Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư bổ sung hệ thống máy in Offset cho nhà máy In

Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương Đầu tư bổ sung hệ thống máy in Offset cho Nhà máy In Hà Nội.

Ngày đăng: 03-08-2022

656 lượt xem

Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương Đầu tư bổ sung hệ thống máy in Offset cho Nhà máy In 

BÁO CÁO

Đề xuất chủ trương Đầu tư bổ sung hệ thống máy in Offset cho Nhà máy In H 

Kính gửi:  ...

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc hội quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng;

 Căn cứ Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

 Căn cứ Thông tư 11/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN

1. Tên dự án: Đầu tư bổ sung hệ thống máy in Offset cho Nhà máy In H

2. Dự án nhóm: B

3. Địa điểm thực hiện đầu tư: Nhà máy In H

4. Dự kiến tống mức đầu tư: 

5. Nguồn vốn: 

6. Thời gian thực hiện dự án:

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ

1. Sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư.

1.1. Tổng quan thị trường in

1.1.1. Tổng quan về thị trường in ấn toàn cầu

 Theo tạp chí của Hiệp hội In Việt Nam phát hành năm 2020, tổng thị trường in thế giới sẽ đạt khoảng 826 tỷ USD trong đó khu vực Châu Á được xem là khu vực phát triển năng động nhất đạt 349 tỷ USD, chiếm 42% với 6 thị trường lớn nhất: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Đài Loan.

 Cơ cấu sản phẩm in bao bì nhãn mác trên toàn thế giới chiếm thị phần lớn nhất, chiếm khoảng 40% tổng thị trường, tăng 4% so với giai đoạn 2013-2018.

 Công nghệ in Offset vẫn thống trị cả về giá trị và sản lượng đạt xấp xỉ 320 tỷ USD chiếm 40% thị phần toàn cầu; in Flexo đạt 216 tỷ USD chiếm 27% thị phần; in kỹ thuật số đạt 200 tỷ USD chiếm 25% thị phần, công nghệ in khác chiếm 8% thị phần còn lạị

 1.1.2. Tổng quan thị trường in Việt Nam

 Tổng doanh thu ngành in Việt Nam đạt 4 tỷ USD ~ 96.976 tỷ VNĐ. Sản phẩm in Bao bì có tỷ trọng cao nhất ~ 50% toàn bộ thị trường Việt Nam với giá trị khoảng 48.488 tỷ VNĐ.

  Việt Nam thuộc Top 12 ở châu Á, và Top 6 Đông Nam Á. Thị trường in Việt Nam, dự báo doanh thu ngành in ấn tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng bình quân 10% trong giai đoạn 2021 – 2025 và là một trong ba thị trường có tốc độ phát triển nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

  Xu hướng chung của ngành bao bì hướng tới các sản phẩm thân thiện môi trường (các sản phẩm bao bì giấy in offset), các dòng sản phẩm in cao cấp.

  Năm 2019, có 2.073 DN In, phân bổ chính ở TP Hồ Chí Minh - Bình Dương (60%), Hà Nội (25%)..

  Cơ cấu ngành in: Sản phẩm In Bao bì có doanh thu cao nhất đạt 50% (48.488 tỷ đồng) toàn bộ thị trường Việt Nam, tiếp đến là Tem nhãn: 20% (19.395 tỷ đồng), Thương mại: 15.516 tỷ đồng (16%) và Ấn phẩm sách: 14% (13.577 tỷ đồng).

                      Biểu đồ doanh thu ngành in của Việt Nam

Biểu đồ cơ cấu doanh thu ngành in Việt Nam

1.2. Xu hướng thị trường in

1.2.1. Xu hướng sản phẩm in

Theo xu hướng chung thế giới, Bao bì nhãn mác là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất, đến 50% toàn bộ thị trường, tại Việt Nam với giá trị khoảng 48.488 tỷ đồng. Trong đó Bao bì Carton chiếm 50%, bao bì Duplex chiếm 24%, bao bì mềm 16% và bao bì khác (thiếc, nhôm) 10%. Lợi nhuận trước thuế ngành ~5%/Doanh thu.

 Điểm đặc biệt với xu hướng thị trường in Việt Nam là nhóm sản phẩm báo tạp chí có xu hướng giảm trên thế giới và hiện trạng thị trường in báo tạp chí đã có xu hướng giảm mạnh trong nước, nhưng in sách lại có đà tăng nhẹ và chiếm tỷ trọng cao do đặc thù chung của nhóm các nước đang phát triển với cơ cấu dân số trẻ và phát triển cũng như nhu cầu chưa được đáp ứng hoàn toàn.

 1.2.2. Xu hướng công nghệ in

  Các thiết bị đầu tư ngày càng hiện đại, để tạo ra các sản phẩm có hiệu ứng hình ảnh cao. Trong đó, In Offset vẫn là công nghệ in chủ đạo với tỷ trọng in ấn, (Offset 40%, Flexo: 27%; KTS 25%, công nghệ in khác 8%). In Flexo có sự phát triển nhanh ở in bao bì, nhãn mác. In kỹ thuật số phát triển nhanh với các thiết bị khổ in lớn, tốc độ cao, đáp ứng thị trường in thương mại và in sản phẩm cá nhân.

Việt Nam nằm trong khu vực có thị trường in phát triển nhanh nhất thế giới, đặc biệt nhóm hàng bao bì nhãn mác phục vụ hoạt động sản xuất của cả trong nước với thị trường bán lẻ được đánh giá thuộc nhóm tiềm năng nhất thế giới và khu vực các doanh nghiệp FDI ngày càng lớn do các chính sách ưu đãi FDI, các hiệp định tự do thương mại và xu hướng dịch chuyển nguồn vốn này vào Việt Nam.

Dung lượng thị trường tiềm năng lớn và tiếp tục được mở rộng với giá trị toàn thị trường khoảng 96.976 tỷ đồng, riêng bao bì nhãn mác trị giá khoảng 48.488 tỷ đồng.

Thị trường mang tính tập trung, ngoài 2 trung tâm in lớn là Tp.Hồ Chí Minh và thị trường Hà Nội, những năm gần đây đã xuất hiện thêm một số khu vực trọng điểm như Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Bắc Ninh.

Công nghệ in Offset, Flexo, Kỹ thuật số chiếm tỷ trọng lớn theo như xu hướng thế giới.

1.3. Đánh giá thị trường bao bì, tem nhãn mác, thẻ cào và đối thủ cạnh tranh

Bảng tổng hợp thị phần các nhóm sản phẩm:

TT

Nhóm sản phẩm

Thị phần

Doanh thu 2019-2020 (Tỷ đồng)

1

Bao bì Carton

50%

24.244

2

Bao bì Duplex

24%

11.637

3

Bao bì mềm

16%

7.758

4

Bao bì khác (Thiếc, nhôm..)

10%

4.849

 

Tổng bao bì Việt Nam

100%

48.488

Nhóm bao bì có tỷ trọng cao nhất ~ 50% toàn bộ thị trường Việt Nam với giá trị khoảng 48.488 tỷ VNĐ. Trong đó Bao bì Carton chiếm 50%, bao bì Duplex 24%, bao bì mềm 16%, bao bì khác (thiếc, nhôm) 10%.

Tỉ trọng in bao bì Việt Nam

- Thị trường Bao bì Carton: Chiếm tỷ lệ 50% cao nhất thị trường bao bì nhãn mác, với tổng doanh thu đạt 24.244 tỷ đồng, bao bì carton (vỏ hộp) thường là các sản phẩm gắn liền với hàng tiêu dùng, trở thành nhu cầu chủ yếu trong ngành công nghiệp sản xuất, chế biến hàng hóa.

- Bao bì Duplex: Sản phẩm Duplex là nhóm sản phẩm đem lại doanh thu lớn với đơn giá thành sản phẩm cao bởi đặc tính nguyên vật liệu, kỹ thuật gia công. Thị phần sản phẩm này chiếm 24% trong thị trường Bao bì nhãn mác Việt Nam, tương đương 11.637 tỷ đồng.

1.3.1 Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu

- Về dịch vụ Offset

Tỉ trọng doanh thu bao bì

 Doanh thu Viettel hiện chỉ chiếm 2,3% thị phần bao bì hộp Duplex đạt ~270 tỷ đồng và Bao bì Carton thì chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ không đáng kể.

Nhà máy In Viettel nằm trong Top 10 trên thị trường (Gồm: In Nông nghiệp, In Biên Hòa Sovi, In Khatocoo, Starprint, Liksin, Visingpack, NMI Viettel, Goldsun, In số 7, Việt Hưng).

Như vậy tiềm năng mở rộng thị phần là rất lớn.

- Về Dịch vụ Flexo: Hiện NMI Viettel đang dẫn đầu thị trường thẻ cào Viettel – với 49% thị phần, đạt doanh thu 94,5 tỷ đồng.

1.3.2 Phân tích năng lực đáp ứng của đối thủ cạnh tranh

Cùng với sự phát triển của kinh tế, thị trường, hiện nay trên cả nước có khoảng 16 doanh nghiệp in có doanh thu trên 250 tỷ/năm.

 Đặc điểm chung của các doanh nghiệp này là có lực lượng nhân sự thực hiện được đào tạo bài bản, kinh nghiệm, trình độ tay nghề cao; có máy móc trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, khép kín; được trang bị hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống kho bãi đầy đủ.

(Chi tiết xem Phụ lục 01 đính kèm)

1. Phân tích - Đánh giá môi trường kinh doanh và sự tác động của đại dịch Covid với sự phát triển của Nhà máy In H

* Điểm mạnh của Nhà máy In H

  • Thương hiệu Viettel có uy tín tại thị trường Việt Nam và khu vực.
  • Tiềm năng tài chính từ nội bộ và các đối tác ngân hàng.
  • Có hệ thống văn phòng kinh doanh tại cả Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Hạ tầng nhà máy được xây dựng mới hoàn toàn, đồng bộ và dự phòng đầy đủ sẵn cho giai đoạn đầu tư mở rộng.
  • Hệ thống khách hàng hiện có tương đối ổn định và quy mô lớn.
  • Máy móc hiện tại hiện đại, đồng bộ và theo đúng xu hướng của ngành và nhu cầu hiện tại của nhóm khách hàng mục tiêu

* Hạn chế (Điểm yếu) của Nhà máy In H

  •  Nhà máy In H chỉ có 1 máy offset duy nhất nên không có khả năng dự phòng và có xảy ra tranh chấp tiến độ giữa các đơn hàng hoặc giữa sản xuất mẫu với sản xuất sản lượng trong cùng một thời điểm.
  • Cơ sở hạ tầng nhà xưởng lớn, chưa được khai thác tối ưu
  • Cơ sở hạ tầng chưa trang bị định hướng cho sản xuất bao bì thực phẩm.
  • Chưa có các chứng chỉ về sản xuất bao bì quốc tế, chứng chỉ về quản lý mầu sắc quốc tế.
  • Chưa có khâu Nghiên cứu phát triển (R&D) chuyên nghiệp
  • Chưa trang bị đồng bộ cho nhiều sản phẩm như vỏ hộp bồi (chưa có hệ thống sản xuất sóng), vỏ hộp bồi cứng (chưa có máy bồi duplex, máy dựng hộp)… mới chỉ đáp ứng đồng bộ hoàn toàn đáp ứng trong nhà máy với dòng sản phẩm vỏ hộp thường, nhãn tờ rời cắt phẳng.
  • Khách hàng còn đơn điệu, phụ thuộc chủ yếu nhóm sản phẩm vỏ hộp thường và với khách hàng nhóm ngành bánh kẹo, thực phẩm, nước giải khát nên tính mùa vụ rõ rệt.

* Khó khăn, thách thức

  • Dịch bệnh Covid làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiếp xúc khách hàng, gián đoạn chuỗi cung ứng, dòng tiền và nguồn lao động.
  • Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, có 87% DN bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh Covid. tập trung chính vào các lĩnh vực dệt may, truyền thông, bất động sản, sản xuất thiết bị điện, xe có động cơ, giáo dục, lao động, bán lẻ, điện tử, du lịch.
  • Theo thống kê của Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2021, số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường là 70.209 doanh nghiệp, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm ngoái
  • Các đối thủ cạnh tranh có nhiều kinh nghiệm và năng lực đầu tư tập trung tốt (52% năng lực cả nước).
  • Cạnh tranh từ hàng hóa bao bì nhập khẩu được tạo thuận lợi hơn với các hiệp định thuế quan, tự do thương mại song phương và đa phương.
  • Nguyên liệu phụ thuộc nhập khẩu, biến động lớn.
  • Tính chủ động về thời gian đáp ứng với nguyên liệu kém, do đa số nguyên liệu là nhập khẩu từ nước ngoài.
  • Thách thức từ các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực bao bì trực tiếp hoặc các doanh nghiệp FDI đầu tư kèm theo của các doanh nghiệp FDI sản xuất gốc.
  • Rào cản kỹ thuật với các bí quyết sản xuất mang tính bảo hộ, đặc biệt liên quan chất liệu kỹ thuật thực phẩm, điện, điện tử, vô trùng.
  • Rào cản về các giấy phép, giấy chứng nhận ngành chuyên môn, đặc biệt liên quan đến thực phẩm, bảo mật, quy trình quốc tế về bao bì, …
  • Các đối thủ cạnh tranh đều đã được trang bị các hệ thống máy móc tương đối hiện đại với các máy in 6 màu, máy Flexo, ống đống chuyên môn hóa theo từng dòng sản phẩm.
  • Năng lực vốn và công nghệ của các doanh nghiệp FDI mới vào Việt Nam lớn, và ngay cả với các doanh nghiệp nội địa tốt hơn do khả năng đáp ứng vốn từ hệ thống ngân hàng và các đối tác tài trợ được cải thiện (vấn đề khó khăn và rào cản phát triển của đa số các doanh nghiệp in nội địa tại Việt Nam)

* Cơ hội phát triển:

  • Hạ tầng giao thông nội bộ khu công nghiệp và liên kết với các khu công nghiệp khách hàng tốt.
  • Tiềm năng thị trường in ấn Việt Nam và khu vực còn rất lớn.
  • Các hiệp định tự do thương mại mở cửa cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác.
  • Nhu cầu gia tăng từ nguồn vốn FDI đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất gốc.
  • Xu hướng di chuyển các hoạt động sản xuất hàng hóa (đặc biệt các sản phẩm in) từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển lớn

Ngoài ra Dịch bệnh Covid tuy ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế song cũng mở ra các cơ hội phát triển nếu kịp thời nắm bắt, cụ thể:

  • Cơ hội thay đổi, tái cấu trúc, tìm ra hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường.
  • Cơ hội phát triển với nhóm sản phẩm thiết yếu (thực phẩm, thiết bị y tế), ứng dụng số… Cơ hội tạo uy tín, tăng giá trị thương hiệu với khách hàng: Chứng minh năng lực thích ứng, ứng phó với các tình huống xấu.
  • Cơ hội SXKD sản phẩm thiết yếu: Tiếp tục phát huy thế mạnh nhóm Bao bì thực phẩm không bị ảnh hưởng xấu bởi dịch bệnh.
  • Cơ hội đầu tư, tăng năng lực sản xuất, lấy thêm thị phần khách hàng, tăng giá trị Nhà máy, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước.

Xem thêm: Lập dự án đầu tư nghiên cứu sản xuất điện tử viễn thông công nghệ thông tin sản phẩm công nghệ cao

Minh Phương Corp là Đơn vị

- Chuyên Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng trên Toàn Quốc.

- Đơn vị chuyên thi công dự án khoan ngầm các đường quốc lộ, đường thủy con kênh ,sông lớn trên Toàn Quốc.

- Đơn vị viết Hồ sơ Môi trường.

+ Giấy phép Môi trường.

+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.

+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường.

Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?

Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.

Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.

Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.

Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.

Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:

Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.

Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.

Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.

LIÊN HỆ 0903 649 782

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha