Công ty TNHH Sản xuất chế biến Thủy Mộc có nhu cầu đầu tư xây dụng nhà máy sản xuất vật tư y tế tiêu hao đã nghiên cứu lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy sau khi được biết nhà máy xử lý chất thải...
Ngày đăng: 25-01-2021
2,826 lượt xem
Lập dự án đầu tư: DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT VẬT TƯ Y TẾ TIÊU HAO
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư
I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
I.3. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
I.4. Mô tả sơ bộ dự án
I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án
I.5.1. Các văn bản pháp lý về đầu tư
I.5.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐẦU TƯ
II.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2020
II.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
II.3. Thị trường của sản phẩm vật tư y tế tiêu hao
II.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm vật tư Y tế tiêu hao
CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
III.1. Mục tiêu đầu tư
III.2. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng
III.2.1. Sự cần thiết đầu tư
III.3. Mục tiêu cụ thể
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY
IV.1. Mô tả địa điểm xin cải tạo nhà máy và lựa chọn địa điểm
IV.2. Vị trí khu đất
IV.3. Phân tích địa điểm nhà máy sản xuất vật tư y tế tiêu hao
IV.4. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án
IV.5. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất
IV.6. Nhận xét chung về hiện trạng
CHƯƠNG V: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
V.1. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT KHĂN GIẤY ƯỚT
V.2. NHÀ XƯỞNG, PHÒNG SẠCH SẢN XUẤT BƠM KIM TIÊM
V.3. Những tiêu chuẩn xây dựng nhà máy sản xuất bơm kim tiêm
V.4. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DÂY TRUYỀN DỊCH
V.4.1. Tổng quan mô tả sản phẩm - Bộ dây truyền dịch
V.5. Quy trình sản xuất
V.6. Công nghệ
2. Nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất
V.7. Quy trình sản xuất dây truyền dịch và túi đựng máu:
V.8. Mô tả thiết bị nhà máy sản xuất vật tư y tế tiêu hao:
V.9. Đặc tính kỹ thuật của Thiết bị
CHƯƠNG VI: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
VI.1. Quy mô đầu tư dự án
VI.1.1. Khu điều hành và sản xuất
VI.2. Đầu tư máy móc thiết bị
Thiết bị chính
CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
VII.1. Sơ đồ tổ chức công ty
VII.1.1. Mô Hình Tổ Chức
VII.1.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành
VII.2. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động
VII.3. Cơ cấu tiền lương
CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH
VIII.1. Tiến độ thực hiện
VIII.2. Giải pháp thi công cải tạo nhà máy
VIII.2.1. Phương án cải tạo nhà máy
VIII.3. Sơ đồ tổ chức thi công
VIII.4. Hình thức quản lý dự án
CHƯƠNG IX: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN
IX.1. Giới thiệu chung
IX.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường
IX.2.1. Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo
IX.2.2. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án
IX.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng
IX.3.1. Điều kiện tự nhiên
IX.3.2. Tác động của dự án tới môi trường
IX.4. Các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng
IX.4.1. Nguồn gây tác động
IX.4.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường trong giai đoạn xây dựng
IX.4.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường
IX.5. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải trong quá trình vận hành
IX.5.1. Các loại chất thải phát sinh
IX.5.2. Khí thải
IX.5.3. Nước thải
IX.5.4. Chất thải rắn
IX.6. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong quá trình vận hành
IX.6.1. Tiếng ồn, rung
IX.6.2. Nước mưa chảy tràn
IX.6.3. Đánh giá tác động của dự án đến các đối tượng xung quanh
IX.7. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án trong quá trình vận hành
IX.7.1. Biện pháp giảm thiểu các tác động liên quan đến chất thải
IX.7.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải
IX.8. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án trong quá trình vận hành
IX.8.1. Tai nạn lao động
IX.8.2. Sự cố cháy nổ
IX.8.3. Sự cố ngộ độc thực phẩm
IX.8.4. Tai nạn lao động
IX.9. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong quá trình vận hành
IX.9.1. An toàn giao thông
IX.9.2. Biện pháp phòng chống tai nạn và bảo hộ lao động cho công nhân
IX.9.3. Phòng ngừa sự cố cháy nổ
IX.9.4. Phòng chống sét
IX.9.5. Kiểm soát các cháy nổ tại bãi giữ xe
IX.9.6. Phòng chống sự cố do hư hỏng bể tự hoại
IX.10. Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
IX.10.1. Kết luận
CHƯƠNG X: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
X.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư
X.2. Nội dung Tổng mức đầu tư
X.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt
X.2.2. Chi phí thiết bị
X.2.3. Chi phí quản lý dự án:
X.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
X.2.5. Chi phí khác
X.2.6. Dự phòng phí:
X.2.7. Lãi vay trong thời gian xây dựng:
X.3. Vốn đầu tư của dự án
X.3.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án
X.3.2. Nguồn vốn
X.3.3. Phương án hoàn trả vốn vay
CHƯƠNG XI: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
XI.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán
XI.1.1. Các thông số giả định dùng để tính toán
XI.1.2. Cơ sở tính toán
XI.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án
XI.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội
CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
XII.1. Kết luận
XII.2. Kiến nghị
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1 Giới thiệu chủ đầu tư
I.2 Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
I.3 Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
Công ty TNHH Sản xuất chế biến Thủy Mộc có nhu cầu đầu tư xây dụng nhà máy sản xuất vật tư y tế tiêu hao đã nghiên cứu lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy sau khi được biết nhà máy xử lý chất thải Tân Thành chưa hoạt động do không phù hợp với quy hoạch và nhu cầu của chủ đầu tư. Công ty Thủy Mộc đã đàm phán mua lại nhà máy và chuyển đổi công năng cho phù hợp. Thêm vào đó nhà đầu tư mới muốn đầu tư nâng cấp mở rộng, cải thiện lại công năng của dự án, mà diện tích xưởng hiện tại lại không đáp ứng được vấn đề này đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương, cải thiện điều kiện kinh tế.
I.4 Mô tả sơ bộ dự án
Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất bơm tiêm, dây chuyền dịch dụng cụ y tế, khăn giấy ướt. Công suất dự án 380 triệu sản phẩm/năm, bao gồm các sản phẩm chính là: Sản xuất các bơm tiêm bằng nhựa tiệt trùng dùng một lần, bơm tiêm tự khóa, bơm tiêm an toàn, dây truyền dịch, dây truyền máu, ống xông và các sản phẩm bằng nhựa khác.
Sản phẩm được quản lý và kiểm soát theo hệ thống quản lý ISO 9002, đảm bảo đạt tiêu chuẩn thế giới GMP, phục vụ nhu cầu dụng cụ y tế bằng nhựa trong chương trình phòng chữa bệnh quốc gia và hướng tới xuất khẩu.
Chuyển đổi công năng nhà máy xử lý chất thải Tân Thành bằng nhà máy sản xuất vật tư y tế tiêu hao bao gồm:
Xây dựng Chuyển đổi công năng nhà máy xử lý chất thải Tân Thành bằng nhà máy sản xuất vật tư y tế tiêu hao có công suất 550 triệu sản phẩm/năm trên cơ sở cải tạo công năng nhà xưởng hiện hữu.
Công suất khởi điểm: Kể từ lúc nhà máy bắt đầu hoạt động công xuất và khả năng sản xuất của nhà máy dự kiến sẽ đạt 60% công suất thiết kế trong năm đầu tiên, năm thứ 2 đạt 80% công suất, năm thứ 3 đạt 90% công suất, từ năm thứ 4 trở lên đạt 100% công suất.
Công suất ổn định: khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định, khả năng sản xuất đạt công suất là 550 triệu sản phẩm/năm.
I.5 Cơ sở pháp lý triển khai dự án
I.5.1 Các văn bản pháp lý về đầu tư
I.5.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng
Dự án đầu tư chuyển đổi công năng nhà máy xử lý chất thải Tân Thành bằng nhà máy sản xuất vật tư y tế tiêu hao thực hiện trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐẦU TƯ
II.1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2020
Việt Nam là quốc gia nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Với dân số ước tính 96,5 triệu dân vào năm 2018, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và là quốc gia đông dân thứ 8 của châu Á. Thủ đô là thành phố Hà Nội kể từ năm 1976, với Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất.
Diện tích Việt Nam là 331.698 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² vùng nước nội thủy (hồ nước ngọt lớn, mặt sông lớn, biển nội thủy ven biển). Phía Bắc Việt Nam tiếp giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định khoảng gấp 3 lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).
+ Tổng mức sản xuất: 535 tỷ USD.
+ Thu nhập trung bình: 2,750 USD.
+ Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế: 6,8%.
+ Tỷ lệ thất nghiệp: 4,39%.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính đạt tăng trưởng cả năm đạt khoảng 2 – 3% (trong khi mục tiêu khoảng 6,8%); tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,5 – 4% (mục tiêu khoảng 7%); tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị 4,39% (mục tiêu dưới 4%); tỉ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 64,5% (mục tiêu 65%) vượt qua đại dich covid thành “dấu ấn” mới của kinh tế Việt Nam, vượt mọi dự đoán của các tổ chức quốc tế, chuyên gia kinh tế và Chính phủ Việt Nam.
II.2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
II.2.1 Vị trí địa lý tự nhiên
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu kết nối thuận lợi với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy và đường sắt. Vũng Tàu, thành phố du lịch biển và là trung tâm của hoạt động khai thác dầu mỏ phía Nam, đã từng là trung tâm hành chính của tỉnh. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ chuyển đến thành phố Bà Rịa. Đây cũng là tỉnh đầu tiên của Đông Nam Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh.
II.2.2 Dân số
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh đạt 1.148.313 người, mật độ dân số đạt 556 người/km². Dân số nam đạt 576.228 người, trong khi đó nữ đạt 572.085 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1‰, trong đó 58,4% dân số sống ở đô thị và 41,6% dân số sống ở nông thôn.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Trên địa bàn toàn tỉnh có 28 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống. Trong đó, người kinh đông nhất với 972.095 người, tiếp sau đó là người Hoa có 10.042 người, đông thứ ba là người Chơ Ro với 7.632 người người Khơ Me chiếm 2.878 người, người Tày có 1.352 người, cùng một số dân tộc ít người khác như người Nùng có 993 người, người Mường có 693 người, người Thái có 230 người, ít nhất là các dân tộc như người Xơ Đăng, người Hà Nhì, người Chu Ru, người Cờ Lao mỗi dân tộc chỉ có một người, Người nước ngoài thì có 59 người.
II.2.3 Vị trí kinh tế:
Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của Tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa-Vũng Tàu.
Bà Rịa-Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển như: có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, được Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia.
Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm (800.000 tấn năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại tỉnh có hàng chục nhà máy lớn đang hoạt động gồm VinaKyoei, Pomina, Thép miền Nam (South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm (Flat Steel), Nhà máy thép SMC và Posco Vietnam đang thi công nhà máy thép cán nguội.
Về lĩnh vực cảng biển: kể từ khi chính phủ có chủ trương cải tạo các cảng tại nội ô Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam bộ, thuộc nhóm cảng biển số 05 bao gồm: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải. Cảng Sài Gòn và Nhà máy Ba Son đang cải tạo và xây dựng cảng biển lớn tại đây. Sông Thị Vải có luồng sâu 15m đảm bảo các tàu container trên 100.000 tấn đã có thể cập cảng BRVT đi thẳng sang các nước châu Âu, châu Mỹ. Tính đến nay, toàn tỉnh có 24/52 cảng đã đi vào hoạt động, các cảng còn lại đang trong quá trình quy hoạch và xây dựng. Tỉnh BRVT là cửa ngõ giao thương của khu vực Miền Nam, và Việt Nam (nằm gần đường hàng hải quốc tế và là tỉnh có nhiều cảng biển nhất Việt Nam.)
Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đang có 301 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 27 tỉ USD và 450 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 244 ngàn tỉ đồng. GDP bình quân đầu người năm 2010 không tính dầu thô và khí đốt ước đạt 5.872 đô la Mỹ (tăng 2,28 lần so với năm 2005). Tổng giá trị GRDP đứng thứ 3 cả nước, sau Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hà Nội.
II.2.4 Địa hình
Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển.
Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 km², độ cao trung bình 3-4m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành và các huyện Tân Thành, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của huyện Tân Thành và các huyện Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km².
II.2.5 Khí hậu, thời tiết
Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 °C, tháng thấp nhất khoảng 26,8 °C, tháng cao nhất khoảng 28,6 °C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500mm. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.
Khu vực thực hiện Dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với các đặc trưng chung của vùng khí hậu Đông Nam Bộ, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế công, nông nghiệp của khu vực. Đặc điểm khí hậu chung là nắng nhiều, mưa tập trung theo mùa, tạo sự khác biệt theo mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 °C, tháng thấp nhất khoảng 24,8 °C, tháng cao nhất khoảng 28,6 °C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ. Lượng mưa trung bình 1.500mm.
II.2.6 Các hiện tượng tự nhiên cực đoan
II.2.6.1 Áp thấp nhiệt đới và bão
Hàng năm có khoảng 10 đến 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông thường xuất hiện vào các tháng từ tháng 8 đến tháng 11. Trong số đó có 2 – 5 cơn bão xuất hiện ở vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, gây ảnh hưởng đến vùng ven biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, do dự án nằm trong sâu trong đất liền, cách bờ biển khoảng 15km nên dự án sẽ ít chịu ảnh lớn từ các cơn bão xuất hiện trong vùng biển này. Nhìn chung, khu vực dự án nằm trong vùng ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các cơn bão xuất hiện ở vùng biển Đông.
II.2.6.2 Động đất
Theo số liệu thống kê từ năm 1990 tới nay, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xảy ra nhiều trận động đất ngoài khơi gây ra những dư chấn nhẹ có ảnh hưởng tới tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trong các năm từ 2007 đến 2012 có 6 trận động đất ngoài khơi Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu gây ra những dư chấn cấp 4, 5 gây rung ở những tòa nhà cao tầng, trên mặt đất chỉ là những dư chấn nhẹ.
Theo Viện Vật lý Địa cầu, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, khu vực dự kiến xây dựng Nhà máy nằm trong vùng chấn động cực đại Imax = 6 (MSK – 64). Vì vậy, khu vực dự kiến xây dựng Nhà máy có thể sẽ chịu những dư chấn nhẹ khi xảy ra động đất trong khu vực, nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của dự án.
II.3 Thị trường của sản phẩm vật tư y tế tiêu hao
a) Phân tích nhu cầu thị trường về trang thiết bị y tế bằng nhựa tại Việt Nam.
Việt Nam là nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người trong những năm gần đây liên tục tăng, vì vậy nhu cầu chi dùng cho mỗi cá nhân trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ngày càng cao. Mặt khác, trong vài năm gần đây tình hình diễn biến một số bệnh như: Sars, HIV, AIDS, viêm gan B, C, sốt xuất huyết, cúm gà, viêm não nhật bản... ở nước ta cũng như ở một số nước trong khu vực có xu hướng gia tăng phức tạp, chi tiêu ngân sách của chính phủ cho việc phòng ngừa và ngăn chặn các loại bệnh trên rất lớn. Nhu cầu sử dụng các loại dụng cụ y tế thông dụng ngày càng cao và đa dạng do tăng trưởng dân số, điều kiện kinh tế và dân trí ngày càng nâng cao, đi đối với việc khám và điều trị trong bối cảnh sự chăm sóc sức khỏe toàn dân được Đảng và Chính phủ hết sức quan tâm và xã hội hóa ngày càng cao. Dự kiến đến năm 2025 nhu cầu sử dụng bơm tiêm nhựa dùng một lần bình quân đầu người là 8-10 cái/người.
Việt Nam với dân số hơn 90 triệu người, đến năm 2025 khoảng 98 triệu người thì nhu cầu bơm tiêm nhựa sẽ lên đến 750 triệu cái/năm (ở những nước phát triển nhu cầu sử dụng bơm tiêm bằng nhựa dùng một lần bình quân đầu người là 17 – 22 cái/ người) nên nhu cầu về các dụng cụ y tế đảm bảo chất lượng để phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ càng ngày càng được chú trọng. Do đó việc cung ứng bơm tiêm, dây truyền dịch, dụng cụ y tế cho dịch vụ chăm sóc sức khoẻ toàn dân sẽ đòi hỏi rất lớn.
Trong nước đã có một số doanh nghiệp sản xuất bơm tiêm, dây truyền dịch, dụng cụ y tế nhưng đa phần là sản xuất với quy mô vừa và nhỏ, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn GMP. Ngoài bơm tiêm dùng một lần thông thường phần lớn dụng cụ y tế bằng nhựa ở nước ta vẫn phải nhập khẩu. Các doanh nghiệp trong nước kể cả công ty liên doanh cũng chưa đủ năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường dụng cụ y tế bằng nhựa trong nước về số lượng và chủng loại.
Hiện nay các bơm tiêm, dây truyền dịch, dụng cụ y tế chất lượng cao chủ yếu được nhập khẩu qua các Công ty Dược TBYT ở Việt Nam; do đó gây tốn kém khá nhiều ngoại tệ. Với chủ trương đổi mới của Đảng và hội nhập nền kinh tế quốc tế, Nhà nước Việt Nam rất khuyến khích đầu tư trong đó khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất bơm tiêm , dây truyền dịch, dụng cụ y tế phục vụ chăm sóc sức khoẻ toàn dân.
b) Thi trường xuất khẩu và hợp tác.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WTO), Quỹ nhi đồng liên hợp quốc và mạng lới tiêm chủng an toàn trên toàn cầu các nước nên chuyển sang dùng bơm tiêm tự hủy và bơm tiêm an toàn thay cho bơm tiêm dùng một lần trong tiêm chủng và chữa bệnh. Để phòng ngừa lây nhiễm chéo trong khi tiêm, vì bơm tiêm dùng một lần thông thường vẫn có thể tái sử dụng nhiều lần, nên nguy cơ lây nhiễm còn rất cao. Do đó, nhu cầu bơm tiêm trong vài năm tới sẽ có những thay đổi theo hướng bơm tiêm dùng một lần thông thường giảm dần thay thế vào đó là nhu cầu sử dụng bơm tiêm tự hủy và bơm tiêm an toàn sẽ ngày càng tăng.
- Hàng năm các tổ chức như: UNICEF, WHO, GAVI và các dự án ODA của các nước phát triển có nhu cầu mua hang tỷ bơm tiêm để viện chợ cho các nước nghèo, chậm phát triển, nhất là các nước bị đe dọa bởi các đại dịch AIDS, viêm gan B, C và phần lớn trong số này là bơm tiêm tự hủy và bơm tiêm an toàn.
Về thị trường các nước trong khu vực: Cũng rất phong phú đa dạng và chứa đựng nhiều tiềm năng hợp tác sản xuất và phân phối. Hiện tại Công ty đã làm ăn nhiều với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan , Lào đã mở ra cho Công ty triển vọng rất lớn trong buôn bán thương mại.
c) Thực trạng sản xuất dụng cụ y tế bằng nhựa tại Việt Nam.
Ngành nhựa Việt Nam chỉ mới được phát triển trong những năm vừa qua, sản xuất dụng cụ y tế bằng nhựa ở Việt Nam hiện nay còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa tạo thành ngành sản xuất mang tính đặc thù riêng, cả nước chỉ có 50 doanh nghiệp quy mô nhỏ sản xuất dụng cụ y tế bằng nhựa.
Trong 50 doanh nghiệp sản xuất dụng cụ y tế bằng nhựa ở nước ta thì có phần lớn doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn đầu tư của nước ngoài, những doanh nghiệp này họ muốn kéo dài tuổi thọ của thiết bị công nghệ, nên trong quá trình đầu tư vào Việt Nam chỉ đầu tư công nghệ thiết bị cũ để sản xuất những sản phẩm thông thường, đòi hỏi nhiều lao động để tận dụng lực lượng lao động nhiều và rẻ của Việt Nam, hoặc đơn giản chỉ lắp ráp các chi tiết được nhập khẩu từ chính hãng để tìm kiếm thị trường tiêu thụ tại Việt Nam, chứ hoàn toàn không có quy hoạch tổng thể hay chiến lược ngành để phục vụ quốc kế dân sinh.
II.4 Thị trường tiêu thụ sản phẩm vật tư Y tế tiêu hao
Hiện nay, Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên đem lại khá nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi chúng ta phải triển khai những bước đi cần thiết để đảm bảo nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực, tham gia hiệu quả vào nền kinh tế thế giới. Thách thức đặt ra đối với hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, thành phần kinh tế trong đó có lĩnh vực trang thiết bị y tế.
Thị trường sản xuất trang thiết bị y tế ở Việt Nam hiện nay còn khá hạn hẹp, đa phần là nhập khẩu với giá thành cao. Mỗi năm Việt Nam phải chi hàng nghìn tỷ đồng để nhập trang thiết bị y tế, vì trong nước mới chỉ sản xuất được khoảng 20% nhu cầu. Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng gần 1.200 bệnh viện lớn nhỏ, nhu cầu về thiết bị y tế rất lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi cao về độ an toàn, chính xác. Thế nhưng đến nay Việt Nam mới có hơn 50 đơn vị sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế, chủ yếu vẫn là các mặt hàng đơn giản, thông dụng như: găng tay cao su, bông, băng, gạc với tiêu chuẩn trong nước nên khó xuất khẩu ra nước ngoài … Còn các máy móc, thiết bị y tế hiện đang được sử dụng tại các bệnh viện lớn của Hà Nội và Tp.HCM như máy cộng hưởng từ, thiết bị mổ nội soi, máy chụp cắt lớp nhiều đầu dò, cáng cứu thương, xe lăn, khung tập đi,….. đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với kinh phí rất lớn.
Bên cạnh đó, các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực trang thiết bị y tế còn quá ít và nghèo nàn, phạm vi hạn hẹp, quy chế thử lâm sàng phức tạp và quá tốn kém. Một số sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất thành công, có giấy phép lưu hành lại khó tìm nơi bán, mặc dù các sản phẩm này tại các cơ sở y tế đều thiếu trầm trọng. Vì vậy, thị trường sản xuất thiết bị y tế ở Việt Nam còn rất giàu tiềm năng và cơ hội phát triển
Nhà máy sản xuất vật tư y tế tiêu hao chủ yếu các sản phẩm như: Bơn tiêm, kim tiêm, dây truyền dịch, túi đựng máu, dây truyền máu, dây thở oxy là sản phẩm sản xuất chủ yếu và sản suất khăn ướt, gặc vệ sinh … dùng cho bệnh viện.
Đối với thị trường trong nước, công ty dự kiến đầu tư máy móc, dây chuyền với công nghệ châu âu và tổ chức sản xuất đại trà để hạ giá thành sản phẩm. Xét về mặt tiện lợi khi sử dụng và về mặt giá phí, sản phẩm có tiêu chuẩn quốc tế nên sẽ có tính cạnh tranh cao trong nước.
Đối với thị trường ngoài nước, sản phẩm có thể cạnh tranh mạnh tại thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường các nước lân cận trong vùng Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan …
Kết luận:
Qua nghiên cứu về tiềm năng rộng mở của thị trường, và những lợi thế về chủ trương chính sách, về kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh, với chính sách cởi mở ưu đãi khuyến khích đầu tư. Nhà đầu tư đã quyết định chọn địa điểm Khu công nghiệp Phú Mỹ 3 để đầu tư dự án nhà máy sản xuất bơm tiêm, dây truyền dịch, dụng cụ y tế, hy vọng sẽ được sự giúp đỡ của các cơ quan liên quan của tỉnh BR-VT để dự án của Công ty chúng tôi thành công tốt đẹp. Mang lại sự phát triển bền vững cho nhà đầu tư, góp phần tăng trưởng công nghiệp tỉnh.
Xem thêm các mẫu lập dự án đầu tư >>
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn