Báo cáo thuyết minh ứng dụng chắn sóng biển - Khối Tetrapod

Báo cáo thuyết minh ứng dụng chắn sóng biển - Khối Tetrapod. Khối bê tông tiêu tán sóng là một cấu trúc bê tông lồng vào nhau một cách tự nhiên hoặc thủ công được thiết kế và sử dụng để giảm thiểu tác động của hoạt động sóng lên bờ và các công trình ven bờ, chẳng hạn như cầu cảng và cầu cảng. Một trong những thiết kế sớm nhất là Tetrapod, được phát minh vào năm 1950.

Ngày đăng: 23-07-2024

129 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC.. 3

MỞ ĐẦU.. 5

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG.. 7

I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY.. 7

II. NHÀ MÁY SẢN XUẤT KHỐI TETRAPOD.. 10

CHƯƠNG II. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KHỐI TETRAPOD.. 14

I. KHÁI NIỆM VỀ KHỐI TETRAPOD.. 14

1.1. Định nghĩa. 14

1.2. Công dụng. 14

II. NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT.. 15

2.1. Nguyên liệu tro, xỉ phát thải của nhà máy nhiệt điện. 16

2.2. Cốt liệu mịn từ tro bay và xỉ đáy. 17

2.3. Xi măng. 19

2.4. Phụ gia. 20

III. Quy trình sản xuất 20

CHƯƠNG III. BIỆN PHÁP THI CÔNG XÂY DỰNG.. 25

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA.. 26

II. BIỆN PHÁP THI CÔNG.. 29

2.1. Cấu tạo và thi công khối Tetrapod. 29

2.2. Các bước thi công sơ bộ. 32

III. THIẾT KẾ CÁC MẶT NGANG... 36

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN.. 37

MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia ven biển, nằm trên bờ tây của biển đông. Hiện nay, theo thống kê Việt Nam có chiều dài đường bờ biển là 3260 km và trên 3000 quần đảo lớn nhỏ, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua đó, có thể thấy vùng ven biển là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là những vùng thường phải hứng chịu các tác động bất lợi như: sóng, gió, nước dâng, bão, lũ, ... gây ra hiện tượng xói lở bờ, bồi tụ... đây thực sự là những lực cản không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Cụ thể theo thống kê trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam đã tăng 0,7 độ C, mực nước biển dâng 20 cm. Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng của biến  đổi khí hậu (BĐKH). Thiên tai, bão lụt, hạn hán đã diễn ra khốc liệt hơn trước. Việt Nam được cho là một trong năm nước chịu tác động nhất của BĐKH; trong đó có nhiều vùng ven biển sẽ bị ngập. Biến đổi khí hậu gây ra thiên tai thường xuyên hơn, những cơn bão có cường độ mạnh sẽ càng trở nên phổ biến và gia tăng sức tàn phá.

Bão mạnh thường kèm theo nước dâng theo bão. Nước dâng khi có bão cộng với triều cường tạo ra những đợt sóng đánh trực tiếp vào đê biển, tràn qua đê gây xói lở và vỡ đê, gây ngập lụt trên diện rộng cho vùng ven biển và ảnh hưởng nhiều đến hệ thống hạ tầng cơ sở cũng như đời sống người dân ven biển. Mặc khác, theo thống kê của trung tâm khí tượng thủy văn, năm 2012 Việt Nam có 10 cơn bão, năm 2017 có 16 cơn bão, năm 2018 có 13 cơn bão, năm 2019 có 10 cơn bão, năm 2020 có 14 cơn bão, năm 2021 có 8 cơn bão, năm 2022 có 7 cơn bão. Theo dư đoán năm 2024 sẽ có 11-13 cơn bão, ước tính Việt Nam có thể thiệt hại 141,2 nghìn tỷ đồng trong 50 năm tới do thiên tại. Chính vì vậy nghiên cứu động lực học dòng chảy và công trình nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ nhằm ổn định đường bờ phục vụ khai thác phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững đã được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.

Trong lĩnh vực nghiên cứu các giải pháp công nghệ bảo vệ bờ biển cũng đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện liên tục trong hàng thập kỷ qua.Cùng với trình độ khoa học và điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các giải pháp công nghệ chống xói lở bờ được đề xuất không ngừng được cải tiến.

Đê chắn sóng đóng vai trò quan trọng giúp giảm cường độ tác động của sóng trong vùng nước ven bờ. Công việc thiết kế đê chắn sóng phải xác định được vị trí tuyến đê hợp lý trên mặt bằng, thiết kế được các thông số hình học của đê như: cao trình thiết kế, bề rộng thiết kế, hệ số mái và đặc biệt là lựa chọn được các loại cấu kiện phá sóng (đá đổ hay các khối như Tetrapod, cube, dolos, rakuna,…) để vừa đảm bảo vai trò của đê vừa tiết kiệm chi phí xây dựng công trình.

Khối phá sóng Tetrapod là kết cấu được sử dụng để phá sóng, chống xói mòn bở biển. Kết cấu này được coi là tuyến áo giáp trên đê chắn sóng. Hình dạng 4 chân của khối Tetrapod được thiết kế để tiêu tán năng lượng của sóng tới bằng cách cho phép nước chảy xung quanh thay vì chống lại áp lực của sóng và nước. Các khối này thường được lồng vào nhau một cách ngẫu nhiên, tạo thành một khối lớn để ngăn cản sự dịch chuyển của bản thân dưới tác dụng của sóng biển.

Chính vì vậy các khối Tetrapod được ứng dụng nhiều nhất trong các khối dị dạng. Ở Việt Nam, cấu kiện này đã và đang được sử dụng rộng rãi trong thiết kế và thi công các công trình cảng biển và đê chắn sóng như: Kè C1, C2 Phan Thiết – Bình Thuận, cảng đảo Phú Quý, cảng Bạch Long Vĩ – Hải Phòng, đê ngăn cát – giảm sóng ở Cửa Lò – Nghệ An, đê chắn sóng ở Cô Tô – Quảng Ninh, đê biển Nghĩa Hưng – Nam Định…

Hình 1 Các khối bê tông triệt tiêu năng lượng sóng biển Tetrapod

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG

I.  GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

Tên doanh nghiệp/tổ chức: .....................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên số: ......; Đăng ký lần đầu ngày 05/05/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 15, ngày 23/03/2021.; Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ trụ sở chính:.......... ........................

Điện thoại: .........

Email: ...........

Website: ..........

Mã số thuế: ............

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:

Họ và tên: ..........;              Giới tính: Nam

Chức danh: Giám đốc         

Ngày sinh:..........;     Dân tộc: Kinh         Quốc tịch: Việt Nam;

Chứng minh nhân dân số:.........;   Ngày cấp: 28/10/2010; Nơi cấp: Công an thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ thường trú: ........., Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Địa chỉ liên lạc:............, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Ngành nghề hoạt động của công ty:

Stt

Mã ngành, nghề kinh doanh

Tên ngành, nghề kinh doanh

1.              

2395

Sản xuất cấu kiện bê tông

Chi tiết: Sản xuất vữa bột; Sản xuất bê tông trộn sẵn và bê tông khô (không hoạt động sản xuất tại trụ sở)

2.              

3100

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

(không hoạt động tại trụ sở)

3.              

3822

Xử lý và tiêu huỷ rác thải độc hại

Chi tiết: Hoạt động xử lý rác thải rắn (sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện) (không hoạt động tại trụ sở)

4.              

3900

Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác

Chi tiết: Xử lý môi trường, Xử lý chất thải lỏng công nghiệp, nước thải sinh hoạt (không hoạt động tại trụ sở).

5.              

4101

Xây dựng nhà để ở

6.              

4229

Xây dựng công trình công ích khác

7.              

4649

Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

(trừ kinh doanh dược phẩm).

8.              

4661

Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan

Chi tiết bán buôn than đá (không hoạt động tại trụ sở)

9.              

4663

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

10.         

2392 (Chính)

Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét

Chi tiết: Sản xuất vật liệu xây dựng; Sản xuất gạch, ngói không chịu lửa, gạch hình khối khảm; Sản xuất đá phiến và đá lát sàn không chịu lửa (không hoạt động sản xuất tại trụ sở)

11.         

4669

Bán buôn chuyện doanh khác chưa được phân vào đâu chi tiết Bán buôn phụ liệu may mặc và giày dép.

12.         

4933

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (trừ hóa lỏng khí để vận chuyễn)

13.         

5022

Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa

14.         

7110

Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan Chi tiết: Lập dự án đầu tư.

15.         

7490

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Tư vấn về môi trường.

16.         

0510

Khai thác và thu gom than cứng

(không hoạt động tại trụ sở)

17.         

0520

Khai thác và thu gom than non

(không hoạt động tại trụ sở)

18.         

0892

Khai thác và thu gom than bùn

(không hoạt động tại trụ sở)

19.         

1410

May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
(không tẩy, nhuộm, hồ, in trên các sản phẩm vải sợi, dệt, may, đan và gia công hàng đã qua sử dụng tại trụ sở).

20.         

1622

Sản xuất đồ gỗ xây dựng

(không hoạt động tại trụ sở)

21.         

1910

Sản xuất than cốc

Chi tiết: Sản xuất than bánh (không hoạt động tại trụ sở)

22.         

8230

Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại (không thực hiện các hiệu ứng cháy nổ; không sử dụng chất nổ, chất cháy, hóa chất làm đạo cụ, dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh)

II.  NHÀ MÁY SẢN XUẤT KHỐI TETRAPOD

Công ty TNHH sản xuất vật liệu xanh .......... đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Vật liệu xây dựng không nung từ tro xỉ của cụm nhiệt điện Duyên Hải tại xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Các sản phẩm tiêu biểu của Công ty như sau:

ư

Hình 2 Các sản phẩm tiêu biểu của Nhà máy

CHƯƠNG II. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KHỐI TETRAPOD

I.  KHÁI NIỆM VỀ KHỐI TETRAPOD

1.1.  Định nghĩa

Tetrapod là một dạng khối bê tông tản sóng dùng để ngăn chặn xói mòn do thời tiết và trôi dạt dọc bờ biển, chủ yếu để củng cố các công trình ven biển như đê biển và đê chắn sóng. Tetrapod được làm bằng bê tông và sử dụng hình tứ diện để làm tiêu tan lực của các sóng tới bằng cách cho phép nước chảy xung quanh thay vì chống lại chúng và để giảm sự dịch chuyển bằng cách lồng vào nhau.

Tetrapods đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Nhật Bản; người ta ước tính rằng gần 50% đường bờ biển dài 35.000 kilômét (22.000 mi) của Nhật Bản đã bị bao phủ hoặc thay đổi bằng cách nào đó bởi Tetrapods và các dạng bê tông khác. Sự sinh sôi nảy nở của chúng trên đảo Okinawa, một địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Nhật Bản, đã khiến khách du lịch khó tìm được những bãi biển và bờ biển nguyên vẹn, đặc biệt là ở nửa phía nam của hòn đảo.

Khối bê tông tiêu tán sóng là một cấu trúc bê tông lồng vào nhau một cách tự nhiên hoặc thủ công được thiết kế và sử dụng để giảm thiểu tác động của hoạt động sóng lên bờ và các công trình ven bờ, chẳng hạn như cầu cảng và cầu cảng. Một trong những thiết kế sớm nhất là Tetrapod, được phát minh vào năm 1950.

1.2. Công dụng

Các khối tetrapod được thiết kế theo cách chúng tiêu tán lực của các sóng tới bằng cách làm cho nước chảy xung quanh thay vì chống lại chúng. Chúng cũng làm giảm sự dịch chuyển bằng cách cho phép phân bố ngẫu nhiên các tetrafod để lồng vào nhau. Do trọng lượng và thiết kế của chúng, tetrafod có thể duy trì ổn định ngay cả trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Một số tetrafod được sắp xếp cùng nhau tạo thành một hàng rào xốp, lồng vào nhau giúp tiêu tán sức mạnh của sóng và dòng chảy.

Các khối tetrapod chắn sóng hình tứ giác được cung cấp để cải thiện chức năng của đê chắn sóng bằng cách ngăn chặn sự thay đổi hoặc mất mát vị trí đột ngột bằng cách giữ vị trí đã đặt ổn định bất kể ảnh hưởng của dòng nước biển hoặc sóng chảy vào. Cấu trúc khối tứ giác cho đê chắn sóng bao gồm một bộ phận chịu tải, được làm bằng bê tông bền sunphat và một phần bê tông có độ dày quy định bao phủ bên ngoài bộ phận chịu ăn mòn của môi trường nước biển. Khối tứ giác được đúc bằng bê tông bền sun phát này ở trạng thái sao cho tải trọng trên thể tích có thể tăng lên so với khối tứ giác chỉ cấu tạo từ bê tông, nhờ đó có thể giữ vững vị trí đứng yên mà không bị ảnh hưởng bởi dòng chảy hoặc sóng nước biển.

II.  NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

Ngày nay, sử dụng tro xỉ chỉ là lặp lại công việc đã có hàng ngàn năm trước, không có gì mới mẻ, nhưng sẽ mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - môi trường - xã hội

Hình 3 Tro, xỉ thải từ nhà máy nhiệt điện

Việc sử dụng tro, xỉ phát thải từ các nhà máy nhiệt điện làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng là phù hợp với chủ trương của Chính phủ tại các Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 23/9/2014, Quyết định số 452/QĐ-TTg ngày 12/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện có thể sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất các loại vật liệu xây dựng và và trong công trình xây dựng nếu đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn sau: 

- TCVN 6882:2016 Phụ gia khoáng cho xi măng;

- TCVN 10302:2014 Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa và xi măng;

- TCVN 8825:2011 Phụ gia khoáng cho bê tông đầm lăn;

- TCVN 10379:2014 Gia cố đất bằng chất kết dính vô cơ, hóa chất hoặc gia cố tổng hợp sử dụng trong công trình đường bộ - Thi công và nghiệm thu;

- TCVN 7570:2006 cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.

Kết luận: Nhận thấy việc tận thu tro, xỉ thải của nhà máy nhiệt điện Duyên Hải làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) không những tiết kiệm được nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường, mà còn có cường độ chịu lực cao, khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm tốt..., Công ty TNHH sản xuất vật liệu xanh........ đã đầu tư dây chuyền sản xuất các khối Tetrapod từ nguồn nguyên liệu này.

Ngoài tro, xỉ thải từ nhà máy nhiệt điện còn phối trộn thêm các nguyên liệu khác là xi măng PCSR 50 (xi măng bền sunphat) và phụ gia khác.

Cụ thể:

2.1. Nguyên liệu tro, xỉ phát thải của nhà máy nhiệt điện

2.1.1. Tro bay

Tro bay có các thành phần chính là Oxit Silic (SiO2), nhôm oxit (Al2O3), sắt oxit (Fe2O3), canxi oxit (CaO), magie oxit (MgO) và một số nguyên tố khoáng khác. Tro bay có kích thước hạt từ 1 µm đến 20 µm, hàm lượng mất khi nung (MKN) không được vượt quá 5%.

Thành phần hóa học và các tính chất cơ lý phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật ASTM C618 : 2019 và TCVN 10302: 2014.

Bảng Thành phần hóa học và các tính chất cơ lý của nhà máy nhiệt điện Duyên Hải

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Phương pháp thí nghiệm

Kết quả

1

Chỉ số hoạt tính cường độ

%

TCVN 6882: 2001

93.3

2

Khối lượng riêng

g/cm3

TCVN 4030: 2003

2,54

3

Hàm lượng mất khi nung

%

TCVN 8268: 2009

0.4

4

Hàm lượng oxit sắt (Fe2O3)

%

TCVN 141: 2008

16.1

5

Hàm lượng oxit nhôm Al2O3

%

TCVN 141: 2008

22.5

6

Hàm lượng oxit silic (SiO2)

%

TCVN 141: 2008

50.2

 

2.2. Cốt liệu mịn từ tro bay và xỉ đáy

Xỉ đáy được hình thành như là một sản phẩm phụ trong quá trình đốt than của các nhà máy nhiệt điện, cũng như tro bay xỉ than cũng chứa các thành phần hóa học Oxit Silic (SiO2), nhôm oxit (Al2O3), sắt oxit (Fe2O3), canxi oxit (CaO), magie oxit (MgO).

2.2.1.  Cốt liệu mịn từ xỉ đáy

Bảng 2 Tính chất cơ lý cốt liệu mịn từ xỉ đáy của nhà máy nhiệt điện

STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

Tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 7570

Tiêu chuẩn thí nghiệm

 
 

1

Khối lượng thể tích xốp

Kg/m3

950

-

TCVN 7572 – 6: 2006

 

2

Khối lượng thể tích lền chặt

Kg/m3

1210

-

 

3

Khối lượng riêng

Kg/m3

1450

-

TCVN 7572 – 5: 2006

 

4

Hàm lượn sét cục

%

0.0

0.25

TCVN 7572 – 8: 2006

 

5

Hàm lượng bụi bùn sét bẩn

%

0.5

1.5

 

6

Độ hút nước

%

1.0

-

TCVN 7572 – 5: 2006

 

7

Thành phần hạt và Modun độ lớn

 

Kích thước sàng (mm)

Trên sàng (%)

Sót trích lũy (%)

Modun độ lớn

 

5

0.0

0.0

2.22

 

2.5

6.0

6.0

 

1.25

11.9

17.9

 

0.63

17.2

35.1

 

0.315

29.4

64.5

 

0.14

34.2

98.7

 

<0.14

1.3

100.0

 

8

Độ bền trong môi trường sunphat  (Na2S04)

%

6.0

12 (ASTM C33)

ASTM C88

 

             

 

2.2.2. Cốt liệu lớn từ xi đáy

Bảng 4 Tính chất cơ lý cốt liệu lớn từ xi đáy

STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

Tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 7570

Tiêu chuẩn thí nghiệm

 
 

1

Khối lượng thể tích xốp

Kg/m3

990

-

TCVN 7572 – 6: 2006

 

2

Khối lượng thể tích lền chặt

Kg/m3

1130

-

 

3

Khối lượng riêng

Kg/m3

1620

-

TCVN 7572 – 5: 2006

 

4

Hàm lượng sét cục

%

0.0

0.25

TCVN 7572 – 8: 2006

 

5

Hàm lượng bụi bùn sét bẩn

%

0.7

1.5

 

6

Độ hút nước

%

13.1

-

TCVN 7572 – 5: 2006

 

 

Nén dập xi lanh

%

17.0

16  đến 20

TCVN 7572 – 11: 2006

 

7

Thành phần hạt cốt liệu lơn

 

Kích thước sàng (mm)

Trên sàng (%)

Sót trích lũy (%)

Modun độ lớn

 

70.0

0.0

0.0

-

 

40.0

0.0

0.0

 

20.0

7.5

7.5

 

10.0

52.9

60.4

 

5.0

39.6

100.0

 

<5.0

0.0

100.0

 

8

Độ bền trong môi trường sunphat  (Na2S04)

%

8.0

12 (ASTM C33)

ASTM C88

 

2.3. Xi măng

Công ty TNHH sản xuất vật liệu xanh sử dụng xi măng PCSR 50 (xi măng bền sunphat).

 

Bảng 5 Tính chất cơ lý của xi măng PCSR50 Hà Tiên

 

STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

Tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 2682: 2020

Tiêu chuẩn thí nghiệm

1

Cường độ nén 3 ngày

MPa

25.9

≥ 20

TCVN 6016: 2011

2

Cường độ nén 28 ngày

MPa

52.8

≥ 50

3

Thời gian bắt đầu đông kết

phút

135

≥ 45

TCVN 6017 : 2015

4

Thời gian kết thúc đông kết

phút

180

≤ 375

5

Lượng nước tiêu chuẩn

%

27.6

N/A

6

Độ mịn qua sàng 0,09mm

%

0.0

≤ 10

TCVN 4030: 2003

2.4. Phụ gia

Công ty TNHH sản xuất vật liệu xanh sử dụng phụ gia dòng phụ gia loại A phù hợp với TCVN 8826: 2011 và ASTM C494: 2019.

III.  Quy trình sản xuất

B1: Máy xúc lật cấp nguyên liệu (đá, cát, tro sỉ…) vào các phễu để cân. Silo cấp xi măng và tro bay vào thiết bị cân xi măng và tro bay. Bơm nước và phụ gia cấp nước và phụ gia vào thiết bị cân nước và phụ gia.

B2: Nguyên liệu sau khi cân được đưa vào trộn đều cùng với xi măng và nước ở máy trộn 1 rồi xả xuống băng tải xiên, sau đó băng tải xiên đưa lên máy trộn 2 tiếp tục trộn thêm lần nữa và sẵn sàng xả vào máy chia liệu.

B3: Máy tạo hình tạo ra cục tetrapod theo khuôn mẫu. sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được hồi về máy trộn thứ 2 để trộn lại thông qua băng tải hồi liệu và băng tải xiên.

B4: Sau khi cục tetrapod đùn ra từ khuôn tạo hình sẽ được kiểm tra kích thước, hình dàng cục tetrapod theo chiều dài khay đỡ để nó tách khỏi máy đùn.

B5: Sau khi cắt lần 1, cục tetrapod sẽ tiếp tục được cắt lần 2 để đạt được kích thước theo quy định. Vật liệu dư sau khi cắt được xả xuống băng tải xiên hồi về máy trộn 2 trộn lại để tiếp tục sản xuất.

B6: Sau quá trình tạo hình. cục tetrapod được xe nâng ra kho dưỡng từ 18h đến 24h rồi tiến hành xếp kiện, đóng gói.

B7: Máy nhận cục tetrapod sau khi đã phơi từ 18 đến 24h để đưa vào vị trí máy gắp cục tetrapod.

B8: Máy gắp xếp Tetrapod thành từng kiện đồng thời xếp lần lượt các khay đỡ vào vị trí máy làm sạch và bôi dầu. Sau khi gắp xong một kiện giá đỡ khay sẽ được hồi về máy chuyển khay để thực hiện chu trình tiếp theo.

B9: Khay đỡ Tetrapod được làm sạch và bôi dầu sau đó được máy xếp khay xếp vào máy cấp khay để tiếp tục thự hiện chu trình tiếp theo.

B10: Máy chuyển kiện chuyển kiện Tetrapod sẽ chuyển tới vị trí máy lật kiện

B11: Máy lật kiện tiến hành lật kiện Tetrapod theo chiều dọc để các Tetrapod không bị xếp chồng lên nhau

B12: Đóng đai  rồi mang ra bãi dưỡng. Sau 15 đến 28 ngày có thể xuất bán sản phẩm.

Hình 14 Tetrapod thành phẩm

Bảng 6 Kết quả thí nghiệm sản phẩm

STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Phương pháp thí nghiệm

Kết quả

1

Khối lượng thể tích bê tông tươi

kg/m3

TCVN 3108 : 1993

2020

2

Hàm lượng bọt khí

%

TCVN 3111 : 1993

1.4

3

Xác định thời gian đông kết

-         Thời gian bắt đầu

-         Thời gian kết thức

h : min

TCVN 9338: 2012

05 : 50

07 : 05

4

Độ bền nén

-         3 ngày

-         7 ngày

-         28 ngày

MPa

TCVN 3118: 1993

16.7

23.4

35.5

5

Xác định độ bền uốn

-         3 ngày

-         7 ngày

-         28 ngày

MPa

TCVN 3119: 1993

2.9

3.3

3.9

6

Xác định độ co ngót

-         4 ngày

-         7 ngày

-         14 ngày

-         28 ngày

%

TCVN 3119: 1993

0.0179

0.0197

0.0257

0.0345

7

Thử thấm

Cấp

TCVN 3116: 1993

B12

8

Xác định độ bền trong môi trường sunphat (Na2SO4)

-         7 ngày

-         14 ngày

-         21 ngày

-         28 ngày

-         56 ngày

-         91 ngày

-         240 ngày

%

ASTM C1012: 2018

0.0022

0.0037

0.0052

0.0078

0.0090

0.0102

0.0129

9

Xác định cường độ nén sau 240 ngày ngâm MgSO4

Mpa

Tham khảo ASTM C1012: 2018

42.4

 

Kết luận: Chất lượng Tetrapod thành phẩm hoàn toàn tương đương với bê tông từ cốt liệu tự nhiên; Có tính bền trong môi trường sunfat nên rất thích hợp cho vùng xâm ngập mặn và biển đảo; Có khối lượng nhẹ hơn so với bê tông từ cốt liệu tự nhiên.

Tại sao phải sử dụng khối Tetrapod có tính bền trong môi trường sunfat ?

Hiện nay tình trạng xâm nhập mặn ngày càng tăng cùng với đặc điểm đường bờ biển kéo dài đòi hỏi các công trình xây dựng ở nước ta phải chịu được độ mặn cao.

So với các quốc gia khác, môi trường biển Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, mưa bão nhiều nên kết cấu bê tông dễ bị ăn mòn hơn. Ngoài ra, trong nước biển và những nơi bị nhiễm mặn thường chứa nhiều sunfat (một loại muối của axit sulfuric). Sau một thời gian sử dụng, loại sunfat trong đất, nước biển sẽ xảy ra các phản ứng hóa học, gây nên tình trạng ăn mòn bê tông, làm giảm tuổi thọ công trình.

Chính vì vậy, khối Tetrapod của Công ty TNHH.......... được sản xuất đảm bảo chất lượng bền trong môi trường sunfat có trong nước biển giúp công trình giữ được thiết kế ban đầu, tăng tuổi thọ của công trình.

>>> XEM THÊM: Các phương pháp thân thiện với môi trường cho việc bảo vệ bờ biển

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha