Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án hút cát nạo vét sông

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án hút cát nạo vét sông với các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng và hoạt động

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án hút cát nạo vét sông

  • Mã SP:HD DTM cat
  • Giá gốc:150,000,000 vnđ
  • Giá bán:125,000,000 vnđ Đặt mua

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án hút cát nạo vét sông với các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng và hoạt động

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 5

DANH MỤC HÌNH 6

DANH MỤC BẢNG 7

MỞ ĐẦU 10

1. Xuất xứ Dự án 10

1.1. Thông tin chung của dự án 10

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 11

1.3. Mối quan hệ của Dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. 11

1.4. Phạm vi nội dung của báo cáo. 12

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 13

2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 13

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về Dự án 16

2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ Dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường 17

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 17

3.1. Tổ chức thực hiện 17

3.2. Danh sách thành viên tham gia thực hiện ĐTM: 19

4. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 20

4.1. Phương pháp ĐTM 20

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 23

1.1.Thông tin chung về dự án 23

1.2.Các hạng mục công trình của dự án 29

1.2.1.Các hạng mục công trình chính 29

1.2.1.3.Các hạng mục công trình phụ trợ 34

1.2.1.4.Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 37

Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường bằng các công trình bảo vệ môi trường, chi tiết thực hiện như thế nào được trình bày tại chương 3. 37

1.2.1.5. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của khu vực thực hiện dự án, sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với các quy định của pháp luật và các quy hoạch phát triển có liên quan. 38

1.3.Nguyên, nhiên vật liệu hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện; nước và sản phẩm của dự án. 40

1.4.Công nghệ sản xuất, vận hành 44

1.5.Biện pháp tổ chức thi công 44

1.6.Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức đầu tư và thực hiện dự án 58

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊNVÀ KINH TẾ -XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 64

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 64

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 64

2.1.2.  Điều kiện kinh tế - xã hội xã Bình Châu, Xuyên Mộc 78

2.1.3. Đánh giá sự phù hợp của dự án với đặc điểm kinh tế xã hội khu vực. 79

2.2. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 80

2.2.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 80

2.2.2. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường 81

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 87

3.1. Đánh giá, dự báo các tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị thi công. 89

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động 89

3.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 102

3.2. Đánh giá, dự báo các tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn nạo vét 105

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động 105

3.2.2. Các công trình, Biện pháp bảo vệ môi trường được đề xuất thực hiện 136

3.3. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn sau khi kết thúc nạo vét 157

3.3.1. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn sau khi kết thúc nạo vét 157

3.3.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thưc hiện 158

3.4. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 159

3.5. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 169

Chương 4  PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 172

4.1. Lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường 172

4.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường 172

4.2.1. Khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường 172

4.2.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu,  phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường 177

4.3.  Kế hoạch thực hiện 179

4.3.1. Tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 179

4.3.2. Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường 179

4.3.3. Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận 180

4.3.4. Chương trình giám sát môi trường 180

4.3.5. Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 181

4.4. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường 183

4.4.1. Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường 183

4.4.2. Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ 189

4.4.3. Đơn vị nhận tiền ký quỹ 189

CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 190

5.1. Chương trình quản lý môi trường 190

5.2. Chương trình giám sát môi trường 196

CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 198

6.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 198

6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng 198

6.2.1. Ý kiến của UBND cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án 198

6.2.2. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án trước các ý kiến của địa phương 199

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 200

1. KẾT LUẬN 200

2. KIẾN NGHỊ 200

3. CAM KẾT 200

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 204

 

 

 

 

 

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

 

BOD5

- Nhu cầu oxy sinh hoá đo ở 200C - đo trong 5 ngày

BVMT

- Bảo vệ môi trường

COD

- Nhu cầu oxy hoá học

DO

- Oxy hoà tan

ĐTM

- Đánh giá tác động môi trường

EPA

- Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa kỳ

 (Environmental Protection Agency)

GTGH

- Giá trị giới hạn

KH

- Kế hoạch

KT- XH

- Kinh tế - Xã hội

MPN

- Số lớn nhất có thể đếm được (phương pháp xác định vi sinh)

QCVN

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

SS

- Chất rắn lơ lửng

TCVN

- Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD

- Tiêu chuẩn xây dựng

THC

- Tổng hydrocacbon

UBMTTQVN

- Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam

UBND

- Ủy ban nhân dân

WHO

- Tổ chức Y tế Thế giới

 

 

DANH MỤC HÌNH

 

Hình 1: Vi trí khu vực dự án theo thuyết minh nghiên cứu dự án 25

Hình 2: Mối tương quan của dự án với các đối tượng xung quanh 28

Hình 3 :Mặt cắt tuyến nạo vét 33

Hình 4: Vị trí khu đất tập kết vật liệu bơm hút của dự án 40

Hình 5: Sơ đồ quá trình tự thi công dự án 45

Hình 6:Máy đào đứng trên phao nổi (Gầu ngoạm và gầu nghịch) 47

Hình 7. Tàu nạo vét hút thổi 48

Hình 8: Bản đồ tổ chức thi công 51

Hình 9: Sơ đồ công nghệ bơm hút bùn cát bằng tàu hút 54

Hình 10: Sơ đồ công nghệ nạo vét bằng máy xúc 55

Hình 11: Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bãi bơm hút bùn cát tại dự án 56

Hình 12: Sơ đồ tổ chức quản lý và thực hiện dự án 60

Hình 13: Sơ đồ vị trí quan trắc hiện trạng chất lượng môi trường tại dự án 86

Hình 14:Sơ đồ xử lý nước rỉ từ bùn nạo vét 142

Hình 15: Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 179

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM 19

Bảng 2. Các phương pháp được áp dụng trong quá trình ĐTM 20

Bảng 3. Vị trí các tuyến 23

Bảng 4: Bảng tọa độ ranh giới vị trí dự án (Tọa độ VN 2000) 24

Bảng 5.Phạm vị dự án 31

Bảng 6: Bảng tổng hợp khối lượng thực hiện của dự án 31

Bảng 7: Bảng khối lượng khu vực nạo vét 34

Bảng 8: Phạm vi khu vực gia cố cừ tràm đoạn qua ao nuôi tôm 34

Bảng 9: Các hạng mục bố trí tại bãi bơm hút bùn, cát 35

Bảng 10: Bảng tổng hợp khối lượng thực hiện hạng mục phụ trợ 36

Bảng 11:Các công trình bảo vệ môi trường 37

Bảng 12. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của dự án 40

Bảng 13. Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu của dự án 42

Bảng 14: Tổng hợp nhân lực thi công nạo vét 43

Bảng 15. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án 43

Bảng 16:Tiến độ công việc 58

Bảng 17: Chi phí vốn đầu tư dự án 59

Bảng 18Thống kê tóm tắt các thông tin chính trong giai đoạn thi công dự án 60

Bảng 19: Các chỉ tiêu cơ lý đặc trưng lớp 1 64

Bảng 20: Các chỉ tiêu cơ lý đặc trưng lớp 1a 65

Bảng 21: Các chỉ tiêu cơ lý đặc trưng lớp 2 66

Bảng 22: Các chỉ tiêu cơ lý đặc trưng lớp 3 67

Bảng 23. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (đơn vị tính: 0C) 68

Bảng 24. Độ ẩm tương đối bình quân các tháng trong năm (đơn vị tính: %) 69

Bảng 25. Số giờ nắng các tháng trong năm (Đơn vị tính: giờ) 70

Bảng 26. Lượng mưa các tháng trong năm (Đơn vị tính: mm) 71

Bảng 27. Phân loại độ bền vững khí quyển (Passquill, 1961) 72

Bảng 28:  Hiện trạng các khu vực xói bồi bờ biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 74

Bảng 29. Vị trí lấy mẫu không khí khu vực dự án 81

Bảng 30. Kết quả phân tích mẫu khí xung quanh khu vực Dự án 81

Bảng 31. Vị trí lấy mẫu nước mặt và trầm tích tại khu vực dự án 82

Bảng 2.14. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông Lô 83

Bảng 2.15. Kết quả phân tích mẫu trầm tích khu vực dự án 84

Bảng 32. Các hoạt động và nguồn gây tác động phát sinh khi thực hiện dự án 87

Bảng 33. Hệ số khuếch tán 91

Bảng 34. Nồng độ ô nhiễm khí thải do máy ủi giai đoạn chuẩn bị thi công 91

Bảng 35. Nồng độ ô nhiễm khí thải do máy đào giai đoạn chuẩn bị thi công 92

Bảng 36. Hệ số trong công thức tính hệ số khuếch tán theo định luật Martin 94

Bảng 37. Nồng độ bụi phát tán do hoạt động san nền 95

Bảng 38. Tải lượng ô nhiễm do hoạt động của phương tiện cắm mốc 96

Bảng 39.Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong giai đoạn chuẩn bị thi công dự án. 97

Bảng 40. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn chuẩn bị thi công 97

Bảng 41. Các nguồn tác động đến môi trường có liên quan đến chất thải giai đoạn thi công 107

Bảng 42:Các nguồn tác động đến môi trường không liên quan đến chất thải giai đoạn thi công 109

Bảng 43: Mức tiêu hao nhiên liệu dầu của các phương tiện thi công 110

Bảng 44: Hệ số phát thải khí thải do động cơ thải ra quy cho 1 tấn nhiên liệu 112

Bảng 45: Nồng độ phát thải khí thải do máy móc thiết bị phát sinh 112

Bảng 46: Nồng độ ô nhiễm do khói thải từ các phương tiện vận chuyển 115

Bảng 47. Hệ số ô nhiễm của máy phát điện 50KW (Dầu DO, S 0,05%) 117

Bảng 48. Dự báo tải lượng và nồng độ ô nhiễm không khí do máy phát điện giai đoạn hoạt động 117

Bảng 49. Hệ số ô nhiễm nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) 118

Bảng 50. Hệ số chảy tràn K 121

Bảng 51. Danh mục CTNH phát sinh từ quá trinh nạo vét dự án 122

Bảng 52: Dự báo lan truyền tiếng ồn theo khoảng cách 125

Bảng 53: Tác động của tiếng ồn đối với sức khỏe con người 127

Bảng 54. Danh mục các công trình và thiết bị khống chế ô nhiễm môi trường 160

Bảng 55. Bảng tổng hợp chi phí giám sát môi trường 1 năm giai đoạn hoạt động 162

Bảng 56. Kinh phí bảo vệ môi trường trong giai đoạn nạo vét 162

Bảng 57. Tiêu chí đánh giá quy mô tác động 163

Bảng 58:Tổng hợp quy mô tác động từ các giai đoạn của dự án 164

Bảng 59.Nhận xét về mức độ chi tiết và tin cậy của đánh giá 169

Bảng 60:Bảng khối lượng chi tiết công tác phá dỡ công trình phụ trợ 174

Bảng 61: Khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình 175

Bảng 62: Bảng thống kê thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường 177

Bảng 63: Tổng hợp kinh phí dành cho công tác giám sát môi trường 181

Bảng 64: Tiến độ thực hiện cải tạo phục hồi môi trường 181

Bảng 65: Tổng hợp dự toán chi phí cải tạo phục hồi môi trường 186

Bảng 66: Chương trình quản lý môi trường 191

 

 

 

 

 

 

 

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ Dự án

1.1. Thông tin chung của dự án

Dòng sông Lô bắt nguồn từ địa phận tỉnh Bình Thuận chảy qua địa phận xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc và thượng lưu tiếp giáp sông Chùa và hạ lưu chảy ra cửa sông Bến Lội – Bình Châu (qua khu tránh trú bão Bình Châu – Bến Lội), xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc.

Hiện nay, dòng sông Lô bị bồi lấp, dòng chảy bị chặn và không chảy qua khu neo đậu tránh trú bão Bình Châu – Bến Lội, từ đó gây bồi lắng cửa Bến Lội – Bình Châu, gây ngập úng khu vực nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng đến hoạt động ra vào của phương tiện đường thủy tại khu neo đậu tránh trú bão Bến Lội – Bình Châu. Từ thực trạng trên để tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện đường thủy lưu thông ra vào khu tránh trú bão Bến Lội – Bình Châu, khắc phục tình trạng ngập úng nuôi trồng thủy sản của người dân trong khu vực thì ngoài việc nạo vét, duy tu thông luồng cửa Bến Lội – Bình Châu cần phải thực hiện nạo vét luồng sông Lô để dòng chảy không bị bồi lấp phía thượng nguồn. Bên cạnh đó, theo tính toán của Ban quan lý dự án các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đến năm 2020 trữ lượng vật liệu san lấp chỉ đáp ứng được gần 60% nhu cầu. Bà Rịa - Vũng Tàu đang đứng trước nguy cơ thiếu trầm trọng vật liệu san lấp phục vụ các dự án là một nguyên nhân làm chậm tiến độ một số công trình. Do đó, dự án án “Nạo vét và tận thu vật liệu nạo vét của dòng sông Lô, huyện Xuyên Mộc” là rất cần thiết vừa giúp thanh thải dòng chảy, vừa góp phần giải quyết khó khăn việc cung ứng vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ngày 19/4/2017, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Văn bản số 3225/UBND-VP về việc chấp thuận chủ trương và giao cho UBND huyện Xuyên Mộc làm Chủ đầu tư thực hiện dự án nạo vét luồng sông Lô, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc. Tuy nhiên, do chưa bố trí được nguồn vốn nên dự án chưa được thực hiện.

Nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn ngân sách của địa phương, bổ sung nguồn vật liệu san lấp đang khan hiếm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Công ty Cổ phần Đăng Lộc Phát đã mạnh dạn đề nghị thực hiện dự án “Nạo vét và tận thu vật liệu nạo vét của dòng sông Lô, huyện Xuyên Mộc” theo hình thức xã hội hóa 100% vốn của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Đăng Lộc Phát đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận chủ trương khảo sát, nghiên cứu lập và thực hiện dự án nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi khối lượng vật liệu sông Lô, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo Văn bản số 8173/UBND-VP ngày 17/8/2018; Đây là dự án mới với quy mô chiều dài lòng sông nạo vét là 5.509,31m, phạm vi nạo vét khoảng 25ha.

Căn cứ theo mục 33, Phụ lục II – Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 cùa Chính phủ - Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hanh Luật Bảo vệ Môi Trường. Dự án “Nạo vét và tận thu vật liệu nạo vét của dòng sông Lô, huyện Xuyên Mộc” thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do vậy, Công ty Cổ phần Đăng Lộc Phát đã tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án với sự tư vấn của Công ty CP tư vấn đầu tư và TKXD Minh Phương. Báo cáo đánh giá tác động môi trường này sẽ đánh giá các tác động đến môi trường của tổng thể mọi hoạt động của Dự án trong quá trình thi công nạo vét.

Nội dung và trình tự các bước thực hiện báo cáo ĐTM được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 cùa Chính phủ - Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hanh Luật Bảo vệ Môi Trường. Báo cáo ĐTM sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, tiêu cực, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình thi công nạo vét. Qua đó lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực, đảm bảo xử lý các chất thải phát sinh từ các hoạt động của dự án đạt tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước quy định.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

Dự án “Nạo vét và tận thu vật liệu nạo vét của dòng sông Lô, huyện Xuyên Mộc” là dự án mới, đã được Sở Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có ý kiến về thẩm định báo cáo nghiêm cứu khả thi dự án tại Văn bản số 2649/SGTNT-QLKC ngày 20/11/2018 ( đính kèm phụ lục).

1.3. Mối quan hệ của Dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

Căn cứ Văn bản số 3225/UBND-VP ngày 19/4/2017 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc chấp thuận chủ trương thực hiện dự án “Nạo vét luồng sông Lô, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc” tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo đó dự án đã được giao cho UBND huyện Xuyên Mộc thực hiện bằng nguồn vốn của huyện. Tuy nhiên, do UBND huyện Xuyên Mộc chưa bố trí được nguồn vốn thực hiện.

Để giảm gánh nặng cho nguồn ngân sách của huyện và giải quyết vấn đề bồi lấp, khơi thông luồng sông vào khu trung tránh trú bão Bến Lội – Bình Châu và tạo thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thủy sản khu vực sông Lô, Công ty CP Đăng Lộc Phát đã đề nghị được thực hiện dự án “Nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi khối lượng vật liệu sông lô, huyện Xuyên Mộc” từ 100% nguồn vốn doanh nghiệp và đã được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận chủ trương cho phép Công ty CP Đăng Lộc Phát khảo sát, nghiên cứu lập và thực hiện dự án theo Văn bản số 8173/UBND-VP ngày 17/08/2018.

Dự án thực hiện phù hợp với chủ trương chung của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và UBND huyện Xuyên Mộc nói riêng.

1.4. Phạm vi nội dung của báo cáo.

Giai đoạn chuẩn bị : (02 tháng)

Phát quang mặt bằng , đường công vụ

Bố trí bãi chứa vật liệu nạo vét, tập kết vật tư và lán trại công nhân:

Diện tích: 4.530m2. Trong đó:

+ Khu vực âu chứa bùn có diện tích:

+ Bãi tập kết vật liệu tạm:

+ Lán trại công nhân:

Kết nối điện nước đến công trình;

Tập kết máy móc thiết bị, nguyên vật liệu.

Giai đoạn nạo vét: (10 năm)

Diện tích nạo vét là: 25 ha và khối lượng nạo vét bùn sét là 951.878,3 m3.

Dự án thực hiện nạo vét lòng sông, khu neo đậu tàu thuyên và thực hiện đắp bờ, gia cố. Cụ thể:

(1). Thực hiện nạo vét và tận thu vật liệu:

Chiều dài sông nạo vét : L = 5509,31m, trong đó:

Tuyến chính : L = 3911,80m;

Tuyến nhánh : L = 384,51m

Đoạn nạo vét để neo đậu tàu, thuyền (hạ lưu tuyến chính) : L = 1.213,00m

Bề rộng sông nạo vét : Theo hiện trạng.

Hệ số mái nạo vét : m = 2 tại những đoạn có bề rộng Sông nhỏ, m = 3 tại những đoạn có bề rộng Sông lớn.

(2). Đắp bờ và gia cố đoạn qua ao nuôi tôm: Chiều dài đắp bờ gia cố khu vực ao nuôi tôm của các hộ dân là 520m.

Đắp bờ và gia cố:

Bề rộng bờ đắp : 2m.

Hệ số mái đắp bờ : m = 2.

Đóng cừ tràm Ø (8÷10)cm dưới chân taluy bờ và đắp bờ bằng bao tải cát: đoạn lấn qua ao.

Giai đoạn phục hồi môi trường sau nạo vét: (2 tháng)

Đo đạc lại toàn bộ công trình để bàn giao lại cho cơ quan chức năng;

Tháo dỡ thu dọn phao, đóng tiêu cảnh báo;

Tháo dỡ các công trình phụ trợ: lán trại công nhân;

San gạt lại mặt bằng bãi bơm hút bùn cát trở lại cao độ ban đầu;

Duy tu các tuyến đường đất hiện hữu do quá trình thi công làm xuống cấp;

Di dời toàn bộ máy móc thiết bị và phế thải ra khỏi khu vực công trình.

Giai đoạn phục hồi môi trường sau nạo vét sẽ được đánh giá chi tiết trong Chương 4

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

· Văn bản pháp luật liên quan:

- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014;

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010;

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2006;

- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008;

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 19/06/2017;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012;

- Luật Phòng cháy và Chữa cháy được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/06/2001.

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 18/06/2014;

- Nghị định 40/2019/ ND-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy hoạch chi tiết thi hành một số điều của luật PCCC.

- Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;

- Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

- Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;

- Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ về quy định xác định thiệt hại đối với môi trường;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định về quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;

- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;

- Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;

- Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi;

- Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công An quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/09/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường;

- Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng về quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/06/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Thông tư liên tịch 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT Hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

- Thông tư 70/2011/TT-BGTVT ngày 5/12/2011 của Bộ Giao thông vận tải về quy chuẩn quốc gia quy phạm về ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thuỷ nội địa;

- Thông tư 15/2016/TT- BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.

- Quyết định số 56/2011/QĐ-UBND  ngày  19/09/2011 của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc Ban hành quy chế  thu  thập, quản lý, nạo vét, sử dụng dữ liệu về tài nguyên môi trường áp dụng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

· Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

- QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.

- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.

- QCVN 27:2016/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc.

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về Dự án

- Văn bản số 8173/UBND-VP ngày 17/8/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc chủ trương khảo sát, nghiên cứu lập và thực hiện dự án nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi khối lượng vật liệu sông Lô, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

- Văn bản số 3225/UBND-VP ngày 19/4/2017 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc chấp thuận chủ trương thực hiện dự án “Nạo vét luồng sông Lô, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc” tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

- Văn bản số 2649/SGTVT – QLKC ngày 20/11/2018 của Sở giao thông Vận Tải v/v Thông báo kết quả thẩm định dự án nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi khối lượng vật liệu sông Lô, huyện Xuyên Mộc;

- Văn bản số 1559/SNN-TL ngày 07/6/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu v/v chủ trương khảo sát, nghiên cứu lập, thực hiện dự án nạo vét khơi thông dòng chảy và thu sông khối lượng vật liệu sông Lô, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bằng hình thức xã hội hóa;

- Văn bản số 139/CTL-QLCT ngày 31/5/2018 của Chi cục Thủy Lợi v/v chủ trương khảo sát, nghiên cứu lập, thực hiện dự án nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi khối lượng vật liệu sông Lô và sông Chùa, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bằng hình thức xã hội hóa;

- Biên bản ngày 05/1/2018 của Chi cục Thủy Lợi về việc khảo sát thực địa và cho ý kiến chủ trương khảo sát nghiên cứu lập và thực hiện dự án nạo vét và tận thu khối lượng vật liệu sông Chùa xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc;

- Văn bản số 1538/UBND –VP ngày 13/4/2017 của Ủy ban nhân dân huyện Xuyên Mộc về việc đề xuất ý kiến trả lời kiến nghị của cử tri về nạo vét luồng sông Lô, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc.

2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ Dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

- Báo cáo nghiên cứu khả thi công trình: Nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi khối lượng vật liệu sông Lô, huyện Xuyên Mộc năm 2018.

- Số liệu về chất lượng môi trường tại thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật của dự án;

- Các tài liệu, bản vẽ khác liên quan

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1. Tổ chức thực hiện 

* Các bước tiến hành triển khai đánh giá tác động môi trường:

Bước 1: Nghiên cứu thuyết minh, hồ sơ thiết kế, các văn bản pháp lý tài liệu kỹ thuật của dự án đầu tư;

Bước 2: Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên KT–XH của khu vực thực hiện dự án;

Bước 3: Khảo sát, điều tra hiện trạng các thành phần môi trường như: khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quan trắc hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, không khí, mẫu đất, mẫu bùn đáy, nước thải trong khu vực của dự án;

Bước 4: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô, phạm vi tác động, phân tích đánh giá các tác động của Dự án tới môi trường. Tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Dự án;

Bước 6: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường;

Bước 7: Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường;

Bước 8: Tiến hành lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án;

Bước 9: Trình thẩm định Báo cáo ĐTM và bảo vệ trước hội đồng;

Bước 10: Chỉnh sửa ĐTM theo ý kiến của Hội đồng, nộp hiệu chỉnh;

Bước 11: Nộp lại báo cáo đã chỉnh sửa hoàn tất theo ý kiến của các thành viên Hội đồng.

Công ty CP Đăng Lộc Phát là cơ quan chủ trì thực hiện báo cáo ĐTM cho Dự án: Nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi khối lượng vật liệu Sông Lô, huyện Xuyên Mộc . Trong quá trình lập báo cáo ĐTM, Công ty CP Đăng Lộc Phát đã phối hợp với cơ quan tư vấn là Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Minh Phương, thông tin đơn vị tư vấn và Chủ đầu tư được trình bày như sau:.

Về phía Chủ Dự án:

Tên doanh nghiệp

: Công ty CP Đăng Lộc Phát

Người đại diện

: Ông Nguyễn Ngọc Hoàng Quang           

Chức vụ

: Tổng giám đốc

Địa chỉ liên lạc

: Số 19 Điện Biên Phủ, phường Phước Hưng, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT

Điện thoại

: 0254.3506000                                   

Fax

: 0254.3506000

 

Về phía đơn vị tư vấn:

Tên cơ quan

: Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Minh Phương

Người đại diện

: Ông Nguyễn Văn Thanh      

Chức vụ

: Giám đốc

Địa chỉ liên hệ    

: 28B Mai Thị Lựu, Phường Đakao, Quận 1, TPHCM

Điện thoại

: 02835146426 / 22142126 Fax: 028 39118579

Email:

: ctyminhphuongpmc1@gmail.com

Website

: http://minhphuongcorp.com

3.2. Danh sách thành viên tham gia thực hiện ĐTM:

Danh sách các thành viên tham gia trực tiếp thực hiện báo cáo ĐTM của Dự án được liệt kê như sau:

Bảng 1: Thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM

TT

Họ và Tên

Chức vụ

Chuyên ngành

Nội dung phụ trách

Năm kinh nghiệm

Chữ ký

I

Công ty CP Đăng Lộc Phát (Chủ dự án)

1

Nguyễn Ngọc Hoàng Quang

 

 

 

Cung cấp thông tin, số liệu và chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung báo cáo ĐTM

20

 

 

2

II

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Minh Phương

3

Nguyễn Văn Thanh

Giám đốc

Công nghệ môi trường

Phân bổ nhân sự  viết báo cáo

30

 

4

Lê Thị Thùy Duyên

TP.QLMT

Công nghệ môi trường

Kiểm tra toàn bộ nội dung của báo cáo

10

 

5

Vũ Thị Là

Chuyên viên

Địa chất

Viết chương Mở đầu, chương 1, 3 và 4

8

 

6

Phạm Thị Thanh Nga

Chuyên viên

Khoa học môi trường

Viết chương Mở đầu, chương 1, 3 và 4

5

 

8

Lê Minh Thư

Chuyên viên

Công nghệ Môi Trường

Viết chương 5, 6 và kết luận của báo cáo

2

 

 

Hoàng Trọng Nhân

Chuyên viên

Công nghệ Môi Trường

Thu thập thông tin từ chủ đầu tư

4

 

 

 

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện Chủ đầu tư Dự án đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan:

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

UBND tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu;

UBND xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc.

4. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

4.1. Phương pháp ĐTM

Bảng 2. Các phương pháp được áp dụng trong quá trình ĐTM

TT

Tên phương pháp

Mục đích sử dụng

Chương áp dụng

I. Phương pháp ĐTM

1

Phương pháp đánh giá nhanh

Dựa trên phương pháp đánh giá tác động môi trường của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993) và UNEP (2013) để tính toán tải lượng ô nhiễm và đánh giá  tác động của các nguồn ô nhiễm.

Chương III

2

Phương pháp so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn  hiện hành

Từ kết quả đo đạc môi trường nền tại khu vực Dự án, so sánh kết quả đó với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành tương ứng để đánh giá chất lượng môi trường nền.

Dựa trên các số liệu tính toán, dự báo nồng độ ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của Dự án để so sánh đối chiếu với mức cho phép theo các quy chuẩn hiện hành nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm cũng như làm cơ sở để đề xuất biện pháp giảm thiểu, xử lý.

Chương III

3

Phương pháp lập bảng liệt kê

Sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của Dự án và các tác động đến các thành phần môi trường để đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của các tác động do các hoạt động của Dự án đến môi trường.

Chương III

4

Phương pháp ma trận (matrix)

Được sử dụng để đối chiếu từng hoạt động của Dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân, hậu quả. Liệt kê danh sách các tác động giảm thiểu và biện pháp giảm thiểu tương ứng, dựa trên ý kiến của các chuyên gia, các vấn đề về môi trường và các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công tại Dự án, từ đó dự đoán đánh giá mức độ của mỗi tác động đến môi trường Dự án.

Chương I, III, V

II. Các phương pháp khác

5

Phương pháp thống kê

Được sử dụng để thu thập các số liệu về khí tượng thủy văn, kinh tế xã hội và môi trường tại khu vực Dự án. Các số liệu này sẽ là cơ sở để đánh giá lan truyền ô nhiễm, đánh giá đối tượng chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của Dự án.

Chương II

6

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong PTN

Khảo sát, quan trắc, lấy mẫu tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm theo các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam về môi trường nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện Dự án.

Hệ thống phòng phân tích mẫu môi trường được tổ chức Vilas Việt Nam công nhận năng lực phòng thử nghiệm, có chứng nhận VIMCERTS

Chương II

7

Phương pháp sử dụng phần mềm tin học

Sử dụng phần mềm tin học để phục vụ cho quá trình viết báo cáo đánh giá tác động môi trường:

Phần mềm thống kê, tính toán, xử lý số liệu (Microsoft Excel).

Phần mềm tạo và xử lý văn bản (Microsoft Word).

Phần mềm vẽ kỹ thuật (AutoCAD).

Toàn bộ báo cáo

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1.Thông tin chung về dự án

- Tên dự án: NẠO VÉT KHƠI THÔNG DÒNG CHẢY VÀ THU HỒI KHỐI LƯỢNG VẬT LIỆU SÔNG LÔ, HUYỆN XUYÊN MỘC

- Tên chủ chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ:

Tên doanh nghiệp

: Công ty Cổ phần Đăng Lộc Phát

Người đại diện

: Ông Nguyễn Ngọc Hoàng Quang           

Chức vụ

: Tổng giám đốc

Địa chỉ liên lạc

: Số 19 Điện Biên Phủ, phường Phước Hưng, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT

Điện thoại

: 0254.3506000                                   

Fax

: 0254.3506000

 

- Vị trí địa lý của dự án:

Dự án “Nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi khối lượng vật liệu sông Lô” thuộc xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Khu vực dự án nằm vào khoảng 10°34'26.9" vĩ độ Bắc và 107°33'54.5" kinh độ Đông.

Dự án náo vét có chiều dài 5.509,31m, diện tích nạo vét 25ha và tổng khối lượng vật liệu nạo vét 951.878,3 m3. Căn cứ bản vẽ thỏa thuận địa điểm thực hiện dự án thì vị trí của dự án được xác định như sau:

Bảng 3. Vị trí các tuyến

STT

Tuyến chính

Vị trí đoạn sông

Lý trình

Điểm đầu

Điểm cuối

Điểm đầu

Điểm cuối

1

Tuyến chính

3.911,8m

Giáp đường ven biển Lộc An – Bình Châu

Hướng ra cửa Bến Lội

Km 0+00

Km 3+911.8

2

Tuyến nhánh 384,51m

Giáp tuyến chính tại KM 3+060

Giáp tuyến chính tại Km 3+500

Km 0+00

Km 0+384.51

3

Đoạn nạo vét cuối tuyến phục vụ neo đậu tàu thuyền

Giáp cuối tuyến chính tại Km 3+911.8

Ra cửa Bến Lội

Km 3+911.8

Km 5+124.8

Bảng 4: Bảng tọa độ ranh giới vị trí dự án (Tọa độ VN 2000)

STT

TÊN CỌC

TỌA ĐỘ (X)

TỌA ĐỘ (Y)

STT

TÊN CỌC

TỌA ĐỘ (X)

TỌA ĐỘ (Y)

1

DT

1.169.368,086

479.081,769

20

P17

1.169.155,991

479.672,911

2

P1

1.169.368,025

479.131,743

21

D20

1.169.088,451

479.803,166

3

P2

1.169.360,513

479.184,504

22

P18

1.168.997,909

479.784,327

4

P3

1.169.324,41

479.193,86

23

P19

1.168.883,498

479.721,387

5

P4

1.169.307,62

479.232,857

24

P20

1.168.784,946

479.714,018

6

P5

1.169.306,236

479.270,891

25

D21

1.168.661,167

479.639,309

7

P6

1.169.368,276

479.239,02

26

D22

1.168.638,914

479.612,654

8

P7

1.169.413,957

479.272,573

27

D23

1.168.715,617

479.542,625

9

P8

1.169.422,348

479.340,162

28

P6

1.168.651,674

479.455,36

10

P9

1.169.422,473

479.379,47

29

D8

1.168.562,762

479.402,761

11

P10

1.169.428,412

479.414,118

30

P8

1.168.338,492

479.284,567

12

P11

1.169.424,03

479.454,715

31

P9

1.168.262,946

479.145,091

13

P12

1.169.363.962

479.465,058

32

P10

1.168.101,156

479.035,698

14

P13

1.169.371,35

479.524,173

33

P11

1.168.032,346

478.930,48

15

D14

1.169.364,33

479.558,467

34

P12

1.167.806,365

478.816,728

16

P14

1.169.344,309

479.639,5

35

P13

1.167.573,591

478.375,411

17

P15

1.169.297,191

479.642,936

36

P14

1.167.384,204

478.365,669

18

D17

1.169.273,429

479.656,272

37

P15

1167262,49

478.285,574

19

P16

1.169.249,156

479.666,84

38

CT

1167071,09

478.105,536

Mối tương quan của vị trí Dự án với các khu vực xung quanh

Hệ thống sông suối, ao hồ và các vực nước khác:

Sông Lô bắt nguồn từ Bình Thuận xuống địa phận xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc và tiếp giáp với dòng sông Chùa chảy ra cửa sông Bến Lội - Bình Châu, huyện Xuyên Mộc. Đoạn sông thực hiện dự án bắt nguồn từ đoạn sông giao với tuyến đường ven biển Lộc An – Bình Châu đến cửa Bến Lội.

Đối với khu vực tuyến chính: Dọc tuyến luồng nạo vét, dự án là một số suối nhỏ đổ về sông Lô. Đoạn đầu tuyến từ Km 0+00 đến Km 0+ 512, dọc 2 bên là khu bãi bồi có loài keo, tràm phát triển mạnh dọc 2 bên. Đoạn từ Km 0+512 đến cuối tuyến chính là các khu vực đầm lầy có cây ngập mặn phát triển và các ao hồ của các hộ dân xã Bình Châu.

Đối với đoạn tuyến nhánh xung quanh là bãi bồi, cồn cát trống, hệ thực vật chủ yếu là cây Phi Lao, cỏ dại, cây bụi.

Đoạn nạo vét khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão: Khu vực này đã được xây dựng bờ kè phía bờ khu neo đậu và khu cảng cá Bến Lội – Bình Châu. Theo Báo cáo đề xuất danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2018 thì công trình gồm hai hạng mục gồm đê chắn cát - giảm sóng bằng 2 mỏ hàn đá đổ và tetrapod với đê tả ngạn dài 505m, đê hữu ngạn dài 290m; luồng chạy tàu dài 600m, rộng 40 mét, độ sâu đáy – 4,9m và Công trình khu neo đậu tránh trú bão dọc theo sông Lô chảy ra cửa Bến Lội với chiều dài 700m bằng Tetrapod dùng làm nơi neo đậu cho tàu thuyền tránh trú bão. Công trình đã được xây dựng từ năm 2011 đến năm 2016 góp phần rất lớn vào việc ngăn chặn dòng bùn cát bối lấp cửa sông và đã đưa vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho ghe tàu ra vào bến cảng.

Hệ thống giao thông.

Dự án có điểm đầu tuyến giáp với tuyến đường ven biển Bình Châu, đây là tuyến đường lớn đã được xây dựng hoàn chỉnh và là tuyến đường liên tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu ra vào dự án.

Bên cạnh đó dọc tuyến đường có một số tuyến đường đất, tuyến đường giao thông nội bộ xã Bình Châu vào khu vực cảng cá và khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão. Các tuyến đường này cũng được kết nối ra tuyến đường ven biển Bình Châu.

Tuy nhiên, do dự án thực hiện trong thời gian dài, việc vận chuyển vật liệu qua các tuyến đường mòn có thể gây sụt lún các tuyến đường này. Do đó, chủ dự án cần bố trí tuyến đường thi công hợp lý tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thông của người dân khu vực và các ảnh hưởng đến hạ tầng giao thông khu vực.

Các đối tượng kinh tế - xã hội:

a) Mối tương quan của dự án với khu dân cư, công trình công cộng

Dọc tuyến luồng chính nạo vét chủ yếu khu vực xung quanh là đất bãi bồi, ao nuôi tôm và bãi lầy.

Tại Km 1+700 dự án qua khu vực cầu bêtông đi vào khu du lịch Suối Ồ – Sài Gòn. Từ mép sông đến khu du lịch khoảng 50m.

Tại Km 2+080 đến Km2+440 giáp khu vực nuôi tôm bên bờ sông Lô: người dân lấy nước từ biển vào phục vụ nuôi tôm nên hoạt động nạo vét không ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho hoạt động nuôi tôm. Khoảng cách từ mép dự án vào ao nuôi tôm là từ 7-10m, để tránh tình trạng sạt lở bờ, gây thiệt hại cho các hộ dân thì dự án sẽ gia cố đường bờ đoạn qua ao nuôi tôm với chiều dài là 520m bằng cọc cừ tràm và đắp bờ rộng 2m bằng bao cát.

Tại Km 3+455 dự án cách Khu du lịch nghỉ dưỡng Lagoo Đạt Gia khoảng 40 m phía bờ tả.

Đoạn nạo vét để neo đậu tàu, thuyền là khu neo đậu tránh trú bão Bến Lội – Bình Châu, khu vực này tập trung khu dân cư và tàu thuyền neo đậu.

Khu vực neo đậu tàu tránh trú bão và khu vực cảng cá Bến Lội –Bình Châu tập trung hàng trăm tàu thuyền ra vào, hiện nay do khu vực này đang bị bồi lấp do đó hoạt động tàu tuyền bị hạn chế. Việc nạo vét tuyến luồng góp phần thông luồng giúp các phương tiện đường thủy lưu thông ra vào được thuận lợi và khắc phục tình trạng ngập úng phía thượng lưu.

Dân cư khu vực này chủ yếu là làm nghề đánh bắt, buôn bán thủy hải sản và buôn bán kinh doanh dịch vụ phục vụ cho khu neo đậu và khu cảng cá. Vị trí nạo vét cách nhà dân qua tuyến đường ven sông khu neo đậu khoảng 50-70m.

Dân cư khu vực chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, buôn bán kinh doanh và đánh bắt thủy hải sản. Dọc đường bờ khu vực này đã được xây bờ kè kiên cố. Tuy nhiên trong giai đoạn thi công nạo vét Chủ dự án cần thực hiện đúng các quy trình và cao trình nạo vét đã được Sở Giao Thông Vận Tải thẩm định tránh tình trạng sụt lún, sạt lở công trình bờ kè. Ngoài ra trong giai đoạn nạo vét cần phân luồng tuyến nạo vét trên sông, phải có biển báo nhằm tránh gây va chạm với tàu thuyền ra vào khu neo đậu và cảng cá Bến Lội.

b) Mối tương quan với các công trình văn hoá, tôn giáo, di tích lịch sử

Khu vực triển khai Dự án không nằm gần các công trình văn hóa, lịch sử, tôn giáo.

c) Mối tương quan của dự án với hệ thống cấp điện, cấp nước.

Khu vực thực hiện dự án đã có hệ thống cấp điện, cấp nước từ tuyến đường ven biển Lộc An – Bình Châu và khu dân cư khu vực. Trong giai đoạn thi công chủ dự án sẽ liên hệ với các đơn vị liên quan thực hiện đấu nối vào khu vực bãi bơm hút phục vụ thi công.

 Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ vận hành dự án:

Ø Mục tiêu dự án:

- Mục tiêu chung: Nạo vét khơi thông dòng chảy và gia cố chống sạt lở bờ sông tại một số vị trí xung yếu có nguy cơ mất ổn định cao nhằm mục tiêu phòng chống sạt lở bờ sông gây thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra vào mùa mưa lũ, đảm bảo nước tưới vào mùa nắng. Từ đó người dân chủ động được mùa vụ và yên tâm sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Góp phần ổn định đời sống nhân dân trong khu vực và an sinh xã hội.

Ø Quy mô dự án:

Dự án thực hiện nạo vét trên khu vực sông Lô có chiều dài 5.509,31m, diện tích nạo vét 25ha và tổng khối lượng vật liệu nạo vét 951.878,3 m3.

1.2.Các hạng mục công trình của dự án

1.2.1.Các hạng mục công trình chính

1.2.1.1.Quy mô công trình:

Ø Nhóm dự án :

Dự án giao thông : nhóm C;

Loại công trình : Đường thủy nội địa;

Cấp công trình: Theo QCVN 04 – 05: 2012/BNNPTNT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình thủy lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế), thì cấp công trình là cấp IV (cấp thấp nhất).

Ø Tính toán độ sâu nạo vét và các thông số nạo vét

Độ sâu đáy nạo vét (Cao độ đáy nạo vét)

Đơn vị Tư vấn Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị và Môi trường Nam Việt đã dựa theo tài liệu báo cáo khảo sát địa chất của dự án đã lập trước đây (tại thời điểm thiết kế) do Chủ đầu tư cung cấp để tham khảo về cấu trúc địa chất, địa tầng địa chất của đáy Sông.

Về địa hình: Tiến hành đo vẽ khảo sát cao độ hiện trạng của đáy Sông. Căn cứ vào kết quả đo địa hình đáy Sông để tính khối lượng nạo vét.

Nguyên tắc nạo vét: Để đảm bảo tốc độ nước thoát nhanh thì đoạn đầu từ Km:0+000,00 đến Km:1+700,00 nạo vét với độ dốc đáy sông là 0,03% từ cao độ - 0.4 đến cao độ - 1,39m, đoạn 2 từ Km: 1+700,00 đến cuối tuyến nạo tới cao độ -1,5m.

Ø Xác định các thông số nạo vét

Diện tích và tuyến nạo vét:

Căn cứ vào hiện trạng địa hình, hình dạng, cấu trúc địa chất, địa tầng địa chất của sông, cũng như căn cứ độ sâu tự nhiên trên sông, cũng như đặc trưng dòng chảy của sông mà chúng tôi chọn tuyến nạo vét từ thượng lưu về hạ lưu theo chiều dòng chảy của sông Lô, phạm vi nạo vét khoảng 25ha, và chiều sâu trung bình từ 1m đến 1,5m.

Diện tích nạo vét là: 25 ha.

Tốc độ bồi lắng theo quan trắc: hàng năm trung bình 10cm/năm

Độ dốc nạo vét :

Từ Km: 0+000,00 đến Km:1+700,00 là 0,05%

Từ Km: 1+700,00 đến Km:3+911,80 là 0%, cao độ đáy -1,5m

Đoạn nạo vét phía cuối hạ lưu tuyến chính để neo đậu tàu, thuyền: từ Km: 3+911,80 đến Km:5+509,31 là 0% cao độ đáy nạo vét -4m

Nạo vét lòng sông:

Chiều dài sông nạo vét :  L = 5509,31m, trong đó:

Tuyến chính : L = 3911,80m;

Tuyến nhánh : L = 384,51m.

Đoạn nạo vét để neo đậu tàu, thuyền (hạ lưu tuyến chính) : L = 1213,00m

Hệ số mái nạo vét: m = 2 tại những đoạn có bề rộng Sông nhỏ, m = 3 tại những đoạn có bề rộng Sông lớn.

Đắp bờ và gia cố:

Bề rộng bờ đắp : 2m.

Hệ số mái đắp bờ : m = 2.

Đóng cừ tràm dưới chân taluy bờ : đoạn lấn qua ao

Ø Tiêu chuẩn thiết kê:

Việc thiết kế công trình được thực hiện tuân thủ các Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.

Ø Thông số cơ bản:

Tần suất thiết kế tưới P = 75% (bảng 3 – QCVN 04 - 05: 2010/BNNPTNT)

Tần suất lũ thiết kế P = 2% (mực nước lũ lớn nhất)

Tần suất kiểm tra P = 1%.

Ø Diện tích sử dụng đất: Đất lòng sông hiện hữu, tổng diện tích sông rộng khoảng 50 ha

Phạm vi dự án: dự án chia thành 04 khu vực nạo vét như sau:

Bảng 5.Phạm vị dự án

Phân khu nạo vét

Lý trình

Bề rộng luồng

Cao độ đáy nạo vét

Taluy nạo vét

Điểm đầu

Điểm cuối

Tuyến chính 3.911,8m chia thành 02 khu

Khu vực 1:

 

Km 0+00

Km 1+700

Từ 4-110m

CĐ: -0,4 –1,39

 

m =2 (những vị trí hẹp)

m=3 (những vị trí rộng)

Khu vực 2:

Km 1+700

Km3+911,8

CĐ: -1,5

Khu vực 3:

(Tuyến nhánh 384,51m)

Km 0+00

Km 0+384.51

Từ 4-27m

CĐ: -1,5

Khu vực 4:

Đoạn nạo vét cuối tuyến phục vụ neo đậu tàu thuyền

Km 3+911.8

Km 5+124.8

> 100m

CĐ: -4,0

m =3

1.2.1.2. Các hạng mục chính:

Bảng tổng hợp khối lượng các hạng mục chính của dự án:

Bảng 6: Bảng tổng hợp khối lượng thực hiện của dự án

STT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

A

Nạo vét bằng tàu hút phun lên bãi (50% khối lượng)

 

 

1

Nạo vét bằng tàu hút phun lên bờ, chiều dài ống < 500m

100m3

4.579,39

a/

Khối lượng nạo vét tuyến chính

m3

124.779,51

b/

Khối lượng nạo vét tuyến nhánh

m3

8.732,91

c/

Khối lượng nạo vét đoạn sông phục vụ công tác neo đậu tàu, thuyến (ra cửa Bến Lội)

m3

782.366,50

B

Nạo vét bằng tàu hút lên xà lan (50% khối lượng)

 

 

2

Nạo vét bằng tàu hút công suất <= 1000cv, chiều dau nạo vét <= 6m, chiều cao ống xả <= 3m, chiều dài ống xả <= 300m

100m3

4.579,39

a/

Khối lượng nạo vét tuyến chính

m3

124.779,51

b/

Khối lượng nạo vét tuyến nhánh

m3

8.732,91

c/

Khối lượng nạo vét đoạn sông phục vụ công tác neo đậu tàu, thuyến (ra cửa Bến Lội)

m3

782.366,50

(1). Diện tích và tuyến nạo vét

Căn cứ vào hiện trạng địa hình, hình dạng, cấu trúc địa chất, địa tầng địa chất của sông, cũng như căn cứ độ sâu tự nhiên trên sông, cũng như đặc trưng dòng chảy của sông mà chúng tôi chọn tuyến nạo vét từ thượng lưu về hạ lưu theo chiều dòng chảy của sông Lô, phạm vi nạo vét khoảng 25ha và chiều sâu trung bình từ 1m đến 1,5m.

Diện tích nạo vét là: 25 ha.

Tốc độ bồi lắng theo quan trắc:  hàng năm trung bình 10cm/năm.

Độ dốc nạo vét :

Từ Km:0+000,00 đến Km:1+700,00 là 0,05%.

Từ Km:1+700,00 đến Km:3+911,80 là 0%, cao độ đáy -1,5m.

Đoạn nạo vét phía cuối hạ lưu tuyến chính để neo đậu tàu, thuyền: từ Km:3+911,80 đến Km:5+509,31 là 0% cao độ đáy nạo vét -4m.

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1