tỉnh và môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận được với Doanh nghiệp và các nhà đầu tư ngoài nước, phát triển các dịch vụ cung cấp, đại lý,…cho toàn khu vực.

- Khảo nghiệm, Ứng dụng công nghệ cao trong canh tác các giống cây trồng ngoại nhập nhất, cây nội địa là các sản phẩm xuất khẩu có thị thường tiêu thụ ổn định, ứng dụng khoa học tiên tiến trong công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm nông nghiệp sạch phục vụ trong nước và xuất khẩu

-  Tạo ra các giống cây trồng chủ lực của tỉnh, tạo ra được các sản phẩm đặc trưng, có bản quyền, có sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Tăng nhanh tỷ lệ nông sản, thực phẩm chế biến, các sản phẩm xuất khẩu.

 Mục tiêu cụ thể

Đầu tư xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất, mô hình kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiến tiến, xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị cao, tạo ra vùng sản xuất tập trung, hiện đại, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Tỉnh Tây Ninh.

Đề án xây dựng và hình thành phương thức sản xuất mới cho nông dân sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp để sản xuất nông nghiệp, cho sản phẩm an toàn, chất lượng tại Tây Ninh.

Tạo nền sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất nông nghiệp chất lượng cao theo công nghệ hiện đại tại tỉnh Tây Ninh tạo sản phẩm nông nghiệp an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP Ngoài ra, liên kết nông dân sản xuất, tiêu thụ và phân phối các sản phẩm sản xuất theo mô hình ứng dụng công nghệ cao.

+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương (đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số);

+ Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương;

+ Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh

  • Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
  • Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.
  • Tổng mức đầu tư  11.894.000.000.000 đồng (Mười một ngàn tám trăm chín mươi bốn tỷ đồng), trong đó :

+ Chủ đầu tư bỏ vốn 15% giá trị tổng mức đầu tư tương ứng với số tiền 1.784.000.000.000 đồng và toàn bộ phần lãi vay trong thời gian xây dựng.

+ Vay vốn 85% trên giá trị tổng mức đầu tư, tức tổng số tiền cần vay là 10.110.000.000.000 đồng (Mười ngàn một trăm mười tỷ đồng).

  • Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm, Dự kiến từ tháng 07 năm 2022 dự án sẽ đi vào hoạt động.
  • Sản phẩm từ dự án: Chuối Nhật, Dừa xiêm dứa, Chanh Dây, Xoài và Sầu riêng giống Malaysia
  • Tiến độ thực hiện dự án :

+ Thực hiện các thủ tục xin chủ trương đầu tư và các thủ tục liên quan khác: Từ tháng 9/2020 - 4/2021.

+ Tiến hành xây dựng các hạng mục từ tháng 05/2021-12/2022.

+ Lắp đặt thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao từ tháng 01/2023 – 03/2023.

+ Đưa dự án vào hoạt động từ tháng 04/2023.

- Quy mô lao động dự án:

+ Khu trồng trọt: 600 người

+ Khu sản xuất: 300 người

+ Cán bộ quản lý, kỹ thuật: 80 người.

   Tổng cộng: 980 người.

 

CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

I.  THỰC TRẠNG VỀ ỨNG DỤNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

* Khái niệm khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Theo Điều 3 của Luật Công nghệ cao năm 2008: Công nghệ cao (CNC): là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ: chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.

Theo Luật Công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có 5 chức năng cơ bản là: (1) nghiên cứu ứng dụng; (2) thử nghiệm; (3) trình diễn CNC; (4) đào tạo nguồn nhân lực; (5) sản xuất sản phẩm NNCNC. Trong đó 3 chức năng: sản xuất, thử nghiệm, trình diễn mang tính phổ biến, 2 chức năng còn lại tùy đặc điểm của từng khu.

Đặc trưng của sản xuất tại các khu NNCNC: đạt năng suất cao kỷ lục và hiệu quả kinh tế rất cao; ví dụ ở Israen đã đạt năng suất cà chua 250 - 300 tấn/ha/năm, bưởi 100 - 150 tấn/ha/năm, hoa cắt cành 1,5 triệu cành/ha/năm; giá trị sản phẩm 120 - 150 ngàn USD/ha/năm, Trung Quốc đạt 40 - 50 ngàn USD/ha/năm.

Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ (Theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và PTNT).

* Các tiêu chí cho khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ của khu nông nghiệp ứng dụng CNC;

- Có khả năng thu hút đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước thực hiệnsản xuất sản phẩm NNUDCNC.

- Có điều kiện xây dựng kết cấu hạ tầng (thủy lợi, giao thông, điện …) đáp ứng yêucầu của hoạt động nghiên cứu, đào tạo, thử nghiệm và trình diễn ứng dụng CNC trong nông nghiệp;

- Lấy con người làm gốc, dựa vào đội ngũ cán bộ khoa học;

- Có sự tham gia của giới doanh nghiệp;

- Có môi trường kinh tế, xã hội, môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích tự do sáng tạo, phát minh, ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, hoạt động theo nguyên tắc của cơ chế thị trường;

Vai trò của khu NNUDCNC: Phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh, khu vực, là đầu tàu về ứng dụng khoa học công nghệ.

* Bài học kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế giới

Khu CNC xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1939, đến đầu những năm 1980 đã có đến hơn 100 khu, phân bố trên các bang của Mỹ. Ở Anh, năm 1961 đã xây dựng khu khoa học công nghệ (vườn khoa học Jian Qiao) và đến năm 1988 đã có 38 vườn khoa học với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan và các nước Bắc Âu xây dựng khu NNCNC vào năm 1981 và đến năm 1996 đã có 9 khu. Đến năm 2002, Trung Quốc đã xây dựng hơn 400 khu kỹ thuật nông nghiệp hiện đại. Tại Đức, từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, đã xây dựng mô hình ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong một không gian khép kín từ trổng trọt, chăn nuôi đến chế biến tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, phần lớn các khu này đều phân bố tại nơi tập trung các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp hình thành nên một khu khoa học công nghệ với các chức năng nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.

Áp dụng CNC từ những năm 1950, Israel đã tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị trên 7,0 tỷ USD/năm ở vùng đất sa mạc hoá, bằng các giải pháp CNC trong nông nghiệp như trồng cây trong nhà kính và tự động hóa, Israel đã nâng năng suất cà chua 400 tấn/ha/năm. Năm 1978, Đài Loan đã sử dụng công nghệ nhà lưới chống côn trùng và biện pháp thuỷ canh trên giá đỡ là xốp, đã canh tác cà chua quanh năm theo nhu cầu thị trường đạt năng suất trên 300 tấn/ha/năm. Những năm 1990, tại Hồ Nam và một số tỉnh của Trung Quốc, công nghệ nhà lưới và điều tiết tiểu khí hậu theo hướng tự động trên máy tính cũng đã được ứng dụng trong sản xuất hoa cắt cành hoặc nguyên chậu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại Úc, năm 1994 đã áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm và điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả theo ý muốn, bọc quả chống côn trùng, nên năng suất xoài đã nâng lên trên 25 tấn/ha với chất lượng cao, đáp ứng thị trường người tiêu dùng. Tại Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc công nghệ nuôi cấy mô và khí canh cũng đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất giống khoai tây sạch bệnh.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, khoảng 80% bò đực giống được sử dụng thụ tinh nhân tạo có nguồn gốc từ nuôi cấy phôi, kỹ thuật chăn nuôi chuồng kín với hệ thống điều hoà ẩm độ và nhiệt độ, hệ thống phân phối và định lượng thức ăn, sử dụng kết cấu thép kết hợp với polymer sản xuất thiết bị chuồng sàn,... cho lợn, gia cầm đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới.

Trong nuôi trồng thuỷ sản, tại Israen bằng kỹ thuật nuôi thâm canh, năng suất cá rô phi trong ao đạt 100 tấn/ha và nuôi trong hệ thống mương nổi đạt 500 - 1.000 tấn/ha; tại Nhật Bản nâng suất cá nheo Mỹ nuôi thâm canh trong hệ thống mương nổi đạt 300 - 800 tấn/ha.

Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao và sự phát triển các khu NNCNC đã và đang trở thành mẫu hình cho nền nông nghiệp tri thức thế kỷ XXI. Bên cạnh các nước tiên tiến, nhiều nước và khu vực lãnh thổ ở Châu á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả.

Việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây trồng trên thế giới bao gồm:

Công nghệ lai tạo giống: Đây là công nghệ được ứng dụng phổ biến trong việc nghiên cứu và chọn tạo các giống cây trồng, con vật nuôi có những tính chất ưu việt cho hiệu quả, năng suất cao hoặc có khả năng chống chịu cao đối với điều kiện ngoại cảnh tác động góp phần đẩy nhanh sự phát triển về mặt năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, có nhu cầu ứng dụng cao trong nông nghiệp.

Công nghệ nuôi cấy mô thực vật In vitro: Công nghệ nuôi cấy mô được hơn 600 công ty lớn trên thế giới áp dụng để nhân nhanh hàng trăm triệu cây giống sạch bệnh. Thị trường cây giống nhân bằng kỹ thuật cấy mô vào khoảng 15 tỷ USD/năm và tốc độ tăng trưởng khoảng 15%/năm.

Công nghệ trồng cây trong nhà kính: nay được gọi là nhà màng do việc sử dụng mái lớp bằng màng polyethylen thay thế cho kính (green house) hay nhà lưới (net house). Trên thế giới, công nghệ trồng cây trong nhà kính đã được hoàn thiện với trình độ cao để canh tác rau và hoa. Ứng với mỗi vùng miền khác nhau những mẫu nhà kính và hệ thống điều khiển các yếu tố trong nhà kính cũng có sự thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng, trong đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động. Tuy nhiên đối với các vùng thường chịu nhiều tác động của thiên tai như bão lũ, động đất thì lại cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và chi phí do rủi ro.

Công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và trên giá thể: Trong đó các kỹ thuật trồng cây thủy canh (hydroponics) dựa trên cơ sở cung cấp dinh dưỡng qua nước (fertigation), kỹ thuật khí canh (aeroponics) – dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng phun sương mù và kỹ thuật trồng cây trên giá thể - dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ. Kỹ thuật trồng cây trên giá thể (solid media culture) thực chất là biện pháp cải tiến của công nghệ trồng cây thủy canh vì giá thể này được làm từ những vật liệu trơ và cung cấp dung dịch dinh dưỡng để nuôi cây.

Công nghệ tưới nhỏ giọt: Công nghệ này phát triển rất mạnh mẽ ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt ở các nước mà nguồn nước tưới đang trở nên là những vấn đề quan trọng chiến lược. Thông thường hệ thống tưới nhỏ giọt được gắn với bộ điều khiển lưu lượng và cung cấp phân bón cho từng lọai cây trồng, nhờ đó tiết kiệm được nước và phân bón.

* Thực trạng về ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Tây Ninh

Tây Ninh là địa phương có lợi thế để phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao. Gần đây nhiều khu vực đất trồng mía, cao su, hoa màu cho năng xuất thấp đã được chuyển đổi thành đất trồng rau xanh, dưa lưới, trái cây bằng công nghệ cao và mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người nông dân.

Những năm gần đây, chính quyền tỉnh Tây Ninh đưa ra nghị quyết thực hiện cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp sạch, gắn với các loại nông sản hữu cơ và áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao và sản xuất, chế biến. Theo đó, ngành nông nghiệp của Tây Ninh đã tổ chức liên kết giữa các khâu sản xuất, hình thành chuỗi sản xuất khép kín để nâng cao giá trị nông sản và đầu tư bài bản vào khâu tiêu thụ hàng hóa.

Theo kế hoạch, tính đến năm 2020, không tính cây cao su, tỉnh Tây Ninh còn 140.000ha lúa, 10.000ha mía, 62.000ha khoai mì. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chiếm tỷ trọng hơn 30% tổng giá trị ngành nông nghiệp và phấn đấu đạt ít nhất 40% sản lượng nông sản thực phẩm an toàn.

Để cụ thể hóa chủ trương này, Tây Ninh đã thực hiện cơ chế mở cửa, hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh bỏ vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp. Nhờ đó, đã có hàng trăm dự án trồng rau xanh, dưa lưới, trái cây cao sản và nhà máy chế biến nông sản bằng công nghệ hiện đại đã được thực hiện.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều yếu tố hạn chế chưa đảm bảo tính bền vững, cụ thể như sau:

- Tỷ lệ sử dụng giống có năng suất cao, chất lượng tốt, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất còn hạn chế, từ đó làm cho giá thành sản xuất và tỷ lệ thất thoát trước, trong và sau thu hoạch còn cao.

- Nhiều vùng sản xuất tập trung liên kết sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị khép kín còn hạn chế (lúa khoảng 5% diện tích, chanh 5%), từ đó làm cho thu nhập người nông dân còn thấp.

- Sản phẩm trong nông nghiệp chưa đảm bảo an toàn. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân vô cơ, chất kích thích sinh trưởng, ý thức chấp hành xử lý chất thải còn thấp… tác động đến sức cạnh tranh sản phẩm, ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ bộc phát dịch hại.

- Nguồn nhân lực quản lý, kỹ thuật chuyên ngành nông nghiệp của tỉnh còn hạn chế về trình độ, năng lực, nhất là trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tiên tiến để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

- Việc tổ chức sản xuất lại theo mô hình mới để vừa đáp ứng yêu cầu phát triển trên diện rộng, vừa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, nâng cao tính cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế còn nhiều khó khăn, hạn chế.

Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập:

- Về khách quan: Hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn nhiều yếu kém nhưng nguồn lực đầu tư còn hạn chế; tập quán sản xuất có từ lâu đời trong cộng đồng dân cư gây khó khăn cho việc hình thành vùng sản xuất lớn, tập trung; thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, khó lường; giá cả thị trường luôn biến động; nông dân thiếu vốn đầu tư; hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thiếu đồng bộ, khó áp dụng.

- Về chủ quan: Công tác quy hoạch ngành nông nghiệp còn chậm, chưa hướng tới việc cải thiện năng lực cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản; vốn đầu tư cho ngành và trong nội bộ ngành còn dàn trải, thiếu tập trung cho ngành, sản phẩm lợi thế; sự gắn kết giữa các ngành, giữa các ngành với địa phương trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện tìm đầu ra cho nông sản hiệu quả chưa cao, kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp còn hạn chế; thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đầu đàn.

Xem thêm các dự án khác

 

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha