Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất ống thép

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất ống thép nằm ngoài Khu công nghiệp Cái Mép thuộc địa phận xã Tân Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất ống thép

  • Giá gốc:550,000,000 vnđ
  • Giá bán:500,000,000 vnđ Đặt mua

MỤC LỤC

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất ống thép nằm ngoài Khu công nghiệp Cái Mép thuộc địa phận xã Tân Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 1

DANH MỤC CÁC BẢNG 2

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 6

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 7

MỞ ĐẦU 19

1. Xuất xứ của dự án 19

2. Căn cứ  pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 20

3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 23

4. Tổ chức thực hiện ĐTM 28

Chương 1. 30

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 30

1.1. Tên dự án 30

1.2. Chủ dự án 30

1.3. Vị trí địa lý của dự án 30

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 33

1.4.1. Mô tả mục tiêu dự án 33

1.4.1.1. Mục tiêu chiến lược 33

1.4.1.2. Mục tiêu cụ thể 34

1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án 34

1.4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án 35

1.4.3.1. Nhà văn phòng 35

1.4.3.2. Khối nhà ở chuyên gia 36

1.4.3.3. Khối nhà hàng 37

1.4.3.4. Khối nhà dịch vụ 38

1.4.3.5. Các công trình công nghiệp 38

1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành 39

1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị 41

1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án 44

1.4.6.1. Sản phẩm và quy mô công suất của nhà máy 44

1.4.6.2. Nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào 44

1.4.6.3. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước 44

1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án 46

1.4.8. Vốn đầu tư 46

1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 47

Chương 2. 49

ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 49

2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên 49

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 49

2.1.2. Điều kiện về khí tượng 52

2.1.2.1. Nhiệt độ 52

2.1.2.2. Độ ẩm 52

2.1.2.3. Chế độ mưa 53

2.1.2.4. Bức xạ nhiệt 54

2.1.2.5. Bão 55

2.1.3. Điều kiện về thủy văn 57

2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý 59

2.1.4.1. Hiện trạng môi trường không khí 59

2.1.4.2. Hiện trạng môi trường nước 61

2.1.4.3. Hiện trạng môi trường đất 66

2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học 67

2.1.5.1. Hệ sinh thái trên cạn 67

2.1.5.2. Hệ sinh thái dưới nước 68

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Tân Hòa 72

2.2.1. Điều kiện về kinh tế 72

2.2.1.1. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 72

2.2.1.2. Thương mại – dịch vụ 72

2.2.1.3. Nông nghiệp 72

2.2.1.4. Ngư  nghiệp 73

2.2.1.5. Diêm nghiệp 73

2.2.2. Điều kiện về xã hội 73

2.2.2.1. Giáo dục 73

2.2.2.2. Y tế 73

2.2.2.3. Văn hóa thông tin – thể thao 73

2.2.2.4. Thương binh xã hội 74

2.2.2.5. Công tác xóa đói, giảm nghèo 74

Chương 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 75

3.1. Đánh giá tác động 75

3.1.1. Nguồn tác động 75

3.1.1.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công xây dựng 75

3.1.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động 76

3.1.2. Đối tượng, quy mô bị tác động 79

3.1.2.1. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng 79

3.1.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn vận hành nhà máy 80

3.1.3. Đánh giá tác động môi trường 81

3.1.3.1. Trong quá trình san lấp mặt bằng, thi công xây dựng 81

3.1.3.2. Trong giai đoạn hoạt động của nhà máy sản xuất thép ống đúc 101

3.1.4. Dự báo về những rủi ro và sự cố môi trường do dự án gây ra 118

3.1.4.1. Những rủi ro trong quá trình xây dựng 118

3.1.4.2. Những rủi ro trong giai đoạn vận hành 119

3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 122

3.2.1. Các phương pháp sử dụng để đánh giá tác động môi trường 122

3.2.2. Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp 123

Chương 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 124

4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường 124

4.1.1. Trong giai đoạn xây dựng, giải phóng mặt bằng Dự án 124

4.1.2.1. Các biện pháp tổ chức thi công xây dựng, giải phóng mặt bằng 124

4.1.2.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng 124

4.1.2.3. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động của công nhân 125

4.1.2.4. Các biện pháp an toàn lao động 125

4.1.2.5. Các biện pháp khác 126

4.1.2. Trong giai đoạn vận hành 126

4.1.3.1. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 126

4.1.3.2. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 130

4.1.3.3. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn 137

4.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố 138

4.2.1. Trong giai đoạn xây dựng 138

4.2.2. Trong giai đoạn vận hành 140

Chương 5. 149

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 149

5.1. Chương trình quản lý môi trường 149

5.2. Chương trình giám sát môi trường 161

5.2.1. Giám sát chất thải 161

5.2.2. Giám sát môi trường xung quanh 162

5.2.3. Giám sát khác 163

Chương 6. 164

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 164

6.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân xã Tân Hòa 164

6.2. Ý kiến của Ủy ban mặt trận tổ quốc xã Tân Hòa 164

6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức được thẩm vấn 165

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 166

1. Kết luận 166

2. Kiến nghị 167

3. Cam kết 167

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

 

- ĐTM

:

Đánh giá tác động môi trường

- TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

- TM – DV - XD

:

Thương mại – Dịch vụ - Xây dựng

- UBND

:

Ủy Ban Nhân Dân

- NLT

:

Nông lâm trường

- BTNMT

:

Bộ Tài nguyên & Môi trường

- NĐ

:

Nghị định

- CP

:

Chính phủ

- TT

:

Thông tư

- BXD

:

Bộ xây dựng

- BNN

:

Bộ Nông nghiệp

- QCVN

:

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

- WB

:

World Bank

- KH&CN

:

Khoa học & Công nghệ

- BOD

:

Nhu cầu oxy sinh học

- COD

:

Nhu cầu oxy hóa học

- SS

:

Chất rắn lơ lửng

 

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tọa độ giới hạn khu đất 31

Bảng 1.2 Bảng cân bằng sử dụng đất 34

Bảng 1.3 Chiều cao khối nhà văn phòng 36

Bảng 1.4 Chiều cao các tầng khối nhà ở chuyên gia 37

Bảng 1.5 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ dự án 41

Bảng 1.6 Danh mục nguyên vật liệu, hóa chất 44

Bảng 1.7 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy 45

Bảng 1.8 Tiến độ dự kiến thực hiện dự án 46

Bảng 1.9 Tổng mức đầu tư của Dự án “Nhà máy sản xuất ống thép đúc” 46

Bảng 1.10 Số lượng cán bộ, công nhân viên làm việc tại nhà máy 47

Bảng 2.1 Các chỉ tiêu đặc trưng của lớp đất – Lớp 1 49

Bảng 2.2 Các chỉ tiêu đặc trưng của lớp đất – Lớp 2 50

Bảng 2.3 Các chỉ tiêu đặc trưng của lớp đất – Lớp 3 50

Bảng 2.4 Các chỉ tiêu đặc trưng của lớp đất – Lớp 4 51

Bảng 2.5 Nhiệt độ trung bình tháng (oC) giai đoạn 2005-2010 52

Bảng 2.6 Độ ẩm trung bình tháng (%) giai đoạn 2005 - 2010 53

Bảng 2.7 Lượng mưa trung bình tháng giai đọan 2001-2007 (mm) 53

Bảng 2.8 Số giờ nắng trung bình tháng (giờ) giai đoạn 2005-2010 54

Bảng 2.9   Phân bố các xoáy thuận nhiệt đới tại khu vực biển Đông Nam Việt Nam 56

Bảng 2.10 Các giá trị đặc trưng của mực nước 58

Bảng 2.11 Thời gian, vị trí lấy mẫu không khí 59

Bảng 2.12 Kết quả đo các yếu tố khí tượng và tiếng ồn 60

Bảng 2.13 Kết quả đo độ ồn và chất lượng môi trường không khí 60

Bảng 2.14 Vị trí lấy mẫu nước mặt 61

Bảng 2.15 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt xung quanh dự án 62

Bảng 2.16 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt bên trong dự án 64

Bảng 2.17 Vị trí lấy mẫu đất 66

Bảng 2.18 Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất 66

Bảng 2.19  Chỉ số sinh học của quần xã thực vật phiêu sinh 69

Bảng 2.20 Số loài và tỷ lệ của các nhóm thực vật phiêu sinh 69

Bảng 2.21 Chỉ số sinh học của quần xã động vật phiêu sinh 70

Bảng 2.22 Số loài và tỷ lệ của các nhóm động vật phiêu sinh 70

Bảng 2.23  Chỉ số sinh học của quần xã động vật đáy tại khu vực dự án 71

Bảng 2.24 Số loài và tỷ lệ của các nhóm động vật đáy 71

Bảng 3.1 Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng, giải phóng mặt bằng 75

Bảng 3.2 Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng, san lấp mặt bằng 76

Bảng 3.3 Các hoạt động và nguồn gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn hoạt động 77

Bảng 3.4 Các hoạt động và nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn hoạt động 78

Bảng 3.5 Các hoạt động và nguồn gây phát sinh chất thải rắn trong giai đoạn hoạt động 78

Bảng 3.6 Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải giai đoạn hoạt động 79

Bảng 3.7 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng, san lấp mặt bằng 80

Bảng 3.8 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động 80

Bảng 3.9 Hệ số tải lượng ô nhiễm trong khí thải của các loại động cơ sử dụng dẩu DO 83

Bảng 3.10 Hệ số ô nhiễm do đốt dầu DO từ các phương tiện vận chuyển tính trên lượng nhiên liệu sử dụng 83

Bảng 3.11 Hệ số ô nhiễm do đốt dầu DO từ các phương tiện vận chuyển tính trên quãng đường vận chuyển 84

Bảng 3.12Tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO từ các phương tiện vận chuyển đường bộ tính trên lượng nhiên liệu sử dụng. 84

Bảng 3.13 Tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO từ các phương tiện vận chuyển đường bộ tính trên quãng đường vận chuyển. 85

Bảng 3.14 Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển đường thủy sử  dụng dầu diesel 85

Bảng 3.15 Tải lượng bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển 86

Bảng 3.16 Hệ số và tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO của các phương tiện thi công trong công trường 87

Bảng 3.17 Nguyên nhân và hệ số phát thải các chất ô nhiễm không khí trong quá trình thi công xây dựng 88

Bảng 3.18 Mức ồn từ các thiết bị thi công 89

Bảng 3.19 Ước tính mức ồn từ các thiết bị thi công theo khoảng cách tính từ vị trí đặt thiết bị 90

Bảng 3.20 Định mức hao hụt vật liệu do thi công 93

Bảng 3.21   Ước tính diện tích đất bị ảnh hưởng do gia cố nền bằng cọc bê tông cốt thép 95

Bảng 3.22 Ước tính diện tích đất bị ảnh hưởng do xử lý nền  bằng phương pháp bù lún theo thời gian 96

Bảng 3.23 Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án 100

Bảng 3.24 Hệ số ô nhiễm trong khói thải từ quá trình sử dụng khí hóa lỏng LPG cho lò nung 102

Bảng 3.25 Tải lượng ô nhiễm trong khói thải từ lò nung sử dụng nhiên liệu đốt là LPG 102

Bảng 3.26 Hệ số ô nhiễm và tải lượng bụi phát sinh từ nguồn thải chính của nhà xưởng 103

Bảng 3.27 Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông trong một ngày tại nhà máy 104

Bảng 3.28 Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông 104

Bảng 3.29 Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông chính trong nhà máy 104

Bảng 3.30 Thông số máy phát điện của nhà máy 105

Bảng 3.31 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện trong một giờ 106

Bảng 3.32 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 106

Bảng 3.33 Kết quả đo mức ồn của một số thiết bị 109

Bảng 3.34 Tổng tải lượng các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý sơ bộ) của Nhà máy 110

Bảng 3.35 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của nhà máy 111

Bảng 3.36 Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 112

Bảng 3.37 Danh mục và khối lượng chất thải không nguy hại trong quá trình sản xuất 113

Bảng 3.38 Mã số, chủng loại, số lượng chất thải nguy hại của dự án 114

Bảng 3.39 Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình hoạt động 117

Bảng 3.40 Mức độ ảnh hưởng của bức xạ nhiệt 120

Bảng 3.41 Mức độ tác động quá áp 121

Bảng 3.42 Độ tin cậy của các phương pháp ĐTM 123

Bảng 4.1 Các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí tổng quan 127

Bảng 4.2 Tiêu chuẩn các yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động 129

Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường 150

Bảng 5.2 Các chương trình giám sát khác 163

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG BÁO CAO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ỐNG THÉP

I. Thông tin chung

1.1. Địa chỉ liên hệ của chủ dự án

36 Lê Lai – Phường 12 – Quận Tân Bình Tp. HCM

1.2. Phương tiện liên lạc với chủ dự án

- Số điện thoại: (08) 39491458

- Số Fax: (08)  39491459

- Email: lebinh@ctgas.com.vn

1.3. Địa điểm thực hiện dự án

Khu đất có tổng diện tích 50 ha nằm ngoài Khu công nghiệp Cái Mép thuộc địa phận xã Tân Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

      Vị trí dự án có tứ cận được xác định như sau:

- Phía Bắc : Đường QH Phước Hòa Cái Mép (99B)

- Phía Đông : Đường Quy Hoach Liên HQ

- Phía Nam           : Sông Rạng

- Phía Tây : Sông Nhỏ Nhát

II. Quy mô sản xuất, kinh doanh

2.1. Loại hình sản xuất: Sản xuất ống thép

2.2. Công suất sản xuất của nhà máy: 195.000 tấn/năm

2.3. Quy trình sản xuất ống thép đúc

III. Các tác động môi trường

3. 

3.1. Các tác động đến đời sống cộng đồng

Khi nhà máy ra đời sẽ  tập trung một lượng lớn  người lao động, làm công tác ổn định an ninh trật tự của chính quyền phức tạp, tệ nạn xã hội có thể gia tăng.

Về mặt tích cực, sự phát triển của dự án sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho những người dân đại phương, nâng cao đời sống của dân trong vùng cũng như tạo nên cảnh quan mới với tiến trình đô thị hoá nhanh hơn. Điều này cũng góp phần làm tăng nhanh dân trí và ý thức văn minh đô thị cho nhân dân trong khu vực.

3.2. Các loại chất thải phát sinh

a) Bụi, khí thải

Nguồn phát sinh khí thải trong quá trình hoạt động của nhà máy bao gồm:

- Công đoạn làm sạch sơ bộ;

- Công đoạn nung sơ bộ;

- Công đoạn xử lý bề mặt;

- Công đoạn thổi sạch bề mặt, kiểm tra

- Công đoạn gia nhiệt;

- Công đoạn xử lý đầu ống

b) Nước thải

Hoạt động sản xuất của nhà máy sẽ làm phát sinh các loại nước thải

Nước thải sản xuất: quá trình hoạt động của nhà máy sử dụng nước cho các công đoạn: làm sạch (cạo gỉ), làm mát, hệ thống thủy lực thử ống đúc…ước khoảng 600m3/ngày.

Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ sinh hoạt của công nhân, nhân viên làm việc tại nhà máy 30m3/ngày.

Nước mưa chảy tràn: Được qui ước là nước thải sạch, nếu Công ty quản lý tốt chất thải rắn, các nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, dầu mỡ…. Nước mưa chảy tràn qua Nhà máy, tính cho ngày mưa lớn nhất của khu vực, ước khoảng: 78.600 m3

c) Chất thải rắn

Các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy bao gồm:

Chất thải rắn sản xuất (không nguy hại): thép vụn, bụi gỉ sắt (cạo gỉ), thùng giấy, gỗ bọc nguyên liệu thải bỏ, …ước khoảng 1310 kg/tháng.

Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ khu vực căn tin, sinh hoạt của nhân viên, công nhân. Với lượng công nhân, nhân viên làm việc tại nhà máy khi đi vào hoạt động ổn định: 292 người, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng: 146 kg/ngày.

Chất thải nguy hại: giẻ lau dính dầu mỡ, dầu mỡ thừa, bùn từ hệ thống xử lý nước thải, bong đèn hỏng, hộp mực in, …Khối lượng của từng loại chất thải rắn nguy hại được cho trong bảng sau:

TT

Tên chất thải

Số lượng


CTNH

Tính chất nguy hại chính

Ngưỡng nguy hại

1

Giẻ lau dầu

0,5 – 1,0 kg/ngày

18 02 01

Đ, ĐS

*

2

Pin thải

6 kg/tháng

16 01 12

Đ, ĐS

**

3

Bóng đèn

30 kg/tháng

16 01 06

Đ, ĐS

**

4

Thùng phuy, can nhựa dính dầu nhớt

600 cái/tháng

18 01 01

Đ, ĐS

*

6

Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải nhà máy

35-50 kg/ngày

14 01 06

Đ, ĐS

*

3.3. Các tác động khác

a) Sự cố cháy nổ

Các nguyên nhân có thể gây cháy nổ:

- Do sự bất cẩn về điện của công nhân hay do chập điện;

- Do rò rỉ nhiên liệu đốt (dầu FO, DO…) từ các bồn chứa;

- Do nấu ăn gây ra hỏa hoạn;

- Rò rỉ gas, hư van an toàn dễ gây cháy nổ

b) Sự cố tai nạn lao động – tai nạn giao thông

Hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm ra vào nhà máy bằng đường bộ có thể gây ra tai nạn giao thông trên các tuyến đường mà các phương tiện này đi qua do sự bất cẩn hay ngủ gật do làm việc quá sức của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.

Nếu nguyên liệu, sản phẩm được chuyên chở bằng đường thủy thì có khả năng xảy ra tai nạn trên các đoạn sông do sự va chạm với tàu, thuyền khác, hoặc có thể bị đắm tàu do chuyên chở quá tải.

Bên cạnh đó, sau mỗi giờ tan ca, hàng trăm công nhân làm việc tại nhà máy ra về làm cho mật độ giao thông, đặc biệt là tại khu vực cổng ra vào nhà máy tăng đột biến, gây ách tắc giao thông và khả năng xảy ra tai nạn giao thông là rất cao.

IV. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực

4. 

4.1. Các loại chất thải phát sinh

a) Khí thải

- Nhà máy sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, sạch về môi trường, dây chuyền sản xuất khép kín, ít chất thải.

- Khí thải từ các lò nung được xử lý đảm bảo QCVN 19:2009/BTNMT, Kq = 1, Kf = 1 trước khi thải ra ngoài qua ống khói có độ cao 15m.

- Nhà máy trồng cây xanh theo tiêu chuẩn quy phạm xây dựng nhằm cải thiện chất lượng môi trường, điều kiện vi khí hậu.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ vận hành, định lượng chính xác nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ nhằm bảo đảm an toàn sản xuất, giảm thiểu chất thải và ô nhiễm.

- Thông thoáng nhà xưởng.

b) Các biện pháp bảo đảm vi khí hậu

Áp dụng các biện pháp thông gió cưỡng bức trong hệ thống nhà xưởng, lắp đặt trần mái thoát gió tự nhiên hay cơ khí để thoát nhiệt, xây dựng các hệ thống thông gió làm mát phục vụ cho công nhân.

Bố trí hợp lý chiều cao nhà xưởng, các cửa mái để thông gió tự nhiên tốt, bố trí hướng nhà hợp lý nhằm sử dụng tối đa khả năng thông gió tự nhiên. Tăng cường trồng cây xanh trên các khu vực bao quanh phân xưởng sản xuất để cải thiện điều kiện vi khí hậu và chất lượng môi trường không khí. vệ sinh nhà xưởng, kho bãi sẽ được duy trì thường xuyên nhằm thu gom toàn bộ nguyên liệu, chất thải để tạo môi trường trong sạch.

c) Nước thải

Phương án quản lý lượng nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy được thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ phương án xử lý nước thải tại nhà máy sản xuất thép ống đúc Chí Thép

Trạm xử lý nước thải tập trung của Nhà máy: Khi Dự án đi vào hoạt động, lượng nước thải tổng cộng là: 50 m3/ngày đêm (Trong đó: 30 m3/ngày đêm đối với nước thải sinh hoạt, 600 m3/ngày đối với nước thải sản xuất). Công suất xử lý của trạm: 750 m3/ngày.

Công nghệ xử lý nước thải đề xuất

Nước thải sản xuất và sinh hoạt (sau khi qua bể tự hoại) được tập trung về trạm xử lý nước thải tập trung của Nhà máy để xử lý đạt QCVN 24: 2009/BTNMT, cột B trước khi thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là sông Nhật.

Nước mưa chảy tràn được thu gom theo đường thoát riêng, sau khi được xử lý rác, lắng lọc, sẽ được xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận là sông Mỏ Nhát.

d) Chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của nhà máy có 03 loại chính:

- Chất thải rắn sản xuất (không nguy hại)

- Chất thải rắn sinh hoạt:

- Chất thải nguy hại

Công ty sẽ thu gom, lưu chứa riêng theo từng loại chất thải rắn và hợp đồng với các đơn vị có chức năng đế thu gom, xử lý toàn bộ lượng chất thải rắn này theo đúng quy định.

4.2. Các tác động khác

a) Giảm thiểu sự cố về cháy nổ

- Xác định các khu vực nguy hiểm trong Nhà máy và trang bị các thiết bị phòng cháy, chữa cháy để bảo vệ các khu vực.

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy bao gồm: hệ thống báo cháy, hệ thống cấp nước chữa cháy, bể nước chữa cháy và các trang thiết bị chữa cháy ban đầu.

- Các trang thiết bị chữa cháy ban đầu: Bình CO2 xách tay loại 5 kg, Bình bột ABC  xách tay loại 8 kg, Bình bột BC có bánh đẩy loại 35 kg.

- Các bình chữa cháy xách tay được vận hành bằng tay. Chúng được đặt ở nơi thông thoáng, dễ nhìn thấy, gần khu vực đường nội bộ và trong khu vực xưởng sản xuất, nhà văn phòng, nhà phụ trợ, ... để chữa cháy cấp thời cho những đám cháy xảy ra tại các khu vực đó. Vị trí đặt bình cao không quá 1,5m so với mặt nền.

b) Phòng ngừa và ứng phó sự cố rò rỉ LPG

Để giảm thiểu rò rỉ LPG trong quá trình sản xuất, các biện pháp sau sẽ được áp dụng:

- Các thiết bị công nghệ, đường ống được lựa chọn loại có đặc tính kỹ thuật phù hợp với các chỉ tiêu thiết kế đã được lựa chọn;

- Trên các thiết bị sử dung LPG được lắp đặt van an và phủ một lớp nhũ trắng bên ngoài lớp sơn chống rỉ nhằm giảm thiểu các tác động của nhiệt lên thiết bị;

- Đảm bảo độ bền kín của thiết bị và đường ống công nghệ;

- Các van giảm áp được lắp đặt ở vị trí cao để khi hơi LPG xả ra ngoài;

- Lắp đặt các hệ thống tự động: điều khiển đóng mở các van công nghệ, đo nhiệt độ, đo áp suất của LPG trong hệ thống,…

c) Phòng chống sét, an toàn về thiết bị điện

- Lắp hệ thống chống sét cho các vị trí cao của khu vực dự án;

- Lắp đặt hệ thống thu sét, thu tĩnh điện tích tụ và cải tiến hệ thống theo các công nghệ mới nhằm đạt độ an toàn cao cho các hoạt động của dự án;

- Tiến hành lắp đặt hệ thống chống sét chung cho toàn bộ khu vực dự án và từng nhà xưởng, công trình kho tàng;

- Sử dụng loại thiết bị chống sét tích cực, các trụ chống sét được bố trí để bảo vệ khắp dự án với độ cao bảo vệ tính toán là 10 - 14m;

- Lắp đặt các hàng đèn cảnh báo độ cao để đảm bảo an ninh quốc phòng và các thiết bị bay dễ dàng nhận biết vào ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết;

- Các công trình phải lắp đặt các thiết bị phát hiện cháy sớm và cảnh báo khi có sự cố cháy nổ;

- Dây dẫn trong các phân xưởng và đi trên cao phải là dây bọc cách điện;

- Trong các nhà sản xuất thường dùng cáp đặt ngầm dưới rãnh cáp, trên có nắp đậy bằng bê tông cốt sắt;

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường dây điện trong nhà xưởng sản xuất. Hộp cầu dao luôn luôn kín, cầu dao tiếp điện tốt.

d) Kiểm soát sự cố hiệu suất xử lý nước thải không đạt

Để ngăn ngừa và giảm thiểu tác động này chủ đầu tư sẽ tiến hành các biện pháp sau:

- Tuân thủ các yêu cầu về thiết kế.

- Nhân viên vận hành phải được tiến hành tập huấn chương trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải.

- Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu vận hành

- Thực hiện tốt việc quan trắc hệ thống xử lý

e) Công tác an toàn lao động

Các biện pháp an toàn lao động sẽ được thực hiện bởi nhà máy:

- Quan tâm ngay từ khâu thiết kế nhà máy, lựa chọn thiết bị.

- Xây dựng nội quy sản xuất.

- Quy tắc an toàn lao động.

- Tăng cường giáo dục ý thức cho công nhân nhà máy.

- Khi làm việc nơi bụi bặm, độc hại, các công nhân sẽ đeo khẩu trang, mặt nạ bảo hộ.

- Công nhân làm việc tại các khu vực nhiệt độ cao sẽ bắt buộc đeo găng tay và mang áo quần bảo hộ chuyên dụng;

- Các dụng cụ và thiết bị cũng như những địa chỉ cần thiết liên hệ khi xảy ra sự cố cần được trang bị và cập nhật như tủ thuốc, dụng cụ rửa mắt, địa chỉ bệnh viện, địa chỉ cứu hỏa…;

 

f) Giảm thiểu tác động đến môi trường văn hóa xã hội

- Làm tốt các chính sách hỗ trợ cho người dân một cách thỏa đáng, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân khi đến nơi ở mới có nguồn thu nhập cũng như điều kiện sống tốt hơn.

- Sử dụng triệt để nguồn lao động tại địa phương: ưu tiên tuyển dụng lao động tại địa phương có đầy đủ năng lực theo yêu cầu của các nhà sản xuất.

- Kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức các chương trình:

+ Giới thiệu các nhà đầu tư,

+ Giới thiệu việc làm,

+ Hướng nghiệp cho người dân địa phương, …

+ Giáo dục, tuyên truyền ý thức công dân đối với công nhân.

+ Giới thiệu với lao động nhập cư về phong tục/tập quán của người dân địa phương, giúp họ hòa nhập cộng đồng dễ dàng

+ Kết hợp với các cơ quan quản lý địa phương có liên quan thực hiện công tác quản lý công nhân nhập cư lưu trú tại địa bàn.

Chương trình giám sát môi trường

Toàn bộ chương trình giám sát môi trường của Nhà máy được tổng hợp trong bảng sau:

1.1. Chương trình giám sát môi trường nhà máy sản xuất ống thép

Chương trình giám sát môi trường là một trong những chức năng quan trọng của công tác quản lý môi trường và đồng thời cũng là một phần quan trọng của công tác đánh giá tác động môi trường. Chương trình này nhằm xác định lại mức độ chính xác của dự báo, cho phép kịp thời phát hiện các biến động môi trường và đề xuất các biện pháp khắc phục những yếu tố gây tác hại đối với con người và môi trường trong phạm vi chịu ảnh hưởng của Dự án.

1.1.1. Giám sát chất thải

Ø Giám sát chất lượng nước thải của hệ thống xử lý nước thải nhà máy

Vị trí giám sát: Nước thải sau xử lý (điểm xả thải)

Tần suất giám sát: 01 lần/03 tháng

Thông số giám sát: lưu lượng nước thải, pH, DO, COD, BOD5, TSS, NH4+, Cl-, F-, N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-, CN-, Cu, Zn, As, Cd, Pb, Hg, Dầu mỡ khoáng, Coliforms.

Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 24:2009/BTNMT, cột B.

Ø Giám sát chất lượng khói thải tại 02 lò nung

Vị trí giám sát: tại 02 ống khói sau khi qua hệ thống xử lý khói thải 

Số vị trí: 02

Tần suất: 01 lần/03 tháng

Thông số giám sát: Nhiệt độ, bụi, SO2, NO2, CO.

Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT, cột B với hệ số Kp = 1,0 và hệ số Kv = 1,0

Ø Giám sát khu vực sản xuất của công nhân

Vị trí giám sát: 3 vị trí: 

+ 01 vị trí bên trong xưởng sản xuất chính

+ 01 vị trí bên trong xưởng sản xuất phụ trợ

+ 01 vị trí tại bãi chứa ống thành phẩm

-   Tần suất: 01 lần/03 tháng

Thông số giám sát: bụi, độ ẩm, tốc độ gió, độ ồn, nhiệt độ, SO2, NO2, CO.

Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động – BYT

 

Ø Giám sát chất thải sinh hoạt, chất thải rắn và chất thải nguy hại

- Giám sát lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại phát sinh

Tần suất giám sát: 01 lần/03 tháng

1.1.2. Giám sát môi trường xung quanh

Giám sát chất lượng môi trường không khí xung quanh bao gồm các nội dung sau:

- Giám sát nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí trong và bên ngoài Nhà máy;

- Giám sát môi trường nước mặt.

Ø Giám sát môi trường không khí xung quanh

Vị trí quan trắc: 03 điểm

+ 01 điểm bên ngoài cổng Công ty;

+ 02 điểm trong nội vi nhà máy, bên ngoài các xưởng sản xuất;

(Vị trí giám sát được đính kèm phụ lục “Sơ đồ vị trí giám sát”)

Tần suất giám sát: giám sát theo định kỳ 01 lần/06 tháng và kiểm tra đột suất khi có sự cố

Thông số quan trắc: bụi, độ ẩm, tốc độ gió, độ ồn, nhiệt độ, SO2, NO2, CO;

Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT

Ø Giám sát môi trường nước mặt

Vị trí quan trắc: 03 điểm

+ 01 điểm trước điểm xả thải của Nhà máy trên sông Nhật

+ 01 điểm sau điểm xả thải của Nhà máy trên sông Nhật

+ 01 điểm trên sông Mỏ Nhát

(Vị trí giám sát được đính kèm phụ lục “Sơ đồ vị trí giám sát”)

Tần suất giám sát: giám sát theo định kỳ 01 lần/06 tháng và kiểm tra đột suất khi có sự cố

Thông số quan trắc: pH, DO, COD, BOD5, TSS, NH4+, Cl-, F-, N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-, CN-, Cu, Zn, As, Cd, Pb, Hg, Dầu mỡ khoáng, Coliforms.

Quy chuẩn so sánh: QCVN 38:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh.

 

1.1.3. Giám sát khác theo báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất ống thép

Bảng 5.2 Các chương trình giám sát khác

STT

Công tác giám sát

Tần suất giám sát (lần/năm)

Ghi chú

1

Giám sát hệ thống thông gió của nhà máy

1

Sẽ kiểm tra đột suất khi có sự cố

2

Giám sát kho chứa chất thải nguy hại của nhà máy

2

Sẽ kiểm tra đột suất khi có sự cố

3

Giám sát hệ thống thu gom nước thải, thoát nước mưa của nhà máy

1

Sẽ kiểm tra đột suất khi có sự cố

4

Giám sát các sự cố trong suốt thời gian hoạt động của nhà máy

Thường xuyên

 

5

Giám sát việc thực hiện quy chế bảo vệ môi trường và an toàn lao động trong nhà máy

4

Sẽ kiểm tra đột suất khi có sự cố

6

Giám sát xói lở bờ sông, thay đổi mực nước mặt

4

Sẽ kiểm tra đột suất khi có sự cố

 

 

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1