Mẫu thuyết minh dự án đầu tư khu du lịch

Tư vấn lập dự an đầu tư xây dựng công trình khu du lịch núi Ba Hòn tỉnh Bình Thuận. Công ty chuyên lập dự án đầu tư chuyên nghiệp - Minh Phuong Corp. Mọi chi tiết xin liên hệ 0903 649 782. hoặc gửi mail về: nguyenthanhmp156@gmail.com. Mẫu thuyết minh dự án đầu tư khu du lịch.

Ngày đăng: 15-09-2022

576 lượt xem

Tư vấn lập dự an đầu tư xây dựng công trình khu du lịch núi Ba Hòn tỉnh Bình Thuận
Tư vấn lập dự an đầu tư xây dựng công trình khu du lịch núi Ba Hòn tỉnh Bình Thuận. Công ty chuyên lập dự án đầu tư chuyên nghiệp - Minh Phuong Corp. Mọi chi tiết xin liên hệ 0903 649 782. hoặc gửi mail về: nguyenthanhmp156@gmail.com. Mẫu thuyết minh dự án đầu tư khu du lịch.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 5
I.1. GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ 5
I.2. ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 5
I.3. MO TẢ SƠ BỘ DỰ AN 5
I.4. THỜI HẠN ĐẦU TƯ: 6
I.5. CƠ SỞ PHÁP LÝ TRIỂN KHAI DỰ ÁN 6
I.6. TÍNH PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ XÂY DỰNG 6
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 8
II.1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 8
II.1.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2021 8
II.1.2. Kết cấu dân số 9
II.1.3. Tập tính tiêu dùng 9
II.2. TỔNG QUAN VỀ DÂN SỐ VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN . 10
II.2.1. Vị trí địa lý và thuận lợi 10
II.2.2. Vị trí địa lý tự nhiên 10
II.2.3. Dân số 10
II.2.4. Địa hình tự nhiên 10
II.2.5. Khí hậu, thời tiết 11
II.3. HUYỆN HÀM THUẬN NAM 12
II.4. NHẬN ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 13
II.4.1. Tình hình phát triển du lịch và những định hướng phát triển triển du lịch trong tương lai. 13
1.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng 17
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 19
III.1. KHÁI QUÁT CHUNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN 19
III.2. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ KHU DU LỊCH 22
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 24
IV.1. MÔ TẢ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM 24
IV.1.1. Khí hậu thời tiết 24
IV.2. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MẶT 29
IV.3. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC BẨN, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 29
IV.4. HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN, CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG 29
IV.5. NHẬN XÉT CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG 31
IV.5.1. Phân tích địa điểm xây dựng dự án 32
IV.5.2. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án 32
IV.5.3. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng 32
CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG - MÔ TẢ HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT 33
IV.6. NHẬN XÉT CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG 33
CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG 34
V.1. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 34
Diện tích mặt bằng khu du lịch dự kiến 34
V.2. LỰA CHỌN MÔ HÌNH ĐẦU TƯ 34
V.2.1. Mô hình các hạng mục đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái 35
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP QUI HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ 42
VI.1. SƠ ĐỒ CƠ CẤU PHÂN KHU CHỨC NĂNG 42
VI.2. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 42
VI.3. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN 42
VI.4. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH 43
VI.4.1. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN 43
VI.4.2. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH 43
VI.4.3. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 43
VI.5. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT 43
CHƯƠNG VII: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG 45
IV.6. QUY HOẠCH TRỒNG RỪNG VÀ BẢO TỒN HỆ ĐỘNG THỰC VẬT RỪNG 45
IV.7. THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐƯỜNG RANH CẢN LỬA: 47
IV.8. GIẢI PHÁP BẢO TỒN, TỈA THƯA RỪNG TRỒNG XEN CÂY RỪNG TẠI VÙNG ĐẤT TRỒNG VÀ DƯỚI TÁN RỪNG PHÒNG HỘ, BẢO QUẢN CHĂM SÓC RỪNG ĐẶC DỤNG  48
IV.9. GIẢI PHÁP BẢO VỆ, NUÔI DƯỠNG RỪNG ĐẶC DỤNG 49
CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 61
VIII.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY - MÔ HÌNH TỔ CHỨC 61
VIII.2. PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH 61
VIII.3. NHU CẦU VÀ PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 61
CHƯƠNG IX: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 63
IX.1. GIẢI PHÁP THI CÔNG XÂY DỰNG 63
IX.2. HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN 63
CHƯƠNG X: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN 65
X.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 65
X.1.1. Giới thiệu chung 65
X.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 65
X.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 67
X.1.4. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường 70
X.1.5. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường 72
X.1.6. Kết luận 73
CHƯƠNG XI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 75
XI.1. CƠ SỞ LẬP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 75
XI.2. NỘI DUNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 75
XI.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 75
XI.2.2. Chi phí thiết bị 76
XI.2.3. Chi phí quản lý dự án 76
XI.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm 76
XI.2.5. Chi phí khác 77
XI.2.6. Dự phòng chi 77
XI.2.7. Lãi vay của dự án 77
XI.3. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 78
CHƯƠNG XII: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 81
XII.1. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 81
IV.1. TIẾN ĐỘ SỬ DỤNG VỐN 81
CHƯƠNG XIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 83
XIII.1. CÁC GIẢ ĐỊNH KINH TẾ VÀ CƠ SỞ TÍNH TOÁN 83
XIII.2. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH - KINH TẾ CỦA DỰ ÁN 93
XIII.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG KINH TẾ - XÃ HỘI 93
CHƯƠNG XIV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
XIV.1. KẾT LUẬN 94
XIV.2. KIẾN NGHỊ 94
Tư vấn dự án đầu tư khu du lịch Núi Ba Hòn Bình Thuận
Lập thuyết minh dự án đầu tư khu du lịch núi Ba Hòn Bình Thuận
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư
- Tên công ty :  
- Địa chỉ :  
- Điện thoại     :    (+84) ;  
- Đại diện        :    ; Chức vụ:  
- Ngành nghề chính: 
I.2. Công ty tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
- Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
- Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
- Điện thoại: (028) 22142126    ; Fax: (08) 39118579
I.3. Mô tả sơ bộ dự án
- Tên dự án: Khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng núi Ba Hòn.
- Địa điểm: Tại tỉnh Bình Thuận;
- Quỹ đất của dự án: 24 ha thuộc đất rừng phòng hộ được sử dụng vào việc trồng cây bảo vệ sinh thái môi trường. 
+Mục tiêu đầu tư: Trồng rừng, phủ xanh đất trống; bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng, kết hợp mô hình một khu du lịch tổng hợp nhiều loại hình du lịch sinh thái - văn hóa với các loại hình khai thác như: Khu nhà nghỉ dưỡng Khách sạn cao cấp, khu nhà nghỉ Bugalow, bể bơi nhân tạo, khu vui chơi giải trí, kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, du lịch sinh thái, khu vui chơi du lịch sinh thái, các công trình và cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên phục vụ tốt nhu cầu của du khách, phù hợp với phát triển du lịch tổng thể của vùng với tiêu chuẩn cao cấp.
- Tổng vốn đầu tư 
- Tiến độ thực hiện dự án: 
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
- Hình thức quản lý: 
- Nguồn vốn đầu tư : 
I.4. Thời hạn đầu tư:
- Thời hạn đầu tư của dự án là 50 năm và khả năng xin gia hạn thêm.
I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án
- Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11; Luật Du lịch số 09/2017/QH14; Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14; Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020.
- Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;
- Căn cứ Quyết định số
- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.
I.6. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng
Việc thực hiện dự án “Khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng núi Ba Hòn” phải tuân thủ các quy định pháp lý sau:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
- Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
- TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió  
- TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;
- TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
- TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - YC chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
- TCVN 6160– 996 : YC chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
- TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);
- TCVN 7,660-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
- TCXD 33-1985: Cấp nước mạng lưới bên ngoài, Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
- TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 27-1991 : TC đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
- TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;
- EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN).
- TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
- TCXD 51-1984: Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
- TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép.
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
II.1. Phân tích thị trường đầu tư và phát triển du lịch
II.1.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2021
Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2021 ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019.
- Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất cây trồng và chăn nuôi đạt khá. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt trong quý III/2021, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội kéo dài làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng sản xuất - chế biến - tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, ngành Nông nghiệp có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời cùng với việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ để ổn định và phát triển sản xuất, đạt mức tăng trưởng cao. Kết quả hoạt động năm 2021 của ngành Nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.
- Sản xuất công nghiệp: Sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 khởi sắc ngay sau khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%.
- Hoạt động của doanh nghiệp: Trong quý IV/2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 31,4 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký 415,3 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 205,1 nghìn lao động, tăng 70,4% về số doanh nghiệp, tăng 64,1% về số vốn đăng ký và tăng 24,7% về số lao động so với quý III/2021.
Tính chung năm 2021, cả nước có 116,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.611,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 854 nghìn lao động, giảm 13,4% về số doanh nghiệp, giảm 27,9% về vốn đăng ký và giảm 18,1% về số lao động so với năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2021 đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 16,8% so với năm trước. Nếu tính cả 2.524,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 43,5 nghìn doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm nay là 4.136 nghìn tỷ đồng, giảm 25,8% so với năm trước. Bên cạnh đó, còn có 43,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (giảm 2,2% so với năm 2020), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2021 lên gần 160 nghìn doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm trước. Bình quân một tháng có 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
- Hoạt động dịch vụ: hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng khôi phục trở lại, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2021 tăng 28,1% so với quý trước. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 3,8% so với năm trước (năm 2020 tăng 1,7%) do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
II.1.2. Kết cấu dân số 
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer, phần lớn đều tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số các dân tộc thiểu số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng,... mỗi dân tộc có dân số khoảng 1 triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời.
Cơ cấu tuổi của Việt Nam
+ Năm 2020
- 0-14 tuổi 25.2%(12.536.210 nam / 11.406.317 nữ)
- 15-64 tuổi 69.3%(32.850.534 nam / 32.974.072 nữ)
- 65 tuổi trở lên 5.5%(2.016.513 nam / 3.245.236 nữ
Dự tính lực lượng lao động trẻ vẫn có thể tăng trưởng mạnh trong 10 đến 15 năm tới kéo theo là một thị trường tiêu thụ tiềm năng của Việt Nam. Thuyết minh dự án đầu tư khu du lịch ở Bình Thuận
II.1.3. Tập tính tiêu dùng
+ Tập tính tiêu dùng mới nhất của người Việt Nam có những đặc trưng như sau:
Các kênh tiêu thụ bán lẻ của Việt Nam vẫn lấy thị trường truyền thống, bán hàng rong trên đường và cửa hàng loại nhỏ là chính, mức tiêu thụ vẫn chiếm 80% ngành sản xuất bán lẻ của Việt Nam. Hiện tại, tỷ lệ các kênh tiêu thụ bán lẻ chiếm 20% tiêu thụ bán lẻ của Việt Nam. Các kênh bán hàng hiện đại hóa không ngừng mở rộng, số người trẻ tuổi và số người thuộc giai cấp trung lưu nổi trội, dưới sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có thể chi phối sự tăng thu nhập, khiến cho tập quán mua sắm không ngừng bị thay đổi.
+ Xu hướng tập quán sinh hoạt của người tiêu dùng:
Nhóm người tiêu dùng trẻ trong thành thị tỏ rõ xu hướng tập quán tiêu dùng Tây hóa. Số lượng nữ giới đi làm tăng lên, nhóm người thuộc loại này có thể càng chi phối thu nhập. Sự cạnh tranh rộng rãi cung cấp ra thị trường lớn cũng thu hút nhóm người có thu nhập vừa và thấp. Họ dần dần tiếp nhận các loại thực phẩm đóng gói và thực phẩm chế biến sẵn. Đối với dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm, vệ sinh thực phẩm và ý thức an toàn thực phẩm dần được nâng cao. Có độ nhận biết trung thành đối với thương hiệu sản phẩm, tuy nhiên đối với sản phẩm mới thì vẫn được tiếp nhận.
II.2. Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận .
II.2.1. Vị trí địa lý và thuận lợi
II.2.2. Vị trí địa lý tự nhiên
Bình Thuận là thành phố Phan Thiết nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 183 km về phía Bắc, cách thành phố Nha Trang 239 km và cách thủ đô Hà Nội 1.520 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1. Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bình Thuận là tỉnh có dãy đất bắt đầu chuyển hướng từ Nam sang Tây của phần còn lại của Việt Nam trên bản đồ hình chữ S, có tọa độ địa lý từ 10o33'42" đến 11o33'18" vĩ độ Bắc, từ 107o23'41" đến 108o52'18" kinh độ Đông. Phía Bắc của tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, và phía Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, ở phía Đông và Nam giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 192 km.
Tư vấn dự án đầu tư khu du lịch
II.2.3. Dân số
Dân số của tỉnh đạt 1.230.808 người. 38,1% dân số sống ở đô thị và 61,9% dân số sống ở nông thôn. Dân cư tỉnh phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố. Tập trung đông nhất tại Thành phố Phan Thiết dân số (2015): 272.457 chiếm gần 1/4 dân số toàn tỉnh, tiếp đến là Phan Rí Cửa, Thị xã La Gi. Thưa thớt tại các huyện Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Tân. Có 34 dân tộc cùng sinh sống ở Bình Thuận, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh; tiếp đến là các dân tộc Chăm, Ra Glai, Hoa (tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa - thành phố Phan Thiết, Xã Hải Ninh và xã Sông Lũy- huyện Bắc Bình), Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng, Mường.
II.2.4. Địa hình tự nhiên
- Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng đông bắc - tây nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng phù sa chiếm 9,43%, vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên.
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. nhưng trên thực tê mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng 8, 9 và tháng 10, vì vậy mùa khô thực tế thường kéo dài.
- Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau, có kiểu rừng gỗ lá rộng, kiểu rừng rụng lá, kiểu rừng hỗn giao lá kim chiếm ưu thế, kiểu rừng hỗn giao và tre nứa thuần loại. Bên cạnh đó, Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại như vàng, wolfram, chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, nước khoáng, sét, đá xây dựng có giá trị thương mại và công nghiệp[14].
- Sông ngòi tại Bình Thuận đều ngắn, lượng nước không điều hòa, mùa mưa thì nước sông chảy mạnh, mùa nắng làm sông bị khô hạn. Tỉnh có sáu sông lớn là sông Lũy, sông Lòng Sông, sông Cái và Sông Cà Ty, sông La Ngà, sông Phan,.
- Sông Lòng Sông phát nguyên từ dãy núi ranh giới hai tỉnh Ninh Thuận-Bình Thuận, chảy theo chiều Bắc-Nam dọc theo ranh giới hai quận Tuy Phong và Phan Lý Chàm. Sông này dài khoảng 40 cây số (từ nguồn ra đến cửa biển).
- Sông Lũy phát nguyên từ cao nguyên Tuyên Đức.Từ nguồn đến ranh giới quận Hòa Đa, sông chảy theo hướng Bắc-Nam, dài 40 cây số; rồi rẽ ra đến biển, sông chảy theo hướng Tây-Đông và dài hơn 20 cây số, lòng sông hẹp, quanh co, vào mùa mưa thường gây lụt lội.
- Sông Cái phát nguồn từ cao nguyên Lâm Đồng chảy qua địa phận Thiện Giáo, rồi chảy theo hướng Bắc-Nam và dài khoảng 40 cây số.
- Sông Cà Ty phát nguồn từ cao nguyên phía Tây và chảy theo hướng Đông-Nam, dài 27 cây số.
II.2.5. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu
- Dự án sẽ nằm trong vùng khí hậu chung của tỉnh Bình Thuận mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và được chia ra làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 11. Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn khu vực, điều kiện khí hậu như sau:
* Nhiệt độ: Khu vực dự án nằm trong vùng có lượng bức xạ mặt trời quanh năm và tương đối ổn định, nhiệt độ không khí trung bình năm là 26,90C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,20C (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24,10C (tháng 1). Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 5,10C. Số giờ nắng trung bình cả năm là 2.494 giờ và số giờ nắng trung bình hằng ngày vào khoảng 5 - 6 giờ. Biên độ dao động nhiệt trong ngày lớn, nhiệt độ không khí thường thấp nhất vào tháng 1, cao dần lên và đạt giá trị cực đại vào khoảng tháng 4 (mùa khô) sau đó giảm dần trong mùa mưa cho đến tháng 12.
* Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trong năm 2005 tương đối cao, độ ẩm trung bình năm là 82,5% và có sự biến đổi theo mùa khá rõ, chênh lệch độ ẩm giữa hai mùa khoảng 7,6%. Độ ẩm trung bình vào mùa mưa là 86,3% và độ ẩm trung bình vào mùa khô là 78,7%. Độ ẩm cao nhất thường xảy ra vào giữa mùa mưa do gió Tây Nam thổi vào mùa mưa mang lại (89% vào tháng 96) và độ ẩm thấp nhất xảy ra vào giữa mùa khô (72% vào tháng 3). Giống như nhiệt độ không khí, quá trình biến đổi độ ẩm tương đối đồng nhất và không có sự đột biến.
* Chế độ mưa: Trong các năm gần đây, lượng mưa trung bình năm tại Bình Thuận có khuynh hướng giảm dần khá rõ rệt và phân bố không đều trong các tháng của năm, cụ thể là năm 2000 lượng mưa là 2.319,7 mm, đến năm 2001 lượng mưa là 2.160,6 mm, đến năm 2002 lượng mưa là 1.722 mm và đến năm 2003 lương mưa giảm còn 1.225,7 mm. Trong năm 2003, tháng có mưa nhiều nhất là tháng 10. Trung bình một năm có 159 ngày mưa. Lượng mưa tập trung phần lớn vào mùa mưa.
* Chế độ gió: Bình Thuận có chế độ gió không lớn và không thường xuyên, tần suất lặng gió là 67,8%. Về mùa khô hướng gió chủ đạo là Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa hướng gió chủ đạo là Tây, Tây - Nam, tốc độ gió bình quân khoảng 0,7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12 m/s thường là Tây, Tây - Nam. Trên địa bàn tỉnh Sông Bé trước đây và tỉnh Đồng Nai hiện nay không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới mà chỉ thường có lốc và gió xoáy.
* Chế độ bốc hơi: Bình Thuận nằm trong vùng có nhiệt độ không khí tương đối cao, số giờ chiếu sáng trong ngày lớn nên lượng nước bốc hơi cao. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là từ 1300 - 1450 mm, trung bình ngày là 2.6 mm, cao nhất là 8 mm, thấp nhất là 0,3 mm. Ngược lại với chế độ mưa lượng bốc hơi lớn nhất diễn ra vào cuối mùa khô, thấp nhất vào giữa mùa mưa.
* Chế độ nắng: Tổng số giờ nắng trong năm là 1967 giờ, số giờ nắng ít nhất trong ngày là 3,523 giờ, cao nhất là 7,04 giờ. Tháng cao nhất là tháng 3 (229,1 giờ), thấp nhất là tháng 10 (105,9 giờ). Lượng bức xạ mặt trời trung bình của khu vực là 11,7 Kcal/cm2/tháng. Trong đó, cao nhất là 14,2 Kcal/cm2/tháng ( khoảng tháng 4) và thấp nhất là 10,2 Kcal/cm2/tháng ( khoảng tháng 1).
II.3. Huyện Hàm Thuận Nam 
Huyện Hàm Thuận Nam cách thành phố Phan Thiết 28 km về phía tây–tây nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 155 km về phía đông, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp thành phố Phan Thiết
Phía tây giáp huyện Hàm Tân
Phía tây nam giáp thị xã La Gi
Phía tây bắc giáp huyện Tánh Linh
Phía nam giáp Biển Đông
Phía bắc và đông bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc.
Các dạng địa hình chính của huyện là:
Vùng trung du gồm: xã Hàm Kiệm; xã Hàm Cường; xã Hàm Mỹ; xã Tân Thành.
Vùng miền núi gồm: thị trấn Thuận Nam; xã Mương Mán; xã Hàm Thạnh; xã Tân Lập; xã Hàm Minh; xã Thuận Quý; xã Tân Thuận.
Vùng cao: xã Mỹ Thạnh; xã Hàm Cần.
Sông ngòi: sông Phan, sông Cà Ty, sông La Ngà là những con sông lớn chảy qua địa bàn huyện.
II.4. Nhận định và phân tích tình hình thị trường phát triển du lịch 
II.4.1. Tình hình phát triển du lịch và những định hướng phát triển triển du lịch trong tương lai. 
Trong những năm gần đây tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước ta có nhiều khởi sắc tốc độ phát triển kinh tế luôn đạt trên 7% năm, đời sống người dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao. Nền kinh tế hội nhập theo thị trường, đẩy mạnh hợp tác đầu tư với các nước trong khu vực và thế giới, cùng với những chính sách mở cửa, Việt Nam đã trở thành điểm thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, cơ cấu nền kinh tế đã có nhiều thay đổi các ngành công nghiệp, ngành thương mại, ngành dịch vụ ngày càng phát triển đặc biệt phải nói đến ngành du lịch đây có thể coi là một ngành mới phát triển ở nước ta nhưng nó đã tạo ra một diện mạo mới cho đất nước trên trường quốc tế, góp phần phát triển nền kinh tế xã hội giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và khai thác nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng trên diện rộng của các vùng trên lãnh thổ từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi và kể cả những vùng hải đảo xa xôi. 
Việt Nam là một quốc gia có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp với hơn 3000 km bờ biển chạy dọc theo chiều dài của lãnh thổ cùng với các bãi biển đẹp là điều kiện để phát triển ngành du lịch. Bên cạnh đó Việt Nam là nước có trên 54 dân tộc cùng sinh sống và phát triển do vậy có một nền văn hoá đa dạng và phong phú. 
Hàng năm ngành du lịch Việt Nam đã đón hàng triệu lượt khách nước ngoài đến tham quan và nghỉ dưỡng, mang về một nguồn ngoại tệ to lớn cho đất nước, đặc biệt trong những năm gần đây khi nền kinh tế mở cửa đẩy mạnh quan hệ, hợp tác với các nước trên thế giới thì lượng du khách quốc tế đến với nước ta ngày càng tăng cao. Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú.
Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam từ nhiều năm nay, cũng đang bị báo động về nạn "chặt chém", bắt nạt du khách, hạ tầng cơ sở yếu kém và chất lượng dịch vụ kém, quản lý kém, tạo ấn tượng xấu với du khách. Từ hơn 20 năm phát triển du lịch, Việt Nam chỉ chú trọng khai thác thiên nhiên và thiếu định hướng chiến lược phát triển, đầu tư một cách bài bản cho du lịch, và kém xa các nước khác trong khu vực. Vẫn chưa có được một sân khấu, nhà hát biểu diễn nghệ thuật dân tộc nào đủ tầm mức để giới thiệu đến du khách quốc tế, để đa dạng hóa sản phẩm du lịch. 
Hiệu quả chiều sâu về nhiều mặt của du lịch ngày càng rõ nét, ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hoạt động du lịch đã thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ; mỗi năm, hàng chục lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ chức dần đi vào nền nếp và lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ bán cho khách, nhân dân có thêm việc làm và thu nhập; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và nhiều hộ dân ở không ít địa phương đã giàu lên nhờ làm du lịch. Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di sản văn hoá. Tuyên truyền, quảng bá du lịch ở nước ngoài và tại chỗ trong nước đã truyền tải được giá trị văn hoá dân tộc đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân. 
Điều quan trọng hơn cả là du lịch đã góp phần phát triển yếu tố con người trong công cuộc đổi mới. Hoạt động du lịch đã tạo ra trên 80 vạn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cư, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài; đã thực hiện tốt vai trò ngoại giao nhân dân với chức năng “sứ giả’’ của hoà bình, góp phần hình thành, củng cố môi trường cho nền kinh tế mở, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới; ký 29 Hiệp định hợp tác du lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm và đầu mối giao lưu quốc tế và Hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; đã có quan hệ bạn hàng với trên 1.000 hãng, trong đó có nhiều hãng lớn, của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Du lịch nước ta là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới, của Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương, của Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á và phát huy được vai trò, khai thác tốt quyền lợi hội viên. Tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và thế giới. Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách để phát triển, chủ động gắn kết với du lịch khu vực và thế giới. Tính chủ động hội nhập cũng được thể hiện rõ trong việc thực hiện chủ trương dựa vào lợi thế so sánh (như văn hoá, ẩm thực, nguyên liệu, lao động trẻ...) đầu tư ra nước ngoài, chủ yếu là kinh doanh ăn uống ở các nước láng giềng, Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ. 
Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng tại Việt Nam. Đối với khách du lịch ba-lô, những người du lịch khám phá văn hóa và thiên nhiên, bãi biển và các cựu chiến binh Mỹ và Pháp, Việt Nam đang trở thành một địa điểm du lịch mới ở Đông Nam Á. Các dự án đầu tư vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn 3.000 km và tại và các thành phố lớn đang gia tăng nhanh chóng. Dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng. Công ty lữ hành địa phương và quốc tế cung cấp các tour du lịch tham quan các bản làng dân tộc thiểu số, đi bộ và tour du lịch xe đạp, đi thuyền kayak và du lịch ra nước ngoài cho du khách Việt Nam, đặc biệt là gắn kết với các quốc gia láng giềng Campuchia, Lào và Thái Lan. Ngoài ra, nhờ vào việc nới lỏng các quy định về đi lại, xuất cảnh, khách du lịch nước ngoài đã có thể đi lại tự do trong nước từ năm 1997.
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Nhà sản xuất và xây dựng (28%) nông nghiệp, và thuỷ sản (20%) và khai thác mỏ (10%). Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội. Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn. 
Tuy nhiên, xét về giá trị tuyệt đối, quy mô ngành du lịch Việt Nam còn nhỏ. Tốc độ tăng trưởng việc làm trong ngành vẫn tiếp tục ở mức thấp hơn so với mức tăng trung bình của khu vực. Năng lực của các công ty du lịch Việt Nam không tương xứng với tiềm năng.
Nhìn chung, các ngành hỗ trợ du lịch vẫn chưa phát triển cùng nhịp với sự phát triển của ngành du lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông yếu kém, phương tiện vận tải lạc hậu, đường vận chuyển hàng không vẫn chưa được phát triển đúng mức. Công nghệ thông tin chưa được ứng dụng nhiều; ứng dụng thương mại điện tử trong điều hành các tour du lịch và giao dịch giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch chưa được nhiều, hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngoài còn yếu về số lượng và hiệu quả. Sản phẩm dịch vụ du lịch chưa phong phú, đa dạng. Ta có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và có bãi biển được xếp hạng tầm quốc tế, nhưng trên phạm vi cả nước, chưa có được một khu du lịch tầm cỡ và có tên tuổi như Pataya, Phuket (Thái Lan), Sentosa (Singapore), Bali (Inđônesia), hay Genting, Langkawi (Malaysia). Đặc điểm này đã ảnh hưởng đến việc thu hút được sự chú ý của khách du lịch, không kéo dài được thời gian nghỉ ngơi của khách tại Việt Nam, không tạo cơ hội để tăng chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam.
Nguồn nhân lực cho du lịch chưa được đào tạo một cách hệ thống về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Năng lực ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin và khả năng giao tiếp còn hạn chế. Các cơ sở đào tạo du lịch phân bổ không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Mặc dù có sự bùng nổ về số lượng các công ty du lịch lữ hành trong nước, song các công ty này cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá, giảm chất lượng dịch vụ, vi phạm các yêu cầu về giấy phép hành nghề.
Hiện nay sự liên kết, hợp tác giữa các Bộ ngành, địa phương, lãnh thổ tuy gần đây có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn yếu hoặc thiếu (Tổng cục Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an) đặc biệt là việc quản lý các nguồn lực tự nhiên. Cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành (tài chính, ngân hàng, hàng không, biên phòng, hải quan, điện lực và viễn thông…) trong hỗ trợ phát triển du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống thống kê áp dụng trong ngành du lịch Việt Nam cũng chưa được cải tiến nhiều.
Vấn đề cảnh quan môi trường du lịch chưa được chú trọng đúng mức: Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú bao gồm các di sản thế giới, truyền thống lịch sử phong phú, các làng nghề và các lễ hội truyền thống, những cảnh đẹp thiên nhiên phong phú và sự đa dạng của các nền văn hoá dân tộc, thời gian gần đây Việt Nam đã nổi lên và trở thành một điểm đến hấp dẫn, an toàn cho du khách quốc tế. Tuy nhiên, sự gia tăng lớn về khách du lịch, trong khi việc giữ gìn cảnh quan, môi trường tại các khu, điểm du lịch lại chưa được chú trọng đúng mức, cộng thêm sự phát triển của các hoạt động kinh tế khác và nạn chặt phá rừng đã và đang gây ra các tác động không tốt tới môi trường du lịch.
1.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
Quan điểm phát triển du lịch ở Việt Nam là: "Phát triển nhanh và bền vững. Phải phát huy các lợi thế, khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, có hiệu quả du lịch, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của nước ta" Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của du lịch Việt Nam là đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Viêṭ Nam và thân thiện môi trường. Đến năm 2020 đón 7-8 triêụ lượt khách quốc tế; 32-35 triệu lượt khách nội địa; thu nhâp trực tiếp du lịch đạt 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,5-6% GDP, tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó 620.000 việc làm trực tiếp; đến năm 2020 phấn đấu đón 11-12 triệu lượt khách quốc tế; 45-48 triệu lượt khách nội địa; thu nhập trực tiếp du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5- 7% GDP, tạo ra 3 triệu việc làm, trong đó 870.000 việc làm trực tiếp. Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm: "Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc văn hóa Việt Nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, miệt vườn, du lịch sinh thái ở những khu vực có hệ sinh thái đặc trưng". Về đầu tư phát triển du lịch: tăng cường "đầu tư phát triển các khu du lịch, đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa...".
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
Minh Phương Corp là Đơn vị

- Chuyên Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng trên Toàn Quốc.

- Đơn vị chuyên thi công dự án khoan ngầm các đường quốc lộ, đường thủy con kênh ,sông lớn trên Toàn Quốc.

- Đơn vị viết Hồ sơ Môi trường các nhà máy vận hành, khu công nghiệp, các cơ sở hạ tầng kinh doanh, sản xuất.

+ Giấy phép Môi trường các Cấp.

+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường hằng năm.

+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường ĐTM.

Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?

Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.

Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.

Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.

Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.

Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:

Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.

Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.

Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: 0903 649 782

Hoặc gửi về email: nguyenthanhmp156@gmail.com

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1