Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất thang máy Shindler Việt Nam tại khu công nghiệp Hiệp Phước,, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
1.1. Hoàn cảnh ra đời của Dự án 9
1.2. Tổ chức phê duyệt Dự án đầu tư 10
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 10
2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn và tiêu chuẩn 10
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về Dự án 14
2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ Dự án tạo lập 14
3.2. Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM 15
4. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 16
CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 20
1.3. Vị trí địa lý của dự án 20
1.3.1. Vị trí thực hiện Dự án 20
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 25
1.4.1. Mục tiêu, phạm vi của Dự án 25
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của Dự án 25
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công các hạng mục công trình của Dự án 29
1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành 35
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến 42
1.4.5. Nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào và các chủng loại sản phẩm đầu ra của Dự án 43
1.4.6. Tiến độ thực hiện Dự án 49
1.4.8. Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 50
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊNVÀ KINH TẾ -XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 55
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 55
2.1.2. Điều kiện về khí tượng, khí hậu 57
2.1.3. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 64
2.1.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học 70
2.2. Hoạt động đầu tư phát triển và hoạt động môi trường của khu công nghiệp Hiệp Phước 70
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 74
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 75
3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động của Dự án 106
3.1.3. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của Dự án 127
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết và mức độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 130
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án 134
4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của Dự án trong giai đoạn vận hành 147
4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố 174
4.2.1.Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của Dự án trong giai đoạn thi công 174
4.2.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của Dự án trong giai đoạn vận hành 176
4.3. Phương án tổ chức thức hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 180
CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 183
5.1. Chương trình quản lý môi trường 183
5.2. Chương trình giám sát môi trường 189
5.2.1. Giám sát môi trường trong giai đoạn thi công 189
5.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn đi vào hoạt động 190
CHƯƠNG 6 THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 192
3.1. Cam kết tuân thủ theo đúng phương án quy hoạch 194
3.2. Cam kết quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường 194
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Các cán bộ tham gia thực hiện ĐTM 15
Bảng 2.Bảng tọa độ ranh khu đất 21
Bảng 3. Bảng tổng hợp các hạng mục công trình xây dựng của dự án 25
Bảng 4:Danh mục máy móc phục vụ cho việc thi công 33
Bảng 5. Thống kê khối lượng xây dựng của Dự án 34
Bảng 6: Trang thiết bị máy móc của dự án 43
Bảng 7: Nhu cầu nguyên liệu, hóa chất của dự án 43
Bảng 8. Quy mô ước tính sản xuất các mặt hàng của nhà máy 46
Bảng 9: Tính toán nhu cầu dùng nước 48
Bảng 10. Hạng mục và chi phí 50
Bảng 11: Kinh phí thực hiện đầu tư các hạng mục công trình bảo vệ môi trường 50
Bảng 12: Kết quả khảo sát địa chất khu công nghiệp Hiệp Phước 56
Bảng 13: Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc (Đơn vị: oC) 57
Bảng 14: Diễn biến lượng mưa trung bình tháng các năm 59
Bảng 15: Diễn biến độ ẩm tương đối trung bình các năm 60
Bảng 16: Diễn biến số giờ nắng các năm 60
Bảng 17: Tốc độ gió tại trạm quan trắc Tân Sơn Hòa 62
Bảng 18: Vị trí đo đạc lấy mẫu hiện trạng môi trường không khí khu vực Dự án 65
Bảng 19: Chất lượng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án 65
Bảng 20: Vị trí lấy mẫu hiện trạng môi trường nước khu vực Dự án 66
Bảng 21: Chất lượng môi trường nước mặt khu vực Dự án 66
Bảng 22. Vị trí lấy mẫu đất 67
Bảng 23. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất 67
Bảng 24: Các hoạt động và nguồn gây tác động 75
Bảng 25: Các hoạt động gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng 77
Bảng 26. Các loại máy móc sẽ được di dời và lắp đặt 80
Bảng 28. Hệ số phát thải khí do 1 phương tiện tham gia giao thông 84
Bảng 29. Tải lượng các chất khí ô nhiễm phát sinh từ hoạt động vận chuyển 84
Bảng 30:Nồng độ bụi từ hoạt động vật chuyển 85
Bảng 31. Lượng dầu tiêu thụ của các máy móc thiết bị thi công 87
Bảng 32: Tải lượng khí thải tại khu vực thi công 88
Bảng 33: Nồng độ các khí ô nhiễm khí thải của phương tiện thi công 89
Bảng 34.Nồng độ khí thải ô nhiễm cộng hưởng 89
Bảng 35. Thành phần bụi khói một số loại que hàn 90
Bảng 36. Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong hàn điện kim loại (mg/que hàn) 90
Bảng 37. Nồng độ ô nhiễm do hàn điện 91
Bảng 38: Tải lượng ô nhiễm bụi do quá trình chà nhám hoàn thiện công trình 91
Bảng 39: Nồng độ ô nhiễm bụi do quá trình chà nhám hoàn thiện công trình 92
Bảng 40. Tải lượng và khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 94
Bảng 41: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn xây dựng 94
Bảng 42: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công, xây dựng 95
Bảng 43: Thành phần CTNH phát sinh trong giai đoạn xây dựng 97
Bảng 44: Mức độ gây rung của một số loại máy móc xây dựng 98
Bảng 45. Mức độ tiếng ồn điển hình của các thiết bị thi công ở khoảng cách 2m 100
Bảng 46. Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công theo khoảng cách 102
Bảng 47: Hệ số và tải lượng ô nhiễm khí thải của xe tải 3,5 - 16 tấn 104
Bảng 48: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khói hàn sử dụng que hàn 3,25mm 105
Bảng 49: Nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động 106
Bảng 50:Khí thải khu vực tổ hàn 108
Bảng 51. Bụi từ công đoạn gia công cơ khí 109
Bảng 52. Nồng độ bụi, khí thải tại nhà máy tại Quận Thủ Đức 110
Bảng 53. Hệ số nhiễm từ các phương tiện giao thông 112
Bảng 54: Tải lượng các chất ô nhiễm từ phương tiện giao thông ra vào nhà máy (g/ngày) 112
Bảng 55: Nồng độ bụi từ hoạt động vật chuyển 114
Bảng 56. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện 115
Bảng 57: Nguồn gốc ô nhiễm môi trường nước 116
Bảng 58: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn hoạt động 117
Bảng 59: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải photphat hóa 118
Bảng 60. Thành phần chủ yếu trong rác thải sinh hoạt 120
Bảng 61. Danh sách chất thải rắn công nghiệp thông thường tại nhà máy Quận Thủ Đức 121
Bảng 63. Danh mục mã số CTNH phát sinh tại nhà máy cũ Quận Thủ Đức 123
Bảng 64: Danh mục mã số CTNH phát sinh tại nhà máy KCN Hiệp Phước 123
Bảng 65: Tác hại các chất ô nhiễm trong chất thải rắn 124
Bảng 66. Bảng kết quả dự báo tiếng ồn lớn nhất 125
Bảng 67: Mức ồn tối đa từ hoạt động của các loại máy móc tại dự án 125
Bảng 68: Độ tin cậy của các đánh giá tác động môi trường liên quan đến chất thải 130
Bảng 70:Kết quả phân tích khí thải khu vực sơn của nhà máy tại Quận Thủ Đức 154
Bảng 71: Nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại 161
Bảng 73. Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải Khu Công Nghiệp Hiệp Phước (HIPC) 168
Bảng 74: Dự toán kinh phí các biện pháp bảo vệ môi trường 180
Bảng 75: Các đơn vị liên quan trong chương trình quản lý và giám sát môi trường 182
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Các điểm ranh khu đất được thể hiện trên bản đồ 20
Hình 2. Vị trí khu đất thực hiện dự án trong khu công nghiệp Hiệp Phước 21
Hình 3.Hiện trạng khu đất dự án 22
Hình 5. Sơ đồ công nghệ sản xuất chi tiết thang máy 35
Hình 6:Quy trình phun bi, sơn, sấy, Photphat hóa 37
Hình 7:Hình ảnh thực tế hệ thống phun bi 38
Hình 8:Bể photphat hóa( A) và bể chứa nước DI( B và C) 40
Hình 10:Hình ảnh buồng sơn 41
Hình 11: Phương pháp hàn MIG 44
Hình 12.Các sản phẩm của dự án 47
Hình 14.Vị trí khu công nghiệp Hiệp Phước và các đối tượng xung quanh 54
Hình 16.Hình ảnh quan trắc lấy mẫu 68
Hình 17:Hình ảnh nhà vệ sinh di động 2 buồng 137
Hình 18:Sơ đồ thoát nước thải thi công và nước mưa chảy tràn trong quá trình thi công 139
Hình 19: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hồ lắng 140
Hình 21:Sơ đồ xử lý bụi, khí thải từ quá trình phun bi 148
Hình 22:Sơ đồ xử lý khí hàn 150
Hình 23:Hệ thống hút bụi từ công đoạn hàn 150
Hình 24:Sơ đồ xử lý bụi, khí thải từ quá trình sơn tĩnh điện 150
Hình 25: Sơ đồ tổ chức thoát nước và xử lý nước thải 155
Hình 26:Quy trình thu gom xử lý nước mưa 157
Hình 27: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 158
Hình 28: Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải công suất 17m3/ng.đ 163
Hình 29: Sơ đồ nguyên lý buồng tiêu âm chống ồn cho máy phát điện 171
Hình 30: Sơ đồ thông gió tự nhiên trong xưởng 172
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ Dự án - Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất thang máy Shindler Việt Nam tại khu công nghiệp Hiệp Phước,, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
1.1. Hoàn cảnh ra đời của Dự án - lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất thang máy shindler
Công ty TNHH Shindler Việt Nam là công ty sản xuất thang máy 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Được thành lập vào năm 1995, công ty nhập khẩu, lắp đặt và bảo dưỡng các dòng sản phẩm thang máy và thang cuốn Schindler. Đến tháng 10 năm 1998, Schindler đã xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam chuyên sản xuất khung, dầm của thang máy nhằm tạo sự thuận tiện cho các công trình trong và ngoài nước. Sản phẩm thương hiệu thang máy Schindler có mặt khắp thị trường cả nước và là thương hiệu uy tín, được các nhà đầu tư khác lựa chọn sản phẩm để phục vụ các công trình công cộng.
Tuy nhiên, trước đây Công ty hoạt động sản xuất thang máy trên khu đất với diện tích 5.000m2 tại Lô A6, đường số 1, của Khu công nghiệp Bình Chiểu, phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, TP.HCM. Và thời gian hoạt động của dự án theo giấy chứng nhận đầu tư số 7638330515 tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018. Do đó, không thuận lợi cho công việc sản xuất lâu dài. Để công ty phát triển ổn định và mong muốn mở rộng nhà xưởng lớn hơn đáp ứng nhu cầu thị trường về các sản phẩm thang máy, thang cuốn. Ban dự án Công ty TNHH Shindler Việt Nam quyết định xây dựng mới “Nhà máy Schindler Việt Nam tại Lô F3-2 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh”.
Khu công nghiệp Hiệp Phước tọa lạc tại Huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Với tổng diện tích 1.686 hecta, Hiệp Phước là khu công nghiệp lớn nhất Thành phố, sở hữu vị trí chiến lược với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, dịch vụ tiện ích đa dạng, hệ thống 3 cảng biển quốc tế nội khu, dễ dàng kết nối đến đường cao tốc, sân bay quốc tế... Hơn 20 năm qua, 200 nhà đầu tư trong và ngoài nước đã tin tưởng lựa chọn Khu công nghiệp Hiệp Phước làm đối tác phát triển bền vững. Ngoài ra, ở đây còn có lực lượng lao động dồi dào, nhân lực chất lượng cao từ Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đã hoàn thiện đầy đủ từ: lưới điện, hệ thống cấp nước, cấp điện, hệ thống giao thông, hệ thống xử lý nước thải….Vì vậy, rất thuận lợi để doanh nghiệp xây dựng nhà máy ở đây.
Dự án “Nhà máy Schindler Việt Nam tại Lô F3-2 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh” là dự án xây dựng mới, thuộc danh mục số53, phụ lục II, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
1.2. Tổ chức phê duyệt Dự án đầu tư
Công ty TNHH Shindler Việt Nam được BQL các Khu chế xuất và Công nghiệp TP.HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư số 9834541453 ngày 29/11/2018. Đây là dự án đầu tư xây dựng mới.
Cơ quan phê duyệt Thuyết minh Dự án đầu tư là: Công ty TNHH Shindler Việt Nam.
1.3. Mối quan hệ của Dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
Khu công nghiệp Hiệp Phước được cấp Quyết định số 3909/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 3, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh;
Dự án “Nhà máy Schindler Việt Nam” tại Lô F3-2 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh”với ngành nghề hoạt động của dự án hoàn toàn phù hợp với ngành nghề hoạt động đã được phê duyệt của Khu công nghiệp Hiệp Phước.
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về Dự án
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 29/11/2018, mã số dự án: 9834541453.
2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ Dự án tạo lập
+ Thuyết minh Dự án “Nhà máy Schindler Việt Nam tại Lô F3-2 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh.
+ Tài liệu khảo sát địa chất, địa hình khu vực thực hiện Dự án.
+ Các bản vẽ kỹ thuật liên quan đến Dự án.
+ Kết quả phân tích mẫu.
3. Tổ chức thực hiện ĐTM
* Các bước tiến hành triển khai đánh giá tác động môi trường:
Bước 1: Nghiên cứu thuyết minh, hồ sơ thiết kế, các văn bản pháp lý tài liệu kỹ thuật của dự án đầu tư;
Bước 2: Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên KT–XH của khu vực thực hiện dự án;
Bước 3: Khảo sát, điều tra hiện trạng các thành phần môi trường như: khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quan trắc hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, không khí trong khu vực của dự án, tình hình hoạt động của khu công nghiệp Hiệp Phước;
Bước 4: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô, phạm vi tác động, phân tích đánh giá các tác động của Dự án tới môi trường. Tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Dự án;
Bước 6: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường;
Bước 7: Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường;
Bước 8: Tiến hành lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án;
Bước 9: Trình thẩm định Báo cáo ĐTM và bảo vệ trước hội đồng;
Bước 10: Chỉnh sửa ĐTM theo ý kiến của Hội đồng, nộp hiệu chỉnh;
Bước 11: Nộp lại báo cáo đã chỉnh sửa hoàn tất theo ý kiến của các thành viên Hội đồng.
Báo cáo đánh giá tác đông môi trường dự án “Nhà máy Schindler Việt Nam”tại Lô F3-2 Khu Công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà bè, Thành phố Hồ Chí Minh do Công ty TNHH Schindler Việt Namlàm chủ đầu tư với sự tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và TKXD Minh Phương.
3.1. Chủ đầu tư
Công ty TNHH Schindler Việt Nam.
+ Địa chỉ: Lầu 8, Tòa nhà President Place, số 93, đường Nguyễn Du, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Địa chỉ thực hiện dự án: Lô F3-2, đường 22, khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành phốHồ Chí Minh.
Đại diện pháp luật: Ông Tạ Huy VũChức vụ: Tổng Giám Đốc
3.2. Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và TKXD Minh Phương
+ Địa chỉ trụ sở chính: 28B Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM
+ Đại diện:Ông Nguyễn Văn Thanh Chức vụ: Giám đốc
+ Điện thoại: 0856399630
+ Email: ctyminhphuongpmc2@gmail.com
Danh sách thành viên tham gia thực hiện ĐTM:
Bảng 1. Các cán bộ tham gia thực hiện ĐTM
TT |
Họ và tên |
Chuyên ngành /Chức vụ |
Số năm kinh nghiệm |
Nội dung phụ trách |
Đơn vị công tác |
Chữ ký |
1 |
Tạ Huy Vũ |
Tổng Giám Đốc |
|
Quản lý dự án |
Công ty TNHH Schindler Việt Nam |
|
3 |
Nguyễn Văn Thanh |
Giám đốc |
22 |
Kiểm tra thủ tục, hồ sơ |
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và TKXD Minh Phương |
|
4 |
Lê Thị Thùy Duyên |
Thạc sĩ/Nhân viên tư vấn môi trường |
9 |
Kiểm tra toàn bộ hồ sơ |
|
|
5 |
Vũ Thị Là |
Kỹ sư môi trường/ Nhân viên tư vấn môi trường |
6 |
Khảo sát hiện trạng và viết báo cáo |
|
|
6 |
Phạm Thị Thanh Nga |
Kỹ sư Môi trường/ Nhân viên tư vấn môi trường |
4 |
Khảo sát hiện trạng và viết báo cáo |
|
|
7 |
Võ Thị Bích Ty |
Kỹ sư Xây dựng |
4 |
Khảo sát hiện trạng và viết báo cáo |
|
4. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
4.1. Phương pháp ĐTM
a. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được áp dụng trong việc xử lý các số liệu của quá trình đánh giá sơ bộ môi trường nền nhằm xác định các đặc trưng của chuỗi số liệu tài nguyên - môi trường.
Phương pháp thống kê chủ yếu được sử dụng trong chương 2 của báo cáo.
b. Phương pháp danh mục kiểm tra
Phương pháp liệt kê thành một danh mục tất cả các nhân tố môi trường liên quan đến hoạt động phát triển được đem ra đánh giá.
Phương pháp này được áp dụng để định hướng nghiên cứu, bao gồm việc liệt kê danh sách các yếu tố có thể tác động đến môi trường và các ảnh hưởng hệ quả trong các giai đoạn thi công, vận hành. Từ đó có thể định tính được tác động đến môi trường do các tác nhân khác nhau trong quá trình thi công, vận hành Dự án. Cụ thể là các bảng danh mục đánh giá nguồn tác động, các đối tượng chịu tác động trong giai đoạn thi công và hoạt động được thể hiện tại chương 3 của báo cáo.
c. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các tài liệu liên quan và báo cáo ĐTM khác có các hạng mục tương tự để dự báo và đánh giá khả năng các ảnh hưởng đến môi trường sẽ xảy ra.
d. Phương pháp đánh giá nhanh
Sử dụng trong báo cáo để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động trong giai đoạn thi công và hoạt động của Dự án. Báo cáo sử dụng hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (USEPA) thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra khi thi công xây dựng Dự án và giai đoạn Dự án đi vào hoạt động. Phương pháp này được áp dụng tại Chương 3, phần dự báo tải lượng và nồng độ bụi, khí thải và nước thải.
e. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động đến môi trường trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn về môi trường bắt buộc do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Tổng hợp các số liệu thu thập được, so với tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại chương II và chương III của báo cáo để đánh giá môi trường hiện trạng và dự báo thì tương lai của Dự án.
f. Phương pháp ma trận
Được sử dụng để đối chiếu từng hoạt động của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân, hậu quả. Liệt kê danh sách các tác động giảm thiểu và biện pháp giảm thiểu tương ứng, dựa trên ý kiến của các chuyên gia, các vấn đề về môi trường và các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công tại dự án, từ đó dự đoán đánh giá mức độ của mỗi tác động đến môi trường dự án.
g. Phương pháp mô hình hóa
Các mô hình môi trường được sử dụng để tái tạo các quá trình môi trường xảy ra vào một thời gian nào đó. Sử dụng các mô hình tính toán để dự báo lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí từ đó xác định mức độ và phạm vi tác động.
Việc ứng dụng mô hình hóa để đánh giá tác động môi trường cho phép dự báo được các diễn biến có thể xảy ra của môi trường tại những thời điểm khác nhau cũng như ở những điều kiện khác nhau. Từ đó cho phép lựa chọn các phương án phù hợp để cải thiện môi trường và đưa môi trường vào trạng thái tối ưu.
Mục đích: làm sáng tỏ vấn đề, mô phỏng, dự đoán những ảnh hưởng có thể xảy ra. Từ đó đưa ra các biện pháp hạn chế các ảnh hưởng đến môi trường và con người.
h. Phương pháp đánh giá tác động tích lũy , cộng hưởng
Sử dụng các kết quả hiện hữu và dự báo để tổng hợp sự tích tụ do con người gây ra đối với thành phần sinh thái hoặc môi trường có giá trị qua không gian và thời gian.
Mục đích : Nhằm đánh giá tổng hợp tích tụ, cộng hưởng do các hoạt động riêng lẻ gây ra khi kết hợp sẽ gây ra các tác động lâu dài
i. Phương pháp sử dụng phần mềm tin học
Sử dụng phần mềm tin học để phục vụ cho quá trình viết báo cáo đánh giá tác động môi trường:
§ Phần mềm thống kê, tính toán, xử lý số liệu (Microsoft Excel).
§ Phần mềm tạo và xử lý văn bản (Microsoft Word).
Phần mềm vẽ kỹ thuật (AutoCAD).
a. Phương pháp điều tra, khảo sát
Theo cơ sở các tài liệu điều tra về môi trường đã có sẵn tiến hành điều tra, khảo sát khu vực thực hiện dự án nhằm cập nhật, bổ sung các tài liệu mới nhất cũng như thẩm định hiện trạng môi trường trong khu vực dự án. Trong quá trình điều tra phát hiện các vấn đề cần quan tâm áp dụng trong chương 2.
b. Đo đạc, lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nền khu vực Dự án:
Căn cứ nội dung đề cương của báo cáo, đoàn cán bộ khảo sát của Công ty đã tiến hành khảo sát hiện trường khu vực Dự án và vùng lân cận với các nội dung khảo sát bao gồm:
*) Môi trường không khí dựa vào các chỉ tiêu thông số theo QCVN 26:2010/BTNMT) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- Các chỉ tiêu đo đạc phân tích dựa vào
+ Điều kiện vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm.
+ Các tác nhân hoá học trong môi trường không khí xung quanh: CO, NO2, bụi, SO2.
+ Tiếng ồn.
*) Môi trường nước mặt dựa vào các chỉ tiêu thông số theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Đoàn khảo sát tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trong khu vực.
- Các chỉ tiêu phân tích: pH, DO, COD, BOD5, TSS, Phosphat.
*) Môi trường đất dựa vào các chỉ tiêu thông số theo QCVN 03-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất (Đất công nghiệp)
Đoàn khảo sát tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích đánh giá hiện trạng môi trường đất khu vực dự án
Các chỉ tiêu phân tích: Asen, Cadimi, Chì, Đồng, Kẽm.
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
Dự án “Nhà máy Schindler Việt Nam” tại Lô F3-2 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh (Quy mô: 4.800 tấn/năm – cung ứng dịch vụ nhập khẩu, lắp đặt,bảo hành, sửa chữa; Quy mô: 2.234 tấn/năm- Sản xuất các bộ phận, chi tiết thang máy; Quy mô: 75 tấn/năm- cải tiến kỹ thuật thay thế dịch vụ bảo trì)
1.2. Chủ dự án
Công ty TNHH Shindler Việt Nam
Trụ sở chính : Lầu 8, Tòa nhà President Place, số 93, đường Nguyễn Du, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ thực hiện dự án: lô F3-2, đường 22, khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại diện pháp luật:Tạ Huy Vũ Chức vụ: Tổng Giám đốc
Số điện thoại: 028.35214890
Email: vu.ta@schindler.com
1.3. Vị trí địa lý của dự án
1.3.1. Vị trí thực hiện Dự án
Dự án thuê lô đất F3-2, đường 22, khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích tổng cộng là: 10.000 m2
Khu công nghiệp Hiệp Phước tọa lạc tại Huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Với tổng diện tích 1.686 hecta, Hiệp Phước là khu công nghiệp lớn nhất Thành phố, sở hữu vị trí chiến lược với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, dịch vụ tiện ích đa dạng, hệ thống 3 cảng biển quốc tế nội khu, dễ dàng kết nối đến đường cao tốc, sân bay quốc tế... Hơn 20 năm qua, 200 nhà đầu tư trong và ngoài nước đã tin tưởng lựa chọn Khu công nghiệp Hiệp Phước làm đối tác phát triển bền vững..
Khoảng cách từ KCN Hiệp Phước đến trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh là 15km, cách sân bay Tân Sơn Nhất 21km.
- Khu đất dự án có mặt chính tiếp giáp với:
+ Phía Đông giáp đường số 22 ;
+ Phía Nam giáp đất trống;
+ Phía Tây giáp đất trống;
+ Phía Bắc giáp đất trống;.
- Bảng tọa độ ranh khu đất:
Bảng 2.Bảng tọa độ ranh khu đất
STT |
Tên ranh mốc |
Tọa độ |
|
X (m) |
Y (m) |
||
1 |
H1 |
568439.1986 |
1231614.8986 |
2 |
H2 |
568444.5972 |
1231610.3319 |
3 |
H3 |
568552.8861 |
1231619.3715 |
4 |
H4 |
568532.0060 |
1231869.5015 |
5 |
H5 |
568418.7345 |
1231860.0460 |
Hình 1. Các điểm ranh khu đất được thể hiện trên bản đồ
Bản đồ vị trí tổng thể được bổ sung đính kèm phụ lục của báo cáo
Tại khu vực dự án, không có khu dân cư sinh sống nên khả năng ảnh hưởng đến khu dân cư là không. Các khu vực tiếp giáp đều là đất của khu công nghiệp Hiệp Phước. Hiện tại cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp đã khá hoàn thiện. Việc đầu tư xây dựng dự án có những thuận lợi như sau:
- Khu vực này có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi cho sản xuất và nằm trong khu quy hoạch cho phép đầu tư của khu công nghiệp Hiệp Phước.
- Khu đất xây dựng dự án là đất của khu Công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nước thải phát sinh từ dự án được dẫn về trạm xử lý nước thải của nhà máy công suất 17m3/ng.đ, do vậy nước thải sẽ đạt Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải KCN Hiệp Phước trước khi được đấu nối với hệ thống thoát nước thải của KCN Hiệp Phước.
Hình 2. Vị trí khu đất thực hiện dự án trong khu công nghiệp Hiệp Phước
1.3.2. Các đối tượng tự nhiên xung quanh dự án
a) Các đối tượng tự nhiên
Nằm trong KCN Hiệp Phước, cách dự án khoảng 40m về phía Bắc là Rạch Rộp, 100m về phía Nam là Rạch Mương Lớn, và cách 400m về phía Đông là Sông Roài Sạp.
b) Hiện trạng sử dụng đất
Dự án nằm trong Khu công nghiệp Hiệp Phước đã được giải tỏa và san lấp hoàn chỉnh; hiện trạng là đất trống, bao phủ các loại thực vật cỏ là chủ yếu, nền hiện trạng bằng độ cao mặt đường; cấu tạo nền đất cứng chắc trong quá trình thi công chỉ cần san gạtsơ bộ là có thể xây dựng được.
|
|
Hình 3.Hiện trạng khu đất dự án
c) Hiện trạng cơ sở hạ tầng và quy hoạch của dự án
Hiện trạng cơ sở hạ tầng của Khu công nghiệp
- Giao thông: KCN có giao thông hoàn chỉnh, bao gồm:
Hệ thống trục chính
+ Rộng: 60m
+ Số làn xe: 6 làn
Hệ thống giao thông trục nội bộ
+ Rộng: 17 - 20m
+ Số làn xe: 4 làn
Giáp phía Đông dự án là mặt đường số 22, cách 50m về phía Nam là mặt đường số 24, tất cả còn đường đều rải nhựa bằng phẳng, chất lượng đường tốt.
- Hiệntrạng cấp điện: KCN sử dụng nguồn điện Quốc gia(Công suất: 675MW ) và Nhà máy điện dự phòng (Công suất: 700MW)
- Điều kiện kết nối thông tin liên lạc: Trong Khu công nghiệp đã thiết lập mạng lưới bưu chính viễn thông hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống điện thoại và đường truyền internet tốc độ cao do ngành bưu chính viễn thông lắp đặt, có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của dự án đầu tư.
- Hệ thống cấp nước: Nguồn nước cấp cho dự án là hệ thống cấp nước chung của Khu công nghiệp. Hiện tại tuyến đường ống cấp nước đã hoàn chỉnh và phân bố đều trong toàn KCN nên rất thuận lợi trong việc lấy nước để phục vụ sản xuất, Dự án sẽ hợp đồng mua nước sử dụng để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
- Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải: Hệ thống thoát nước thải của KCN hiện đã được đưa vào sử dụng và Hệ thống xử lý nước thải với công suất 9.000 m3/ngày, nước thải của các nhà máy sẽ được xử lý đạt Quy chuẩn trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án
- Dự án nằm trong Khu công nghiệp Hiệp Phước, là Khu công nghiệp lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tọa lạc tại xã Long Thới và xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè
- Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh là 15km, cách sân bay Tân Sơn Nhất 21km, chỉ cách Khu đô thị Phú Mỹ Hưng 10km – là khu đô thị hiện đại nhất và là Trung tâm thương mại Tài chính lớn thứ 2 TP.HCM.
- Điểm khác biệt lớn nhất so với khu công nghiệp khác là KCN Hiệp Phước nằm ngay trên trục giao thông đường bộ và đường cao tốc quốc gia, hệ thống giao thông thủy quốc gia và quộc tế, là KCN duy nhất có cảng biển nước sâu quốc tế nằm ngay trong nội khu, là đầu mối giao thông kinh tế không những cho TP.HCM mà còn là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cụ thể:
- Nối kết với hệ thống giao thông quốc gia và đường vành đai 3 với hệ thống đường cao tốc Quốc gia tại Bến Lức; cách khoảng 40km với Sân bay Quốc tê Long Thành, Đồng Nai.
- KCN Hiệp Phước nằm ngay trên đường vành đai 4 kết nối vào cảng Hiệp Phước. Từ trục Bắc Nam KCN bắc qua đường Nguyễn Hữu Thọ kết nối vào đại lộ Nguyễn Văn Linh đến đường vành đai 2, qua đại lộ Võ Văn Kiệt nối vào Đại lộ Đông Tây, qua hầm Thủ Thiêm đến đường vành đai 1 để đi Long Thành- Đồng Nai.
- Nối kết vào hệ thống đường thủy nội địa và quốc tế qua luồng Lòng Tàu và Soài Rạp để đi các cảng biển quốc tế và qua Sông Vàm Cỏ đi vào hệ thống sông Cửu Long và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và đi Campuchia.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mục tiêu, phạm vi của Dự án
Dự án đầu tư xây dựng “Nhà máy Schindler Việt Nam tại Lô F3-2 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh” được triển khai nhằm đạt được những mục tiêu sau ( Các mục tiêu này đã được đề cập tại Giấy chứng nhận đầu tư được cấp Ban Quản lý Khu chế xuất và Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày: 29/11/2018.)
- Cung ứng các dịch vụ nhập khẩu, lắp đặt, bảo hành, sửa chữa các loại tháng máy và thang cuốn hiệu Schindler, quy mô: 4.800 tấn/năm.
- Sản xuất các bộ phận, chi tiết thang máy và thang cuốn tại Việt Nam, quy mô 2.234 tấn/năm
- Cải tiến kỹ thuật và/hoặc thay thế và/hoặc các dịch vụ bảo trì cho các sản phẩm thang máy và tháng cuốn của hang sản xuất, các nhà cung cấp khác ngoài sản phẩm của hang Schindler; quy mô: 75 tấn/năm
- Góp phần tăng thêm ngân sách địa phương thông qua tiền thuế của doanh nghiệp đóng góp hàng năm.
- Giải quyết một phần công ăn việc làm cho người lao động địa phương.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của Dự án
a) Quy mô dự án:
Dự án được thực hiện trên khu đất có tổng diện tích 10.000 m2
Bảng 3. Bảng tổng hợp các hạng mục công trình xây dựng của dự án
TT |
Nội dung |
ĐVT |
Số lượng |
Số tầng cao |
Tỷ lệ (%) |
|
Tổng diện tích dự án |
m² |
10.000 |
|
100 |
|
Công trình chính |
|
|
|
|
1 |
Nhà xưởng và khu chứa sản phẩm |
m² |
4.592 |
1 |
45,92 |
2 |
Văn phòng điều hành (Trong đó căn tin: 188m2) |
m² |
1st floor: 615 m2 |
2 |
6,15 |
2nd floor: 677 m2 |
|||||
|
Công trình phụ trợ |
|
|
|
|
3 |
Nhà bảo vệ |
m² |
16,8 |
1 |
0,17 |
4 |
Khu vực để xe và Utility 1 |
m² |
1st floor 273 m2 |
2 |
2,73 |
2nd floor 273 m2 |
|||||
5 |
Utility 2 |
m² |
216 |
1 |
2,16 |
6 |
Trạm cấp oxygen và Nitrogen |
m² |
37,4 |
1 |
0,73 |
7 |
Cổng 1 |
Cái |
1 |
|
0,02 |
8 |
Cổng 2 |
Cái |
1 |
|
0,02 |
9 |
Bể cấp nước |
Cái |
1 |
|
|
10 |
Trạm XLNT |
Cái |
1 |
|
|
11 |
Khu vực lưu trữ rác thải |
m² |
21 |
1 |
0,21 |
12 |
Cây xanh |
m² |
2.000,8 |
|
20 |
13 |
Đường , sân bãi |
m² |
2.249,8 |
|
22,49 |
(Nguồn: Công ty TNHH Schindler Việt Nam, 2018)
Việc tổ chức kiến trúc mặt bằng dự án ngoài việc đáp ứng yêu cầu dây chuyền công nghệ sản xuất phải thỏa mãn một số yêu cầu sau:
- Phân khu chức năng hợp lý, tận dụng địa hình để bố trí các hạng mục thích hợp nhằm giảm chi phí san lấp, giảm chi phí xử lý nền móng công trình.
- Tổ chức hành lang cấp điện và các đường ống kỹ thuật hợp lý, đơn giản đảm bảo tính kinh tế, giảm chi phí vận hành và tổ chức quản lý.
- Tổ chức tốt hệ thống đường nội bộ, thoát nước mặt bằng kết hợp các thảm cây xanh ngăn cách các phân khu chức năng.
b) Các hạng mục phụ trợ của Dự án:
- Mạng lưới thu gom nước thải:
Các tuyến thoát nước mưa và thoát nước thải riêng biệt, sẽ được thi công hoàn chỉnh trước khi thi công nền đường.
Nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của nhà máy gồm: Nước thải từ hoạt động rửa tay chân của công nhân, từ căn tin của nhà máy và nước thải từ khâu xí tiểu.
+ Nước thải từ sinh hoạt và căng tin được qua song chắn rác trước khi dẫn vào trạm xử lý nước thải của nhà máy
+ Nước thải từ các khâu xí tiểu, được thu gom theo tuyến ống riêng sau đó đưa vào ngăn chứa của bể tự hoại, sau đó nước thải được xử lý tại trạm xử lý nước thải công suất 17 m3/ng.đ của nhà máy và cuối cùng đổ vào hệ thống thu gom nước thải chung của khu công nghiệp.
Vậy toàn bộ nước thải nhà máy sau khi được xử lý sẽ được đấu nối vào hệ thống thoát nước thảichung của khu công nghiệp qua 01 hố ga trên đường 22 (vị trí hố ga đấu nối thể hiện tại bản vẽ mặt bằng thoát nước thải đính kèm tại phụ lục).
- Mạng lưới thu gom nước mưa:
+ Hệ thống thoát nước của dự án là hệ thống thoát nước được thiết kế đảm bảo thoát nước triệt để trên nguyên tắc tự chảy.
+ Nước mưa từ sàn mái các nhà xưởng, nhà văn phòngtheo các ống đứng xuống hệ thống rãnh thoát nước mưa nội bộ của khu vực Dự án, sau đó đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp qua 01 hố ga trên đường 22(vị trí hố ga đấu nối thể hiện tại bản vẽ mặt bằng thoát nước mưa đính kèm tại phụ lục).
+ Nước mưa của dự án được thu gom vào các tuyến cống bê tông cốt thép D300 đến D800 chạy dọc theo các tuyến đường nội bộ qua hệ thống ga thu nước trước khi xả vào hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp.
+ Độ dốc hệ thống được thiết kế với bám sát địa hình tự nhiên để giảm độ sâu mương và khối lượng đào đắp và đảm bảo I >= 1/D.
+ Kết cấu mạng lưới, sử dụng ống thoát nước bê tông cốt thép đường kính D300 đến D800.
- Khu lưu giữ chất thải: chất thải công nghiệp không nguy hại và chất thải nguy hại được lưu giữ theo đúng quy định tại khu lưu giữ chất thải, có 2 kho lưu trữ rác thải CTNH( 11m2) và kho chứa RTSH (10m2) được lưu trữ rác thải sinh hoạt, các kho chứa này được đặt tại phía Bắc nhà xưởng.Ký hiệu: Garbage trên bản vẽ mặt bằng tổng thể.
- Hệ thống xử lý nước thải: Nước thải từ quá trình sản xuất, sinh hoạt của cán bộ công nhân được thu gom hoàn toàn và dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy để xử lý đạt Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải Khu công nghiệp Hiệp Phước (HIPC) trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của Khu công nghiệp. Công suất của hệ thống xử lý nước thải của nhà máy là 17m3/ng.đ. Vị trí xây dựng hệ thống xử lý nước thải được xây âm phía Bắc sát nhà điều hành hệ thống xử lý nước thải.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy:
Đặc thù của quá trình sản xuất nhà máy là cơ khí, kim loại có sử dụng các tia lửa điện để hàn cắt, và các chất khí hàn dễ cháy nổ, nên hệ thống PCCC của nhà máy rất nghiêm ngặt về hệ thống và luôn nâng cao ý thức của cán bộ, công nhân hiểu rõ về nguyên nhân dễ xảy ra cháy nổ, và tác hại khôn lường như thế nào.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy có vai trò quan trọng trong công tác phòng cháy chữa cháy vì nó giúp phát hiện kịp thời đám cháy đang bùng phát, và sẽ phát tín hiệu cảnh báo cho công nhân trong khu vực và các lực lượng cứu hỏa. Hệ thống phòng cháy chữa cháy bao gồm hai thành phần là hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy:
+ Hệ thống báo cháy có ba thành phần, bao gồm: trung tâm báo cháy (gồm bo mạch xử lý, bộ nguồn, ắc quy), thiết bị đầu vào (công tắc), và thiết bị đầu ra (chuông báo cháy, và đèn báo cháy).
+ Hệ thống chữa cháy: Chia làm ba loại như sau:
· Sử dụng nước
· Sử dụng bọt
· Sử dụng khí.
- Hệ thống điện chiếu sáng
+ Sử dụng chiếu sáng văn phòng, nhà xưởng chủ yếu dùng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện.
+ Đèn được thiết kế theo đúng yêu cầu của quy định về xây dựng nhà xưởng, nhà văn phòng.
c. Hiện trạng hoạt động sản xuất tại nhà máy ở Khu công nghiệp Bình Chiểu, phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức của Công ty TNHH Schindler Việt Nam.
Nhà máy hiện hữu của Schindler tại Lô A6, đường số 1, khu công nghiệp Bình Chiểu, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức của Công ty đã được Ban Quản lý Khu chế xuất và Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh cấp giấy xác nhận số 627/GXNBQL-KCN-HCM-QLM ngày 17/11/201 đối với Bản cam kết bảo vệ môi trườngcủa dự án ‘’ Mở rộng nhà xưởng sản xuất thiết bị thang máy – Xưởng Sơn’’. Nhà máy đã đi vào hoạt động từ tháng 12/1998 đến nay với tổng số lượng công nhân viên là 70 người (45 công nhân nhà xưởng và 25 nhân viên khối văn phòng), đạt công suất khoảng 1.000 tấn sản/phẩm/năm. Trong quá trình hoạt động sản xuất, nhà máy luôn chấp hành đúng các quy định pháp luật về công tác bảo vệ môi trường, chưa vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường.
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công các hạng mục công trình của Dự án
a. Biện pháp thi công nền móng
Việc khảo sát địa kỹ thuật là khâu quan trọng, mấu chốt. Trước tiên phải nghiên cứu lịch sử thành tạo địa chất và điều kiện địa chất công trình tại địa điểm xây dưng, tham khảo những tài liệu đã có tại khu vực sẽ xây dựng công trình và những công trình lân cận. Xác định số lượng, vị trí và chiều sâu các điểm khảo sát cùng với phương pháp khảo sát.
Về khối lượng công tác khảo sát phải bao quát toàn bộ diện tích xây dựng công trình, các hạng mục nhỏ đến đâu thì số điểm khảo sát tối thiểu cũng không được nhỏ hơn 3. Về vị trí các điểm khảo sát thì phải bố trí theo chu vi móng và một số điểm ở ngay giữa công trình để thiết lập được các mặt cắt địa chất. Về chiều sâu các điểm khảo sát, phải vượt qua tần chịu nén Ha. Thông thường đối với móng cọc, chiều sâu các hố khoan và các hố xuyên phải vượt qua đầu mũi cọc dự kiến từ 7m50 đến 10m. Đặc biệt đối với nền móng các công trình lân cận cần tiến hành quan sát đo vẽ, chụp ảnh.
Trước khi tiến hành thi công lập quy trình kỹ thuật thi công theo các phương tiện thiết bị sẵn có nhằm đáp ứng yêu cầu thiết kế, chuẩn bị mặt bằng thi công, các thiết bị thí nghiệm kiểm tra, xác định các vị trí tim mốc, hệ trục công trình. Chủ đầu tư yêu cầu các nhà thầu xây dựng tuân thủ nghiêm ngặt quá trình thi công cọc ép để đảm bảo chất lượng của cọc theo tiêu chuẩn TCXDVN 9394-2012, có biện pháp thi công đào đất, thi công đào cọc với độ sâu lớn và thi công bê tông khối lớn.
b. Biện pháp thi công san nền
Khu đất nâng nền lên cao độ ( cos=2,4m), cos hiện trạng là cos=1,8m. Vậy khu đất có cos san nền = 0,6m.
Theo tính toán, đo đạc của đơn vị tư vấn thiết kế cho nhà đầu tư được trình bày tại thiết kế cơ sở của dự án:
+ Khối lượng đất đào tính toán: 14,77m3.
+ Khối lượng đất đắp tính toán: 4.921,74m3.
→ Khối lượng đất đào được san lấp lại, không có khối lượng đất thải chở đi đổ.
+ Tổng diện tích: 10.000 m2.
Lượng đất thải sẽ hợp đồng với đơn vị có nhu cầu để chuyển đi.
Thi công và nghiệm thu công tácnền móng tuân thủ yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn TCVN 4447:2012 và TCVN 9361:2012..
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Hồ sơ giấy phép môi trường và báo cáo Đánh giá tác đông môi trường cho dự án
175,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
REPORT PRELIMINARY ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT VNU HCMC INTERNATIONAL HOSPITAL PROJECT
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng trang trại chăn nuôi heo tổng hợp
170,000,000 vnđ
165,000,000 vnđ
Thuyết minh báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi heo thit chất lượng cao
175,000,000 vnđ
155,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất ống thép
550,000,000 vnđ
500,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại diện mặt trời
150,000,000 vnđ
145,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi bò thịt
150,000,000 vnđ
145,000,000 vnđ
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án hút cát nạo vét sông
150,000,000 vnđ
125,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nâng cấp cảng Đông Xuyên
170,000,000 vnđ
165,000,000 vnđ
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường tòa nhà văn phòng khách sạn
130,000,000 vnđ
120,000,000 vnđ
Báo cáo hoàn thành ĐTM dự án đầu tư
55,000,000 vnđ
45,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu dân cư Long Thành
450,000,000 vnđ
440,000,000 vnđ
HOTLINE
0903 649 782
Công ty Cổ Phần Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển ổn định và trở thành một tập đoàn vững mạnh trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
Hướng dẫn mua hàng
Chính sách bảo mật thông tin
Chính sách đổi trả và hoàn tiền
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
© Bản quyền thuộc về Minh Phương Corp
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn