Thuyết minh báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi heo thit chất lượng cao

Thuyết minh báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi heo thit chất lượng cao triển khai dự án Trang trại chăn nuôi tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

Thuyết minh báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi heo thit chất lượng cao

  • Mã SP:DTM KD TTr1
  • Giá gốc:175,000,000 vnđ
  • Giá bán:155,000,000 vnđ Đặt mua

Thuyết minh báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi heo thit chất lượng cao triển khai dự án Trang trại chăn nuôi tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ix

MỞ ĐẦU 1

1. Xuất xứ của dự án 1

1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án 1

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 2

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan                 quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt .................. 2

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 3

2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 3

2.2. Các văn bản pháp lý của dự án 7

2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập 8

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 8

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường 11

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 13

1.1. Thông tin chung về dự án 13

1.1.1. Tên dự án 13

1.1.2. Chủ dự án 18

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án 13

1.1.4. Mục tiêu; quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án 18

1.2. Các hạng mục công trình của dự án 18

1.2.1. Quy mô sử dụng đất và các hạng mục công trình của dự án 18

1.2.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất khu vực thực hiện dự án 32

1.2.3. Sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với quy định của pháp luật và các quy hoạch phát triển có liên quan 33

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 33

1.3.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất phục vụ dự án 33

1.3.2. Nhu cầu cấp điện phục vụ dự án 46

1.3.3. Nhu cầu cấp nước phục vụ dự án 47

1.3.4. Sản phẩm và công suất của dự án 54

1.3.5. Nhu cầu lao động phục vụ dự án 55

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành của dự án 56

1.5. Biện pháp tổ chức thi công xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị 61

1.6. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 65

1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án 65

1.6.2. Vốn đầu tư 65

1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 66

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 68

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 68

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 68

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 74

2.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến dự án 80

2.2. Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án 80

2.2.1. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý ... 80

2.2.2. Hiện trạng tài nguyên sinh vật ... 83

CHƯƠNG 3 . ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN                          VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,                ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 84

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án  84

3.1.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai xây dựng dự án của giai đoạn 1 84

3.1.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai xây dựng dự án của giai đoạn 2 123

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 131

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động 131

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện...................... 165

3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 212

3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 213

CHƯƠNG 4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 215

4.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 215

4.2. Chương trình giám sát môi trường 223

CHƯƠNG 5.  KẾT QUẢ THAM VẤN 230

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 231

1. Kết luận 231

2. Kiến nghị 231

3. Cam kết 232

TÀI LIỆU THAM KHẢO 234

PHẦN PHỤ LỤC 235

Thuyết minh báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi heo thit chất lượng cao triển khai dự án Trang trại chăn nuôi tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai 

1. Xuất xứ của dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo (lợn) theo công nghệ sinh học

1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án

Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, không những cung cấp thực phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi người dân mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu người dân hiện nay; đặc biệt là đối với nước ta, đất nước có tới gần 70% dân số sống tại khu vực nông thôn, chiến khoảng 50% lực lượng lao động. Sự gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp kết hợp với nhu cầu thực phẩm ngày càng cao của cuộc sống đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ. Chăn nuôi là một trong những ngành phát triển kinh tế mang tầm chiến lược, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, hàng triệu nông dân, tăng thu nhập, tránh thất nhiệp. Đồng thời chăn nuôi là một trong ba lĩnh vực sản xuất dịch vụ có khả năng gây ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các tỉnh khác đang thiếu hụt sản phẩm thịt heo vì vậy thịt heo hiện nay đang trong thời kỳ tăng giá mạnh. Một số trang trại nuôi lớn theo hình thức liên doanh, liên kết với Công ty TNHH Japfa Comfees Việt Nam và Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam đang trong chuỗi quy trình chăn nuôi khép kín cũng không đủ khả năng cung cấp thịt heo vì ngành chăn nuôi vừa trải qua đợt dịch tả lợn Châu Phi hồi cuối tháng 3 năm 2019, đã làm cho thị trường thịt heo tươi, sạch trở nên khan hiếm.  

Nắm bắt được cơ hội và thực hiện chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương, nền kinh tế nông nghiệp đang có sự chuyển biến vững chắc từ nền kinh tế nông nghiệp thuần nông sang nền kinh tế đa dạng với nhiều loại cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Sự kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt là hướng mũi nhọn, làm tiền đề thúc đẩy nền kinh tế Nông nghiệp, Nông thôn. Hiện nay, ngành chăn nuôi ngày càng có vị trí quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp, đặc biệt khi vấn đề lương thực đã được giải quyết cơ bản.

Nắm bắt được thực tế đó Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát triển khai dự án Trang trại chăn nuôi tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai  Với quy mô chuồng trại: 6.000 con heo thịt; dự án nuôi gia công cho Công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam và Công ty TNHH Japfa Comfees Việt Nam để cung cấp cho chăn nuôi thương phẩm và chăn nuôi heo hậu bị, giải quyết việc thiếu sản phẩm thịt heo trên địa bàn như hiện nay, đồng thời mở rộng phát triển kinh doanh của Công ty. 

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 18 của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 và mục số 71, cột 3, Phụ lục II, Mục I của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ, dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình nộp cho Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để thẩm định, phê duyệt.

Nhằm tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2014 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn kèm theo, cùng mục đích đảm bảo chất lượng môi trường trong suốt quá trình hoạt động chăn nuôi của dự án, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát đã phối hợp với Công ty CP tư vấn đầu tư và TKXD Minh Phương tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án “ Xây dựng trang trại chăn nuôi tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”- Quy mô chuồng trại: 6.000 con heo thịt.

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo và đề xuất những giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường. Nội dung và trình tự các bước thực hiện ĐTM theo hướng dẫn tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 

 Dự án đầu tư “ Xây dựng trang trại chăn nuôi tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”- Quy mô chuồng trại: 6.000 con heo thịt” do Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát phê duyệt.

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Lĩnh vực chăn nuôi thuộc đối tượng khuyến khích đầu tư đã được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về việc chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (Quy mô 6.000 heo thịt) phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 4227/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai;

Hiện tại, khu vực xung quanh chưa được quy hoạch các đối tượng dự án tương tự. Như vậy, dự án chưa bị tác động bởi các cơ sở xung quanh, nhưng ngược lại các đối tượng xung quanh lại bị tác động bởi dự án nếu như không thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Dự án đã hoàn thiện đầy đủ về thủ tục đất đai, cụ thể Quyề sử dụng đất đã hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư. Vì vậy, không xảy ra tranh chấp hay đền bù đất đai khi thực hiện dự án.

Các văn bản pháp lý của dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo (lợn)

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3603720684, đăng ký lần đầu ngày 07/5/2020 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp; 

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCN:CH 2931/QĐ 753.

2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập

- Thuyết minh dự án đầu tư “ Xây dựng trang trại chăn nuôi tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (Quy mô chuồng trại: 6.000 con heo thịt)” của Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát;

- Các bản vẽ, sơ đồ thiết kế mặt bằng tổng thể trang trại, thoát nước mưa, nước thải liên quan đến dự án;

- Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường không khí, đất, nước ngầm, nước mặt khu vực thực hiện dự án.

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án trang trại chăn nuôi

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án “ Xây dựng trang trại chăn nuôi tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (Quy mô chuồng trại: 6.000 con heo thịt)” được thực hiện dưới sự phối hợp của các đơn vị sau:

- Chủ đầu tư : Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát

+ Địa chỉ liên hệ : Tổ 6, Khu 12, xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

+ Đại diện pháp lý: Ông Vòng Cún Cú           Chức vụ:  Giám đốc.

- Cơ quan tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư và TKXD Minh Phương

+ Địa chỉ liên hệ: 28B Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

+ Đại diện pháp lý: Ông Nguyễn Văn Thanh             Chức vụ: Giám đốc.

 + Điện thoại: 0856399630

 + Email: ctyminhphuongpmc2@gmail.com.

- Cơ quan lấy và phân tích mẫu : Công ty TNHH Thương mại dịch vụ tư vấn môi trường Tân Huy Hoàng.

+ Địa chỉ liên hệ : B24, Cư xá 301, đường D1, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đại diện pháp lý: Bà.Phạm Thị Hải Yến       Chức vụ: Giám đốc.

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường số hiệu: VIMCERTS 076.

Quá trình tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM của dự án bao gồm các bước sau:

- Bước 1: Thành lập nhóm đánh giá tác động môi trường. Lập kế hoạch chung cho công tác ĐTM và viết báo cáo ĐTM, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

- Bước 2: Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án, thực hiện các công việc như khảo sát, thu thập dữ liệu về điều kiện địa lý, địa chất, vi khí  hậu, thủy văn, tài nguyên sinh vật, kinh tế xã hội.

Tiến hành lấy và phân tích mẫu nước mặt, không khí xung quanh, đất khu vực dự án.

- Bước 3: Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như khí thải, tiếng ồn, nước thải, chất thải rắn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và đi vào hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, thu thập, phân tích, đánh giá nhanh,...

- Bước 4: Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực dự án.

- Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường giai đoạn xây dựng và hoạt động của dự án, dự phòng các sự cố môi trường có thể xảy ra và biện pháp ứng phó.

- Bước 6:  Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.

- Bước 7: Tham vấn ý kiến cộng đồng.

- Bước 8: Trình hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo.

STT

Họ và tên

Chức vụ

Chuyên ngành

Nhiệm vụ

Kinh nghiệm

Chữ ký

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát

01

Vòng Cún Cú

Giám đốc dự án

--

Kiểm tra nội dung báo cáo ĐTM, ký tên và đóng dấu

--

 

02

Anh Dũng

Phó Giám đốc

--

Phối hợp tư vấn hoàn thiện báo cáo

   --

 

Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn đầu tư và TKXD Minh Phương

01

Nguyễn Văn Thanh


Giám đốc

---

Quản lý chung dự án, ký tên và đóng dấu

20 năm

 

02

Lê Thị Thùy Duyên

Trưởng phòng
Quản lý
Môi trường

Thạc sỹ Công nghệ Môi Trường

Kiểm tra nội dung báo cáo

5 năm

 

03

Phạm Thị Thanh Nga

Nhân viên
tư vấn

Cử nhân Khoa học Môi Trường 

Thu thập số liệu, khảo sát hiện trạng

7 năm

 

04

Lê Minh Thư

Nhân viên
tư vấn

Kỹ sư môi trường

Đề xuất các phương án kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường

5 năm

 

05

Đỗ Thị Kim Mỷ

Nhân viên
tư vấn

Kỹ thuật Môi Trường

Tổng hợp số liệu, viết báo cáo

2 năm

 

Đơn vị lấy và phân tích mẫu: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ tư vấn môi trường Tân Huy Hoàng.

01

Võ Văn Minh Khoa

Nhân viên

Kỹ sư môi trường

Lấy mẫu

4 năm

 

 

Ngoài ra, Chủ đầu tư dự án cũng nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau đây:

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai;

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm Mỹ;

- Ủy ban nhân xã Xuân Tây

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường ĐTM

Báo cáo ĐTM dự án “ xây dựng trang trại chăn nuôi tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai ( Quy mô chuồng trại: 6.000 con heo thịt)”, đã sử dụng các phương pháp đánh giá để định tính và định lượng các tác động của dự án đến các điều kiện tự nhiên và môi trường. Việc định lượng hóa các tác động là một công việc khó khăn và phức tạp, tuy nhiên trong báo cáo ĐTM này chúng tôi đã tham khảo và nghiên cứu sử dụng các phương pháp đánh giá đang được sử dụng nhiều hiện nay.

Bảng 0.2: Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

STT

Phương pháp đánh giá

Phạm vi áp dụng

A

Các phương pháp ĐTM

01

Phương pháp liệt kê: Liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu, các tác động đến môi trường do hoạt động của dự án gây ra: nước thải, khí thải, chất thải rắn,…. Phương pháp này tương đối nhanh và đơn giản, giúp phân tích sơ bộ các tác động môi trường.

Đối với dự án, phương pháp liệt kê được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 của báo cáo ĐTM.

02

Phương pháp thống kê: Thu thập các số liệu về các điều kiện tự nhiên và môi trường, điều kiện về kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án từ các trung tâm nghiên cứu khác và các số liệu thống kê từ các kết quả đo đạc của nhiều dự án loại hình tương tự.

Đối với dự án, phương pháp thống kê được áp dụng chủ yếu ở Chương 2 của báo cáo ĐTM.

03

Phương pháp mô hình hóa môi trường: Một mô hình có độ chính xác cao có vai trò hỗ trợ rất nhiều cho tiến trình ra quyết định trong công tác quản lý môi trường. Các loại mô hình được tập trung xây dựng và đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực này gồm: các mô hình phát tán ô nhiễm không khí, các mô hình lan truyền ô nhiễm nước mặt và các mô hình lan truyền ô nhiễm nước ngầm. Hiện nay, trên thế giới các mô hình phát tán ô nhiễm không khí đã được xây dựng và ứng dụng khá phổ biến cho các dạng nguồn điểm (mô phỏng cho các ống khói loại thấp và loại cao) và các nguồn thải đường (mô phỏng quá trình phát tán của các phương tiện chạy trên đường giao thông).

Đối với dự án, phương pháp mô hình hóa môi trường được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 của báo cáo ĐTM.

04

Phương pháp đánh giá nhanh: Dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, chất thải rắn,…phát sinh từ hoạt động của dự án. Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm, chủ yếu sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập.

Đối với dự án, phương pháp đánh giá nhanh được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 của báo cáo ĐTM.

05

Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do các Bộ có thẩm quyền ban hành liên quan đến dự án. 

Đối với dự án, phương pháp so sánh được áp dụng chủ yếu ở Chương 2, Chương 3 trong báo cáo ĐTM.

06

Phương pháp chồng ghép bản đồ: Phương pháp này sử dụng nhiều lớp bản đồ chồng ghép lên nhau bằng phần mềm MapInfo, AutoCad để thành lập các bản đồ chuyên đề.

Đối với dự án, phương pháp chồng ghép bản đồ được sử dụng cho các bản vẽ chuyên đề.

07

Phương pháp đánh giá cộng hưởng và tích lũy: Dựa trên tải lượng ô nhiễm từ các nguồn, đánh giác tác động tổng hợp đến môi trường khi các hoạt động gây tác động hoạt động đồng thời.

Đối với dự án, phương pháp đánh giá cộng hưởng và tích lũy được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 trong báo cáo ĐTM.

08

Phương pháp chuyên gia: Các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (tài nguyên, quản lý môi trường, bản đồ học và GIS, chuyên gia sinh thái, chuyên gia về công nghệ môi trường…) sử dụng kiến thức chuyên gia của mình để nhận dạng, phân tích, đánh giá… các tác động cụ thể của dự án, đóng góp ý kiến giúp Chủ đầu tư hoàn thiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở mức thấp nhất.

Đối với dự án, phương pháp chuyên gia được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ báo cáo ĐTM.

 

B

Các phương pháp khác

01

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Điều tra, khảo sát thực địa là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định vị trí địa lý của dự án trong mối tương quan  với các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội xung quanh; hiện trạng khu đất thực hiện dự án; hiện trạng cơ sở hạ tầng khu vực thực hiện dự án.

Đối với dự án, phương pháp khảo sát thực địa được áp dụng chủ yếu ở Chương 1, Chương 2 trong báo cáo ĐTM.

02

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích chất lượng môi trường khu vực dự kiến thực hiện dự án và khu vực xung quanh bao gồm: hiện trạng môi trường đất, nước, không khí để làm cơ sở đánh giá các tác động của việc triển khai dự án tới môi trường.

Đối với dự án, phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm được áp dụng chủ yếu ở Chương 2 của báo cáo ĐTM.

03

Phương pháp kế thừa:  Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các dự án cùng loại đã được bổ sung và chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng Thẩm định.

Đối với dự án, phương pháp này được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ báo cáo ĐTM.

 

 


CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Thông tin chung về dự án

1.1.1. Tên dự án

“ Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai ( Quy mô chuồng trại: 6.000 con heo thịt)”

1.1.2. Chủ dự án

- Chủ đầu tư : Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát

- Mã số thuế: 3603720684

- Địa chỉ liên hệ : Tổ 6, Khu 12, xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

- Đại diện pháp lý: Ông Vòng Cún Cú           Chức vụ:  Giám đốc.

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án

a. Vị trí của dự án

Dự án được triển khai thực hiện trên lô đất đã thuộc quyền dử dụng đất của Chủ đầu tư với tổng diện tích sử dụng đất là 18.118,7 m2. Hiện tại vẫn đang là lô đất trống chưa có công trình. Chủ đầu tư đang trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng từ trồng cây lâu năm sang chăn nuôi. Đây là khu vực kín gió, thuận lợi cho chăn nuôi tập trung.

Tọa độ các điểm khép góc khu đất dự án được thể hiện tại Bảng 1.1:

Bảng 1.1: Giới hạn các điểm khép góc của khu đất dự án

Mốc ranh giới

Tọa độ VN 2000 múi chiếu 3o,

Kinh tuyến trục 106o15

X (m)

Y (m)

1

1.266.404

542.562

2

1.266.279

542.559

3

1266.285

542.319

4

1266.410

542.322

 

Nguồn: Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát năm 2020

 

 

b. Ranh giới tiếp giáp khu đất dự án

- Phía Bắc giáp nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam;

- Phía Nam tiếp giáp khu đất trống

- Phía Tây tiếp giáp đường ngoài và đất dân, trong tương lai tại khu vực này sẽ xây dựng nhà ở và dịch vụ;

- Phía Đông giáp đường

c. Các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội có khả năng bị tác động bởi dự án

- Khoảng cách tới khu dân cư gần nhất:

- Giao thông:

- Hệ thống sông, hồ, kênh mương thoát nước:.

- Các công trình xung quanh:

- Các công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử: Trong khu vực dự án không có các công trình văn hóa, tôn giáo và di tích lịch sử.

Theo quy định tại Quyết định số 3733/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế quy định về việc ban hành 21 chỉ tiêu vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động thì khoảng cách tối thiểu từ nguồn phát sinh của trại gia súc trên 1.000 con tới khu dân cư phải đảm bảo 500m thì dự án đảm bảo về khoảng cách.

Theo quy định áp dụng cho loại hình chăn nuôi: QCVN 01-14:2010/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại nuôi lợn an toàn sinh học. Quy định như sau: Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người tối thiểu 100m (điểm 2.1.2; mục 2.1. Vị trí, địa điểm; phần 2. Quy định về kỹ thuật). Như vậy địa điểm bảo đảm về mặt kỹ thuật.

Mục tiêu; quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án

Ø Mục tiêu của dự án:

- Hướng tới chăn nuôi với quy mô lớn với mô hình công nghiệp khép kín, hiện đại.

- Cung cấp con giống bảo đảm chất lượng, an toàn về dịch bệnh và từng bước tạo thành vùng chăn nuôi heo nái sinh sản để chủ động cung ứng con giống đầu ra cho Công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam.

- Dự án được thực hiện tạo việc làm cho người lao động sở tại (khoảng 60 lao động thường xuyên) và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

- Phát triển kinh doanh, tăng lợi nhuận cho công ty.

Ø Quy mô, công suất của dự án:

Tổng công suất của dự án trong giai đoạn vận hành ổn định là 6.000 con heo thịt, trong đó:

- Giai đoạn 1 (chính thức hoạt động từ tháng 01/2021) với quy mô chuồng trại: 4.000 con heo thịt

- Giai đoạn 2 (chính thức hoạt động từ tháng 1/2023) với quy mô chuồng trại: 2.000 con heo thịt

Ø Công nghệ, loại hình dự án:

Dự án thuộc loại hình chăn nuôi có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tuy nhiên không thuộc các ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng được quy định tại Phụ lục IIa, Mục I của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ.

1.2. Các hạng mục công trình của dự án

1.2.1. Quy mô sử dụng đất và các hạng mục công trình của dự án

1.2.1.1. Quy mô sử dụng đất

Tổng diện tích khu đất dự án là 18.118,7 m2 . Quy mô sử dụng đất như sau:

Cam kết

Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát – Chủ dự án xin cam kết:

- Đảm bảo kinh phí đầu tư, tiến độ hoàn thành các công trình, biện pháp xử lý môi trường theo đúng chương trình quản lý môi trường đã đề ra trong báo cáo ĐTM;

- Cam kết hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo ĐTM. Tất cả các công trình bảo vệ môi trường sẽ được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành trước khi đưa vào vận hành chính thức;

- Cam kết các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã đề xuất trong báo cáo ĐTM đảm bảo xử lý các chất thải phát sinh từ dự án đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường mà Chủ dự án đã đề xuất không đảm bảo khả năng tiếp nhận, xử lý các chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất thì Chủ dự án sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để cải tạo các công trình và thay đổi các phương pháp quản lý cho phù hợp;

- Đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện giám sát chất lượng môi trường định kỳ đã đề ra trong Chương 4 của báo cáo. Thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ và nộp Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ 1 lần/năm đến Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai và Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Cẩm Mỹ. Các nguồn chất thải phát sinh do hoạt động của dự án phải nằm trong giới hạn cho phép của các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường, cụ thể như sau:

+ Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

+ Quy chuẩn Việt Nam QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (cột B, Kv = 1; Kp = 1);

+ Quy chuẩn Việt Nam QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

+ Quy chuẩn Việt Nam QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

+ Quy chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

+ QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

+ QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

+ QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

+ QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

+ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;

+ QCVN 62-MT:2016/BTNMT (cột B)- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chăn nuôi;

- Đảm bảo việc quản lý chất thải rắn tuân thủ Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

- Có bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường;

- Cam kết tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường, các Nghị định, Thông tư và các quy định liên quan; Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM và nội dung Báo cáo ĐTM;

- Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong suốt quá trình hoạt động của dự án cho tới khi kết thúc hoạt động;

- Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các rủi ro, sự cố môi trường xảy ra do triển khai dự án.

Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát cam kết chịu trách nhiệm trước Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu xảy sự cố gây ô nhiễm môi trường và vi phạm các tiêu chuẩn Việt Nam, các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2019, Cục thống kê Đồng Nai;

- Đặc điểm địa chất, địa mạo Việt Nam, Chuyên khảo địa lý Việt Nam, Lê Đức An, Lại Huy Anh, Ngô Quang Toàn, NXB Hà Nội, 1999;

- Khí hậu Việt Nam, Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, NXB khoa học kỹ thuật, 1993;

- Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ tại Tp. Hồ Chí Minh;

- Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 1: Ô nhiễm không khí và tính toán khuếch tán chất ô nhiễm; tập 2: Cơ học về bụi và phương pháp xử lý bụi, GS.TS Trần Ngọc Chấn, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1999;

- Ô nhiễm không khí, PGS.TS. Đinh Xuân Thắng, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2003;

- Ô nhiễm không khí, GS.TS.Trần Ngọc Chấn, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004;

- Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – tính toán thiết kế công trình, PGS.TS. Lâm Minh Triết (Chủ biên), Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân, NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2008;

- Giáo trình cấp thoát nước, Hoàng Huệ, 1997;

- Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, PTS. Lê Trình, 1997;

- Xử lý nước thải đô thị, TS.Trần Đức Hạ, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2006;

- Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, TS.Trịnh Xuân Lai, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2000;

- Quản lý chất thải rắn, GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị Kim Thái, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2001;

- Báo cáo Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Việt Nam, Cục bảo vệ môi trường, năm 2010;

- Michigan Department Of Environmental Quality – Environmental  Science And Services Division;

- Handbook of emission, Non Industrial source, Netherlands, 1987;

Xem thêm Thuyết minh báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi heo thit chất lượng cao triển khai dự án Trang trại chăn nuôi 

Thuyết minh báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi heo thit chất lượng cao triển khai dự án Trang trại chăn nuôi tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

Thuyết minh quy trình công nghệ: Bể tự hoại đồng thời làm hai chức năng lắng và phân hủy, lên men cặn lắng với hiệu quả xử lý đạt 65 - 70%. Quá trình xử lý chủ yếu trong bể tự hoại là quá trình phân hủy kỵ khí. Các chất rắn lơ lửng sau khi được lắng xuống đáy được hệ vi sinh vật kị khí ở đây lên men, phân hủy tạo thành NH4, H2S... Với đặc tính của nước thải này chứa hàm lượng các hợp chất hữu cơ cao tạo môi trường hoạt động cho các loại vi sinh vật phân hủy kị khí. Mặc dù quá trình phân hủy kị khí diễn ra chậm nhưng phù hợp với các nguồn thải có BOD lớn, không cần sục khí, hệ thống xử lý đơn giản, thân thiện với môi trường.

Để nâng cao hiệu quả xử lý của bể, Chủ dự án định kỳ 6tháng/1lần bổ sung chế phẩm sinh học EM vào bể.

Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý ở các bể tự hoại và bể tách dầu mỡ được thu gom theo ống dẫn PVC 110 chảy vào hệ thống thoát nước mưa và thoát xuống hồ sinh học của dự án.

* Nước rỉ từ các bao phân trong quá trình lưu giữ phân: Xây dựng rãnh thu gom nước rỉ từ các bao phân ở trong nhà chứa phân. Nước thải sau khi thu gom vào các rãnh sẽ theo đường ống PVC110 chảy vào rãnh thu gom nước thải chăn nuôi để cùng xử lý với nước thải từ quá trình chăn nuôi.

* Nước rỉ phát sinh từ quá trình phơi phân tại sân phơi phân và nước rửa, vệ sinh sân phơi phân: Xung quanh khu vực sân phơi phân xây dựng rãnh thu gom nước rỉ từ quá trình phơi phân. Nước thải sau khi thu gom vào các rãnh sẽ được chảy vào rãnh thu gom nước thải chăn nuôi để cùng xử lý với nước thải từ quá trình chăn nuôi.

* Nước thải chăn nuôi: Toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi của dự án được thu gom và xử lý theo sơ đồ sau:


 

 

 

 

Hình 4.3: Sơ đồ thu gom xử lý nước thải chăn nuôi của dự án

Nước thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi được thu gom bằng các rãnh thoát nước nằm dọc hai bên sườn mỗi nhà nuôi (kích thước rộng 1,2; sâu 0,14m) trước khi chảy vào hệ thống rãnh thu gom nước chung B400 được xây dựng phía cuối 02 nhà nuôi. Trên rãnh thu bố trí các hố ga ở các góc của rãnh có tác dụng lắng cặn phân và chống tắc cho rãnh trong quá trình thu gom. Nước thải sau đó tiếp tục được chảy vào bể thu gom phân.

- Bể thu gom phân có thể tích 63m3 (7x3x3m): Ở bể xây dựng các tường chắn so le có tác dụng ngăn, tăng hiệu quả của quá trình lắng phân. Hàng ngày phân sẽ được thu gom từ bể về phơi khô tại sân phơi phân. Nước thải sau khi qua bể thu gom phân được chảy vào xử lý ở bể Biogas.

- Bể Biogas: Bể được làm bằng bạt HDPE với dung tích 2.400m3

Nguyên lý hoạt động của Bể Biogas: Nước thải phát sinh được đưa vào bể, do nước thải mới cho vào nên các phản ứng phân hủy yếm khí chưa xảy ra vì thế nên áp suất trong bể và áp suất khí quyển bằng nhau. Theo thời gian các phản ứng phân hủy xảy ra, trong bể bắt đầu sinh khí. Khí được sinh ra sẽ tích lại phía trên làm cho lớp bạt HDPE bên trên phồng lên và nén xuống mặt phân hủy đẩy dịch tràn (đã phân hủy) ra ngoài.

Nước thải sau khi đi được xử lý bằng bể Biogas được tiếp tục chảy sang bể chứa bã phân trước khi chảy sang hệ thống các bể lắng, lọc.

- Bể chứa bã phân có kích thước 85m3 (10 x 5 x 1,7m): Có tác dụng ngăn các bã phân, váng phân lơ lửng có lẫn trong nước thải sau khi xử lý bằng bể Biogas. Ở bể xây dựng các tường chắn so le với khoảng cách 2,5m bố trí một tường chắn có tác dụng ngăn, tăng hiệu quả của quá trình lắng bã phân. Ở cuối bể xây dựng 01 kè chắn có tác dụng tách các váng, bã phân có trong nước thải trước khi chảy sang bể lắng.

- Bể lắng có thể tích 50m3 (5 x 4 x 2,5m): Bể có tác dụng tiếp tục lắng cặn các chất rắn lơ lửng có trong nước thải. Ngoài ra bể có tác dụng giúp điều hòa lưu lượng dòng chảy trước khi vào xử lý tại bể lọc.

- Bể lọc 3 ngăn với tổng thể tích là 60m3 (6x4x2,5m): Được chia ra làm 03 ngăn lọc với kích thước mỗi ngăn là 20m3 (4x2x2,5m):

+ Ngăn thứ nhất chứa sỏi cuội: Trong bể có bổ xung 1 lớp sỏi có tác dụng như như một lớp vật liệu lọc, giữ lại các thành phần có khả năng lắng đọng trong dòng nước thải. Đồng thời các hạt sỏi này cũng đóng vai trò như những giá thể bám dính cho các loài vi sinh vật kỵ khí. Sau thời gian hoạt động, các vi sinh vật kỵ khí sinh trưởng và phát triển trên bề mặt hạt sỏi, tạo thành lớp màng sinh học. Khi dòng nước thải chuyển động qua lớp sỏi, lớp màng vi sinh tiếp xúc với dòng nước, các vi sinh vật kỵ khí hấp thụ các thành phần ô nhiễm trong dòng nước thải làm nguồn dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

+ Ngăn thứ hai chứa cát: Lớp cát trong bể có tác dụng chính là ngăn, giữ lại các chất rắn lơ lửng có trong nước thải. Lớp cát sẽ được chủ dự án tiến hành thay định kỳ (3 tháng thay 1 lần) để đảm bảo hiệu quả xử lý của bể cũng như không làm tắc nghẽn dòng chảy ảnh hưởng tới quá trình xử lý.

+ Ngăn cuối cùng chứa than hoạt tính: Than hoạt tính có khả năng hấp phụ các độc chất và một số chất hữa cơ có trong nước thải. Ngoài ra các hạt than này cũng đóng vai trò như những giá thể bám dính cho các loài vi sinh vật kỵ khí, tạo thành các màng sinh học giống như lớp sỏi.

- Hồ sinh học: Nước thải sau khi xử lý bằng hệ thống các bể lắng lọc được thu gom chảy vào hồ sinh học nằm phía cuối dự án với tổng diện tích là 850m2 sâu 3m đảm bảo tiếp nhận và xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.

+ Nguyên tắc hoạt động: Hồ sinh học dùng xử lý nước thải dựa vào quá trình tự làm sạch của hồ. Khi nước vào hồ do vận tốc nước chảy nhỏ, các loại cặn lắng có tỷ trọng lớn được lắng xuống đáy, các chất bẩn hữu cơ còn lại lơ lửng trong nước sẽ được vi khuẩn hấp thụ và oxy hoá. Ở gần sát mặt nước tồn tại nhiều VSV hiếu khí, tại đây oxy được cung cấp từ quá trình hoà tan từ không khí do chuyển động của sóng, gió. Lượng oxy hoà tan này không nhiều nhưng khá ổn định, lượng oxy còn có trong tầng nước do sự quang hợp của tảo. Nhờ có oxy quá trình chuyển hoá hiếu khí của VSV xảy ra mạnh, chất hữu cơ nhanh chóng bị phân huỷ cho sản phẩm là sinh khối, CO2, các muối nitrat, nitrit...

Khí CO2 và hợp chất N, P lại được rong tảo sử dụng trong quá trình quang hợp. Trong giai đoạn này sẽ giải phóng oxy, cung cấp cho quá trình oxy hoá các chất hữu cơ của vi khuẩn. Sự hoạt động của rong, tảo tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi chất của vi khuẩn. Như vậy vi khuẩn hiếu khí và tảo tạo ra một vòng khép kín của sự chuyển hoá vật chất. Tuy nhiên trong trường hợp nước thải đậm đặc chất hữu cơ, tảo có thể chuyển từ hình thức tự dưỡng sang dị dưỡng và tham gia vào quá trình oxy hoá chất hữu cơ. Nấm, xạ khuẩn có trong nước thải cũng thực hiện vai trò tương tự.

Ở phần đáy hồ, các chất hữu cơ có tỷ trọng lớn lắng xuống thường đây là các chất khó phân hủy, trong môi trường đáy hồ rất thiếu oxy nên phát triển VSV yếm khí. Các VSV này tham gia chuyển hóa chất hữu cơ thành các acid hữu cơ, rượu vể VSV khác tiếp tục chuyển hóa thành khí CH4, H2S, CO2 , CH3… Trong đó CO2 và CH3 có ý nghĩa giúp rong tảo phát triển mạnh, ngược lại trong quá trình phát triển rong, tảo tạo ra oxy là yếu tố không thuận lợi cho sự phát triển của VSV yếm khí. Tuy nhiên rong, tảo chỉ phát triển mạnh ở phần gần ánh sáng mặt trời nên lượng oxy tạo ra một phần bay vào không khí, một phần được VSV hiếu khí sử dụng nên sự ảnh hưởng đến VSV yếm khí không đáng kể. Phần đáy hồ khi rong tảo chết thì xác của chúng sẽ là chất dinh dưỡng cho VSV đáy hồ phát triển.

Ngoài việc xử lý, nước ở hồ còn có thể sử dụng cho các mục đích khác như: Nuôi trồng thuỷ sản, Làm nguồn nước để tưới cho cây trồng và điều hòa dòng chảy.

Ngoài ra để tăng thêm hiệu quả xử lý của hồ sinh học, chủ dự án sẽ tiến hành thả thêm bèo tây vào trong các hồ, làm tăng khả năng tự làm sạch của hồ.

Toàn bộ lượng nước thải sau khi được xử lý bằng hồ sinh học được chảy ra ngoài ngòi Cầu Sim.

Chủ dự án cam kết đảm bảo sẽ xử lý nước thải đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp và QCVN 01-14:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học) trước khi thải ra ngoài môi trường.

a3. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn

* Đối với chất thải sinh hoạt

Chủ dự án sẽ đặt các xô đựng rác với dung tích từ 10 – 20 lit ở nhà văn phòng, nhà ăn và nhà bếp của dự án. Hàng ngày, thu gom, phân loại vận chuyển ra cổng của dự án.

Chủ dự án sẽ hợp đồng với tổ thu gom rác thải của địa phương vào cuối buổi chiều mỗi ngày đến thu gom, vận chuyển đi xử lý theo quy định.

- Đối với thức ăn thừa có thể tận dụng từ nhà bếp, sẽ được thu gom làm thức ăn chăn nuôi.

- Đối với bùn dư tại hệ thống bể tự hoại: Chủ dự án sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý đến hút định kỳ 1 năm/lần.

* Chất thải rắn chăn nuôi:

- Bao bì đựng cám được giữ lại một phần để làm bao đựng phân, phần còn lại và lọ đựng thuốc được thu gom để vào kho chứa cám sau đó xuất lại cho nhà cung cấp để tái sử dụng.

- Phân lợn phát sinh từ các dãy chuồng nuôi được chủ dự án cho công nhân tiến hành thu gom hót và đóng bao ngay tại các chuồng nuôi. Sau đó sẽ lưu giữ tạm thời vào trong nhà chứa phân. Hàng ngày bán cho các cơ sở, hộ dân có nhu cầu thu mua làm thức ăn cho cá hoặc để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Đối với lượng phân bị cuốn theo dòng nước rửa chuồng sẽ được thu gom hàng ngày từ bể thu gom phân được chủ dự án phơi khô tại sân phơi phân trước khi đóng bao. Trong quá trình phơi phân chủ dự án sẽ tiến hành phun chế phẩm EM hoặc bổ sung vôi bột để hạn chế mùi và các loại vi khuẩn gây bệnh.

Lượng phân sau khi phơi khô, đóng bao sẽ được lưu giữ tạm thời vào kho lưu giữ phân và bán cho các cơ sở, hộ dân có nhu cầu thu mua làm thức ăn cho cá hoặc để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Đối với bùn, cặn do quá trình nạo vét các bể xử lý được sử dụng để bón cây hoặc bán cho các hộ dân có nhu cầu thu mua phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

a4. Các biện pháp quản lý chất thải nguy hại:

Chủ dự án sẽ thu gom toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh, lưu giữ vào các thùng chứa khác nhau dán mã số tương ứng với từng loại bên ngoài thùng và để vào kho chứa chất thải nguy hại, bên ngoài kho dán mác cảnh báo CTNH.

Kho chứa chất thải nguy hại có diện tích 6m2 (Vị trí được thể hiện rõ trên sơ đồ đính kèm phần phụ lục của báo cáo). Tường xây bằng gạch chắc chắn, mái lợp tôn, nền đổ bê tông, có cửa ra vào.

Chủ dự án sẽ ký hợp đồng với đơn vị chức năng đến vận chuyển và mang chất thải nguy hại đi xử lý theo đúng quy định hiện hành. Định kỳ mỗi năm một lần báo cáo với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang về tình hình phát sinh và công tác quản lý chất thải nguy hại của dự án.

Riêng đối với xác vật nuôi chết không rõ nguyên nhân và do dịch bệnh: Chủ dự án sẽ tiến hành phối hợp với cơ quan thú y và các cơ quan có chức năng có biện pháp tiêu hủy, xử lý theo đúng quy trình hiện hành. Chủ dự án cam kết tuyệt đối giết mổ bán ra thị trường và không vứt bừa bãi ra ngoài môi trường.

4.1.3.2. Nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải

b1. Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng:

Trong quá trình chăn nuôi chủ dự án cam kết sẽ không sử dụng các loại chất cấm trong chăn nuôi theo quy định của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn. Đảm bảo chất lượng của sản phẩm đầu ra đạt yêu cầu của đơn vị khách hàng và không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người tiêu dùng.

b2. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: Để giảm thiểu tiếng ồn và độ rung Chủ dự án thực hiện các biện pháp sau:

- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị.

- Bố trí trồng cây xanh ở những vị trí đất trống để giảm thiểu tiếng ồn phát tán ra môi trường xung quanh.

- Xây dựng tường bao quanh để cách âm.

- Chăm sóc đúng phương pháp và cho lợn ăn đúng giờ để hạn chế tiếng ồn.

b3. Các biện pháp giảm thiểu giao thông trong khu vực: Chủ dự án lập kế hoạch điều động xe vào dự án một cách hợp lý không làm ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân. Thường xuyên quán triệt việc chấp hành luật giao thông, kiểm tra chất lượng xe trước khi đi vào hoạt động.

b4. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực từ dự án đến kinh tế - xã hội: Chủ dự án sẽ phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng các phương án, kế hoạch quản lý chặt chẽ trật tự an ninh xã hội tránh gây mất trật tự trị an trong khu vực.

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1